Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Kế hoạch bài dạy chuyên đề Lịch sử 10 - CHUYÊN ĐỀ 2: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 130 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
MỤC TIÊU
Giải thích được các khái niệm “di sản văn hóa”, “bảo tồn di sản văn hóa”. Nêu được ý nghĩa của di sản văn hóa.
Chỉ ra được một số cách phân loại, xếp hạng di sản văn hóa.
Phân tích được mục đích và ý nghĩa của việc phân loại, xếp hạng di sản văn hóa; cơ sở khoa học, mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Trình bày và giải thích được vai trò, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.
Xác định được vị trí phân bố các di sản văn hóa tiêu biểu trên lược đồ và giới thiệu được nét cơ bản về một số di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam.
Có ý thức trách nhiệm, sẵn sàng đóng góp và vận động người khác cùng tham gia vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
+ Giao tiếp và hợp tác: Thông qua việc trao đổi, hoạt động nhóm, thảo luận, tổ chức trò chơi để giải quyết các nhiệm vụ học tập về di sản văn hóa.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc vận dụng các thao tác của tư duy để khám phá, chiếm lĩnh kiến thức mới; Biết sử dụng các phương pháp học tập tích cực để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc giải thích được khái niệm “di sản văn hóa”, “bảo tồn di sản văn hóa”; phân tích được mục đích và ý nghĩa của việc phân loại và xếp hạng di sản văn hóa, cơ sở khoa học của công tác bảo tồn di sản văn hóa, mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Có thái độ trân trọng giá trị của di sản văn hóa, xác định trách nhiệm trong việc góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa địa phương.
Tư liệu viết của UNESCO về di sản; các văn bản quy pháp quy của Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các địa phương về di sản văn hóa Việt Nam.
Sơ đồ, tranh ảnh, bảng thống kê, lược đồ, lược đồ trống Việt Nam, video clip, phim tư liệu do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện và trên các trang địa phương chính thống uy tín có nội dung gắn liền với di sản văn hóa.
Phiếu học tập, bảng phụ.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung chuyên đề Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam.
MỤC TIÊU
Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:Giải thích được các khái niệm “di sản văn hóa”, “bảo tồn di sản văn hóa”. Nêu được ý nghĩa của di sản văn hóa.
Chỉ ra được một số cách phân loại, xếp hạng di sản văn hóa.
Phân tích được mục đích và ý nghĩa của việc phân loại, xếp hạng di sản văn hóa; cơ sở khoa học, mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Trình bày và giải thích được vai trò, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.
Xác định được vị trí phân bố các di sản văn hóa tiêu biểu trên lược đồ và giới thiệu được nét cơ bản về một số di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam.
Có ý thức trách nhiệm, sẵn sàng đóng góp và vận động người khác cùng tham gia vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
Năng lực
Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: thông qua việc sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu về di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam.+ Giao tiếp và hợp tác: Thông qua việc trao đổi, hoạt động nhóm, thảo luận, tổ chức trò chơi để giải quyết các nhiệm vụ học tập về di sản văn hóa.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc vận dụng các thao tác của tư duy để khám phá, chiếm lĩnh kiến thức mới; Biết sử dụng các phương pháp học tập tích cực để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
Năng lực lịch sử:
+ Năng lực tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc khai thác thông tin, tư liệu, sơ đồ, tranh ảnh, bảng thống kê, lược đồ,….để chỉ ra được các cách phân loại, xếp hạng di sản văn hóa; trình bày và giải thích được vai trò, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa; xác định được vị trí phân bố các di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam trên lược đồ và giới thiệu được nét cơ bản về một số di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam.+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc giải thích được khái niệm “di sản văn hóa”, “bảo tồn di sản văn hóa”; phân tích được mục đích và ý nghĩa của việc phân loại và xếp hạng di sản văn hóa, cơ sở khoa học của công tác bảo tồn di sản văn hóa, mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Phẩm chất
Góp phần giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, lòng ngưỡng mộ, biết ơn thế hệ cha ông đã tạo ra những di sản văn hóa quý báu.Có thái độ trân trọng giá trị của di sản văn hóa, xác định trách nhiệm trong việc góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa địa phương.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với giáo viên
Sách Chuyên đề học tập Lịch sử 10, SGV Chuyên đề học tập Lịch sử 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).Tư liệu viết của UNESCO về di sản; các văn bản quy pháp quy của Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các địa phương về di sản văn hóa Việt Nam.
Sơ đồ, tranh ảnh, bảng thống kê, lược đồ, lược đồ trống Việt Nam, video clip, phim tư liệu do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện và trên các trang địa phương chính thống uy tín có nội dung gắn liền với di sản văn hóa.
Phiếu học tập, bảng phụ.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
Sách chuyên đề học tập Lịch sử 10.Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung chuyên đề Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam.