- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Kế hoạch dạy học địa lí 10 kết nối tri thức CẢ NĂM LINK DRIVE được soạn dưới dạng file word gồm 96 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Ngày soạn:
Ngày kí: ………
A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
Bài mở đầu. MÔN ĐỊA LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức, kĩ năng:
- Khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.
- Xác định được vai trò của môn Địa lí với đời sống.
- Liên hệ kiến thức môn Địa lí đã học, mối quan hệ giữa kiến thức môn Địa lí và kiến thức các môn học có liên quan.
- Xác định được các ngành nghề có liên quan đến kiến thức Địa lí, giải thích được tại sao kiến thức môn Địa lí có lợi thế và phát huy tốt trong nhiều lĩnh vực nghwf nghiệp khác nhau trong cuộc sống.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet phục vụ môn học.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Yêu thích và gắn bó với nghề nghiệp liên quan đến môn Địa lí.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video về môn Địa lí, các ngành nghề liên quan đến môn Địa lí.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
- Tạo kết nối kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về kiến thức, vai trò của môn Địa lí đã học ở cấp dưới với bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của học sinh.
b. Nội dung
HS thực hiện 1 vở kịch ngắn để trả lời được câu hỏi: Theo em, những ngành nghề nào có liên quan đến môn Địa lí?
c. Sản phẩm
Vở kịch hoàn thiện với sự diễn xuất của HS; sau đó HS sẽ đưa ra các ý kiến khác nhau dựa trên hiểu biết của bản thân. Các ý kiến có thể đúng hoặc chưa đúng, trên cơ sở đó GV hướng HS tới bài học.
Câu chuyện diễn ra trong chuyến du lịch hè của đại gia đình hai anh em An đến thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Chuyến xe gồm 16 người gồm ông bà nôi, gia đình bác cả, gia đình chú ba, gia đình cô út và gia đình An. Đặc biệt trên xe có 1 bác tài vui tính và 1 cô hướng dẫn viên xinh đẹp của công ty du lịch. Xe xuất phát từ quê An ở thị trấn A, đi khoảng 1h thì qua Hà Nôi, cô hướng dẫn viên sau khi làm quen hết các thành viên của gia đình thì bắt đầu giới thiệu một số nét nổi bật về Hà Nội, thủ đô của cả nước. Qua Hà Nội, xe tiến vào Hải Dương, cô HDV lại tiếp tục giới thiệu về mảnh đất Hải Dương với các danh thắng nổi tiếng như Côn Sơn – Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An,… đặc sản Hải Dương như bánh đậu xanh, bánh gai, bánh dày gàu, vải thiều,.. nhà máy nhiệt điện lớn hang đầu miền Bắc – Phả Lại. Trong suốt 3 ngày ở Hạ Long, anh em An không chỉ thích thú khi được tham quan các cảnh đẹp, tham gia các trò chơi hấp dẫn mà điều ngạc nhiên nhất là đi đến đâu cô hướng dẫn viên cũng giới thiệu rất chi tiết về nguồn gốc tên gọi, vị trí, đặc điểm của điểm du lịch, về sự phát triển trong đời sống kinh tế - xã hội của người dân địa phương. Về nhà, An mang quà cho bạn than là Trang, cả hai bạn rất thích thú và hỏi nhau: không biết cô hướng dẫn viên đó học cái gì mà siêu thế nhỉ?
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:HS thực hiện dẫn dắt và diễn xuất, đặt ra câu hỏi để các bạn trong lớp cùng đưa ra ý kiến.
- Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ:Các HS khác trong lớp cùng suy nghĩ, viết ý kiến ra giấy.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:GV gọi 1 số HS nêu ý kiến, các HS khác bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV kết luận, dẫn dắt vào bài.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu đặc điểm, vai trò của môn Địa lí ở trường phổ thông
a. Mục tiêu
- Khái quát được đặc điểm môn Địa lí.
- Xác định được vai trò của môn Địa lí với đời sống.
b. Nội dung
HS đọc thông tin mục 1 sách giáo khoa, hoạt động theo nhóm:
- Nêu đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.
- Cho biết vai trò của môn Địa lí với đời sống.
c. Sản phẩm
- Đặc điểm môn Địa lí:
+ Là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội.
+ Môn Địa lí mang tính tổng hợp vì nó bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
+ Môn địa lí có tính liên quan với các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật,…
- Vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống:
+ Giúp các em có hiểu biết về khoa học địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí vào đời sống.
+ Củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông.
+ Giáo giục lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, trách nhiệm đối với môi trường.
+ Làm cho kho tàng kiến thức, vốn hiểu biết về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất ở các nơi ngày càng thêm phong phú.
+ Giải thích được các hiện tượng địa lí trong cuộc sống.
+ Sử dụng kiến thức địa lí trong các ngành, lĩnh vực của đời sống.
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chia lớp thành 4 nhóm, Sử dụng kĩ thuật “Khăn trải bàn”
+ Nhóm 1,3: Tìm hiểu về đặc điểm của môn Địa lí.
+ Nhóm 2,4: Tìm hiểu vai trò của môn Địa lí.
Dụng cụ: Giấy A0, bút dạ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao, mỗi cá nhân đưa ra ý kiến riêng, Nhóm trưởng và thư kí tổng hợp đưa ra ý kiến chung
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:Các nhóm treo sản phẩm đã hoàn thiện lên bảng, GV gọi ngẫu nhiên các nhóm trình bày theo thứ tự nội dung, nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV chuẩn kiến thức, nhận xét đánh giá tinh thần làm việc của các nhóm.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp
a. Mục tiêu
- Xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí.
b. Nội dung
HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” để làm rõ mối quan hệ giữa kiến thức địa lí với các ngành nghề.
c. Sản phẩm
- Kiến thức địa lí phù hợp với nhiều ngành nghề, lĩnh vực:
+ Địa lí tự nhiên: nông nghiệp, quản lí tài nguyên, môi trường, kĩ sư trắc địa, các ngành bộ phận (khí tượng, thủy văn, thổ nhưỡng,…)
+ Địa lí kinh tế - xã hội: kinh tế, du lịch, tài chính ngân hang, ngành liên quan đến dân số, xã hội,…
+ Địa lí tổng hợp: nhà giáo, quy hoạch phát triển, kĩ sư bản đồ, quân sự, ngoại giao, …
- Môn Địa lí phù hợp với nhiều lĩnh vực nghề nghiệp do đặc điểm của môn học mang tính tổng hợp, kiến thức phong phú.
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chọn 3 học sinh tham gia chơi (gọi số ngẫu nhiên hoặc xung phong), các học sinh còn lại đóng vai trò giám khảo, giám sát và phổ biến luật chơi: Mỗi HS được cung cấp một bộ mảnh ghép có ghi các lĩnh vực, ngành nghề có liên quan đến môn Địa lí. Trên bảng đã kẻ sẵn 3 ô theo mẫu sau
Trong khoảng thời gian 7 phút, 3 HS lựa chọn các ngành nghề, lĩnh vực phù hợp ghép vào ô theo từng bộ môn.
Các mảnh ghép – có cả mảnh ghép nhiễu (minh họa) (GV chuẩn bị khoảng 15 đến 20 mảnh.
1. Nông nghiệp.
2. Du lịch.
3. Khí tượng.
4. Tài chính.
5. Khí tượng.
6. Kĩ sư mỏ.
7. Ca sĩ.
8. Bác sĩ.
9. Giáo viên.
10. Kĩ sư bản đồ.
……
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS thực hiện trò chơi, các HS khác đóng vai trò giám sát.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:Các HS nhận xét, chấm điểm 3 HS tham giam chơi.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV nhận xét việc tham gia trò chơi, chuẩn kiến thức
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu
- Hình thành cho HS một số năng lực: khai thác internet, liên hệ thực tế, vận dụng,…
b. Nội dung
HS tập làm hướng dẫn viên du lịch
c. Sản phẩm: HS làm hướng dẫn viên du lịch hướng dẫn du khách tham quan 1 địa điểm du lịch của địa phương.
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV yêu cầu HS tập làm hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về 1 điểm du lịch nổi tiếng của địa phương.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS làm việc cá nhân, chuẩn bị ra giấy.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:GV gọi 1-2 học sinh trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV kết luận vấn đề: khẳng định để HS thấy được để trở thành 1 hướng dẫn viên du lịch thì cần được tran bị đầy đủ các kiến thức về địa lí, lịch sử,…
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu
- Hình thành cho học sinh các năng lực đặc thù của môn học như: cập nhật thông tin, liên hệ thực tế, vận dụng tri thức,…
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân (ở nhà)
c. Sản phẩm: mỗi HS chuẩn bị 1 bài thuyết trình ngắn về nghề nghiệp mà mình yêu thích và vai trò của môn Địa lí với nghề nghiệp đó.
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV yêu cầu HS viết 1 bài thuyết trình ngắn về 1 nghề nghiệp mà mình yêu thích và sẽ lựa chọn trong tương lai; nêu rõ vai trò của môn Địa lí với nghề nghiệp đó.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS làm việc cá nhân ở nhà
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:Trong tiết học sau, GV gọi 1 vài HS trình bày bài viết đã chuẩn bị, các HS khác nghe, nhận xét và bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV kết luận vấn đề
4. 4. Củng cố, dặn dò:
GV củng cố bài học nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.
- Chuẩn bị bài mới: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
6. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: ……………..
Ngày kí: ………………..
Chương 1. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
Bài 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức, kĩ năng
- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp bản đồ - biểu đồ, phương pháp chấm điểm, phương pháp khoanh vùng,…
- Nhận biết các phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên các bản đồ bất kì.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học (atlat địa lí, bản đồ,…), khai thác internet trong học tập.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí đã học: phát hiện phương pháp biểu hiện ở từng bản đồ cụ thể, có thể tự xây dụng và xác định từng phương pháp biểu hiện các đối tượng trên bản đồ theo yêu cầu.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Trân trọng các sản phẩm bản đồ trong quá trình sử dụng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: Bản đồ treo tường: Một số nhà máy điện ở Việt Nam năm 2020; Hoạt động của gió và bão ở Việt Nam; Diện tích và sản lượng lúa cả năm của các tỉnh và thành phố ở Việt Nam, năm 2020; Phân bố dân cư châu Á, năm 2020.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài thuyết trình về lựa chọn nghề nghiệp và mối quan hệ với môn Địa lí.
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về kiến thức bản đồ đã học ở các lớp dưới với bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của học sinh.
b. Nội dung
Khi xây dựng bản đồ, để thể hiện các đối tượng trong thực tế lên bản đồ, người ta dùng các phương pháp khác nhau. Vậy có những phương pháp nào biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ? Các phương pháp đó có gì khác biệt?
c. Sản phẩm
HS đưa ra các ý kiến khác nhau, có thể chưa chính xác.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi “Khám phá thế giới” với 6 bức tranh tương ứng với lược đồ 6 quốc gia có hình dạng đặc biệt
+ Đất nước có hình chiếc ủng → Italia.
+ Đất nước hình quả ớt → Chi lê.
+ Đất nước hình con kền kền → Latvia
+ Đất nước hình lá cọ → Lào
+ Đất nước hình người đàn ông với chiếc mũi dài nhọn → Argentina
+ Đât nước hình chữ S → Việt Nam
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:GV trình chiếu và đặt câu hỏi thứ tự từ 1 đến 6 và gọi HS trả lời.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:HS trao đổi, thảo luận, đưa ra câu trả lời.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV kết luận, dẫn dắt vào bài học.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Tìm hiểu về một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
a. Mục tiêu
- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ thông dụng như: phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đượng chuyển động, phương pháp bản đồ - biểu đồ, phương pháp chấm điểm, phương pháp khoanh vùng.
b. Nội dung
HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật “Công đoạn” để tìm hiểu về 5 phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 5 nhóm và giao nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ chung: Các nhóm cùng đọc nội dung bài học về 5 phương pháp chính (nhiệm vụ này thực hiện trước từ nhà).
+ Nhiệm vụ riêng từng nhóm giai đoạn 1: Hoàn thiện phiếu học tập.
/ Nhóm 1: Tìm hiểu về phương pháp kí hiệu.
/ Nhóm 2: Tìm hiểu phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
/ Nhóm 3: Tìm hiểu phương pháp bản đồ - biểu đồ.
/ Nhóm 4: Tìm hiểu phương pháp chấm điểm.
/ Nhóm 5: Tìm hiểu phương pháp khoanh vùng.
+ Nhiệm vụ của giai đoạn 2: Các nhóm lần lượt truyền nhau theo thứ tự từ 1 đến 5 cụ thể: NHÓM 1 → NHÓM 2 → NHÓM 3→ NHÓM 4→ NHÓM 5 → NHÓM 1
Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý.
Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm. Sau khi hoàn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học.
(Nhiệm vụ giai đoạn 1 riêng từng nhóm được thực hiện ở tiết học số 1 của bài. Sang tiết 2, các nhóm thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2 và các nội dung khác)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:Các nhóm tiến hành thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn. Hết tiết 1, GV thu và cất sản phẩm của riêng từng nhóm. Sang tiết 2, GV phát lại sản phẩm để các nhóm tiếp tục.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:Sau khi thực hiện xong 2 giai đoạn, các nhóm treo sản phẩm của mình lên bảng, tường để trình bày.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm và chuẩn kiến thức.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết các hiện tượng và quá trình địa lí.
- Sử dụng các công cụ của địa lí học.
b. Nội dung
- HS làm việc theo cặp đôi, luyện tập về việc xác định các phương pháp địa lí được sử dụng trong một số bản đồ.
c. Sản phẩm: HS xác định các phương pháp biểu hiện.
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:Giao nhiệm vụ theo cặp đôi: Xác định các phương pháp được sử dụng trong lược đồ sau:
[IMG alt="Map
Description automatically generated"]https://lh4.googleusercontent.com/A...9R9VX5PER3CLFRsVfeXwtmPCJim-4O_jgA=s800[/IMG]
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận và hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:GV gọi 1 số đại diện HS trình bày, các HS khác thảo luận và nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV chuẩn kiến thức
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu
- Sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet và vận dụng tri thức địa lí để giải quyết một số vấn đề thực tiễn.
b. Nội dung: HS thiết kế sơ đồ
c. Sản phẩm: Sơ đồ chỉ dẫn vị trí từ nhà đến trường của HS/ Sơ đồ chỉ dẫn vị trí các dãy nhà trong khuôn viên trường.
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV giao nhiệm vụ cho HS tự thiết kế: Sơ đồ chỉ dẫn vị trí từ nhà đến trường của HS hoặc Sơ đồ chỉ dẫn vị trí các dãy nhà trong khuôn viên trường
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:HS nộp sản phẩm ở tiết học sau
- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV chấm sản phẩm, nhận xét sản phẩm của HS.
4. Củng cố, dặn dò:
GV củng cố bài học nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.
- Chuẩn bị bài mới: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sông. Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống.
6. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: ………….
Ngày kí: …………….
Bài 3. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA GPS VÀ BẢN ĐỒ SỐ TRONG ĐỜI SỐNG (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức, kĩ năng
- Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống.
- Xác định và sử dụng được một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới quan theo quan điểm không gian, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet trong học tập.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: sử dụng được các ứng dụng của GPS và bản đồ số trong thực tế.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Sử dụng các ứng dụng của GPS và bản đồ số hiệu quả, lành mạnh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, điện thoại thông minh.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về kiến thức bản đồ đã học ở các lớp dưới với bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của học sinh.
b. Nội dung
Để xác định vị trí của mình hay bất cứ đối tượng nào trên bản đồ số(bản đồ trực tuyến) người ta sử dụng ứng dụng GPS. Vậy GPS và bản đồ số là gì và chúng có những ứng dụng nào?
c. Sản phẩm học tập
HS trả lời 1 số câu hỏi liên quan để có những nhận thức ban đầu về nội dung bài học.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV đặt câu hỏi phát vấn cho HS: Các em có biết khi 1 mình đến 1 thành phố lạ thì 10 năm trước chúng ta thường dùng cái gì để tìm đường? Và bây giờ chúng ta cần gì để tìm đường?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS trao đổi, thảo luận, tìm câu trả lời.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:GV gọi 1-2 HS đưa ra câu trả lời.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV kết luận: trước đây thường dùng bản đồ (du lịch), hiện nay thường dùng điện thoại thông minh để xác định vị trí, tìm đường đi. Sau đó, GV dẫn dắt vào bài.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
a. Mục tiêu
Sử dụng được bản đồ trong học tập địa lí và đời sống.
b. Nội dung
Dựa vào SGK, học sinh làm việc theo cặp để làm rõ dược cách sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống.
c. Sản phẩm
- Cách sử dụng bản đồ:
+ Xác định rõ nội dung, yêu cầu của việc đọc bản đồ.
+ Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.
+ Hiểu các yếu tố cơ bản của bản đồ: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
+ Tìm hiểu kĩ bảng chú giải bản đồ.
+ Xác định mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
+ Đọc các bản đồ có nội dung liên quan để phân tích, só sánh và rút ra nhận định cần thiết.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chia lớp thành các cặp đôi, giao cho các cặp phiếu học tập, yêu cầu Hs đọc và tích Đúng – Sai vào các nhận định:
1. Có thể chọn bản đồ bất kì cho các nội dung tìm hiểu.
2. Các đối tượng địa lí trên bản đồ tồn tại độc lập.
3. Các đối tượng trên bản đồ có mối quan hệ mật thiết với nhau.
4. Đọc bản đồ phải hiểu tỉ lệ bản đồ.
5. Chọn bản đồ phải phù hợp với nội dung cần tìm hiêu.
6. Bảng chú giải không quá quan trọng để tìm hiểu.
7. Cần đọc nhiều bản đồ có nội dung liên quan để phân tích, so sánh.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS làm việc theo cặp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:Gọi một số đại diện HS trình bày kết quả. Các HS khác nghe để nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV kết luận, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống
a. Mục tiêu
Xác định và sử dụng được một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống.
b. Nội dung
Dựa vào nội dung sách giáo khoa để làm rõ một số ứng dụng và tính năng của GPS và bản đồ số
c. Sản phẩm
- HS biết được về GPS, bản đồ số; nguyên lí hoạt động của GPS và bản đồ số.
- Một số ứng dụng và tính năng của GPS và bản đồ số: định vị và xác định vị trí; dẫn đường, quản lí và điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiệt bị định vị; tìm người, thiết bị đã mất,…
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV yêu cầu HS đọc SGK, làm việc cá nhân để làm rõ khái niệm về GPS và bản đồ số; nguyên lí hoạt động của GPS và bản đồ số.
+ GV cho HS xem video: https://youtu.be/a9bm3HnptH8
+ GV sử dụng máy tính và điện thoại thông minh có định vị GPS để trình chiếu trước lớp và hướng dẫn học sinh thực hành.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:HS trả lời các câu hỏi của GV.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV kết luận, chuẩn kiến thức.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu
Vận dụng kiến thức, kĩ năng và sử dụng công cụ địa lí học để giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí.
b. Nội dung
HS dựa vào nội dung đã học, trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm
c. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. GPS là
Câu 2.GPS doquốc gia nào xây dựng?
Câu 3.Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu được viết tắt là
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:GV gọi HS trả lời câu hỏi.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV chuẩn kiến thức.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu
Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế.
Khai thác internet, vận dụng tri thức để giải quyết 1 vấn đề thực tiễn.
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, khai thác internet.
c. Sản phẩm: HS nêu các ứng dụng của GPS trong đời sống, sản xuất.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân ở nhà, trả lời câu hỏi.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời câu hỏi ở tiết học sau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá, cho điểm HS và chuẩn kiến thức.
4. Củng cố, dặn dò:
GV củng cố bài học nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.
- Chuẩn bị bài mới: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.
6. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: ………….
Ngày kí: ……………
B. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Chương 2. TRÁI ĐẤT
Bài 4. SỰ HÌNH THÀNH TRÁI ĐẤT, VỎ TRÁI ĐẤT VÀ VẬT LIỆU CẤU TẠO VỎ TRÁI ĐẤT (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức, kĩ năng
- Trình bày được nguồn gốc hình thành Trái Đất, đặc điểm của vỏ Trái Đất, các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.
- Phân biệt được khoáng vật và đá, các nhóm đá theo nguồn gốc.
- Sử dụng các hình ảnh, mô hình để phân tích cấu trúc, đặc điểm của vỏ Trái Đất và nhận biết các loại đá chính.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học (sơ đồ, mô hình, tranh ảnh,..), khai thác internet phục vụ môn học.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, tình yêu thiên nhiên.
- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học, trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, điện thoại thông minh.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, tranh ản, hình vẽ, sơ đồ, video về Trái Đất, nguồn gốc hình thành Trái Đất.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Ngày soạn:
Ngày kí: ………
A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
Bài mở đầu. MÔN ĐỊA LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức, kĩ năng:
- Khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.
- Xác định được vai trò của môn Địa lí với đời sống.
- Liên hệ kiến thức môn Địa lí đã học, mối quan hệ giữa kiến thức môn Địa lí và kiến thức các môn học có liên quan.
- Xác định được các ngành nghề có liên quan đến kiến thức Địa lí, giải thích được tại sao kiến thức môn Địa lí có lợi thế và phát huy tốt trong nhiều lĩnh vực nghwf nghiệp khác nhau trong cuộc sống.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet phục vụ môn học.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Yêu thích và gắn bó với nghề nghiệp liên quan đến môn Địa lí.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video về môn Địa lí, các ngành nghề liên quan đến môn Địa lí.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
- Tạo kết nối kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về kiến thức, vai trò của môn Địa lí đã học ở cấp dưới với bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của học sinh.
b. Nội dung
HS thực hiện 1 vở kịch ngắn để trả lời được câu hỏi: Theo em, những ngành nghề nào có liên quan đến môn Địa lí?
c. Sản phẩm
Vở kịch hoàn thiện với sự diễn xuất của HS; sau đó HS sẽ đưa ra các ý kiến khác nhau dựa trên hiểu biết của bản thân. Các ý kiến có thể đúng hoặc chưa đúng, trên cơ sở đó GV hướng HS tới bài học.
Câu chuyện diễn ra trong chuyến du lịch hè của đại gia đình hai anh em An đến thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Chuyến xe gồm 16 người gồm ông bà nôi, gia đình bác cả, gia đình chú ba, gia đình cô út và gia đình An. Đặc biệt trên xe có 1 bác tài vui tính và 1 cô hướng dẫn viên xinh đẹp của công ty du lịch. Xe xuất phát từ quê An ở thị trấn A, đi khoảng 1h thì qua Hà Nôi, cô hướng dẫn viên sau khi làm quen hết các thành viên của gia đình thì bắt đầu giới thiệu một số nét nổi bật về Hà Nội, thủ đô của cả nước. Qua Hà Nội, xe tiến vào Hải Dương, cô HDV lại tiếp tục giới thiệu về mảnh đất Hải Dương với các danh thắng nổi tiếng như Côn Sơn – Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An,… đặc sản Hải Dương như bánh đậu xanh, bánh gai, bánh dày gàu, vải thiều,.. nhà máy nhiệt điện lớn hang đầu miền Bắc – Phả Lại. Trong suốt 3 ngày ở Hạ Long, anh em An không chỉ thích thú khi được tham quan các cảnh đẹp, tham gia các trò chơi hấp dẫn mà điều ngạc nhiên nhất là đi đến đâu cô hướng dẫn viên cũng giới thiệu rất chi tiết về nguồn gốc tên gọi, vị trí, đặc điểm của điểm du lịch, về sự phát triển trong đời sống kinh tế - xã hội của người dân địa phương. Về nhà, An mang quà cho bạn than là Trang, cả hai bạn rất thích thú và hỏi nhau: không biết cô hướng dẫn viên đó học cái gì mà siêu thế nhỉ?
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:HS thực hiện dẫn dắt và diễn xuất, đặt ra câu hỏi để các bạn trong lớp cùng đưa ra ý kiến.
- Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ:Các HS khác trong lớp cùng suy nghĩ, viết ý kiến ra giấy.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:GV gọi 1 số HS nêu ý kiến, các HS khác bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV kết luận, dẫn dắt vào bài.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu đặc điểm, vai trò của môn Địa lí ở trường phổ thông
a. Mục tiêu
- Khái quát được đặc điểm môn Địa lí.
- Xác định được vai trò của môn Địa lí với đời sống.
b. Nội dung
HS đọc thông tin mục 1 sách giáo khoa, hoạt động theo nhóm:
- Nêu đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.
- Cho biết vai trò của môn Địa lí với đời sống.
c. Sản phẩm
- Đặc điểm môn Địa lí:
+ Là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội.
+ Môn Địa lí mang tính tổng hợp vì nó bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
+ Môn địa lí có tính liên quan với các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật,…
- Vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống:
+ Giúp các em có hiểu biết về khoa học địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí vào đời sống.
+ Củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông.
+ Giáo giục lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, trách nhiệm đối với môi trường.
+ Làm cho kho tàng kiến thức, vốn hiểu biết về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất ở các nơi ngày càng thêm phong phú.
+ Giải thích được các hiện tượng địa lí trong cuộc sống.
+ Sử dụng kiến thức địa lí trong các ngành, lĩnh vực của đời sống.
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chia lớp thành 4 nhóm, Sử dụng kĩ thuật “Khăn trải bàn”
+ Nhóm 1,3: Tìm hiểu về đặc điểm của môn Địa lí.
+ Nhóm 2,4: Tìm hiểu vai trò của môn Địa lí.
Dụng cụ: Giấy A0, bút dạ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao, mỗi cá nhân đưa ra ý kiến riêng, Nhóm trưởng và thư kí tổng hợp đưa ra ý kiến chung
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:Các nhóm treo sản phẩm đã hoàn thiện lên bảng, GV gọi ngẫu nhiên các nhóm trình bày theo thứ tự nội dung, nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV chuẩn kiến thức, nhận xét đánh giá tinh thần làm việc của các nhóm.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp
a. Mục tiêu
- Xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí.
b. Nội dung
HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” để làm rõ mối quan hệ giữa kiến thức địa lí với các ngành nghề.
c. Sản phẩm
- Kiến thức địa lí phù hợp với nhiều ngành nghề, lĩnh vực:
+ Địa lí tự nhiên: nông nghiệp, quản lí tài nguyên, môi trường, kĩ sư trắc địa, các ngành bộ phận (khí tượng, thủy văn, thổ nhưỡng,…)
+ Địa lí kinh tế - xã hội: kinh tế, du lịch, tài chính ngân hang, ngành liên quan đến dân số, xã hội,…
+ Địa lí tổng hợp: nhà giáo, quy hoạch phát triển, kĩ sư bản đồ, quân sự, ngoại giao, …
- Môn Địa lí phù hợp với nhiều lĩnh vực nghề nghiệp do đặc điểm của môn học mang tính tổng hợp, kiến thức phong phú.
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chọn 3 học sinh tham gia chơi (gọi số ngẫu nhiên hoặc xung phong), các học sinh còn lại đóng vai trò giám khảo, giám sát và phổ biến luật chơi: Mỗi HS được cung cấp một bộ mảnh ghép có ghi các lĩnh vực, ngành nghề có liên quan đến môn Địa lí. Trên bảng đã kẻ sẵn 3 ô theo mẫu sau
BỘ MÔN | HS1 | HS2 | HS3 |
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN | |||
ĐỊA LÍ KINH TÊ – XÃ HỘI | |||
ĐỊA LÍ TỔNG HỢP |
Các mảnh ghép – có cả mảnh ghép nhiễu (minh họa) (GV chuẩn bị khoảng 15 đến 20 mảnh.
1. Nông nghiệp.
2. Du lịch.
3. Khí tượng.
4. Tài chính.
5. Khí tượng.
6. Kĩ sư mỏ.
7. Ca sĩ.
8. Bác sĩ.
9. Giáo viên.
10. Kĩ sư bản đồ.
……
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS thực hiện trò chơi, các HS khác đóng vai trò giám sát.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:Các HS nhận xét, chấm điểm 3 HS tham giam chơi.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV nhận xét việc tham gia trò chơi, chuẩn kiến thức
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu
- Hình thành cho HS một số năng lực: khai thác internet, liên hệ thực tế, vận dụng,…
b. Nội dung
HS tập làm hướng dẫn viên du lịch
c. Sản phẩm: HS làm hướng dẫn viên du lịch hướng dẫn du khách tham quan 1 địa điểm du lịch của địa phương.
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV yêu cầu HS tập làm hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về 1 điểm du lịch nổi tiếng của địa phương.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS làm việc cá nhân, chuẩn bị ra giấy.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:GV gọi 1-2 học sinh trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV kết luận vấn đề: khẳng định để HS thấy được để trở thành 1 hướng dẫn viên du lịch thì cần được tran bị đầy đủ các kiến thức về địa lí, lịch sử,…
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu
- Hình thành cho học sinh các năng lực đặc thù của môn học như: cập nhật thông tin, liên hệ thực tế, vận dụng tri thức,…
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân (ở nhà)
c. Sản phẩm: mỗi HS chuẩn bị 1 bài thuyết trình ngắn về nghề nghiệp mà mình yêu thích và vai trò của môn Địa lí với nghề nghiệp đó.
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV yêu cầu HS viết 1 bài thuyết trình ngắn về 1 nghề nghiệp mà mình yêu thích và sẽ lựa chọn trong tương lai; nêu rõ vai trò của môn Địa lí với nghề nghiệp đó.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS làm việc cá nhân ở nhà
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:Trong tiết học sau, GV gọi 1 vài HS trình bày bài viết đã chuẩn bị, các HS khác nghe, nhận xét và bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV kết luận vấn đề
4. 4. Củng cố, dặn dò:
GV củng cố bài học nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.
- Chuẩn bị bài mới: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
6. Rút kinh nghiệm:
Nam Định, ngày …… tháng… năm 2023. TTCM kí duyệt |
Ngày soạn: ……………..
Ngày kí: ………………..
Chương 1. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
Bài 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức, kĩ năng
- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp bản đồ - biểu đồ, phương pháp chấm điểm, phương pháp khoanh vùng,…
- Nhận biết các phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên các bản đồ bất kì.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học (atlat địa lí, bản đồ,…), khai thác internet trong học tập.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí đã học: phát hiện phương pháp biểu hiện ở từng bản đồ cụ thể, có thể tự xây dụng và xác định từng phương pháp biểu hiện các đối tượng trên bản đồ theo yêu cầu.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Trân trọng các sản phẩm bản đồ trong quá trình sử dụng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: Bản đồ treo tường: Một số nhà máy điện ở Việt Nam năm 2020; Hoạt động của gió và bão ở Việt Nam; Diện tích và sản lượng lúa cả năm của các tỉnh và thành phố ở Việt Nam, năm 2020; Phân bố dân cư châu Á, năm 2020.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài thuyết trình về lựa chọn nghề nghiệp và mối quan hệ với môn Địa lí.
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về kiến thức bản đồ đã học ở các lớp dưới với bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của học sinh.
b. Nội dung
Khi xây dựng bản đồ, để thể hiện các đối tượng trong thực tế lên bản đồ, người ta dùng các phương pháp khác nhau. Vậy có những phương pháp nào biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ? Các phương pháp đó có gì khác biệt?
c. Sản phẩm
HS đưa ra các ý kiến khác nhau, có thể chưa chính xác.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi “Khám phá thế giới” với 6 bức tranh tương ứng với lược đồ 6 quốc gia có hình dạng đặc biệt
+ Đất nước có hình chiếc ủng → Italia.
+ Đất nước hình quả ớt → Chi lê.
+ Đất nước hình con kền kền → Latvia
+ Đất nước hình lá cọ → Lào
+ Đất nước hình người đàn ông với chiếc mũi dài nhọn → Argentina
+ Đât nước hình chữ S → Việt Nam
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:GV trình chiếu và đặt câu hỏi thứ tự từ 1 đến 6 và gọi HS trả lời.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:HS trao đổi, thảo luận, đưa ra câu trả lời.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV kết luận, dẫn dắt vào bài học.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Tìm hiểu về một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
a. Mục tiêu
- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ thông dụng như: phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đượng chuyển động, phương pháp bản đồ - biểu đồ, phương pháp chấm điểm, phương pháp khoanh vùng.
b. Nội dung
HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật “Công đoạn” để tìm hiểu về 5 phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
PHƯƠNG PHÁP | ĐỐI TƯỢNG | HÌNH THỨC | KHẢ NĂNG THỂ HIỆN |
Kí hiệu | Đối tượng phân bố theo điểm hay đối tượng tập trung trên diện tích nhỏ | Các dạng kí hiệu | Vị trí, số lượng, đặc diểm, cấu trúc, sự phân bố,… |
KH đường chuyển động | Đối tượng có sự di chuyển | Mũi tên hay dải băng | Hướng di chuyển của đối tượng, số lượng, cấu trúc |
Bản đồ - biểu đồ | Giá trị tổng cộng của đối tượng theo lãnh thổ | Các loại biểu đồ | Số lượng, chất lượng,… của đối tượng |
Chấm điểm | Đối tượng có sự phân bố phân tán, nhỏ lẻ trong không gian. | Các điểm chấm | Số lượng, sự phân bố của đối tượng |
Khoanh vùng | Đối tượng phân bố theo vùng nhất định | Đường nét liền, đường nét đứt, kí hiệu, chữ, màu sắc,… | Sự phân bố của đối tượng |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 5 nhóm và giao nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ chung: Các nhóm cùng đọc nội dung bài học về 5 phương pháp chính (nhiệm vụ này thực hiện trước từ nhà).
+ Nhiệm vụ riêng từng nhóm giai đoạn 1: Hoàn thiện phiếu học tập.
/ Nhóm 1: Tìm hiểu về phương pháp kí hiệu.
/ Nhóm 2: Tìm hiểu phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
/ Nhóm 3: Tìm hiểu phương pháp bản đồ - biểu đồ.
/ Nhóm 4: Tìm hiểu phương pháp chấm điểm.
/ Nhóm 5: Tìm hiểu phương pháp khoanh vùng.
+ Nhiệm vụ của giai đoạn 2: Các nhóm lần lượt truyền nhau theo thứ tự từ 1 đến 5 cụ thể: NHÓM 1 → NHÓM 2 → NHÓM 3→ NHÓM 4→ NHÓM 5 → NHÓM 1
Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý.
Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm. Sau khi hoàn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học.
(Nhiệm vụ giai đoạn 1 riêng từng nhóm được thực hiện ở tiết học số 1 của bài. Sang tiết 2, các nhóm thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2 và các nội dung khác)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:Các nhóm tiến hành thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn. Hết tiết 1, GV thu và cất sản phẩm của riêng từng nhóm. Sang tiết 2, GV phát lại sản phẩm để các nhóm tiếp tục.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:Sau khi thực hiện xong 2 giai đoạn, các nhóm treo sản phẩm của mình lên bảng, tường để trình bày.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm và chuẩn kiến thức.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết các hiện tượng và quá trình địa lí.
- Sử dụng các công cụ của địa lí học.
b. Nội dung
- HS làm việc theo cặp đôi, luyện tập về việc xác định các phương pháp địa lí được sử dụng trong một số bản đồ.
c. Sản phẩm: HS xác định các phương pháp biểu hiện.
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:Giao nhiệm vụ theo cặp đôi: Xác định các phương pháp được sử dụng trong lược đồ sau:
[IMG alt="Map
Description automatically generated"]https://lh4.googleusercontent.com/A...9R9VX5PER3CLFRsVfeXwtmPCJim-4O_jgA=s800[/IMG]
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận và hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:GV gọi 1 số đại diện HS trình bày, các HS khác thảo luận và nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV chuẩn kiến thức
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu
- Sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet và vận dụng tri thức địa lí để giải quyết một số vấn đề thực tiễn.
b. Nội dung: HS thiết kế sơ đồ
c. Sản phẩm: Sơ đồ chỉ dẫn vị trí từ nhà đến trường của HS/ Sơ đồ chỉ dẫn vị trí các dãy nhà trong khuôn viên trường.
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV giao nhiệm vụ cho HS tự thiết kế: Sơ đồ chỉ dẫn vị trí từ nhà đến trường của HS hoặc Sơ đồ chỉ dẫn vị trí các dãy nhà trong khuôn viên trường
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:HS nộp sản phẩm ở tiết học sau
- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV chấm sản phẩm, nhận xét sản phẩm của HS.
4. Củng cố, dặn dò:
GV củng cố bài học nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.
- Chuẩn bị bài mới: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sông. Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống.
6. Rút kinh nghiệm:
Nam Định, ngày …… tháng… năm 2022. TTCM kí duyệt |
Ngày soạn: ………….
Ngày kí: …………….
Bài 3. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA GPS VÀ BẢN ĐỒ SỐ TRONG ĐỜI SỐNG (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức, kĩ năng
- Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống.
- Xác định và sử dụng được một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới quan theo quan điểm không gian, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet trong học tập.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: sử dụng được các ứng dụng của GPS và bản đồ số trong thực tế.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Sử dụng các ứng dụng của GPS và bản đồ số hiệu quả, lành mạnh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, điện thoại thông minh.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về kiến thức bản đồ đã học ở các lớp dưới với bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của học sinh.
b. Nội dung
Để xác định vị trí của mình hay bất cứ đối tượng nào trên bản đồ số(bản đồ trực tuyến) người ta sử dụng ứng dụng GPS. Vậy GPS và bản đồ số là gì và chúng có những ứng dụng nào?
c. Sản phẩm học tập
HS trả lời 1 số câu hỏi liên quan để có những nhận thức ban đầu về nội dung bài học.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV đặt câu hỏi phát vấn cho HS: Các em có biết khi 1 mình đến 1 thành phố lạ thì 10 năm trước chúng ta thường dùng cái gì để tìm đường? Và bây giờ chúng ta cần gì để tìm đường?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS trao đổi, thảo luận, tìm câu trả lời.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:GV gọi 1-2 HS đưa ra câu trả lời.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV kết luận: trước đây thường dùng bản đồ (du lịch), hiện nay thường dùng điện thoại thông minh để xác định vị trí, tìm đường đi. Sau đó, GV dẫn dắt vào bài.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
a. Mục tiêu
Sử dụng được bản đồ trong học tập địa lí và đời sống.
b. Nội dung
Dựa vào SGK, học sinh làm việc theo cặp để làm rõ dược cách sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống.
c. Sản phẩm
- Cách sử dụng bản đồ:
+ Xác định rõ nội dung, yêu cầu của việc đọc bản đồ.
+ Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.
+ Hiểu các yếu tố cơ bản của bản đồ: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
+ Tìm hiểu kĩ bảng chú giải bản đồ.
+ Xác định mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
+ Đọc các bản đồ có nội dung liên quan để phân tích, só sánh và rút ra nhận định cần thiết.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chia lớp thành các cặp đôi, giao cho các cặp phiếu học tập, yêu cầu Hs đọc và tích Đúng – Sai vào các nhận định:
1. Có thể chọn bản đồ bất kì cho các nội dung tìm hiểu.
2. Các đối tượng địa lí trên bản đồ tồn tại độc lập.
3. Các đối tượng trên bản đồ có mối quan hệ mật thiết với nhau.
4. Đọc bản đồ phải hiểu tỉ lệ bản đồ.
5. Chọn bản đồ phải phù hợp với nội dung cần tìm hiêu.
6. Bảng chú giải không quá quan trọng để tìm hiểu.
7. Cần đọc nhiều bản đồ có nội dung liên quan để phân tích, so sánh.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS làm việc theo cặp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:Gọi một số đại diện HS trình bày kết quả. Các HS khác nghe để nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV kết luận, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống
a. Mục tiêu
Xác định và sử dụng được một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống.
b. Nội dung
Dựa vào nội dung sách giáo khoa để làm rõ một số ứng dụng và tính năng của GPS và bản đồ số
c. Sản phẩm
- HS biết được về GPS, bản đồ số; nguyên lí hoạt động của GPS và bản đồ số.
- Một số ứng dụng và tính năng của GPS và bản đồ số: định vị và xác định vị trí; dẫn đường, quản lí và điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiệt bị định vị; tìm người, thiết bị đã mất,…
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV yêu cầu HS đọc SGK, làm việc cá nhân để làm rõ khái niệm về GPS và bản đồ số; nguyên lí hoạt động của GPS và bản đồ số.
+ GV cho HS xem video: https://youtu.be/a9bm3HnptH8
+ GV sử dụng máy tính và điện thoại thông minh có định vị GPS để trình chiếu trước lớp và hướng dẫn học sinh thực hành.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:HS trả lời các câu hỏi của GV.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV kết luận, chuẩn kiến thức.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu
Vận dụng kiến thức, kĩ năng và sử dụng công cụ địa lí học để giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí.
b. Nội dung
HS dựa vào nội dung đã học, trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm
c. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. GPS là
A. hệ thống định vị toàn cầu. B. hệ thống thông tin toàn cầu. | C.ứng dụng bản đồ số. D. hệ thống tra cứu toàn cầu. |
A. Mỹ. | B. Nga. | C. Đức. | D. Anh |
A.GDP. | B. GDS. | C. GPS. | D. GIS |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:GV gọi HS trả lời câu hỏi.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV chuẩn kiến thức.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu
Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế.
Khai thác internet, vận dụng tri thức để giải quyết 1 vấn đề thực tiễn.
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, khai thác internet.
c. Sản phẩm: HS nêu các ứng dụng của GPS trong đời sống, sản xuất.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân ở nhà, trả lời câu hỏi.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời câu hỏi ở tiết học sau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá, cho điểm HS và chuẩn kiến thức.
4. Củng cố, dặn dò:
GV củng cố bài học nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.
- Chuẩn bị bài mới: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.
6. Rút kinh nghiệm:
Nam Định, ngày …… tháng… năm 2022. TTCM kí duyệt |
Ngày soạn: ………….
Ngày kí: ……………
B. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Chương 2. TRÁI ĐẤT
Bài 4. SỰ HÌNH THÀNH TRÁI ĐẤT, VỎ TRÁI ĐẤT VÀ VẬT LIỆU CẤU TẠO VỎ TRÁI ĐẤT (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức, kĩ năng
- Trình bày được nguồn gốc hình thành Trái Đất, đặc điểm của vỏ Trái Đất, các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.
- Phân biệt được khoáng vật và đá, các nhóm đá theo nguồn gốc.
- Sử dụng các hình ảnh, mô hình để phân tích cấu trúc, đặc điểm của vỏ Trái Đất và nhận biết các loại đá chính.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học (sơ đồ, mô hình, tranh ảnh,..), khai thác internet phục vụ môn học.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, tình yêu thiên nhiên.
- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học, trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, điện thoại thông minh.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, tranh ản, hình vẽ, sơ đồ, video về Trái Đất, nguồn gốc hình thành Trái Đất.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!