- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Giáo án dạy thêm ngữ văn 7 mới nhất
TUẦN 1 ÔN TẬP: VĂN BẢN NHẬT DỤNG Giáo án dạy thêm ngữ văn 7 mới nhất
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Ôn tập về kiểu văn bản nhật dụng.
- Củng cố, mở rộng nâng cao về tác giả, xuất xứ của tác phẩm.
- Hiểu được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Cảm nhận được tình cảm của cha mẹ dành cho con và tính truyện trong văn bản “Mẹ tôi”, “Cổng trường mở ra”, cuộc chia tay của những con búp bê.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết, đọc, hiểu văn bản biểu cảm
- Rèn kĩ năng tìm, phát hiện các chi tiết ý nghĩa và viết đoạn văn cảm thụ.
3. Thái độ, phẩm chất:
- Nghiêm túc tự giác học tập.
- Trân trọng tình cảm gia đình – nhà trường – xã hội dành cho mình
- Hiểu rõ ý nghĩa ngày khai trường, nâng niu trân trọng những kỉ niệm tuổi đến trường.
- Nhận thức giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình
4. Năng lực:
- Năng lực đọc hiểu, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
II. Tiến trình lên lớp
A. Hệ thống lại kiến thức đã học (30 phút)
TUẦN 1 ÔN TẬP: VĂN BẢN NHẬT DỤNG Giáo án dạy thêm ngữ văn 7 mới nhất
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA – Lí Lan
MẸ TÔI – A-mi-xi
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ – Khánh Hoài
MẸ TÔI – A-mi-xi
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ – Khánh Hoài
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Ôn tập về kiểu văn bản nhật dụng.
- Củng cố, mở rộng nâng cao về tác giả, xuất xứ của tác phẩm.
- Hiểu được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Cảm nhận được tình cảm của cha mẹ dành cho con và tính truyện trong văn bản “Mẹ tôi”, “Cổng trường mở ra”, cuộc chia tay của những con búp bê.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết, đọc, hiểu văn bản biểu cảm
- Rèn kĩ năng tìm, phát hiện các chi tiết ý nghĩa và viết đoạn văn cảm thụ.
3. Thái độ, phẩm chất:
- Nghiêm túc tự giác học tập.
- Trân trọng tình cảm gia đình – nhà trường – xã hội dành cho mình
- Hiểu rõ ý nghĩa ngày khai trường, nâng niu trân trọng những kỉ niệm tuổi đến trường.
- Nhận thức giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình
4. Năng lực:
- Năng lực đọc hiểu, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
II. Tiến trình lên lớp
A. Hệ thống lại kiến thức đã học (30 phút)
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG GV tổ chức cho học sinh nhớ lại khái niệm văn bản nhật dụng bằng câu hỏi: ? Em nhắc lại thế nào là văn bản nhật dụng? GV tổ chức chơi trò chơi: hỏi nhanh đáp nhanh để hệ thống lại những văn bản sẽ được học trong chương trình THCS mà giáo viên đã giới thiệu trên lớp. - GV tổ chức cho học sinh hát tập thể 01 bài hát vừa chuyền tay nhau một chiếc khăn quàng đỏ. Quản trò là lớp phó học tập. Quản trò hô “dừng”. Khi đó chiếc khăn tay trên bạn nào thì bạn đó trả lời câu hỏi sau: Lưu ý câu trả lời không được trùng với câu trả lời của bạn phía trước. /?/ Những văn bản nhật dụng sẽ được học trong chương trình Ngữ Văn THCS lớp 6,7? GV ghi nhanh kết quả của các em lên bảng và chốt kiến thức: - Lớp 6 được học một số văn bản nhật dụng như: “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử”; “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”; “Động Phong nha”. - Lớp 7 có các văn nhật dụng sau: “Cổng trường mở ra”, “Mẹ tôi”, “Cuộc chia tay của những con búp bê”, “ Ca Huế trên sông Hương”. Các văn bản trên thuộc các chủ đề: Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, quan hệ giữa thiên nhiên và con người, giáo dục và vai trò của phụ nữ, văn hóa… /?/ Theo em để tiếp cận hai văn bản này chúng ta cần có những phương pháp và cách học nào? HS tự do trả lời GV chốt kiến thức. /?/ Văn bản “Cổng trường mở ra”, “mẹ tôi” và cuộc chia tay của những con búp bê thuộc chủ đề nào? - Chủ đề gia đình, nhà trường | I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG 1. Khái niệm Văn bản nhật dụng là kiểu văn bản - Về nội dung: Đề cập đến những vấn đề bức thiết trong xã hội, được toàn xã hội quan tâm. - Có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau, thuộc các kiểu văn bản khác nhau: tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận. 2. Những văn bản nhật dụng sẽ học trong chương trình Ngữ Văn 7: - Cổng trường mở ra - Mẹ tôi - Cuộc chia tay của những con búp bê - Ca Huế trên sông Hương 3. Hướng tiếp cận văn bản nhật dụng - Đọc các chú thích, lưu ý các chú thích về sự kiện - Đọc trên cơ sở liên hệ với thực tế cuộc sống của bản thân, gia đình, cộng đồng. - Sau khi tiếp cận văn bản cần đưa ra những suy nghĩ, đề xuất ý kiến, biện pháp - Vận dụng kiến thức liên môn để hiểu văn bản - Cần chú ý đến đặc điểm hình thức và phương thức biểu đạt của văn bản để phân tích nội dung |
DOWNLOAD FILE
Sửa lần cuối: