• Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 120

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,029
Điểm
113
tác giả
Giáo án lịch sử 6 theo công văn 5512 BẢN IN ĐẸP MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 198 trang. Các bạn xem và tải giáo án lịch sử 6 theo công văn 5512 về ở dưới.

TUẦN 1- TIẾT 1:

Ngày dạy: 06/09/2022


BÀI 1. LỊCH SỬ LÀ GÌ?

Thời gian thực hiện: 02 tiết​



I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


- Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.

- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

- Giải thích được vì sao cần thiết phải học môn Lịch sử.

- Phân biệt được các nguồn tư liệu chính: hiện vật, chữ viết, truyền miệng, gốc,...

- Trình bày được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu đó.

2. Năng lực

- Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin từ video, văn bản, hình ảnh về lịch sử và môn lịch sử để nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.

- Nhận thức và tư duy lịch sử

+ Hiểu được lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. Nêu được khái niệm “lịch sử” và “môn Lịch sử”. Giải thích được vì sao cần thiết phải học lịch sử.

+ Nhận diện và phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản. Giải thích được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu.

- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

+ Bắt đầu hình thành năng lực quan trọng này trong bối cảnh sống quen thuộc của HS.

+ Tập trung vào trải nghiệm tích cực cho hoạt động này và nhấn mạnh sự cần thiết của tính khách quan sử học khi các em tập tìm hiểu lịch sử giống như một nhà sử học-

Biết thực hành sưu tẩm, phân tích, khai thác một số nguồn tư liệu đơn giản, phát triển kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học.

- Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác

3. Phẩm chất

+
Khơi dậy sự tò mò, hứng thú cho HS đối với môn Lịch sử.

+ Tôn trọng quá khứ. Có ý thức bảo vệ các di sản của thế hệ đi trước để lại.

+ Tôn trọng kỉ vật của gia đình. Có thái độ đúng đắn khi tham quan di tích lịch sử, bảo tàng.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ

1. Giáo viên


- Phiếu học tập

- Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh

- Học sinh đọc trước SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK.

III. TIÊN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung của bộ môn mình chuẩn bị học.

b. Nội dung: HS lắng nghe giáo viên truyền đạt những quy định khi học bộ môn Lịch sử ở trường THCS.

c. Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp nhận thông tin và hiểu được ý nghĩa học môn lịch sử

d. Tổ chức hoạt động

Giáo viên dẫn dắt vào bài: “Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”


Em hãy cho biết ý nghĩa của hai câu thơ trên?

Có thể HS chưa trả lời được thì GV gợi ý hướng HS đến các cụm từ “sử ta” “gốc tích”

+ Sử ta: lịch sử của đất nước Việt Nam ta;

+ Gốc tích: lịch sử hình thành buổi đầu của đất nước Việt Nam, là một phần của lịch sử đất nước ta – “sử ta”.

Ý nghĩa: người Việt Nam phải biết lịch sử của đất nước Việt Nam như vậy mới biết được nguồn gốc, cội nguồn của dân tộc.

“Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau.

. Lịch sử là gì? Vì sao phải học lịch sử?Dựa vào đâu để biết lịch sử? Hôm nay chúng ta cùng khám phá

2. HOẠT ĐÔNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. LỊCH SỬ VÀ MÔN LỊCH SỬ LÀ GÌ?

a. Mục tiêu:
- Nêu được lịch sử là gì, nêu được khái niệm “lịch sử” và “môn Lịch sử”.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS lần lượt thực hiện 3 nhiệm vụ theo căp/nhóm để HS nhận thức được khái niệm quá khứ, lịch sử, môn lịch sử

c. Sản phẩm: nêu được khái niệm

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1:
Làm việc cá nhân/ cặp đôi
Hãy đọc các câu danh ngôn sau và thảo luận với bạn bên cạnh: - Em thích câu danh ngôn nào nhất? Vì sao
+ Theo quan điểm của em thì lịch sử là gì?
+ Quá khứ là tất cả những gì trước thời điểm hiện tại
+ Lịch sử là tất cả những già xảy ra trong quá khứ, được nhà sử học ghi chép lại dựa trên các nguồn tư liệu.
Nhiệm vụ 2.Lịch sử và quá khứ khác nhau như thế nào” Em hãy dựa vào định nghĩa và hình minh hoạ, chỉ ra điểm khác nhau giữa quá khứ và lịch sử?

Nhiệm vụ 3. Gv dẫn dắt: Nếu lịch sử được ví như cuốn đại việt sử ký toàn thư đồ sộ, thì môn lịch sử chỉ được ví như cuốn sách lịch sử mà lớp 6 các em đang học

Hãy làm việc theo cặp đôi chỉ ra những điểm khác nhau giữa lịch sử và môn lịch sử.
Bước 2. HS nhận nhiệm vụ và triển khai hoạt động
Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ giáo viên quan sát để hỗ trợ cho HS những điểm khó bằng các câu hỏi gợi mở: VD ở nhiệm vụ 3 điểm khác nhau giữa lịch sử và môn lich sử cần khai thác các ý: Đối tượng tiếp nhận là ai?; Độ rộng hẹp như thế nào?; Cách viết?; Mục đích
Bước 3. HS báo cáo kết quả hoạt động.
GV điều khiển, các nhóm cử đại diện trình bày, nhận xét.
Bước 4: GV nhận xét, trình bày và chốt ý (kết luận) HS lắng nghe và ghi chép bài.
- Quá khứ là tất cả những gì đã xảy ra trước thời điểm hiện tại.
- Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, được con người ghi chép lại hoặc được phản ánh qua các nguồn tư liệu.
- Môn Lịch sử, là một môn học trong nhà trường giúp học sinh hình thành cách nhận thức về quá khứ.

II . VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ?

a. Mục tiêu:
Giải thích được vì sao cần thiết phải học môn Lịch sử.

b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động cá nhân và cặp đôi để tìm hiểu về cội nguồn gia đình cũng như câu nói của Bác từ đó hiểu vì sao phải học lịch sử?

c. Sản phẩm: Hiểu được lý do cần học môn lịch sử

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm (4 nhóm) để thực hiện các nhiệm vụ trả lời các câu hỏi:

Nhóm 1,2: Đọc thông tin, quan sát các hình từ 1.3 đến hình 1.6 trong SGK, hãy cho biết kĩ thuật canh tác nông nghiệp của nông dân Việt Nam và hệ thống giao thông ở Hà Nội có sự thay đổi như thế nào? Chúng ta cần biết sự thay đổi đó không? Vì sao?
Nhóm 3,4: Sự kiện hình 1.7 đánh dấu bước ngoặt nào của lịch sử nào của dân tộc Việt Nam? Qua đó lí giải vì sao chúng ta cần học lịch sử?
Bước 2: Các nhóm thảo luận, trao đổi để thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi.
Bước 3: GV gọi đại diện HS nhóm báo cáo kết quả, đại diện HS nhóm khác nhận xét.
Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: GV làm sáng tỏ về ý nghĩa của việc học lịch sử, tìm hiểu lịch sử (GV mở rộng kể về những câu chuyện để dẫn chứng cụ thể hơn về việc học lịch sử để ca ngợi điều tốt đẹp, phê phán điều chưa đúng...).
- Học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay.
- Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai. (Biết quá khứ, hiểu hiện tại, hướng tới tương lai)

Chúng ta cần phải học lịch sử, vì:
- Mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai, mình thuộc dân tộc nào, con người phải làm gì để có được như ngày hôm nay,...
- Hiểu vì sao phải quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống hôm nay và chúng ta phải học tập, lao động để góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa.
1700101686794.png



THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com---GIÁO ÁN SỬ 6 IN CV 5512.doc
    16.6 MB · Lượt tải : 2
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án chủ de lịch sử 6 giáo án lịch sử 6 giáo án lịch sử 6 3 cột mới nhất giáo án lịch sử 6 bộ kết nối tri thức giáo án lịch sử 6 cánh diều violet giáo án lịch sử 6 hk2 mới nhất giáo án lịch sử 6 kết nối tri thức violet giáo án lịch sử 6 kì 2 giáo án lịch sử 6 mới nhất giáo án lịch sử 6 nước âu lạc giáo án lịch sử 6 sách chân trời sáng tạo giáo án lịch sử 6 theo 5 bước giáo án lịch sử 6 violet giáo án lịch sử lớp 6 học kì 2 giáo án lịch sử lớp 6 mới giáo án lịch sử lớp 6 mới nhất giáo án lịch sử địa phương lớp 6 giáo án powerpoint lịch sử 6 kết nối tri thức giáo án powerpoint sử 6 chân trời sáng tạo giáo án sử 12 bài 6 nước mĩ giáo án sử 12 bài 6 violet giáo án sử 6 giáo án sử 6 ai cập và lưỡng hà cổ đại giáo án sử 6 bài 1 giáo án sử 6 bài 12 giáo án sử 6 bài 14 giáo án sử 6 bài 2 giáo án sử 6 bài 3 giáo án sử 6 bài 5 chân trời sáng tạo giáo án sử 6 bài 6 giáo án sử 6 bài 7 giáo án sử 6 bài 7 ai cập và lưỡng hà cổ đại giáo án sử 6 bài 8 giáo án sử 6 bộ cánh diều giáo án sử 6 cánh diều giáo án sử 6 cánh diều bài 5 giáo án sử 6 cánh diều bài 6 giáo án sử 6 cánh diều theo công văn 5512 giáo án sử 6 chân trời sáng tạo giáo án sử 6 chân trời sáng tạo powerpoint giáo án sử 6 chân trời sáng tạo theo công văn 5512 giáo án sử 6 chủ đề xã hội nguyên thủy giáo án sử 6 học kì 2 giáo án sử 6 kết nối tri thức giáo án sử 6 kết nối tri thức bài 14 giáo án sử 6 kết nối tri thức bài 9 giáo án sử 6 kết nối tri thức violet giáo án sử 6 kết nối tri thức với cuộc sống violet giáo án sử 6 kì 2 giáo án sử 6 mới bộ kết nối giáo án sử 6 mới nhất giáo án sử 6 năm 2020 giáo án sử 6 nước âu lạc giáo án sử 6 sách cánh diều giáo án sử 6 sách chân trời sáng tạo giáo án sử 6 sách chân trời sáng tạo violet giáo án sử 6 sách kết nối tri thức giáo án sử 6 soạn theo chủ đề giáo án sử 6 soạn theo phương pháp mới giáo án sử 6 theo chủ đề giáo án sử 6 theo công văn 3280 giáo án sử 6 theo công văn 5512 giáo án sử 6 theo công văn 5512 chân trời sáng tạo giáo án sử 6 theo công văn 5512 sách kết nối tri thức với cuộc sống giáo án sử 6 theo công văn 5512 violet giáo án sử 6 văn hóa cổ đại giáo án sử 6 vietjack giáo án sử 6 violet giáo án sử 6 vnen giáo án sử lớp 6 giáo án sử lớp 6 bài 1 giáo án sử lớp 6 bài 12 giáo án sử lớp 6 bài 19 giáo án sử lớp 6 bài 20 giáo án sử lớp 6 bài 24 giáo án sử lớp 6 bài 25 giáo án sử lớp 6 bài 3 giáo án điện tử sử 6 kết nối tri thức
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top