- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
Giáo án đạo đức lớp 5 chân trời sáng tạo CẢ NĂM 2024-2025 CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm 178 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Chủ đề: BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI
QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
Bài 1: NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Học liệu
– SGK, SGV, VBT (nếu có).
– Giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
– Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.
– Bài giảng điện tử, máy chiếu, micro (nếu có).
– Các hình ảnh minh hoạ, tài liệu về người có công với quê hương, đất nước.
– Hoa trắc nghiệm, bộ thẻ cảm xúc (mặt cười, mặt buồn).
2. Học liệu số, phần mềm, thiết bị công nghệ
– Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.
– Các hình ảnh minh hoạ tình huống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Tiến trình
B. Các hoạt động học
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Chủ đề: BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI
QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
Bài 1: NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Phẩm chất, năng lực | Yêu cầu cần đạt | Mã hoá |
1. Phẩm chất chủ yếu | ||
Yêu nước | Kính trọng, biết ơn người có công với quê hương, đất nước. | YN 1.1 |
Nhân ái | Thể hiện được sự yêu quý bạn bè trong quá trình thảo luận nhóm. | NA 1.2 |
2. Năng lực chung | ||
Tự chủ và tự học | Hoà nhã với bạn bè. | TCTH 1.3 |
Giao tiếp và hợp tác | Xác định được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm. | GTHT 1.4 |
3. Năng lực môn học (đặc thù) | ||
Năng lực điều chỉnh hành vi | ||
Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi | – Kể được tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước. – Trình bày được ý nghĩa của việc biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. | – CMHV 1.5 – CMHV 1.6 |
Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác | Bày tỏ được thái độ phù hợp với các đóng góp của người có công với quê hương, đất nước và củng cố được ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước qua những tình huống cụ thể. | CMHV 1.7 |
Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội | ||
Tham gia hoạt động kinh tế – xã hội | Chia sẻ được với bạn bè về đóng góp của các nhân vật có công với quê hương, đất nước tại địa phương em. | KTXH 1.8 |
1. Học liệu
– SGK, SGV, VBT (nếu có).
– Giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
– Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.
– Bài giảng điện tử, máy chiếu, micro (nếu có).
– Các hình ảnh minh hoạ, tài liệu về người có công với quê hương, đất nước.
– Hoa trắc nghiệm, bộ thẻ cảm xúc (mặt cười, mặt buồn).
2. Học liệu số, phần mềm, thiết bị công nghệ
– Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.
– Các hình ảnh minh hoạ tình huống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Tiến trình
Hoạt động học (70 phút) | Mục tiêu | Nội dung dạy học trọng tâm | Phương pháp/ Kĩ thuật/ Hình thức dạy học | Phương án đánh giá |
Hoạt động Khởi động (5 phút) | – HS có hứng thú học tập. – HS có nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học Người có công với quê hương, đất nước. | Bài hát Kim Đồng và câu hỏi liên quan. | Đàm thoại | Đánh giá thông qua quan sát thái độ khởi động. |
Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (25 phút) | NA 1.2, TCTH 1.3, GTHT 1.4, CMHV 1.5, CMHV 1.6 | – Tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước. – Ý nghĩa của việc biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. | – Dạy học hợp tác – Trực quan – Kể chuyện – Đàm thoại– Kĩ thuật Tia chớp, kĩ thuật Công não hoặc Trình bày một phút, XYZ. | – Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập. – Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi. |
Hoạt động Luyện tập (20 phút) | YN 1.1, NA 1.2, TCTH 1.3, GTHT 1.4, CMHV 1.7 | Các ý kiến và tình huống về đóng góp của người có công với quê hương, đất nước và ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước | – Dạy học hợp tác – Dạy học giải quyết vấn đề – Đàm thoại – Đóng vai | – Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập. – Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi. |
Hoạt động Vận dụng (15 phút) | YN 1.1, NA 1.2, GTHT 1.4, KTXH 1.8, | Rèn luyện việc kể tên, đóng góp và trình bày ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước. | – Đàm thoại – Giao việc – Dạy học hợp tác | – Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập. – Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi. |
Hoạt động Tổng kết (5 phút) | HS tổng kết những điều đã học. | Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt | Dạy học cá nhân | Đánh giá qua quan sát thái độ, hành vi. |
B. Các hoạt động học
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
Hoạt động Khởi động: Tiếng hát măng non (5 phút) | |
– Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học Người có công với quê hương, đất nước. – Nội dung: Nghe và hát bài hát Kim Đồng (Nhạc và lời: Phong Nhã) và trả lời câu hỏi. – Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ tham gia của HS. – Tổ chức thực hiện: | |
1. GV tổ chức cho HS nghe và hát bài hát, kết hợp với vỗ tay hoặc múa minh hoạ theo video. Trước khi thực hiện, GV nêu câu hỏi định hướng. (Nhân vật nào được nhắc đến trong bài hát? Mọi người đã bày tỏ tình cảm như thế nào với nhân vật này?) 2. Sau khi nghe/hát bài hát, GV nêu yêu cầu để HS suy nghĩ và trả lời: – Bài hát nhắc đến nhân vật nào? – Kể các đóng góp của nhân vật này cho quê hương, đất nước. – Hãy nêu cảm nhận của em khi nghe và hát bài hát này. 3. GV tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau sau mỗi câu trả lời. GV nhận xét câu trả lời của HS và thái độ tham gia hoạt động của HS (hứng thú) và tổng kết lại hoạt động để kết nối vào bài học. Gợi ý: Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, có biết bao người dân Việt Nam đã hi sinh máu xương, cống hiến cuộc đời mình cho sự bình yên và phát triển của đất nước. Đó là những ai? Chúng ta nên có thái độ như thế nào đối với họ? | 1. HS lắng yêu cầu của GV, tham gia sôi nổi. 2. HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. * Câu trả lời mong đợi: – Bài hát nhắc đến anh Kim Đồng, tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1929, người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hoà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (nhấn mạnh ý anh hùng nhỏ tuổi, người dân tộc thiểu số). – Đóng góp: Anh Kim Đồng theo cách mạng làm liên lạc, là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên tiền phong. Trong một lần đi liên lạc về giữa đường gặp địch phục kích, Kim Đồng nhanh trí nhử cho địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các anh cán bộ ở gần đó đã nhanh chóng thoát lên rừng. Kim Đồng đã anh dũng hi sinh vào ngày 15/2/1943, khi anh vừa tròn 14 tuổi. Anh được Nhà nước ta phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. – Cảm nhận: Cảm thấy biết ơn và tự hào về anh Kim Đồng. 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng nghe GV nhận xét, tổng kết hoạt động, giới thiệu bài mới. |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
DOWNLOAD FILE
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
Đạo đức lớp 5 pdf bởi Yopovn,
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Đạo đức lớp 5 pdf bởi Yopovn,