- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
GIÁO ÁN KINH NGHIỆM LỚP 3 MÔN TIẾNG VIỆT : Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp Ba
1. Cơ sở đề xuất giải pháp.
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp.
Chữ viết có vị trí vô cũng quan trọng đối với đời sống con người trong mọi lĩnh vực. Đó chính là một công cụ, phương tiện không thể thiếu đối với nhân loại trên khắp các quốc gia. Ở Việt Nam nói chung và trong cấp tiểu học nói riêng, chữ viết không chỉ là công cụ để học sinh giao tiếp và trao đổi thông tin mà là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa khoa học và đời sống mà còn thể hiện tính cách của con người qua từng nét chữ. Bởi vậy, ở trường Tiểu học, việc dạy học chữ viết và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt. Ngoài ra, chữ viết còn góp phần quan trọng trong việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất, đạo đức tốt. Thông qua việc dạy chữ để hình thành dần những đức tính của con người lao động mới hoàn thiện về nhân cách con người cho các em.Để khẳng định điều đó cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chỉ ra cho chúng ta: “Chữ cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng,viết cẩn thận,viết đẹp là góp phần rèn cho các em tính cẩn thận,tính kỉ luật và lòng tự trọng đối với mình như đối với thầy cô và mọi người xung quanh mình”. Tất cả những biểu hiện trên được thể hiện qua “nét chữ” của các em.
Chính vì vậy, việc dạy chữ sẽ đóng góp một phần lớn trong việc dạy người. Dạy chữ là một trong những mục tiêu lớn trong chương trình dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và việc dạy chữ viết ở lớp ba nói riêng.
1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
Trong những năm học gần đây, việc dạy Tiếng Việt ở các trường Tiểu học đã được chú trọng, nhất là việc rèn viết chữ mẫu theo quy định mới. Thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa X và chỉ thị của Thủ Tướng Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, Bộ Giáo Dục - Đào tạo đã ban hành mẫu chữ viết trong trường Tiểu học theo quy định số 31/2002?QĐ-Bộ Giáo Dục và Đào tạo.
Mẫu chữ viết mẫu tại văn bản nguồn là mẫu chữ viết truyền thống có tính thẩm mĩ cao nhưng không dễ viết đẹp được. Trong khi đó,học sinh Tiểu học là lứa tuổi học sinh đang ở độ tuổi còn nhỏ mang tính “Học mà chơi - Chơi mà học” nên rất cần đến có những biện pháp cụ thể và tính kiên trì của những giáo viên đứng lớp.
1.2.1.Thực trạng và những mâu thuẫn
Hiện nay, trong những năm gần đây, chữ viết của một số học sinh ở các bậc Tiểu học, học sinh viết chữ xấu là tình trạng đáng báo động. Đa số các em đã chọn cho mình những loại bút dễ viết, tiện, không phải bơm mực, lau mực như những cây bút bi, bút bebe, … hơn là những cây bút mực truyền thống như trước kia. Bên cạnh đó, phải kể đến là một bộ phận giáo viên trong các trường Tiểu học chữ viết chưa đúng mẫu chữ, cỡ chữ, độ cao chữ hay quy cách chữ viết…. đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết của học sinh. Mặt khác, đặc điểm tâm lí của lứa tuổi học sinh Tiểu học rất cụ thể, dễ “bắt chước” vì vậy, mỗi thầy, cô giáo sẽ là tấm gương phản chiếu để học sinh soi rọi và đó đặc biệt là học sinh tiểu học
1.2.2.Thực trạng của những vấn đề nghiên cứu
Trẻ em đến trường là để học đọc, học viết. Nếu phân môn tập đọc, học vần giúp trẻ biết đọc thì phân môn Tiếng Việt sẽ giúp các em viết thạo và từ đó là nền tảng để các em lên các lớp 4, lớp 5 và sau này sẽ giúp các em viết đúng, đẹp có sáng tạo nghệ thuật hơn.
Song trong thực tế, kĩ năng nghe - đọc - nói và viết nhất là kĩ năng viết của học sinh tiểu học nói chung và học sinh trường Trưng Vương nói riêng còn nhiều điều phải băn khoăn lo lắng, cần quan tâm bởi các tác động không nhỏ từ phía gia đình, nhà trường, xã hội và tâm lí các em học sinh, đặc biệt là hiện nay công nghệ thông tin đang phát triển thì việc rèn kĩ năng viết thường bị xem nhẹ và ít được quan tâm. Chính vì vậy, người giáo viên trong quá trình dạy học cần phải có sự tim tòi sáng tạo và tích cực tìm ra những biện pháp thích hợp giúp học sinh rèn luyện chữ viết một cách có ý thức, tự chủ và năng động, góp phần học tốt các môn học khác. Nên tôi đã chọn, tìm hiểu và nghiên cứu thấu đáo và đưa ra áp dụng một số giải pháp trong việc rèn chữ viết cho học sinh qua đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp Ba.” Để từ đó góp phần phát triển nhân cách cho các em toàn diện hơn.
1. Cơ sở đề xuất giải pháp.
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp.
Chữ viết có vị trí vô cũng quan trọng đối với đời sống con người trong mọi lĩnh vực. Đó chính là một công cụ, phương tiện không thể thiếu đối với nhân loại trên khắp các quốc gia. Ở Việt Nam nói chung và trong cấp tiểu học nói riêng, chữ viết không chỉ là công cụ để học sinh giao tiếp và trao đổi thông tin mà là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa khoa học và đời sống mà còn thể hiện tính cách của con người qua từng nét chữ. Bởi vậy, ở trường Tiểu học, việc dạy học chữ viết và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt. Ngoài ra, chữ viết còn góp phần quan trọng trong việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất, đạo đức tốt. Thông qua việc dạy chữ để hình thành dần những đức tính của con người lao động mới hoàn thiện về nhân cách con người cho các em.Để khẳng định điều đó cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chỉ ra cho chúng ta: “Chữ cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng,viết cẩn thận,viết đẹp là góp phần rèn cho các em tính cẩn thận,tính kỉ luật và lòng tự trọng đối với mình như đối với thầy cô và mọi người xung quanh mình”. Tất cả những biểu hiện trên được thể hiện qua “nét chữ” của các em.
Chính vì vậy, việc dạy chữ sẽ đóng góp một phần lớn trong việc dạy người. Dạy chữ là một trong những mục tiêu lớn trong chương trình dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và việc dạy chữ viết ở lớp ba nói riêng.
1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
Trong những năm học gần đây, việc dạy Tiếng Việt ở các trường Tiểu học đã được chú trọng, nhất là việc rèn viết chữ mẫu theo quy định mới. Thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa X và chỉ thị của Thủ Tướng Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, Bộ Giáo Dục - Đào tạo đã ban hành mẫu chữ viết trong trường Tiểu học theo quy định số 31/2002?QĐ-Bộ Giáo Dục và Đào tạo.
Mẫu chữ viết mẫu tại văn bản nguồn là mẫu chữ viết truyền thống có tính thẩm mĩ cao nhưng không dễ viết đẹp được. Trong khi đó,học sinh Tiểu học là lứa tuổi học sinh đang ở độ tuổi còn nhỏ mang tính “Học mà chơi - Chơi mà học” nên rất cần đến có những biện pháp cụ thể và tính kiên trì của những giáo viên đứng lớp.
1.2.1.Thực trạng và những mâu thuẫn
Hiện nay, trong những năm gần đây, chữ viết của một số học sinh ở các bậc Tiểu học, học sinh viết chữ xấu là tình trạng đáng báo động. Đa số các em đã chọn cho mình những loại bút dễ viết, tiện, không phải bơm mực, lau mực như những cây bút bi, bút bebe, … hơn là những cây bút mực truyền thống như trước kia. Bên cạnh đó, phải kể đến là một bộ phận giáo viên trong các trường Tiểu học chữ viết chưa đúng mẫu chữ, cỡ chữ, độ cao chữ hay quy cách chữ viết…. đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết của học sinh. Mặt khác, đặc điểm tâm lí của lứa tuổi học sinh Tiểu học rất cụ thể, dễ “bắt chước” vì vậy, mỗi thầy, cô giáo sẽ là tấm gương phản chiếu để học sinh soi rọi và đó đặc biệt là học sinh tiểu học
1.2.2.Thực trạng của những vấn đề nghiên cứu
Trẻ em đến trường là để học đọc, học viết. Nếu phân môn tập đọc, học vần giúp trẻ biết đọc thì phân môn Tiếng Việt sẽ giúp các em viết thạo và từ đó là nền tảng để các em lên các lớp 4, lớp 5 và sau này sẽ giúp các em viết đúng, đẹp có sáng tạo nghệ thuật hơn.
Song trong thực tế, kĩ năng nghe - đọc - nói và viết nhất là kĩ năng viết của học sinh tiểu học nói chung và học sinh trường Trưng Vương nói riêng còn nhiều điều phải băn khoăn lo lắng, cần quan tâm bởi các tác động không nhỏ từ phía gia đình, nhà trường, xã hội và tâm lí các em học sinh, đặc biệt là hiện nay công nghệ thông tin đang phát triển thì việc rèn kĩ năng viết thường bị xem nhẹ và ít được quan tâm. Chính vì vậy, người giáo viên trong quá trình dạy học cần phải có sự tim tòi sáng tạo và tích cực tìm ra những biện pháp thích hợp giúp học sinh rèn luyện chữ viết một cách có ý thức, tự chủ và năng động, góp phần học tốt các môn học khác. Nên tôi đã chọn, tìm hiểu và nghiên cứu thấu đáo và đưa ra áp dụng một số giải pháp trong việc rèn chữ viết cho học sinh qua đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp Ba.” Để từ đó góp phần phát triển nhân cách cho các em toàn diện hơn.