Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
HỘI THI GVCN LỚP GIỎI CẤP TRƯỜNG, NĂM HỌC 2023-2024: SKKN Kỷ luật tích cực - giải pháp ngăn ngừa bạo lực học đường trong lớp chủ nhiệm được soạn dưới dạng file word/ powerpoint gồm các thư mục, file, links. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Việc giáo dục học sinh là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó vai trò của nhà trường, thầy cô đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm là người quản lí giáo dục toàn diện học sinh ở một lớp về học tập, đạo đức, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
Tuy nhiên, thời gian qua, vấn nạn bạo lực học đường có xu hướng gia tăng và biến tướng dưới nhiều hình thức, hoặc biểu lộ công khai hoặc ngấm ngầm đe dọa, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí học sinh và an ninh an toàn trường học. Trước thực tế đó, giáo viên chủ nhiệm cần thể hiện vai trò của mình trong việc phòng chống và ngăn ngừa bạo lực ngay tại lớp học. Tuy nhiên trong công tác chủ nhiệm, nhiều giáo viên chưa quan tâm, đầu tư về vấn đề phòng chống và ngăn ngừa bạo lực học đường. Trong khi đó tâm lí lứa tuổi học sinh THCS thường xuyên chịu tác động của ngoại cảnh, công nghệ 4.0, biện pháp giáo dục kỉ luật nghiêm khắc không mang lại hiệu quả mà còn là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bạo lực học đường. Vì vậy đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm đầu tư nhiều hơn để công tác phòng chống và ngăn ngừa bạo lực học đường có hiệu quả.
Trong những năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy rằng, sự quan tâm chia sẻ, sự động viên sát sao của giáo viên chủ nhiệm sẽ góp phần quan trọng để phòng chống và ngăn ngừa bạo lực học đường. Với những lý do trên, tôi chọn giải pháp “Kỷ luật tích cực – giải pháp ngăn ngừa bạo lực học đường trong lớp chủ nhiệm.” để áp dụng vào thực tế và đã thu lại kết quả tích cực.
2. Đối tượng và phương pháp thực hiện:
- Đối tượng: học sinh lớp 7B3 – lớp do tôi trực tiếp chủ nhiệm trong năm học 2022-2023.
- Phương pháp thực hiện:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu; phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phương pháp bảng hỏi (phiếu điều tra), phương pháp so sánh đối chiếu; phương pháp phỏng vấn; phương pháp quan sát; phương pháp phân tích, đánh giá và xử lý số liệu; phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình; phương pháp thống kê, phân loại…
- Mục tiêu:
+ Giúp HS chấp hành tốt nội quy, có thái độ cư xử, hành vi đúng đắn, học được cách kiềm chế cảm xúc, tránh xa bạo lực.
+ Giáo viên sẽ hiểu về HS nhiều hơn từ đó có các biện pháp giúp các em vượt qua những khó khăn để học tập tốt hơn.
+ Học sinh thấy được trách nhiệm của mình, biết lắng nghe, tôn trọng người khác, chia sẻ, bày tỏ những tâm tư nguyện vọng với giáo viên.
+ Tạo môi trường lớp học thân thiện, tôn trọng, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết cách giải quyết xung đột không bằng bạo lực.
+ Rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng kìm chế cảm xúc, ngoan ngoãn, lễ phép.
+ Phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm của HS.
+ Tham gia vào các hoạt động tập thể, tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằm tăng tính thiện và tính hướng thiện để ngăn ngừa bạo lực học đường.
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Việc giáo dục học sinh là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó vai trò của nhà trường, thầy cô đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm là người quản lí giáo dục toàn diện học sinh ở một lớp về học tập, đạo đức, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
Tuy nhiên, thời gian qua, vấn nạn bạo lực học đường có xu hướng gia tăng và biến tướng dưới nhiều hình thức, hoặc biểu lộ công khai hoặc ngấm ngầm đe dọa, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí học sinh và an ninh an toàn trường học. Trước thực tế đó, giáo viên chủ nhiệm cần thể hiện vai trò của mình trong việc phòng chống và ngăn ngừa bạo lực ngay tại lớp học. Tuy nhiên trong công tác chủ nhiệm, nhiều giáo viên chưa quan tâm, đầu tư về vấn đề phòng chống và ngăn ngừa bạo lực học đường. Trong khi đó tâm lí lứa tuổi học sinh THCS thường xuyên chịu tác động của ngoại cảnh, công nghệ 4.0, biện pháp giáo dục kỉ luật nghiêm khắc không mang lại hiệu quả mà còn là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bạo lực học đường. Vì vậy đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm đầu tư nhiều hơn để công tác phòng chống và ngăn ngừa bạo lực học đường có hiệu quả.
Trong những năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy rằng, sự quan tâm chia sẻ, sự động viên sát sao của giáo viên chủ nhiệm sẽ góp phần quan trọng để phòng chống và ngăn ngừa bạo lực học đường. Với những lý do trên, tôi chọn giải pháp “Kỷ luật tích cực – giải pháp ngăn ngừa bạo lực học đường trong lớp chủ nhiệm.” để áp dụng vào thực tế và đã thu lại kết quả tích cực.
2. Đối tượng và phương pháp thực hiện:
- Đối tượng: học sinh lớp 7B3 – lớp do tôi trực tiếp chủ nhiệm trong năm học 2022-2023.
- Phương pháp thực hiện:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu; phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phương pháp bảng hỏi (phiếu điều tra), phương pháp so sánh đối chiếu; phương pháp phỏng vấn; phương pháp quan sát; phương pháp phân tích, đánh giá và xử lý số liệu; phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình; phương pháp thống kê, phân loại…
- Mục tiêu:
+ Giúp HS chấp hành tốt nội quy, có thái độ cư xử, hành vi đúng đắn, học được cách kiềm chế cảm xúc, tránh xa bạo lực.
+ Giáo viên sẽ hiểu về HS nhiều hơn từ đó có các biện pháp giúp các em vượt qua những khó khăn để học tập tốt hơn.
+ Học sinh thấy được trách nhiệm của mình, biết lắng nghe, tôn trọng người khác, chia sẻ, bày tỏ những tâm tư nguyện vọng với giáo viên.
+ Tạo môi trường lớp học thân thiện, tôn trọng, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết cách giải quyết xung đột không bằng bạo lực.
+ Rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng kìm chế cảm xúc, ngoan ngoãn, lễ phép.
+ Phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm của HS.
+ Tham gia vào các hoạt động tập thể, tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằm tăng tính thiện và tính hướng thiện để ngăn ngừa bạo lực học đường.