- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,010
- Điểm
- 113
tác giả
Giáo án tự chọn ngữ văn 12
YOPOVN xin giới thiệu đến thầy cô Giáo án tự chọn ngữ văn 12. Đây là giáo án tự chọn môn ngữ văn lớp 12 cả năm bám sát nhất vào chương trình giáo dục hiện nay. Thầy cô download Giáo án tự chọn ngữ văn 12 được biên soạn dưới dạng file word tại mục đính kèm.
Ngày soạn: 1/9/2021
Ngày dạy:
Tiết 1. Tiếng Việt.
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS
1. Kiến thức : Củng cố kiến thức về tu từ ngữ âm , cú pháp. Một số biện pháp tu từ ( so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp…) và các kiểu câu thường gặp (đơn, đặc biệt, cảm thán…).
2. Kĩ năng: Luyện kĩ năng nhận biết các biện pháp tu từ và các kiểu câu.
3. Tư duy, thái độ: Tình yêu tiếng Việt.
B. PHƯƠNG TIỆN:
GV: Đọc SGK, tài liệu, soạn giáo án.
HS: Ôn tập các biện pháp tu từ đã học và các kiểu câu trong văn bản.
C. PHƯƠNG PHÁP
HS làm bài tập, thảo luận, trình bày trước lớp, GV tổng kết, chốt lại những kiến thức và kĩ năng cơ bản.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ: Không
3.Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó (từ, câu, văn bản) trong một ngôn ngữ cảnh cụ thể nhằm mục đích tạo ra một hiệu quả nhất định với người đọc, người nghe như ấn tượng về một hình ảnh, một cảm xúc, một thái độ…
So với cách sử dụng ngôn ngữ thông thường, sử dụng biện pháp tu từ đúng sẽ tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm.
XEM THÊM:
YOPOVN xin giới thiệu đến thầy cô Giáo án tự chọn ngữ văn 12. Đây là giáo án tự chọn môn ngữ văn lớp 12 cả năm bám sát nhất vào chương trình giáo dục hiện nay. Thầy cô download Giáo án tự chọn ngữ văn 12 được biên soạn dưới dạng file word tại mục đính kèm.
Ngày soạn: 1/9/2021
Ngày dạy:
Tiết 1. Tiếng Việt.
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS
1. Kiến thức : Củng cố kiến thức về tu từ ngữ âm , cú pháp. Một số biện pháp tu từ ( so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp…) và các kiểu câu thường gặp (đơn, đặc biệt, cảm thán…).
2. Kĩ năng: Luyện kĩ năng nhận biết các biện pháp tu từ và các kiểu câu.
3. Tư duy, thái độ: Tình yêu tiếng Việt.
B. PHƯƠNG TIỆN:
GV: Đọc SGK, tài liệu, soạn giáo án.
HS: Ôn tập các biện pháp tu từ đã học và các kiểu câu trong văn bản.
C. PHƯƠNG PHÁP
HS làm bài tập, thảo luận, trình bày trước lớp, GV tổng kết, chốt lại những kiến thức và kĩ năng cơ bản.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức.
Lớp | Sĩ số | HS vắng |
12A3 | ||
12A4 | ||
12A5 |
2.Kiểm tra bài cũ: Không
3.Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó (từ, câu, văn bản) trong một ngôn ngữ cảnh cụ thể nhằm mục đích tạo ra một hiệu quả nhất định với người đọc, người nghe như ấn tượng về một hình ảnh, một cảm xúc, một thái độ…
So với cách sử dụng ngôn ngữ thông thường, sử dụng biện pháp tu từ đúng sẽ tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm.
XEM THÊM:
- Đề Thi HSG Ngữ Văn 12
- Đề thi ngữ văn lớp 12 học kì 1
- Đề Thi HSG Ngữ Văn 12 Cấp Trường
- GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ LỚP 12 MÔN NGỮ VĂN
- Tài liệu ôn tập ngữ văn 12
- Đề thi học sinh giỏi ngữ văn 12
- trắc nghiệm môn ngữ văn lớp 12
- ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 NGỮ VĂN HỌC KÌ 1
- Đề thi HSG Văn 12 mới nhất
- Giáo án ngữ văn 12 cơ bản cả năm
- Phân tích bản tuyên ngôn độc lập văn 12
- Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 12
- Đề Khảo Sát Chất Lượng Ngữ Văn 12
- Đề Thi HSG Ngữ Văn 12 NĂM 2021
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành - GV cho HS nêu khái niệm các phép tu từ từ vựng và lấy được các VD. GV chia nhóm cho HS thảo luận theo từng dạng bài tập. Bài tập 1. Nhận xét về nhịp điệu và âm hưởng của những câu văn sau và nêu tác dụng của nó đối với việc miêu tả nét hùng vĩ của dòng sông Đà? “Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá , đá xô sóng........bụng thuyền ra.” (Nguyễn Tuân,Người lái đò sông Đà) Bài tập 2. Phân tích tác dụng tạo hình tượng của việc điệp vần trong các từ láy ở 2 câu thơ sau: “Đoạn trường thay lúc phân kì! Vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh.” (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Bài tập 3. Xác định phép lặp cú pháp( phối hợp với phép đối) và phân tích tác dụng của nó trong đoạn thơ sau: “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.” (Nguyễn Du, Truyện Kiều). Bài tập 4. Phân tích tác dụng của phép chêm xen trong những câu sau: a)Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. (Anh Đức, Hòn Đất). b)Cô gái như chùm hoa lặng lẽ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu. (Anh vô tình anh chẳng biết điều Tôi đã đến với anh rồi đấy...) (Phan TT Nhàn, Hương thầm). Bài 5. Tìm và phân tích các hoán dụ trong các ví dụ sau: a. Chồng ta áo rách ta thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người. (Ca dao) b. Sen tàn cúc lại nở hoa Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân (Nguyễn Du) c. Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá... (Chế Lan Viên) | I. Củng cố lí thuyết Các biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, nói giảm - nói tránh…. II. Bài tập 1.Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu. -Nhịp điệu dồn dập phối hợp với phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp: (...)Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió... -Dùng từ gùn ghè vừa có âm thanh cụ thể, vừa tạo hình ảnh hung dữ của 1 con mãnh thú. -Dùng 1 số từ có tính hình tượng và biểu cảm rõ rệt: cuồn cuộn, đòi nợ xuýt. 2. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh. Trong 2 câu thơ TK, tác giả dùng 2 từ láy: khấp khểnh, gập ghềnh. -Ở mỗi từ láy, có điệp âm đầu(kh-kh, g-gh) và chuyển đổi vần( ấp-ênh). -Hai từ láy điệp vần ấp-ênh. Tác dụng: tạo ra hình ảnh con đường mấp mô, vó ngựa và bánh xe luôn ở trạng thái chuyển động khó khăn, xóc nảy, trục trặc.Đồng thời cũng gián tiếp bộc lộ tâm trạng đau khổ, bất an của nàng Kiều lúc phải li biệt gia đình để bán mình cho Mã Giám sinh. 3. Phép lặp cú pháp. Trong đoạn thơ có 2 lần dùng phép lặp cú pháp(phối hợp với phép đối): -Vẻ non xa/ tấm trăng gần. cả 2 đều là 2 cụm danh từ có kết cấu cú pháp giống nhau: Danh từ chỉ đơn vị( vẻ ,tấm), danh từ chỉ vật thể( non, trăng), tính từ( xa, gần). -Cát vàng cồn nọ/ bụi hồng dặm kia. Cả 2 đều là kết cấu chủ - vị: C: các cụm danh từ gồm danh từ chỉ vật và tính từ chỉ màu(cát vàng, bụi hồng). V: các cụm danh từ gồm danh từ chỉ vật và đại từ chỉ định( cồn nọ, dặm kia). Tác dụng chung của phép lặp cú pháp trong đoạn thơ này: khắc hoạ khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên bên ngoài( có sự gần gũi, tình cảm của vạn vật,có cả sự ồn ào sôi động của cuộc sống) để đối lập với cái cô đơn nhỏ bé của nàng Kiều trong lầu Ngưng Bích. 4. Phép chêm xen. a)Có 2 lần dùng phép chêm xen( bắt đầu bằng từ nơi). Tác dụng: Ghi chú 2 thông tin quan trọng về “cái chốn này”. Đó là nơi chị Sứ đã sinh ra và cũng là nơi nuôi dưỡng chị lớn lên và trưởng thành. b)Phần chêm xen đặt trong ngoặc đơn. Tác dụng: thể hiện 1 cách kín đáo, tế nhị lời nói thầm kín của cô gái với chàng trai- hương thầm cuả chùm hoa là cách bộc lộ tình yêu của cô gái. Bài 5. a. “ áo rách” là hoán dụ lấy quần áo (áo rách) để thay cho con người (người nghèo khổ). “áo gấm” cũng là hoán dụ lấy quần áo (áo gấm) để thay cho con người( người giàu sang, quyền quí). b. “ Sen” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa sen) để chỉ mùa (mùa hạ). Cúc” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa cúc) để chỉ mùa (mùa thu). - Chỉ với hai câu thơ nhưng Nguyễn Du đã diễn đạt được bốn mùa chuyển tiếp trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông bước sang, đông tàn, xuân lại ngự trị. c. “Viên gạch hồng” là hoán dụ lấy đồ vật (viên gạch hồng) để biểu trưng cho nghị lực thép, ý chí thép của con người. (Bác Hồ vĩ đại). - “ Băng giá” là hoán dụ lấy hiện tượng tiêu biểu (cái lạnh ở Pa-ri) để gọi thay cho mùa (mùa đông) |