Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỊCH SỬ 10 SGK CHÂN TRỜI SÁNG TẠO THEO CV 5512 được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 209 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Tiết 1, 2, 3
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
Tiết 1, 2, 3
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC. VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC
BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC CON NGƯỜI NHẬN THỨC
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được khái niệm Lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.
- Trình bày được khái niệm, đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học.
- Giải thích được sự cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời. Biết cách sưu tầm, xử lí thông tin, sử liệu để học tập và khám phá lịch sử.
- Vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích những vấn đề thời sự trong nước và thế giới, những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
- Quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hoá của dân tộc Việt Nam và trên thế giới
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề liên quan đến Lịch sử và Sử học.
- Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy, cô giáo. Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.
- Năng lực riêng:
- Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Trình bày được khái niệm Lịch sử; Biết cách khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu để tìm hiểu hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử; Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của Sử học. Trình bày được đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học thông qua ví dụ cụ thể.
- Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được khái niệm Sử học; Phân biệt được các nguồn sử liệu; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử ; Nêu được ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học. Phân biệt được các nguồn sử liệu: chữ viết, hiện vật lịch sử. Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học.
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng:Bước đầu vận dụng được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản).
- Trung thực: Báo cáo trung thực kết quả học tập của cá nhân hoặc nhóm.
- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các hoạt động do GV thiết kế.