Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC TRANH ẢNH, LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10, 11 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 21 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam đang từng bước được đổi mới đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Đảng ta đã xác định giáo dục là “quốc sách hàng đầu”. Thực hiện mục tiêu giáo dục “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Ngày nay khi nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công cuộc đổi mới đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục, phải “xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo”. Sự đổi mới về mục tiêu, nội dung dạy học đòi hỏi có những đổi mới về phương pháp dạy học.
Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm người thầy chỉ giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn giúp học sinh tích cực chủ động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức mới song song với việc hình thành các kỹ năng cơ bản. Với đặc trưng của bộ môn Lịch sử thì việc đổi mới phương pháp dạy học là vô cùng cần thiết và cấp bách, bởi vì ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và bổ ích thì giáo viên cũng phải hình thành cho các em những khái niệm cơ bản. Đồng thời giáo viên giúp học sinh nhận thức đúng về những chặng đường phát triển của lịch sử thế giới cũng như của lịch sử dân tộc. Qua đó giúp các em có những nhận thức đúng về lịch sử và vai trò của bộ môn. Lịch sử là bộ môn khoa học xã hội chuyên nghiên cứu tìm hiểu về những gì đã diễn ra trong quá khứ, yêu cầu học sinh phải có sự tư duy, phân tích, so sánh để nắm được những nội dung kiến thức cơ bản. Do đó hiểu được một vấn đề lịch sử là rất khó và phức tạp.
Qua quá trình giảng dạy lịch sử ở trường THPT hiện nay tôi nhận thấy một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa xác định đúng về việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Không ít giáo viên vẫn chỉ áp dụng phương pháp dạy học truyền thống, nghĩa là giáo viên lo truyền đạt hết những nội dung trong sách giáo khoa còn học sinh cố gắng chép được những nội dung mà thầy cô đọc cho chép. Giáo viên và học sinh gần như quên những tranh ảnh, lược đồ của bài học, chỉ chú trọng đơn thuần đến kênh chữ trong sách giáo khoa. Do đó trong thực tế giảng dạy giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chưa gây được hứng thú của học sinh. Vì thế đổi mới phương pháp sử dụng thiết bị dạy học Lịch sử và khai thác tích cực tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa ở trường THPT là việc làm vô cùng cần thiết để thông qua đó giáo viên dễ hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh hoặc giúp các em nhớ lâu, nhớ kỹ được những nội dung của bài.
Về phía học sinh, phần lớn các em chưa chú tâm học tập bộ môn, nhiều em vẫn cho rằng đây là môn học phụ chỉ cần học thuộc lòng những gì thầy, cô cho ghi là đủ không cần hiểu được bản chất và ý nghĩa giáo dục của sự kiện đó như thế nào. Vì nhận thức như vậy do đó kết quả kiểm tra của các em còn rất thấp, hầu như kiến thức các em nắm được rất hời hợt, và đặc biệt hầu như các em chưa có khả năng tư duy về lịch sử. Đánh giá qua kết quả thi Đại học, cao đẳng năm học vừa qua, năm 2010 – 2011, điểm thi môn Lịch sử của học sinh là rất thấp, cho thấy việc học sinh nắm bắt và nhận thức nội dung lịch sử còn rất hạn chế.
Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy, tôi nhận thấy đối với mỗi giáo viên cần phải nhận thức đúng cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học thì việc thay đổi nhận thức của cả giáo viên và học sinh về sử dụng đồ dùng dạy học là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên trong điều kiện hiện tại đồ dùng dạy học còn thiếu thốn, việc khai thác tranh ảnh - lược đồ, những phương tiện sẵn có của sách giáo khoa, sao cho hiệu quả cũng là một giải pháp thiết thực nhằm thực hiện được những mục tiêu bộ môn đề ra và tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử, vì vậy tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“Hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10, 11 theo hướng tích cực ở trường THPT”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Sử dụng và khai thác tích cực tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa là cách thức làm việc phối hợp thống nhất giữa thầy và trò nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy và học. Để phương pháp này thực hiện được tốt giáo viên phải kết hợp thuần thục giữa hoạt động học của học sinh và hoạt động dạy của giáo viên. Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy, phương pháp học có liên quan chặt chẽ với phương pháp khoa học và tâm lý học của sự lĩnh hội kiến thức.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam đang từng bước được đổi mới đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Đảng ta đã xác định giáo dục là “quốc sách hàng đầu”. Thực hiện mục tiêu giáo dục “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Ngày nay khi nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công cuộc đổi mới đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục, phải “xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo”. Sự đổi mới về mục tiêu, nội dung dạy học đòi hỏi có những đổi mới về phương pháp dạy học.
Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm người thầy chỉ giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn giúp học sinh tích cực chủ động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức mới song song với việc hình thành các kỹ năng cơ bản. Với đặc trưng của bộ môn Lịch sử thì việc đổi mới phương pháp dạy học là vô cùng cần thiết và cấp bách, bởi vì ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và bổ ích thì giáo viên cũng phải hình thành cho các em những khái niệm cơ bản. Đồng thời giáo viên giúp học sinh nhận thức đúng về những chặng đường phát triển của lịch sử thế giới cũng như của lịch sử dân tộc. Qua đó giúp các em có những nhận thức đúng về lịch sử và vai trò của bộ môn. Lịch sử là bộ môn khoa học xã hội chuyên nghiên cứu tìm hiểu về những gì đã diễn ra trong quá khứ, yêu cầu học sinh phải có sự tư duy, phân tích, so sánh để nắm được những nội dung kiến thức cơ bản. Do đó hiểu được một vấn đề lịch sử là rất khó và phức tạp.
Qua quá trình giảng dạy lịch sử ở trường THPT hiện nay tôi nhận thấy một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa xác định đúng về việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Không ít giáo viên vẫn chỉ áp dụng phương pháp dạy học truyền thống, nghĩa là giáo viên lo truyền đạt hết những nội dung trong sách giáo khoa còn học sinh cố gắng chép được những nội dung mà thầy cô đọc cho chép. Giáo viên và học sinh gần như quên những tranh ảnh, lược đồ của bài học, chỉ chú trọng đơn thuần đến kênh chữ trong sách giáo khoa. Do đó trong thực tế giảng dạy giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chưa gây được hứng thú của học sinh. Vì thế đổi mới phương pháp sử dụng thiết bị dạy học Lịch sử và khai thác tích cực tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa ở trường THPT là việc làm vô cùng cần thiết để thông qua đó giáo viên dễ hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh hoặc giúp các em nhớ lâu, nhớ kỹ được những nội dung của bài.
Về phía học sinh, phần lớn các em chưa chú tâm học tập bộ môn, nhiều em vẫn cho rằng đây là môn học phụ chỉ cần học thuộc lòng những gì thầy, cô cho ghi là đủ không cần hiểu được bản chất và ý nghĩa giáo dục của sự kiện đó như thế nào. Vì nhận thức như vậy do đó kết quả kiểm tra của các em còn rất thấp, hầu như kiến thức các em nắm được rất hời hợt, và đặc biệt hầu như các em chưa có khả năng tư duy về lịch sử. Đánh giá qua kết quả thi Đại học, cao đẳng năm học vừa qua, năm 2010 – 2011, điểm thi môn Lịch sử của học sinh là rất thấp, cho thấy việc học sinh nắm bắt và nhận thức nội dung lịch sử còn rất hạn chế.
Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy, tôi nhận thấy đối với mỗi giáo viên cần phải nhận thức đúng cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học thì việc thay đổi nhận thức của cả giáo viên và học sinh về sử dụng đồ dùng dạy học là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên trong điều kiện hiện tại đồ dùng dạy học còn thiếu thốn, việc khai thác tranh ảnh - lược đồ, những phương tiện sẵn có của sách giáo khoa, sao cho hiệu quả cũng là một giải pháp thiết thực nhằm thực hiện được những mục tiêu bộ môn đề ra và tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử, vì vậy tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“Hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10, 11 theo hướng tích cực ở trường THPT”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Sử dụng và khai thác tích cực tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa là cách thức làm việc phối hợp thống nhất giữa thầy và trò nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy và học. Để phương pháp này thực hiện được tốt giáo viên phải kết hợp thuần thục giữa hoạt động học của học sinh và hoạt động dạy của giáo viên. Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy, phương pháp học có liên quan chặt chẽ với phương pháp khoa học và tâm lý học của sự lĩnh hội kiến thức.