- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Giáo án địa lí lớp 9 Cả năm 2023 - 2024 file word được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc
- Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng Atlat để trình bày sự phân bố các dân tộc Việt Nam
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Thu thập thông tin về một dân tộc.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tìm hiểu đặc điểm các dân tộc Việt Nam
- Nhân ái: Có thái độ chung sống đoàn kết với các dân tộc khác trên đất nước
II. CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh, clip về các dân tộc
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.
b) Nội dung:
Quan sát video để đưa ra nhận xét
c) Sản phẩm:
HS nhận xét sự phân bố dân cư dựa vào bảng chú giải.
d) Tổ chức thực hiện:
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu:
+ Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc có đặc trưng riêng về văn hóa thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tuc, tập quán…
+ Các dân tộc có số dân khác nhau và trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất
+ Sự phân bố của dân tộc Việt, các dân tộc ít người.
+ Trình bày được sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa: Trung du và miền núi phía Bắc với khu vực Trường Sơn -Tây Nguyên, duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và hình ảnh để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của hs
d) Tổ chức thực hiện:
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án.
d) Tổ chức thực hiện:
4. Hoạt động 4: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Viết được đoạn văn
d) Tổ chức thực hiện:
5. Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Thời gian: (Có thể làm ở nhà)
- Mục tiêu: Mở rộng kiến thức bài học.
- Định hướng phát triển năng lực HS: tự học, tư duy,...
Phương pháp tích cực: Hoạt động cá nhân, nhóm, hoạt động với cộng đồng. Kĩ thuật: động não
* Hướng dẫn học bài:
- Ôn lại kiến thức bài học
- Hoàn thành BT
PHẦN I: ĐỊA LÍ DÂN CƯ.
TUẦN 1. BÀI 1 – Tiết 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Thời gian thực hiện: 1 tiết
TUẦN 1. BÀI 1 – Tiết 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc
- Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng Atlat để trình bày sự phân bố các dân tộc Việt Nam
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Thu thập thông tin về một dân tộc.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tìm hiểu đặc điểm các dân tộc Việt Nam
- Nhân ái: Có thái độ chung sống đoàn kết với các dân tộc khác trên đất nước
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ sự phân bố các dân tộc Việt Nam.- Tranh ảnh, clip về các dân tộc
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.
b) Nội dung:
Quan sát video để đưa ra nhận xét
c) Sản phẩm:
HS nhận xét sự phân bố dân cư dựa vào bảng chú giải.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát video về các dân tộc ở VN và trả lời câu hỏi - Em hãy nêu những biểu hiện chứng tỏ các dân tộc có sự đoàn kết, gắn bó với nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Các dân tộc có điểm nào khác nhau? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát video và bằng hiểu biết để trả lời Bước 3: Báo cáo sản phẩm: HS trình bày kết quả Bước 4: Đánh giá sản sản phẩm GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống. Các dân tộc tuy khác nhau về một số đặc điểm nhưng với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cộng đồng các dân tộc ở VN: các dân tộc VN có đặc điểm gì? Sự phân bố của các dân tộc…. | |
- Mục tiêu:
+ Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc có đặc trưng riêng về văn hóa thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tuc, tập quán…
+ Các dân tộc có số dân khác nhau và trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất
+ Sự phân bố của dân tộc Việt, các dân tộc ít người.
+ Trình bày được sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa: Trung du và miền núi phía Bắc với khu vực Trường Sơn -Tây Nguyên, duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và hình ảnh để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của hs
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Cho HS xem tranh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam Học sinh trả lời các câu hỏi: - Dựa vào những hiểu biết của cá nhân cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc? - Các dân tộc Việt Nam có những đặc điểm nào khác nhau? - Cho biết dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu? - Thử nêu đặc điểm của dân tộc Việt (Kinh)? - Các dân tộc ít người có phong tục, tập quán canh tác ntn? - Hãy kể tên 1số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong 4 phút Bước 3: Báo cáo sản phẩm: HS trình bày kết quả Bước 4: Đánh giá sản sản phẩm -Các HS khác nhận xét bổ sung GV chuẩn xác kiến thức và cho HS ghi bài: Mở rộng: - GV nhấn mạnh về vai trò của 1 bộ phận người Việt sống ở nước ngoài họ cũng thuộc cộng đồng các dân tộc VN - Quan sát Hình 1.2 SGK và các hình ảnh sau em có nhận xét gì về lớp học ở vùng cao này? Từ đó GV giáo dục HS lòng yêu mến, chia sẻ những khó khăn hiện nay của các dân tộc ít người. |
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV phân lớp thành 8 nhóm - HS dựa vào nội dung mục 2 SGK và lược đồ Dân tộc trang 16 Atlat Địa Lí VN và thực hiện nhiệm vụ ▪N1-N2: Tìm hiểu sự phân bố của người Việt. ▪N3-N4: Tìm hiểu xem vùng núi & trung du Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc nào? ▪N5-N6: Tìm hiểu các dân tộc nào cư trú ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên? ▪N7-N8: Tìm hiểu xem các dân tộc nào cư trú ở vùng Cực Nam Trung Bộ & Nam Bộ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ thảo luận theo sự phân công của GV Bước 3: Báo cáo sản phẩm: HS đại diện các nhóm trả lời Bước 4: Đánh giá sản sản phẩm -Các HS khác nhận xét bổ sung GV chuẩn xác kiến thức và cho HS ghi bài: Mở rộng: - Dựa vào những hiểu biết của cá nhân cho biết sự phân bố các dân tộc hiện nay đã có gì thay đổi? Có sự di chuyển xen kẽ giữa các dân tộc với nhau. Định canh định cư, giao đất giao rừng cho người dân. - Việc phân bố lại các dân tộc theo định hướng hiện nay đã có tác dụng gì? Ổn định đời sống của người dân, yên tâm canh tác, phát triển kinh tế,… | II. Phân bố các dân tộc - Dân tộc Việt: phân bố tập trung ở các đồng bằng , trung du và duyên hải. - Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và cao nguyên. |
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu một số sơ đồ cho HS quan sát và hướng dẫn sơ qua cách xây dựng sơ đồ tư duy Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: GV yêu cầu các cá nhân hệ thống lại kiến thức bài học một cách khái quát qua sơ đồ tư duy dạng mindmap hoặc theo cách mình muốn thể hiện. Bước 3: Báo cáo sản phẩm: HS đại diện các nhóm trả lời Bước 4: Đánh giá sản sản phẩm Chấm bài một số HS xong sớm | |
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Viết được đoạn văn
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ: Qua tìm hiểu thực tế, hãy viết 1 đoạn thông tin khoảng 200 từ giới thiệu những nét văn hoá điển hình của dân tộc em. Gợi ý: - Em thuộc dân tộc nào? - Ngôn ngữ chính của dân tộc em - Nét độc đáo của trang phục - Lễ hội đặc trưng,… Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hỏi và đáp ngắn gọn. Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét. | |
- Thời gian: (Có thể làm ở nhà)
- Mục tiêu: Mở rộng kiến thức bài học.
- Định hướng phát triển năng lực HS: tự học, tư duy,...
Phương pháp tích cực: Hoạt động cá nhân, nhóm, hoạt động với cộng đồng. Kĩ thuật: động não
HĐ của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Tìm đọc thông tin để biết về cộng đồng các dân tộc VN Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS làm việc cá nhân Bước 3: Báo cáo và thảo luận Trình bày sp Nhận xét, đánh giá Bước 4: Đánh giá kết quả Đánh giá, nhận xét. GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét. | |
- Ôn lại kiến thức bài học
- Hoàn thành BT