- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
Giáo án lịch sử 10 sách cánh diều học kì 1 năm 2024-2025 TÁCH TIẾT được soạn dưới dạng file word gồm 17 FILE trang. Các bạn xem và tải giáo án lịch sử 10 sách cánh diều về ở dưới.
I. MỤC TIÊU
+ Năng lực tự chủ và tự học: Sưu tầm, khai thác và xử lý các tư liệu lịch sử để tìm hiểu về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm, sử dụng ngôn ngữ để tìm hiểu về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: bước đầu vận dụng một số phương pháp của Sử học thông qua bài tập cụ thể.
- Năng lực lịch sử:
+ Tìm hiểu lịch sử: thông qua khai thác các nguồn sử liệu để trình bày khái niệm lịch sử, đối tượng nghiên cứu của Sử học, nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học, ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của Sử học, nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học.
+ Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc khai thác thông tin, tư liệu, quan sát hình ảnh để phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử, phân biệt các nguồn sử liệu.
+Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: thông qua việc ứng dụng một số phương pháp cơ bản của Sử học vào giải quyết các bài tập cụ thể trong quá trình học tập.
3. Phẩm chất
- Trung thực: Báo cáo trung thực kết quả học tập của cá nhân hoặc nhóm.
- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập do GV thiết kế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch bài dạy
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, chương trình bộ môn.
- Tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Máy chiếu, máy tính, video clip
- Phiếu học tập
- Phiếu đánh giá thành viên nhóm dành cho nhóm trưởng và phiếu đánh giá sản phẩm cả nhóm dành cho giáo viên.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sưu tầm tư liệu có liên quan đến bài học.
- Sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu
- Khơi gợi sự chú ý của HS. Tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài học mới.
b. Nội dung
c. Sản phẩm
d. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS đọc đoạn mở đầu SGK, kết hợp xem video clip Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, quan sát hình ảnh các nạn nhân Nhật Bản trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử để trả lời các câu hỏi sau:
+ Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản trong khoảng thời gian nào?
+ Những địa phương nào của Nhật bị ném bom nguyên tử?
+ Việc Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản gây những hậu quả gì?
+ Việc Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản được bình luận, đánh giá như thế nào?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV khuyến khích học viên hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên…
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS hoặc đại diện nhóm báo cáo kết quả, trình bày những điều mình biết
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV: Kết luận, nhận định và dẫn dắt vào bài mới: Mỹ là quốc gia đầu tiên thử nghiệm và chế tạo thành công bom nguyên tử. Mỹ chế tạo được 3 quả, một quả đem thử, hai quả còn lại ném xuống Nhật Bản trong 2 ngày 6/8/1945 và 9/8/1945 vào các thành phố Hiroxima và Nagaxaki. Khi bom nổ tạo ra một cột khói lửa hình nấm khổng lồ và một luồng ánh sáng cực mạnh. Sức công phá của nó không thể tưởng tượng nổi, có thể thổi bay mọi thứ, thiêu trụ mọi vật!
Theo tài liệu thống kê chưa đầy đủ khoảng 140.000 người dân thành phố Hiroshima và 70.000 người dân ở thành phố Nagasaki chết ngay tức khắc khi bom phát nổ (nổ cách mặt đất 600 m; 60 kg uranium 235 và đương lượng 13 kiloton ). Do tiếp xúc bức xạ, nhiều năm sau, hàng trăm người dân Nhật Bản vẫn tiếp tục bỏ mạng vì bệnh tật, đặc biệt là ung thư. Hậu quả mà người dân Nhật Bản phải gánh chịu hết sức nặng nề.
Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản là những sự kiện lịch sử (tức là lịch sử, hiện thực lịch sử). Xoay quanh sự kiện này có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, trái chiều như phần mở đầu trong SGK.Vậy, Lịch sử là gì? Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức là gì? Để trả lời những câu hỏi này thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài đầu tiên của môn lịch sử lớp 10 của chương trình phổ thông mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Lịch sử, hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức
a. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức, ví dụ cụ thể
b. Nội dung
c. Sản phẩm
d. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Thảo luận cặp đôi
GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Lịch sử là gì?
Câu 2: Hiện thực lịch sử là gì?
Câu 2: Nhận thức lịch sử là gì?
Nhiệm vụ 2: Làm bài tập
- GV lấy ví dụ cho HS về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
+ Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 là Hiện thực lịch sử
+ Câu chuyện Con ngựa thành Tơ-roa là Nhận thức lịch sử
Bài tập 1: xác định hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:
GV đưa ra 1 số bài tập về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử để HS thực hiện
+ Sự kiện 1: Di tích bãi cọc Bạch Đằng
+ Sự kiện 2: Mũi tên bằng Đồng tìm thấy ở Cổ Loa (1959)
+Sự kiện 3: Chuyện nỏ thần
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV lấy ví dụ cho HS về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:
+ Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 là Hiện thực lịch sử.
+ Sự kiện Phéc-đi-năng Ma-gien-lăng cùng đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đổ bộ lên đảo Xê-bu (Phi líp-pin ngày 27 - 4 - 1521) và xung đột với người dân ở đó trong hành trình phát kiến địa lí, về nhà Nguyễn trong lịch sử, về các nhân vật Mặc Đăng Dung, Hồ Quý Ly, Trần Thủ Độ...vv..là nhận thức lịch sử.
Cùng một hiện thực lịch sử nhưng có thể có những nhận thức khác nhau là do có nhiều yếu tố chi phối như: mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, năng lực nhận thức của mỗi người, phương pháp nghiên cứu,…
Bài tập xác định hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:
+ Sự kiện 1: Tại nơi đây, ngày 27/4/1521 La-pu-la-pu và người dân địa phương đã đẩy lùi quân xâm lược Tây Ban Nha và giết chết tên chỉ huy Ma-gien-lăng. Do đó, La-pu-la-pu đã trở thành người Phi-lip-pin đầu tiên đánh đuổi được quân xâm lược Châu Âu. (Bia tưởng niệm thủ lĩnh La-pu-la-pu) => Nhận thức lịch sử
+Sự kiện 2: Di tích bãi cọc Bạch Đằng => Hiện thực lịch sử
+ Sự kiện 3: Mũi tên bằng Đồng tìm thấy ở Cổ Loa (1959) => Hiện thực lịch sử
+Sự kiện 4: Chuyện nỏ thần => Nhận thức lịch sử
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Nhóm HS lần lượt trả lời các câu hỏi
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
Hoạt động 2: Khái niệm và nhiệm vụ của Sử học
a. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm sử học và nhiệm vụ của Sử học.
b. Nội dung
c. Sản phẩm
d. Tổ chức thực hiện
Môn học: Lịch sử, Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
- 1. Kiến thức
- – Trình bày được khái niệm lịch sử.
- – Phân biệt được lịch sử hiện thực và lịch sử được con người nhận thức.
- – Trình bày được khái niệm sử học
- – Trình bày được đối tượng nghiên cứu của sử học.
- 2. Năng lực
+ Năng lực tự chủ và tự học: Sưu tầm, khai thác và xử lý các tư liệu lịch sử để tìm hiểu về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm, sử dụng ngôn ngữ để tìm hiểu về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: bước đầu vận dụng một số phương pháp của Sử học thông qua bài tập cụ thể.
- Năng lực lịch sử:
+ Tìm hiểu lịch sử: thông qua khai thác các nguồn sử liệu để trình bày khái niệm lịch sử, đối tượng nghiên cứu của Sử học, nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học, ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của Sử học, nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học.
+ Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc khai thác thông tin, tư liệu, quan sát hình ảnh để phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử, phân biệt các nguồn sử liệu.
+Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: thông qua việc ứng dụng một số phương pháp cơ bản của Sử học vào giải quyết các bài tập cụ thể trong quá trình học tập.
3. Phẩm chất
- Trung thực: Báo cáo trung thực kết quả học tập của cá nhân hoặc nhóm.
- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập do GV thiết kế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch bài dạy
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, chương trình bộ môn.
- Tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Máy chiếu, máy tính, video clip
- Phiếu học tập
- Phiếu đánh giá thành viên nhóm dành cho nhóm trưởng và phiếu đánh giá sản phẩm cả nhóm dành cho giáo viên.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sưu tầm tư liệu có liên quan đến bài học.
- Sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu
- Khơi gợi sự chú ý của HS. Tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài học mới.
b. Nội dung
c. Sản phẩm
d. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS đọc đoạn mở đầu SGK, kết hợp xem video clip Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, quan sát hình ảnh các nạn nhân Nhật Bản trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử để trả lời các câu hỏi sau:
+ Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản trong khoảng thời gian nào?
+ Những địa phương nào của Nhật bị ném bom nguyên tử?
+ Việc Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản gây những hậu quả gì?
+ Việc Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản được bình luận, đánh giá như thế nào?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV khuyến khích học viên hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên…
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS hoặc đại diện nhóm báo cáo kết quả, trình bày những điều mình biết
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV: Kết luận, nhận định và dẫn dắt vào bài mới: Mỹ là quốc gia đầu tiên thử nghiệm và chế tạo thành công bom nguyên tử. Mỹ chế tạo được 3 quả, một quả đem thử, hai quả còn lại ném xuống Nhật Bản trong 2 ngày 6/8/1945 và 9/8/1945 vào các thành phố Hiroxima và Nagaxaki. Khi bom nổ tạo ra một cột khói lửa hình nấm khổng lồ và một luồng ánh sáng cực mạnh. Sức công phá của nó không thể tưởng tượng nổi, có thể thổi bay mọi thứ, thiêu trụ mọi vật!
Theo tài liệu thống kê chưa đầy đủ khoảng 140.000 người dân thành phố Hiroshima và 70.000 người dân ở thành phố Nagasaki chết ngay tức khắc khi bom phát nổ (nổ cách mặt đất 600 m; 60 kg uranium 235 và đương lượng 13 kiloton ). Do tiếp xúc bức xạ, nhiều năm sau, hàng trăm người dân Nhật Bản vẫn tiếp tục bỏ mạng vì bệnh tật, đặc biệt là ung thư. Hậu quả mà người dân Nhật Bản phải gánh chịu hết sức nặng nề.
Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản là những sự kiện lịch sử (tức là lịch sử, hiện thực lịch sử). Xoay quanh sự kiện này có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, trái chiều như phần mở đầu trong SGK.Vậy, Lịch sử là gì? Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức là gì? Để trả lời những câu hỏi này thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài đầu tiên của môn lịch sử lớp 10 của chương trình phổ thông mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Lịch sử, hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức
a. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức, ví dụ cụ thể
b. Nội dung
c. Sản phẩm
d. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Thảo luận cặp đôi
GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Lịch sử là gì?
Câu 2: Hiện thực lịch sử là gì?
Câu 2: Nhận thức lịch sử là gì?
Nhiệm vụ 2: Làm bài tập
- GV lấy ví dụ cho HS về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
+ Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 là Hiện thực lịch sử
+ Câu chuyện Con ngựa thành Tơ-roa là Nhận thức lịch sử
Bài tập 1: xác định hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:
GV đưa ra 1 số bài tập về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử để HS thực hiện
+ Sự kiện 1: Di tích bãi cọc Bạch Đằng
+ Sự kiện 2: Mũi tên bằng Đồng tìm thấy ở Cổ Loa (1959)
+Sự kiện 3: Chuyện nỏ thần
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV lấy ví dụ cho HS về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:
+ Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 là Hiện thực lịch sử.
+ Sự kiện Phéc-đi-năng Ma-gien-lăng cùng đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đổ bộ lên đảo Xê-bu (Phi líp-pin ngày 27 - 4 - 1521) và xung đột với người dân ở đó trong hành trình phát kiến địa lí, về nhà Nguyễn trong lịch sử, về các nhân vật Mặc Đăng Dung, Hồ Quý Ly, Trần Thủ Độ...vv..là nhận thức lịch sử.
Cùng một hiện thực lịch sử nhưng có thể có những nhận thức khác nhau là do có nhiều yếu tố chi phối như: mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, năng lực nhận thức của mỗi người, phương pháp nghiên cứu,…
Bài tập xác định hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:
+ Sự kiện 1: Tại nơi đây, ngày 27/4/1521 La-pu-la-pu và người dân địa phương đã đẩy lùi quân xâm lược Tây Ban Nha và giết chết tên chỉ huy Ma-gien-lăng. Do đó, La-pu-la-pu đã trở thành người Phi-lip-pin đầu tiên đánh đuổi được quân xâm lược Châu Âu. (Bia tưởng niệm thủ lĩnh La-pu-la-pu) => Nhận thức lịch sử
+Sự kiện 2: Di tích bãi cọc Bạch Đằng => Hiện thực lịch sử
+ Sự kiện 3: Mũi tên bằng Đồng tìm thấy ở Cổ Loa (1959) => Hiện thực lịch sử
+Sự kiện 4: Chuyện nỏ thần => Nhận thức lịch sử
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Nhóm HS lần lượt trả lời các câu hỏi
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
Hoạt động 2: Khái niệm và nhiệm vụ của Sử học
a. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm sử học và nhiệm vụ của Sử học.
b. Nội dung
c. Sản phẩm
d. Tổ chức thực hiện