• Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 1K

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,029
Điểm
113
tác giả
GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CV2345 NĂM 2021 - 2022 UPDATE

Ngày soạn: …. /…. /….


Phần I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU ( Thời sơ, trung kì trung đại )

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:


- Nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu.

- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.

- Biết nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế thành thị.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị:
Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu:

- Bản đồ TG

- Lược đồ châu Âu thời phong kiến

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là chế độ phong kiến được hình thành ở châu Âu, thành thị trung đại xuất hiện. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: GV giới thiệu bài mới

c) Sản phẩm: HS lắng nghe

d) Tổ chức thực hiện:

GV giới thiệu bài mới: Khi đế quốc Ro-ma suy yếu các dân tộc phía bắc ngày càng lớn mạnh trong đó người Giéc-man đã đánh xuống và làm chủ hình thành nên các vương quốc và sau này là Anh, Pháp... Họ thiết lập chế độ phong kiến và khi sản xuất phát triển ở đây hình thành nên các thành thị trung đại.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Sự hình thành chế độ phong kiến ở châu Âu

a) Mục tiêu:
HS Nắm được hoàn cảnh hình thành chế độ phong kiến ở châu Âu. Khai thác và sử dụng kiến thức trong SGK.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HSSản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
- Sau đó người Giéc-man đã làm gì?
- Những việc làm ấy làm cho xã hội phương Tây biến đổi như thế nào?
- Lãnh chúa là những người như thế nào?
- Nông nô do những tầng lớp nào hình thành?
- Quan hệ giữa lãnh chúa với nông nô như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1/ Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
-Cuối thế kỉ V, người Gíec-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma. Thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glôXắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt…
- Người Giéc-man đã chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau. Phong tước vị ….
- Biến đổi xã hội: Xuất hiện các giai cấp mới lãnh chúa và nông nô.
- Nông nô phụ thuộc lãnh chúa → xã hội phong kiến hình thành.
Hoạt động 2: Lãnh địa phong kiến.

a) Mục tiêu:
Biết được thế nào là lãnh địa phong kiến và lãnh chúa phong kiến.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

1634643035198.png

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HSSản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân để trả lời:
- Em hiểu như thế nào là “lãnh địa” phong kiến?
- Hãy miêu tả và nêu nhận xét về lãnh địa phong kiến qua H1?
- Trình bày đời sống, sinh hoạt trong lãnh địa?
- Nền kinh tế lãnh địa có đặc điểm gì?
- Phân biệt sự khác nhau giữa xã hội cổ đại với xã hội phong kiến?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
2/ Lãnh địa phong kiến.
- Lãnh địa là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ trong đó có lâu đài và thành quách.
- Đời sống trong lãnh địa: lãnh chúa xa hoa, đầy đủ, nông nô nghèo khổ.
- Đặc điểm kinh tế: Tự cung, tự cấp không trao đổi với bên ngoài.
 

DOWNLOAD FILE

  • 1634643031510.png
    1634643031510.png
    28.5 KB · Lượt tải : 136
  • YOPOVN.COM_giao an sử 7 theo cv 5512 2021-2022.docx
    1.1 MB · Lượt tải : 15
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án dạy học theo chủ đề lịch sử 7 giáo án dạy lịch sử lớp 7 giáo án làm bài tập lịch sử 7 chương v giáo án lịch sử 7 giáo án lịch sử 7 bài 1 giáo án lịch sử 7 bài 19 phần 3 giáo án lịch sử 7 bài 20 phần 3 giáo án lịch sử 7 bài 23 giáo án lịch sử 7 bài 23 phần 2 giáo án lịch sử 7 bài 23 phần 3 giáo án lịch sử 7 bài 25 phần 2 giáo án lịch sử 7 bài 25 phần 3 giáo án lịch sử 7 bài 25 phần 4 giáo án lịch sử 7 bài 3 giáo án lịch sử 7 bài 5 giáo án lịch sử 7 bài ôn tập chương iv giáo an lịch sử 7 cả năm giáo án lịch sử 7 cả năm 2 cột giáo án lịch sử 7 chuẩn kiến thức giáo án lịch sử 7 theo chuẩn kiến thức giáo án lịch sử lớp 7 bài 3 giáo án môn lịch sử lớp 7 cả năm
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top