- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
GIÁO ÁN ÔN TẬP GDCD 9 HỌC KÌ 2 MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 7 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Củng cố lại kiến thức trọng tâm ở các nội dung đã học: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân;Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế;
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng có trách nhiệm trong lao động, học tập, ứng xử phù hợp với các chuẩn đạo đức và pháp luật đã học.
- Biết vận dụng kiến thức đã học.
3. Thái độ:
- Đồng tình với ý kiến, hành vi đúng, phê phán hành vi sai trái.
- Có thái độ học tập đúng đắn, tích cực.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy chiếu; các phiếu bài tập; bảng phụ
- Tài liệu/tư liệu: tranh, ảnh, các bài báo, thông tin sự kiện liên quan đến bài
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Tranh, ảnh, các bài báo, thông tin sự kiện liên quan đến bài.
- Một số bài tập trong SGK.
III. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung nào?
3. Thiết kế tiến hành dạy học:
3.1. Hoạt động khởi động :
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ cho học sinh, giúp HS nắm được một số bài đã học.
- Phương thức:
+ Đàm thoại, thuyết trình, câu hỏi gợi mở.
+ Hoạt động cả lớp/ cá nhân.
Cả lớp cùng xem câu tục ngữ “ Cái khó ló cái khôn”
Câu hỏi gợi mở: Qua câu tục ngữ nói về phẩm chất đạo đức nào mà em đã học?
- Dự kiến sản phẩm: Năng động, sáng tạo
- GV nhận xét dẫn dắt vào bài mới:
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: Hệ thống lại một số nội dung trọng tâm đã học
Hoạt động 1: Ôn lại các nội dung đã học.
- Mục tiêu: Nêu được nội dung các bài như: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân;Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế; Quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân; Nghĩa vụ bảo vệ Tố quốc; Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật...
- Phương thức
+ Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi.
+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.
3.3 Hoạt động luyện tập: khắc sâu củng cố, hoàn thiện những kiến thức vừa học
- Mục tiêu: khắc sâu củng cố, hoàn thiện những kiên thức vừa học.
- Phương thức:
+ Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi, bài tập trắc nghiệm.
+ Hoạt động cá nhân, cả lớp.
- GV cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm
CÂU 1. Phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách Nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung được gọi là
A. lệ phí. B. chi phí. C. thuế. D. lợi tức.
CÂU 2. Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của thuế?
A. Thuế có tác dụng ổn định thị trường.
B. Thúc đẩy nền công nghiệp phát triển.
C. Thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển.
D. Góp phần phát triển đất nước theo hướng nông nghiệp.
CÂU 3. Mọi công dân có quyền……….của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội nhằm đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
A. sử dụng năng lực, trình độ. B. tự do sử dụng sức lao động.
C. bảo vệ sức lao động. D. tự do sử dụng tiền bạc.
CÂU 4. Lao động là
A. vất vả. B. mệt nhọc. C. niềm vui. D. vinh quang.
CÂU 5. Người lao động chưa thành niên là người lao động
A. dưới 18 tuổi. B. dưới 17 tuổi. C. dưới 16 tuổi. D. dưới 15 tuổi.
HS đọc và suy nghĩ
GV dự kiến sản phẩm:
HS trình bài sản phẩm.
GV nhận xét và đánh giá, kết luận câu đúng.
3.4 Hoạt động vận dụng:
- Mục tiêu:
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống.
+ Rèn luyện cho hs ý thức về tôn trọng pháp luật.
- Phương thức:
+ Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi, bài tập trắc nghiệm.
+ Hoạt động cá nhân, cả lớp.
Bài tập 6 SGK trang 44
-Dự kiến sản phẩm: Việc làm của mẹ Bình là sai,vì ép Bình kết hôn sớm khi chưa đủ tuổi. Pháp luật không thừa nhận cuộc hôn nhân này. Bình có thể nhờ đến cơ quan Pháp luật để can thiệp.
- HS trình bày sản phẩm.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
3.5 Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Mục tiêu:
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống.
+ Rèn luyện kĩ năng để thực hiện tốt những quy định của pháp luật.
- Phương thức:
+ Diễn giảng, thuyết trình
+ Hoạt động cá nhân
GV yêu cầu HS: Sưu tầm những tấm gương tốt đã sống và làm việc theo pháp luật.
HS nhận nhiệm vụ.
GV dự kiến sản phẩm: Nguyễn Hải Thoại...
-HS trình bày sản phẩm.
-Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Củng cố lại kiến thức trọng tâm ở các nội dung đã học: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân;Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế;
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng có trách nhiệm trong lao động, học tập, ứng xử phù hợp với các chuẩn đạo đức và pháp luật đã học.
- Biết vận dụng kiến thức đã học.
3. Thái độ:
- Đồng tình với ý kiến, hành vi đúng, phê phán hành vi sai trái.
- Có thái độ học tập đúng đắn, tích cực.
- 4. Định hướng năng lực hình thành:
- - Năng lực giao tiếp, hợp tác
- - Năng lực tư duy, phê phán
- - Năng lực tìm kiếm và xử lý thông tin
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy chiếu; các phiếu bài tập; bảng phụ
- Tài liệu/tư liệu: tranh, ảnh, các bài báo, thông tin sự kiện liên quan đến bài
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Tranh, ảnh, các bài báo, thông tin sự kiện liên quan đến bài.
- Một số bài tập trong SGK.
III. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung nào?
3. Thiết kế tiến hành dạy học:
3.1. Hoạt động khởi động :
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ cho học sinh, giúp HS nắm được một số bài đã học.
- Phương thức:
+ Đàm thoại, thuyết trình, câu hỏi gợi mở.
+ Hoạt động cả lớp/ cá nhân.
Cả lớp cùng xem câu tục ngữ “ Cái khó ló cái khôn”
Câu hỏi gợi mở: Qua câu tục ngữ nói về phẩm chất đạo đức nào mà em đã học?
- Dự kiến sản phẩm: Năng động, sáng tạo
- GV nhận xét dẫn dắt vào bài mới:
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: Hệ thống lại một số nội dung trọng tâm đã học
Hoạt động 1: Ôn lại các nội dung đã học.
- Mục tiêu: Nêu được nội dung các bài như: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân;Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế; Quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân; Nghĩa vụ bảo vệ Tố quốc; Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật...
- Phương thức
+ Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi.
+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG HS | NỘI DUNG |
- GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: 2 bàn 1 nhóm, mỗi nhóm 1 bài. 1/Em hiểu hôn nhân là gì? ? Điều kiện nào chứng tỏ hôn nhân đã được Nhà nước thừa nhận? Chế độ hôn nhân Việt nam dựa trên những nguyên tắc nào? Pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào? - Gợi ý sản phẩm: Hôn nhân: Là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng, có đăng kí kết hôn, chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hạnh phúc. - Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân. 2/Những quy định cơ bản của Pháp luật nước ta về hôn nhân: a) Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta: - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. - Hôn nhân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ - Thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Cấm kết hôn trong những trường hợp: người đang có vợ hoặccó chồng, người mất năng lực hành vi dân sự. + Giữa những người cùng dòng máu trực hệ + Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời + Cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con rieng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng, giữa những người có cùng giới tính. - Giáo viên nhận xét và chỉnh sửa kết quả học sinh, chốt lại ý đúng sau khi học sinh trình bày và bổ sung ý kiến. 3/Thế nào là quyền tự do kinh doanh?Nội dung quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh.Thuế là gì? Thuế có tác dụng gì?Công dân có nghĩa vụ gì trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế? - Gợi ý sản phẩm: Thế nào là quyền tự do kinh doanh? Là quyền được lựa chọn hình thức, tổ chức kinh tế, nghành nghề và quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước. 4/ Nội dung quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh: - Đượclựa chọn hình thức, tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh. - Kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghị trong giấy phép. - Không được kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm. 5/Thuế: là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung. 6/Vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: -Thuế có tác dụng ổn định thị trường,điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo kinh tế phát triển theo định hướng của Nhà nước. 7/Nghĩa vụ đóng thuế của công dân: - Phải kê khai, đăng kí với cơ quan thuế. - Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sổ sách, kế toán. - Đóng thuế đủ, đúng kì hạn. - Giáo viên nhận xét và chỉnh sửa kết quả học sinh, chốt lại ý đúng sau khi học sinh trình bày và bổ sung ý kiến. 8/ Em hiểu thế nào là lao động? Nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích người lao động trong những hoạt động nào? Gợi ý sản phẩm: Thế nào là lao động. - Là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải, vật chất, giá trị tinh thần cho xã hội. - Là hoạt động chủ yếu của con người là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước, nhân loại 9/ Nội dung quyền và nghĩa vụ công dân. - Quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp; - Nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước. 10/Trách nhiệm của Nhà nước: Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động. Khuyến khích, tạo điều kiện hoạc giúp đỡ các hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, sản xuất kinh doanh, thu hút lao động. 11/ Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Nội dung bảo vệ Tổ quốc. HS BVTQ như thws nào? 12/ Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là gì? | - Thực hiện nhóm, thảo luận nhóm theo yêu cầu. - Các nhóm trình bày sản phẩm và nhận xét - Thực hiện nhóm, thảo luận nhóm theo yêu cầu. - Các nhóm trình bày sản phẩm và nhận xét - Thực hiện nhóm, thảo luận nhóm theo yêu cầu. - Các nhóm trình bày sản phẩm và nhận xét | 1. Hôn nhân là gì? Là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng, có đăng kí kết hôn, chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hạnh phúc. - Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân. 2. Những quy định cơ bản của Pháp luật nước ta về hôn nhân: a) Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta: - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. - Hôn nhân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ - Thực hiện kế hoạch hóa gia đình. b. Cấm kết hôn trong những trường hợp: người đang có vợ hoặc có chồng, người mất năng lực hành vi dân sự. + Giữa những người cùng dòng máu trực hệ + Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời + Cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con rieng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng, giữa những người có cùng giới tính. 3.Thế nào là quyền tự do kinh doanh? Là quyền được lựa chọn hình thức, tổ chức kinh tế, nghành nghề và quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước. 4. Nội dung quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh: - Được lựa chọn hình thức, tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh. - Kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghị trong giấy phép. - Không được kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm. 5. Thuế: là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung. 6. Vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: -Thuế có tác dụng ổn định thị trường,điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo kinh tế phát triển theo định hướng của Nhà nước. 7. Nghĩa vụ đóng thuế của công dân: - Phải kê khai, đăng kí với cơ quan thuế. - Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sổ sách, kế toán. - Đóng thuế đủ, đúng kì hạn. 8. Thế nào là lao động. - Là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải, vật chất, giá trị tinh thần cho xã hội. - Là hoạt động chủ yếu của con người là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước, nhân loại 9. Nội dung quyền và nghĩa vụ công dân. - Quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp; - Nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước. 10. Trách nhiệm của Nhà nước: Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động. Khuyến khích, tạo điều kiện hoạc giúp đỡ các hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, sản xuất kinh doanh, thu hút lao động. 11/ Bảo vệ Tổ quốc: Bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN và Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Nội dung bảo vệ Tổ quốc: + Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân. + Thực hiện nghĩa vụ quân sự. + Thực hiện chính sách hậu phương quân đội. + Bảo vệ trật tự an ninh xã hội. HS BVTQ : Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức. Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh ở trường, nơi cư trú. Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự Vận động mọi người cùng tham gia. 12/- Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội. - Tuân theo pháp luật là sống và hành động theo các quy định của pháp luật. |
- Mục tiêu: khắc sâu củng cố, hoàn thiện những kiên thức vừa học.
- Phương thức:
+ Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi, bài tập trắc nghiệm.
+ Hoạt động cá nhân, cả lớp.
- GV cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm
CÂU 1. Phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách Nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung được gọi là
A. lệ phí. B. chi phí. C. thuế. D. lợi tức.
CÂU 2. Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của thuế?
A. Thuế có tác dụng ổn định thị trường.
B. Thúc đẩy nền công nghiệp phát triển.
C. Thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển.
D. Góp phần phát triển đất nước theo hướng nông nghiệp.
CÂU 3. Mọi công dân có quyền……….của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội nhằm đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
A. sử dụng năng lực, trình độ. B. tự do sử dụng sức lao động.
C. bảo vệ sức lao động. D. tự do sử dụng tiền bạc.
CÂU 4. Lao động là
A. vất vả. B. mệt nhọc. C. niềm vui. D. vinh quang.
CÂU 5. Người lao động chưa thành niên là người lao động
A. dưới 18 tuổi. B. dưới 17 tuổi. C. dưới 16 tuổi. D. dưới 15 tuổi.
HS đọc và suy nghĩ
GV dự kiến sản phẩm:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | A | B | D | A |
HS trình bài sản phẩm.
GV nhận xét và đánh giá, kết luận câu đúng.
3.4 Hoạt động vận dụng:
- Mục tiêu:
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống.
+ Rèn luyện cho hs ý thức về tôn trọng pháp luật.
- Phương thức:
+ Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi, bài tập trắc nghiệm.
+ Hoạt động cá nhân, cả lớp.
Bài tập 6 SGK trang 44
-Dự kiến sản phẩm: Việc làm của mẹ Bình là sai,vì ép Bình kết hôn sớm khi chưa đủ tuổi. Pháp luật không thừa nhận cuộc hôn nhân này. Bình có thể nhờ đến cơ quan Pháp luật để can thiệp.
- HS trình bày sản phẩm.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
3.5 Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Mục tiêu:
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống.
+ Rèn luyện kĩ năng để thực hiện tốt những quy định của pháp luật.
- Phương thức:
+ Diễn giảng, thuyết trình
+ Hoạt động cá nhân
GV yêu cầu HS: Sưu tầm những tấm gương tốt đã sống và làm việc theo pháp luật.
HS nhận nhiệm vụ.
GV dự kiến sản phẩm: Nguyễn Hải Thoại...
-HS trình bày sản phẩm.
-Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động