Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,209
Điểm
113
tác giả
Giáo án ngữ văn 9 học kì 2 BẢN CHUẨN ( IN NỘP & GIẢNG DẠY) được soạn dưới dạng file word gồm 240 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
NGỮ VĂN 9

HỌC KÌ II

Tuần 19:

Bài 18- Tiết 87, 88: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

(Chu Quang Tiềm)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:


- Ý nghĩa tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách có hiệu quả.

2.Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận: bố cục, vấn đề NL, luận điểm, PPLL …

+ Đọc mở rộng văn bản NLXH, xác định vấn đề NL, luận điểm, bố cục …

+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những quan điểm suy nghĩ về tầm quan trọng của việc đọc sách.

3. Phẩm chất:

- Yêu sách và tích cực đọc sách.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:


- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài.

- Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản.

- Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Mở đầu.


a- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.

b- Nội dung: Kiến thức liên quan đến bài Bàn về đọc sách.

c- Sản phẩm: câu trả lời cá nhân.

d- Tổ chức thực hiện:


B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS xem video về Ngày hội đọc sách-“ Quyển sách tôi yêu ”

- Suy nghĩ của em sau khi xem video?


B2: Thực hiện nhiệm vụ:


+ HĐ cá nhân 2’; HS suy nghĩ, chia sẻ quan điểm của cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS báo cáo.

+ HS khác nhận xét bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định:

* Đánh giá, nhận xét:
GV nhận xét, kết luận, dẫn vào bài mới.

GV: Đúng vậy các em ạ. Nhà văn M.G đã từng nói: Sách đã mở ra trước mắt ta những chân trời mới. Vậy sách có tầm quan trọng ntn? Phải đọc sách ntn cho có hiệu quả? ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách ra sao? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vb “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm để tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.

a- Mục tiêu:

- Nắm sơ lược về tác giả Chu Quang Tiềm, tác phẩm Bàn về đọc sách. Nắm được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách; phương pháp đọc sách.

- Hiểu khái niệm, nội dung và hình thức, cách làm kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

- Hiểu khái niệm, nội dung và hình thức, cách làm kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

b- Nội dung: kiến thức liên quan đến VB nghị luận và kiểu bài nghị luận.

c- Sản phẩm: câu trả lời cá nhân, phiếu học tập cá nhân.

d- Tổ chức thực hiện:


HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS các nhóm trưng bày sản phẩm tìm hiểu về tác giả.
? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản? đại diện nhóm 2 hãy trình bày những hiểu biết đã thu thập được về tác giả?
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HĐ cá nhân 2’;
B3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS báo cáo.
+ HS khác nhận xét bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- Ông bàn về đọc sách lần này không phải là lần đầu.
- Bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau.
- Giáo viên nêu yêu cầu đọc, hướng dẫn học sinh đọc, gọi học sinh đọc bài:
- Đọc rõ ràng rành mạch, tâm tình, nhẹ nhàng như lời trò chuyện.
- Chú ý hình ảnh so sánh trong bài.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
1/ Nêu xuất xứ của văn bản?




2/ Văn bản thuộc kiểu văn bản nào? PT biểu đạt của VB?


3/ Ý kiến được trình bày theo hình thức nào?
4/ Văn bản có bố cục mấy phần? Nêu ý mỗi phần.

B2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HĐ cá nhân 3’;
B3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS báo cáo.
+ HS khác nhận xét bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định:


B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Theo dõi phần đầu văn bản
1/ Hãy tìm câu văn nêu luận điểm?
2/ Em hiểu về ý nghĩa từ " học vấn" ntn?

Dự kiến SP:
+ Học vấn: là những hiểu biết của con người do quá trình học tập.
3/ Học vấn thu được từ đọc sách là gì?
+ Học vấn thu được từ việc đọc sách: Là những hiểu biết do đọc sách mà có 4/ Nhận xét cách đặt vấn đề của tác giả? Tác dụng của cách đặt vấn đề làm cho ta hiểu được điều gì về học vấn?








5/ Để lí giải về sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả dùng những lí lẽ nào?
























6/ Nhận xét những lí lẽ tác giả bàn về ý nghĩa của việc đọc sách? Tác dụng?

B2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HĐ cá nhân 3’;
B3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS báo cáo.
+ HS khác nhận xét bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định:




B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

1/ Theo ý kiến của tác giả, đọc sách là hưởng thụ, là chuẩn bị trên con đường học vấn. Em hiểu ý kiến này như thế nào?
2/ Những cuốn sách em đang học có phải là " di sản tinh thần" không? Vì sao?
3/ Em hưởng thụ được những gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?

4/ Theo em trong thời đại nay nay để trau dồi học vấn, ngoài con đường đọc sách còn có con đường nào khác?

B2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HĐ cá nhân 3’;
B3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS báo cáo.
+ HS khác nhận xét bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định:

*GV: Song tg không tuyệt đối hoá, thần thánh hoá việc đọc sách. Ông đã chỉ ra việc hạn chế trong việc trau dồi học vấn trong đọc sách. Đó là những thiên hướng nào? Tác hại của chúng ra sao? Thì tiết sau chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp
? Hiện nay, trong thời đại kỹ thuật số con người có cần đến sách không? Vì sao?
- Vẫn cần đọc sách vì trong sách có nhiều thông tin, kiến thức hữu ích.
? Ở lớp 8 , các em đã học tác phẩm Đon ki hô tê- Xec- van- tét, hayxcho biết: vì sao Đonkihôtê lại có những hành động điên rồ và nực cười?
? Đọc sách có dễ không?

- Dự kiến: Đọc sách không dễ.
? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc?
- Dự kiến: Sách nhiều chất đầy thư viện nhưng những quyển nhất thiết phải đọc chỉ mấy nghìn quyển
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
1/ Cái hại thứ nhất trong việc đọc sách hiện nay là gì?
? Em hiểu ntn là đọc không chuyên sâu?





? Tác giả lí giải ntn về lối đọc sách không chuyên sâu hiện nay?


2/ Cái hại thứ hai do đọc sách mang lại là gì?
? Tác giả nhận xét ntn về cách đọc lạc hướng?
? Cái hại do đọc lạc hướng được tác giả chỉ ra ntn?
? Khi nói về tác hại của đọc lạc hướng tác giả đã lí giải nt nào?





3/ Từ hai tác hại nói trên, em hãy nhận xét về cách lập luận của tác giả? Tác dụng của lối lập luận ấy?





4/ Hãy liên hệ về việc đọc sách của mình?
? Từ đây em thấy mình phải có ý thức ntn trong việc chọn và đọc sách?

B2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HĐ cá nhân 7’;
B3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS báo cáo.
+ HS khác nhận xét bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định:

Quan sát phần 3:
? Muốn tích luỹ học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước hết cần biết chọn lựa sách mà đọc?
( Dự kiến: Sách nhiều nên dễ lạc hướng chọn lầm, chọn sai những cuốn sách tầm phào, vô bổ, thậm chí những cuốn sách độc hại( bạo lực, phản động, ăn chơi thác loạn, kích động tình dục…)
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
1/ Tác giả khuyên chúng ta nên chọn sách ntn?




2/ Sách chọn nên hướng vào những loại nào?
3/ Em hiểu gì về sách phổ thông và sách chuyên môn? Cho vài VD?

- Sách phổ thông: cung cấp kiến thức phổ thông, cơ bản mà mọi công dân trên thế giới đều phải biết. VD: SGK các môn học ở bậc Tiểu học, THCS, THPT.
- Sách chuyên môn: Loại sách dùng cho nghiên cứu một chuyên ngành ở mức độ cao sâu. VD: Phương pháp dạy học tiếng Việt , TLV, VB; Ngôn ngữ học, Lập trình; Triết học, Kinh tế học, Tâm lí học...).
4/ Nếu được chọn sách chuyên môn, em sẽ chọn loại sách chuyên môn nào?
5/ Tác giả triển khai luận điểm này bằng cách nào?

- Bác bỏ quan niệm của một số người chỉ chú ý đến học vấn chuyên môn mà lãng quên hoặc coi thường học vấn phổ thông để trở thành phiến diện, khép kín.
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HĐ cá nhân 7’;
B3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS báo cáo.
+ HS khác nhận xét bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định:


B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

1/ Cách đọc sách đúng đắn nên ntn?


2/ Từ việc nêu ra cách đọc sách, tác giả tỏ thái độ ntn với cách đọc tinh, chọn kĩ và cách đọc chỉ là để trang trí bộ mặt?

B2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HĐ cá nhân 7’;
B3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS báo cáo.
+ HS khác nhận xét bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định:
(1)- Cần đọc - hiểu. Có nhiều cách đọc khác nhau: đọc to, đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc bằng mắt, đọc một lần, đọc nhiều lần. Tựu trung, có thể đọc một lần đầu để lướt qua để nắm nội dung khái quát. Có thể đọc qua mục lục, lời nói đầu để nắm sơ lược nội dung và bố cục. Những lần sau mới đọc chậm, đọc kĩ, đọc nhiều lần những đoạn, những chương khó hoặc hay. Đọc kết hợp với ghi chép, thu hoạch... Mỗi người có cách đọc và thói quen, sở thích đọc không giống nhau, nhưng đại thể, muốn đọc- hiểu có hiệu quả, có ích, tất phải đi theo con đường trên).


B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
1/ Tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa học vấn chuyên môn và học vấn phổ thông ntn?









2/ Em có nhận xét gì về phương pháp lập luận của tác giả trong luận điểm này?

3/ Kinh nghiệm nào được gửi tới người đọc từ luận điểm này?

B2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HĐ cá nhân 7’;
B3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS báo cáo.
+ HS khác nhận xét bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Nêu nhận xét của em về nghệ thuật và nội dung của văn bản?
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HĐ cá nhân 7’;
B3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS báo cáo.
+ HS khác nhận xét bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định:
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả
- Chu Quang Tiềm (1897-1986), là nhà mỹ học, lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
























2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh, xuất xứ:

* Xuất xứ : Bài văn được trích từ cuốn sách “Danh nhân TQ bàn về niềm vui, nỗi buồn của công việc đọc sách” do giáo sư Trần Đình Sử dịch.
b. Đọc, chú thích, bố cục:

* Kiểu văn bản:
- Văn bản nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề ).
- PTBĐ: Nghị luận.
- - Ý kiến được trình bày theo hệ thống luận điểm.
* Bố cục: 4 phần ( 4 luận điểm)
P1: Từ đầu -> "phát hiện thế giới mới": Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.
P2: Tiếp ->"tự tiêu hao lực lượng": Khó khăn, nguy hại, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
P3: Tiếp -> “ qua loa ” : Bàn về phương pháp đọc sách.
P4: Còn lại: Mối quan hệ giữa học vấn chuyên môn và học vấn phổ thông.
II- Phân tích
1- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
* Luận điểm
: " Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách…….của học vấn"




-> Cách đặt vấn đề ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng. Khi đặt vấn đề như vậy tác giả muốn ta nhận thức:
+ Học vấn được tích lũy từ mọi mặt trong hoạt động, học tập của con người.
+ Trong đó đọc sách là một mặt nhưng đó là mặt quan trọng.
+ Muốn có học vấn không thể không đọc sách.
* Lí lẽ:
- Học vấn nhân loại có được là do đâu? (" Là thành quả của toàn nhân loại...tích luỹ ngày đêm mà có ").
- Thành quả nhân loại tích luỹ bằng cách nào?
( "Do sách vở ghi chép lại, lưu truyền").
- Sách có vai trò gì? ( "là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, là cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại).
- Muốn tiến lên từ văn hoá học thuật phải bắt đầu từ đâu? (" lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát").
- Nếu xoá bỏ các thành quả nhân loại đã đạt trong quá khứ thì sẽ ra sao?( " sẽ lùi điểm xuất phát đến mất trăm năm, thậm chí mấy nghìn năm, là lạc hậu...")
- Đọc sách có ý nghĩa gì?( "Đọc sách là muốn trả món nợ với quá khứ, là ôn lại… là một mình hưởng thụ các kiến thức; là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm tiến vào thế giới mới").
-> Lí lẽ chặt chẽ, mạch lạc, lô gíc.
Tác giả cho ta hiểu:
- Sách là di sản quý báu của nhân loại.
- Đọc sách là cách để tạo học vấn.
- Muốn tiến lên trên con đường học vấn không thể không đọc sách.




- Tủ sách của nhân loại đồ sộ, có giá trị. Sách là những giá trị quý giá, là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ lưu giữ cẩn thận.
- Có, vì nó là một phần tinh hoa học vấn của nhân loại trong các lĩnh vực KHXH, KHTN mà chúng ta được tiếp nhận.
- Tri thức về tiếng Việt và VB giúp ta có kĩ năng sử dụng dụng hay ngôn ngữ dân tộc trong nghe đọc, nói, viết, kĩ năng đọc- hiểu các loại VB trong văn hoá đọc sau này của bản thân.
- Có thể trau dồi học vấn bằng văn hoá nghe, nhìn



2- Những khó khăn, những thiên hướng sai lệch trong việc đọc sách .






















* Cái hại thứ nhất:
Sách nhiều khiến ta không chuyên sâu.
- Đọc không chuyên sâu là cách đọc liếc qua tuy rất nhiều nhưng "đọng lại" rất ít.
- Lí giải bằng cách:
+ (Nêu dẫn chứng) cách đọc sách chuyên sâu của các học giả Trung Hoa: " đọc kĩ, đọc nghiền ngẫm từng câu chữ, miệng đọc, tâm ghi...biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn".
+ Cách đọc của các học giả trẻ hiện nay:
lối ăn tươi nuốt sống, tích tụ càng nhiều thói hư danh, nông cạn đều do lối đọc dối, đọc đó mà ra.
* Cái hại thứ hai: Sách nhiều nên dễ bị lạc hướng.
- Đọc lạc hướng là "tham nhiều mà không vụ thực chất".
- Tác hại: " lãng phí thời gian, sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, bỏ lỡ dịp đọc những cuốn sách quan trọng".
- " chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận" (dc tr14): " Cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây...tự tiêu hao lực lượng".
-> Lập luận bằng cách:
+ Kết hợp lí lẽ và dẫn chứng.
+ Dùng lối so sánh, đối lập ( so sánh đối lập cách đọc sách của bạn trẻ và học giả Trung Hoa; đọc sách với ăn uống, đánh trận)
=> Tác giả khẳng định: Đọc sách cần phải chuyên sâu, đọc sách cần có mục đích, đồng thời báo động ta về cách đọc tràn lan, thiếu mục đích gây nên hậu quả đáng tiếc của người đọc hiện nay.







3- Phương pháp đọc sách.

a- Cách chọn sách.










- Chọn sách phải chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều: " Đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phẩi là xấu hổ". Cần tìm được những cuốn sách thật sự có giá trị và cần thiết đối với bản thân. Chọn sách cần có mục đích định hướng rõ ràng, kiên định, không tuỳ hứng nhất thời.
- Sách chọn nên hướng vào hai loại:
+ Loại phổ thông: Mỗi môn chọn 3->5 quyển, tổng cộng trên dưới 50 quyển.
+ Loại chuyên môn: chọn, đọc suốt đời.


























b-
Cách đọc sách.

- Cần đọc ít, đọc kĩ, tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ tưởng tượng tự do: Đọc thuộc lòng.

- Không nên đọc lướt qua, không nên đọc theo kiểu trang trí bộ mặt ( theo kiểu trọc phú khoe của); không đọc theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa( đọc lướt).
-> Tác giả đề cao cách chọn kĩ đọc tinh.
Phủ nhận cách đọc chỉ để trang trí bộ mặt.



















4- Mối quan hệ giữa học vấn phổ thông và học vấn chuyên môn.


- Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho mọi công dân mà ngay cả học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được.
- Học vấn nghiên cứu quy luật, tuy bề ngoài có phân biệt, mà trên thực tế thì không thể tách rời. Không có học vấn cô lập.
( VD: Chính trị liên quan đến lịch sử, kinh tế , PL, Triết học, Tâm lí học, ngoại giao, quân sự…)
- Nếu chỉ biết đến học vấn chuyên môn thôi thì càng tiến lên càng khó khăn giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui càng hẹp.
-> Lập luận bằng phân tích lí lẽ toàn diện, tỉ mỉ, có đối chiếu so sánh bằng những dẫn chứng sinh động dễ hiểu, gần gũi.

=> Kinh nghiệm:
- Đọc sách không chỉ cần đọc rộng và còn phải đọc chuyên sâu.
- Ngoài ra đọc sách cũng là công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.
- Đọc sách là học tập tri thức. Đọc sách là rèn luyện tính cách, chuyện học làm người chứ không biến mình thành con mọt sách.

III- Tổng kết
1- Nghệ thuật

- Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
- Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản
- Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị
2- Nội dung.
- Tg đã nêu ra những ý kiến xác đáng về việc chọn sách và đọc sách hiệu quả trong thời đại ngày nay.
1703837027170.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---GIÁO ÁN VĂN 9 HKII - CHUẨN IN.docx
    538.3 KB · Lượt xem: 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án 9 bài làng. giáo án anh văn 8 unit 9 giáo án anh văn 9 thí điểm giáo án anh văn lớp 9 giáo án bài làng ngữ văn 9 violet giáo án bàn về đọc sách giáo án bàn về đọc sách lớp 9 giáo án dạy thêm văn 9 giáo án dạy thêm văn 9 kì 2 giáo án dạy văn 9 giáo án gdcd 9 theo công văn 5512 giáo an gdcd 9 theo công văn 5512 violet giáo án giáo viên văn 9 giáo án lớp 9 ngữ văn giáo án lớp 9 văn giáo án môn văn lớp 9 bài chiếc lược ngà giáo án ngữ văn 9 bài bàn về đọc sách giáo án ngữ văn 9 bài cách dẫn trực tiếp giáo án ngữ văn 9 bài chiếc lược ngà giáo án ngữ văn 9 bài làng giáo án ngữ văn 9 bài lặng lẽ sa pa giáo án ngữ văn 9 bài on tập về truyện giáo án ngữ văn 9 bàn về đọc sách giáo án ngữ văn 9 chiếc lược ngà giáo án ngữ văn 9 có kỹ năng sống giáo án ngữ văn 9 có phát triển năng lực giáo án ngữ văn 9 dạy học theo chủ đề giáo án ngữ văn 9 hkii 3 cột giáo án ngữ văn 9 làng giáo án ngữ văn 9 lặng lẽ sa pa giáo an ngữ văn 9 mới giáo án ngữ văn 9 mới nhất 2018 giáo án ngữ văn 9 phát triển năng lực giáo án ngữ văn 9 tập 1 giáo án ngữ văn 9 văn bản làng giáo án ngữ văn lớp 9 bài chiếc lược ngà giáo án ôn tập văn 9 giữa kì 1 giáo án on tập văn 9 violet giáo án phụ đạo học sinh yếu văn 9 giáo án phụ đạo ngữ văn 9 học kì ii giáo án phụ đạo văn 9 học kì ii giáo án soạn bài bàn về đọc sách giáo án soạn văn 9 giáo án soạn văn 9 bài bàn về đọc sách giáo án soạn văn 9 bài chiếc lược ngà giáo án soạn văn 9 bài làng giáo án soạn văn 9 bài lặng lẽ sa pa giáo án văn 9 giáo án văn 9 bài 1 giáo án văn 9 bài 2 giáo án văn 9 bài bàn về đọc sách giáo án văn 9 bài bến quê giáo án văn 9 bài bếp lửa giáo án văn 9 bài chiếc lược ngà giáo án văn 9 bài làng giáo án văn 9 bài lặng lẽ sa pa giáo án văn 9 bài lặng lẽ sa pa tiết 2 giáo án văn 9 bài lặng lẽ sa pa violet giáo án văn 9 bài làng violet giáo án văn 9 bài lục vân tiên gặp nạn giáo án văn 9 bài mùa xuân nho nhỏ giáo án văn 9 bài trau dồi vốn từ giáo án văn 9 bài tuyên bố thế giới giáo án văn 9 bài viếng lăng bác giáo án văn 9 bài đoàn thuyền đánh cá giáo án văn 9 bàn về đọc sách giáo án văn 9 bàn về đọc sách tiết 2 giáo án văn 9 bàn về đọc sách violet giáo án văn 9 bố của xi mông giáo án văn 9 các thành phần biệt lập giáo án văn 9 các thành phần biệt lập tiếp giáo án văn 9 các thành phần biệt lập tiếp theo giáo án văn 9 cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp giáo án văn 9 cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống giáo án văn 9 cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí giáo án văn 9 cảnh ngày xuân giáo án văn 9 chị em thúy kiều giáo án văn 9 chiếc lược ngà giáo án văn 9 chiếc lược ngà tiết 2 giáo án văn 9 chiếc lược ngà violet giáo án văn 9 chủ đề nghị luận xã hội giáo án văn 9 cố hương giáo án văn 9 hay giáo án văn 9 hay nhất giáo án văn 9 hoàng lê nhất thống chí giáo án văn 9 học kì 2 giáo án văn 9 khởi ngữ giáo án văn 9 kì 1 giáo án văn 9 kì 2 giáo án văn 9 kì 2 theo công văn 5512 giáo án văn 9 kì 2 theo cv 5512 giáo án văn 9 kiểm tra về thơ và truyện hiện đại giáo án văn 9 kiều ở lầu ngưng bích giáo án văn 9 làng giáo án văn 9 lặng lẽ sa pa giáo án văn 9 lặng lẽ sa pa violet giáo án văn 9 liên kết câu và liên kết đoạn văn giáo án văn 9 liên kết câu và liên kết đoạn văn (luyện tập) giáo án văn 9 lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga giáo án văn 9 luyện nói giáo án văn 9 luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận giáo án văn 9 mã giám sinh mua kiều giáo án văn 9 mây và sóng giáo án văn 9 mới nhất giáo án văn 9 mùa xuân nho nhỏ giáo án văn 9 mùa xuân nho nhỏ tiết 2 giáo án văn 9 mùa xuân nho nhỏ violet giáo án văn 9 nghị luận trong văn bản tự sự giáo án văn 9 nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống giáo án văn 9 nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí giáo án văn 9 nghị luận về tác phẩm truyện giáo án văn 9 nghĩa tường minh và hàm ý giáo án văn 9 người con gái nam xương giáo án văn 9 người kể chuyện trong văn bản tự sự giáo án văn 9 những ngôi sao xa xôi giáo án văn 9 nói với con giáo án văn 9 ôn tập phần tiếng việt giáo án văn 9 phép nhân tích và tổng hợp giáo án văn 9 phong cách giáo án văn 9 sang thu giáo án văn 9 sang thu violet giáo án văn 9 soạn bài nói với con giáo án văn 9 sử dụng yếu tố miêu tả giáo án văn 9 sự phát triển của từ vựng giáo án văn 9 tập 2 giáo án văn 9 tập 2 bài bàn về đọc sách giáo án văn 9 theo công văn 5512 giáo án văn 9 theo cv 5512 giáo án văn 9 theo định hướng phát triển năng lực giáo án văn 9 thúy kiều báo ân báo oán giáo án văn 9 tiểu đội xe không kính giáo án văn 9 tổng kết từ vựng giáo án văn 9 tổng kết từ vựng tiếp theo giáo án văn 9 tổng kết về từ vựng giáo án văn 9 trang 146 giáo án văn 9 văn bản làng giáo án văn 9 viếng lăng bác giáo án văn 9 vietjack giáo án văn 9 violet giáo án văn 9 vnen giáo án văn 9 xưng hô trong hội thoại giáo án văn bản bàn về đọc sách lớp 9 giáo án văn bản chiếc lược ngà giáo án văn bản làng lớp 9 giáo án văn lớp 9 bài chị em thúy kiều giáo án văn lớp 9 bài mùa xuân nho nhỏ giáo án văn lớp 9 học kì 2 giáo án word ngữ văn 9 bài đồng chí giáo án điện tử văn 9 bài chiếc lược ngà soạn ngữ văn 9 bài chiếc lược ngà giáo án
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,192
    Bài viết
    37,661
    Thành viên
    139,901
    Thành viên mới nhất
    lường thị huyền.05

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO

    Thành viên Online

    Top