• Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 2K

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,029
Điểm
113
tác giả
GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10 NĂM HỌC 2021 - 2022 MỚI NHẤT



Ngày soạn: 20/8/2020

Tiết 1: Đọc văn

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM (T1)

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức
: Giúp HS

- Nắm được những kiến thức chung nhất,tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam và sự vận động phát triển của của văn học Việt Nam

- Nắm vững hệ thống vấn đề về :

+ Thể loại của văn học Việt Nam

+ Con người trong văn học Việt Nam.

2. Kỹ năng: đọc hiểu bài khái quát:

3.Thái độ: Tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học. Từ đó có lòng say mê đối với văn học Viêt Nam

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến lịch sử văn học Việt Nam

- Năng lực đọc – hiểu các tác tác phẩm văn học Việt Nam ( Văn học dân gian và văn học viết)

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các thời kì văn học.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học Việt Nam;

- Năng lực phân tích, so sánh sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

B. Chuẩn bị của GV & HS:

- Giáo viên: + Nghiên cứu sgk, sgv,và các tài liệu tham khảo khác về văn học Việt Nam

+ Thiết kế bài dạy. Sưu tầm tranh, ảnh về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu văn học VN

- Học sinh: + Đọc Sgk, trả lời các câu hỏi gợi ý cuả Sgk

C. Phương pháp: Gv có thể sử dụng một số phương pháp như: Phát vấn, diễn giảng, chứng minh, khái quát, tổng hợp... để tổ chức giờ dạy - học.

D. Tiến trình lên lớp:

1. ổn định:

STT
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng
1​
10A9​
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS

(?1) Em hiểu thế nào là tổng quan VHVN?

Định hướng TL: -Là cách nhìn nhận đánh giá một cách tổng quát những nét lớn của VHVN.

(?2) Trong chương trình VH ở bậc THCS, các em đã học những tác phẩm thuộc phần VHVN nào? Hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu?

Đ.A: VHDG - Tục ngữ, truyện cổ tích...

VHV - Truyện Kiều, Bài thơ về Tiểu đội xe không kính

3. Giới thiệu bài mới:Lịch sử VH của bất cứ Dân tộc nào trên hành tinh này đều là lịch sử tâm hồn của DT ấy. Để giúp các em nhận thức được những nét lớn về VHVN, chúng ta cùng tìm hiểu Tổng quan nền VHVN qua các thời kì lịch sử.

Hoạt động 1: Hoạt động tạo tâm thế tiếp nhận cho HS

CH:Bài Tổng quan về VHVN được tổ chức thành những thành phần chính như nào thế nào?

GV yêu cầu HS hình thành Sơ đồ cấu trúc bài học

TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM






GV giải thích thêm:

- Nói đến các bộ phận hợp thành của nền VH thực ra là đề cập đến cấu tạo của VH.

- Qúa trình phát triển của VH viết VN là đề cập đến phân kỳ VH

- Con người VN qua VHnội dung và những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu của nền VH.

=> Trên cơ sở cấu trúc này chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng phần của bài học.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(?)Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận lớn?
-Hs đọc sgk, suy nghĩ, trình bày
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
Văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận lớn:
+ Văn học dân gian.
+ Văn học viết .
GV chia 2 nhóm
-Nhóm 1: VHDG
-Nhóm 2: VH Viết
(GV có thể kẻ bảng, yêu cầu HS lên điền thông tin hoặc điền vào phiếu học tập)

- HS đọc phần 1
- HS 2 nhóm tóm tắt nét lớn về:
+ khái niệm
+ đặc trưng
+phương thức sáng tác và lưu truyền
+ thể loại



Nội dung
1.VHDG
2.VH VIẾT
a.Khái niệmLà những sáng tác tập thể của nhân dân lao động.
-> Tác giả là nhân dân lao động.(tri thức có thể sáng tác, song phải tuân thủ các đặc trưng của VHDG)
Là những sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết
-> Tác giả là cá nhân tri thức.
b.Đặc trưng+ truyền miệng.
+ tập thể.
+thực hành (gắn với các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng).
+ Tính cá nhân
+ Mang đậm dấu ấn sáng tạo của tác giả
c.Phương thức sáng tác và lưu truyền- Tập thể
- bằng miệng (truyền từ đời này sáng đời khác)
+ Cá nhân
+Văn bản viết: chữ Hán, chữ Nôm, chữ QN .
Một số ít bằng chữ Pháp.
d.Thể loại- Truyện cổ dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
- Thơ ca dân gian: tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ.
- Sân khấu dân gian: chèo, tuồng, cải lương.
Theo từng thời kỳ:
-Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
+Chữ Hán:
./Văn xuôi (truyện, kí…)
./Thơ (đường luật, từ khúc…)
./Văn biền ngẫu (phú, cáo…)
+Chữ Nôm:
./Thơ (ngâm khúc, hát nói…)
./Văn biền ngẫu
- Từ thế kỉ XX đến nay:
+Tự sự (Tiểu thuyết, truyện ngắn, kí….)
+Trữ tình (Thơ, trường ca….)
 

DOWNLOAD FILE

  • PTNL VĂN 10.docx
    1.6 MB · Lượt tải : 18
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án anh văn 10 giáo án anh văn 10 unit 11 language focus giáo án văn 10 giáo án văn 10 bài 1 giáo án văn 10 bài 2 giáo án văn 10 bài 3 giáo án văn 10 bài chí khí anh hùng giáo án văn 10 bài chiến thắng mtao mxây giáo án văn 10 bài khái quát văn học dân gian giáo án văn 10 bài khái quát văn học việt nam giáo án văn 10 bài tổng quan văn học việt nam giáo án văn 10 bài văn bản giáo án văn 10 bài vào phủ chúa trịnh giáo án văn 10 ca dao hài hước giáo án văn 10 cảm xúc mùa thu giáo án văn 10 cảnh ngày hè giáo án văn 10 chiến thắng mtao mxây giáo án văn 10 chuẩn giáo án văn 10 khái quát văn học dân gian việt nam giáo án văn 10 tập 1 giáo án văn 10 tập 2 giáo án văn 10 theo công văn 5512 giáo án văn 10 đại cáo bình ngô
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top