- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,020
- Điểm
- 113
tác giả
GIÁO ÁN KHOA HỌC LỚP 4 CHỦ ĐỀ 3: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT Bài 15: THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG (T1) được soạn dưới dạng file word gồm 14 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHỦ ĐỀ 3: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật thông qua quan sát mô tả thí nghiệm, tranh ảnh.
- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ thực hiện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để năm chắc kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thí nghiệm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để năm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
- Hình minh họa các nội dung liên quan đến bài học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ 3: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Bài 15: THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật thông qua quan sát mô tả thí nghiệm, tranh ảnh.
- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ thực hiện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để năm chắc kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thí nghiệm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để năm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
- Hình minh họa các nội dung liên quan đến bài học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức múa hát bài “Em yêu cây xanh” – Nhạc và lời Hoàng Văn Yến để khởi động bài học. - GV Cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát và các hoạt động múa, hát mà các bạn thể hiện trước lớp. + Các bạn nhỏ yêu thích điều gì? + Để cây được sống và phát triển tốt cần những điều kiện nào? - GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới: Đúng rồi, để cây tươi tốt chúng ta cần chăm sóc, nhưng chăm sóc như thế nào, cần những điều kiện gì thì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay qua bài: Thực vật cần gì để sống? | - Một số HS lên trước lớp thực hiện. Cả lớp cùng múa hát theo nhịp điều bài hát. - HS chia sẻ nhận xét về các bạn thể hiện múa hát trước lớp. + Trồng nhiều cây xanh + HS nêu ý kiến theo sự hiểu biết: Cần chăm sóc, ánh sáng.... - HS lắng nghe. |
2. Hoạt động: - Mục tiêu: + Nhận biết được các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật thông qua quan sát mô tả thí nghiệm, tranh ảnh. + Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 1: Các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật 1. Quan sát và đưa ra dự đoán (Làm việc cá nhân - chia sẻ Nhóm 2) - GV yêu cầu học sinh quan sát hình 2 sách giáo khoa, trả lời hai câu hỏi: + Các cây đậu được đặt trong điều kiện như thế nào? + Dự đoán sự thay đổi của các cây đậu được đặt trong các điều kiện đó sau 2 tuần. Giải thích dự đoán đó - GV yêu cầu HS chia sẻ câu trả lời theo nhóm 2. - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương. | - HS quan sát hình và đọc thông tin dưới mỗi hình cây đậu, tự trả lời câu hỏi - HS chia sẻ câu trả lời theo nhóm 2 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả: 1. Yếu tố thiếu trong điều kiện cây trồng: Cây 1: Ánh sáng. Cây 2: không khí. Cây 3: Nước. Cây 5: Chất khoáng. Cây 4: đầy đủ các yếu tố. 2. Dự đoán: HS trả lời cá nhân theo hiểu biết của mìnhCây 1,2,3,5 sẽ chết, cây 4 sống, phát triển khỏe mạnh) - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm |