- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,018
- Điểm
- 113
tác giả
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC: ÂM NHẠC 6 NĂM HỌC 2021 - 2022
Thiết bị dạy học: (Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)
II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC (Đối với tổ ghép môn học: khung phân phối chương trình cho các môn)
1. Phân phối chương trình
2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ
| Phụ lục I | |||||||||
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀN KIẾM TRƯỜNG: THCS | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | |||||||||
TỔ: VĂN THỂ | | |||||||||
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC: ÂM NHẠC 6 NĂM HỌC 2021 - 2022 | ||||||||||
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH | ||||||||||
1. Số lớp: | ; Số học sinh: học sinh | ; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có):0 | ||||||||
2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên: | ; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: | Đại học: | ; Trên đại học: 0 | |||||||
Mức đạt chuẩn nghề nghiệp: Tốt: . | ; Khá:.......... | ; Đạt:............... | ; Chưa đạt:............. |
Thiết bị dạy học: (Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)
STT | Thiết bị dạy học | Số lượng | Các bài thí nghiệm/thực hành | Ghi chú |
1 | Đàn organ | 29 | - Hát, đọc nhạc, ôn hát, ôn đọc nhạc - Thường thức âm nhạc - Lí thuyết âm nhạc - Nhạc cụ - Nghe nhạc - Trải nhiệm khám phá | |
2 | Loa Bluetooth | 05 | - Hát, đọc nhạc, ôn hát, ôn đọc nhạc - Thường thức âm nhạc - Lí thuyết âm nhạc - Nhạc cụ - Nghe nhạc | |
3 | Thanh phách | 120 cặp | - Hát, đọc nhạc, ôn hát, ôn đọc nhạc - Nhạc cụ | |
4 | Máy chiếu | 57 | - Hát, đọc nhạc, ôn hát, ôn đọc nhạc - Thường thức âm nhạc - Lí thuyết âm nhạc - Nhạc cụ - Nghe nhạc - Trải nhiệm khám phá | |
5 | Kèn phím | | - Hát, đọc nhạc, ôn hát, ôn đọc nhạc - Nhạc cụ | |
6 | Triangle | | - Hát, đọc nhạc, ôn hát, ôn đọc nhạc - Nhạc cụ | |
7 | Tambourine | | - Hát, đọc nhạc, ôn hát, ôn đọc nhạc - Nhạc cụ | |
8 | Trống nhỏ | | - Hát, đọc nhạc, ôn hát, ôn đọc nhạc - Nhạc cụ |
II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC (Đối với tổ ghép môn học: khung phân phối chương trình cho các môn)
1. Phân phối chương trình
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN: ÂM NHẠC LỚP 6
Năm học: 2020-2021
Năm học: 2020-2021
STT | SỐ TIẾT | TÊN BÀI HỌC | YÊU CẦU CẦN ĐẠT |
CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU ÂM NHẠC | |||
1 | 1 | – Hát bài Em yêu giờ học hát – Lí thuyết âm nhạc: Các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc – Trải nghiệm và khám phá: Tạo âm thanh minh hoạ cho các thuộc tính của âm thanh | 1. Năng lực: – Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Em yêu giờ học hát; biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động. – Đọc nhạc đúng cao độ gam Đô trưởng; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 1; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp. – Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Em yêu giờ học hát; chơi được bài hoà tấu cùng các bạn. – Biết được các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc. – Nêu được đặc điểm và tác dụng của hát bè; nhận biết được một số hình thức hát bè đơn giản. – Bước đầu biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá. 2. Phẩm chất: – Có ý thức học tốt môn âm nhạc; tích cực tham gia hoạt động âm nhạc. |
2 | 2 | – Đọc nhạc: Luyện đọc gam Đô trưởng; Bài đọc nhạc số 1 – Ôn tập bài hát Em yêu giờ học hát – Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu | |
3 | 3 | – Nhạc cụ: Hoà tấu – Thường thức âm nhạc: Hát bè – Trải nghiệm và khám phá: Nói theo âm hình tiết tấu rồi hát với cao độ tuỳ ý | |
4 | 4 | – Ôn tập Bài đọc nhạc số 1 – Ôn tập bài hoà tấu và bài tập tiết tấu – Ôn tập bài hát Em yêu giờ học hát | |
CHỦ ĐỀ 2: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG | |||
5 | 1 | – Hát bài Lí cây đa – Lí thuyết âm nhạc: Kí hiệu 7 bậc âm cơ bản bằng hệ thống chữ cái Latin – Trải nghiệm và khám phá: Thể hiện âm hình tiết tấu bằng ngôn ngữ hoặc nhạc cụ gõ đệm cho bài hát | 1. Năng lực: – Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Lí cây đa; biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động; bước đầu biết biểu diễn bài hát. – Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Việt Nam quê hương tôi; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu. – Đọc nhạc đúng trường độ đen chấm dôi; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 2; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp. – Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Lí cây đa; chơi được bài hoà tấu cùng các bạn. – Biết được kí hiệu 7 bậc âm cơ bản bằng hệ thống chữ cái Latin. – Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận; kể được tên một vài tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ. – Bước đầu biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá. 2. Phẩm chất: – Biết yêu quý, trân trọng âm nhạc dân tộc Việt Nam; tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước. |
6 | 2 | – Ôn tập bài hát Lí cây đa – Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu – Nghe nhạc: Việt Nam quê hương tôi – Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận | |
7 | 3 | – Đọc nhạc: Luyện đọc gam Đô trưởng theo trường độ đen chấm dôi; Bài đọc nhạc số 2 – Nhạc cụ: Hoà tấu – Trải nghiệm và khám phá|: Hát theo cách riêng của mình | |
8 | 4 | – Ôn tập đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 2 – Ôn tập nhạc cụ: bài hoà tấu và bài tập tiết tấu – Ôn tập bài hát Lí cây đa | |
9 | | Kiểm tra giữa kì I | |
CHỦ ĐỀ 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ | |||
10 | 1 | – Hát bài Bụi phấn – Thường thức âm nhạc: Nghệ sĩ Nhân dân Quách Thị Hồ – Trải nghiệm và khám phá: Hát theo cách riêng của mình | 1. Năng lực: – Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Bụi phấn; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động. – Đọc nhạc đúng cao độ các quãng 3 đi lên và đi xuống; đọc đúng cao độ các nốt Si, La nằm ở dòng kẻ phụ bên dưới khuông nhạc; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 3; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp. – Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Bụi phấn; thể hiện và chuyển được các hợp âm C, F, G trên kèn phím. – Nêu được tên và các đặc điểm của đàn tranh, đàn đáy; cảm nhận và phân biệt được âm sắc của đàn tranh, đàn đáy. – Nêu được đôi nét về cuộc đời và những đóng góp cho nền âm nhạc truyền thống Việt Nam của Nghệ sĩ Nhân dân Quách Thị Hồ. – Bước đầu biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá. 2. Phẩm chất: – Biếtyêu quý, kính trọng, ghi nhớ công ơn thầy cô giáo. |
11 | 2 | – Ôn tập bài hát Bụi phấn – Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu – Thường thức âm nhạc: Đàn tranh và đàn đáy – Trải nghiệm và khám phá: Thể hiện âm hình tiết tấu theo sơ đồ động tác cơ thể. | |
12 | 3 | – Đọc nhạc : Luyện đọc quãng 3; Bài đọc nhạc số 3 – Nhạc cụ: Thế bấm các hợp âm C, F, G trên kèn phím – Trải nghiệm và khám phá: Thể hiện âm hình tiết tấu theo sơ đồ động tác cơ thể (Tiếp) | |
13 | 4 | – Ôn tập đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 3 – Ôn tập bài tập hợp âm và bài tập tiết tấu – Ôn tập bài hát Bụi phấn | |
CHỦ ĐỀ 4: TÌNH BẠN BỐN PHƯƠNG | |||
14 | 1 | – Hát bài Tình bạn bốn phương – Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu – Trải nghiệm và khám phá: Làm nhạc cụ gõ bằng vật liệu, đồ dùng đã qua sử dụng. | 1. Năng lực: – Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Tình bạn bốn phương; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động. – Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Turkish March; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu. – Đọc nhạc đúng cao độ nốt Son nằm ở dòng kẻ phụ bên dưới khuông nhạc; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 4; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo phách mạnh và phách mạnh vừa. – Thể hiện đúng bài tập tiết tấu bằng các nhạc cụ gõ, biết ứng dụng đệm cho bài hát Tình bạn bốn phương; chơi được bài hoà tấu cùng các bạn. – Biết được các đặc điểm và cảm nhận được tính chất của nhịp . – Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ W.A.Mozart; kể được tên một vài tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ. – Bước đầu biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá; biết làm nhạc cụ gõ bằng các vật liệu, đồ dùng đã qua sử dụng. 2. Phẩm chất: – Biết tôn trọng, đoàn kết, nhân ái với bạn bè ở khắp năm châu. |
15 | 2 | – Nghe nhạc: Tác phẩm Turkish March – Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Wolfgang Amadeus Mozart – Ôn tập bài hát Tình bạn bốn phương – Trải nghiệm và khám phá: Thể hiện vòng hợp âm | |
16 | 3 | – Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4 – Lí thuyết âm nhạc: Nhịp – Nhạc cụ: Hoà tấu | |
17 | 4 | – Ôn tập Bài đọc nhạc số 4 – Ôn tập bài hoà tấu và bài tập tiết tấu – Ôn tập bài hát Tình bạn bốn phương | |
18 | | Kiểm tra cuối kì I | |
CHỦ ĐỀ 5: MÙA XUÂN | |||
19 | 1 | – Hát bài Mùa xuân em tới trường – Trải nghiệm và khám phá: Nói theo sơ đồ tiết tấu rồi hát với cao độ tuỳ ý. | 1. Năng lực: – Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Mùa xuân em tới trường; biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động; bước đầu biết biểu diễn bài hát. – Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Mùa xuân đầu tiên; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu. – Đọc nhạc đúng cao độ các nốt của hợp âm Đô trưởng; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 5; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo phách mạnh và phách mạnh vừa; biết đọc nhạc 2 bè. – Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Mùa xuân em tới trường; chơi được bài hoà tấu cùng các bạn. – Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Văn Cao; kể được tên một vài tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ. – Bước đầu biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá. 2. Phẩm chất: – Có ý thức về nhiệm vụ học tập; luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. |
20 | 2 | – Ôn tập bài hát Mùa xuân em tới trường – Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu – Nghe nhạc: bài hát Mùa xuân đầu tiên – Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Văn Cao | |
21 | 3 | – Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 5 – Nhạc cụ: Hoà tấu – Trải nghiệm và khám phá: Thể hiện âm hình tiết tấu bằng các động tác gõ, vỗ lên mặt bàn. | |
22 | 4 | – Ôn đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 5 – Ôn tập nhạc cụ: Bài hoà tấu và bài tập tiết tấu – Ôn tập bài hát Mùa xuân em tới trường | |
CHỦ ĐỀ 6: ƯỚC MƠ | |||
23 | 1 | – Hát bài Những lá thuyền ước mơ – Trải nghiệm và khám phá: Làm nhạc cụ gõ bằng vật liệu, đồ dùng đã qua sử dụng. | 1. Năng lực: – Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Những lá thuyền ước mơ; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động. – Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Romance; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu. – Đọc nhạc đúng tiết tấu ; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 6; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp. – Thể hiện đúng bài tập tiết tấu bằng các nhạc cụ gõ, biết ứng dụng đệm cho bài hát Những lá thuyền ước mơ. – Biết được các đơn vị cung và nửa cung; biết được khoảng cách về độ cao giữa các bậc âm cơ bản. – Nêu được tên và các đặc điểm của đàn guitar, đàn accordion; cảm nhận và phân biệt được âm sắc của đàn guitar, đàn accordion. – Bước đầu biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá; biết làm nhạc cụ gõ bằng các vật liệu, đồ dùng đã qua sử dụng. 2. Phẩm chất: – Có những ước mơ trong sáng; luôn cố gắng vươn lên để thực hiện được ước mơ. |
24 | 2 | – Ôn tập bài hát Những lá thuyền ước mơ – Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu – Trải nghiệm và khám phá: Thể hiện bài tập tiết tấu bằng các động tác cơ thể. | |
25 | 3 | – Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 6 – Lí thuyết âm nhạc: Cung và nửa cung – Nghe nhạc: tác phẩm Romance; Đàn guitar và đàn accordion | |
26 | 4 | – Ôn tập Bài đọc nhạc số 6 – Ôn tập nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu – Ôn tập bài hát Những lá thuyền ước mơ | |
27 | | Kiểm tra giữa kì II | |
CHỦ ĐỀ 7: HOÀ BÌNH | |||
28 | 1 | – Hát bài Ước mơ xanh – Nghe bài hát Bài ca hoà bình – Trải nghiệm và khám phá: Làm nhạc cụ gõ bằng vật liệu, đồ dùng đã qua sử dụng. | 1. Năng lực: – Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Ước mơ xanh; biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động; biết hát bè đơn giản. – Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Bài ca hoà bình; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu. – Đọc nhạc đúng cao độ nốt Rê ở dòng kẻ thứ tư và nốt Mi ở khe thứ tư; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 7; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp; biết đọc nhạc 2 bè. – Thể hiện đúng mẫu tiết tấu, biết ứng dụng đệm cho bài hát Ước mơ xanh; chơi được bài hoà tấu cùng các bạn. – Nhận biết và giải thích được ý nghĩa các bậc chuyển hoá, dấu hoá; biết hai hình thức sử dụng dấu hoá; biết được kí hiệu các bậc chuyển hoá bằng chữ cái Latin. – Nêu được đôi nét về những đóng góp cho nghệ thuật Cải lương của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. – Bước đầu biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá; biết làm nhạc cụ gõ bằng các vật liệu, đồ dùng đã qua sử dụng. 2. Phẩm chất: – Biết yêu quý và có ý thức gìn giữ cuộc sống hoà bình. |
29 | 2 | – Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 7 – Ôn tập bài hát Ước mơ xanh, tập hát bè đơn giản. – Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu – Trải nghiệm và khám phá: Thể hiện âm hình tiết tấu bằng các động tác gõ, vỗ lên mặt bàn. | |
30 | 3 | – Lí thuyết âm nhạc: Các bậc chuyển hoá và dấu hoá – Nhạc cụ: Hoà tấu – Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Cao Văn Lầu. | |
31 | 4 | – Ôn tập đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 7 – Ôn tập nhạc cụ: Bài hoà tấu và bài tập tiết tấu – Ôn tập bài hát Ước mơ xanh | |
CHỦ ĐỀ 8: ÂM VANG NÚI RỪNG | |||
32 | 1 | – Hát bài Đi cắt lúa – Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu – Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 8 | 1. Năng lực: – Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Đi cắt lúa; biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động; biết biểu diễn bài hát. – Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Nhạc rừng; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu. – Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 8; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp; biết đọc nhạc 2 bè. – Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Đi cắt lúa; chơi được bài hoà tấu cùng các bạn. – Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Việt; kể được tên một vài tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ. – Bước đầu biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá. 2. Phẩm chất: – Biết yêu quý, trân trọng những làn điệu dân ca của các dân tộc Việt Nam. |
33 | 2 | – Nhạc cụ: Hoà tấu – Nghe nhạc: Bài hát Nhạc rừng – Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Hoàng Việt – Trải nghiệm và khám phá: Mô phỏng âm thanh thiên nhiên | |
34 | 3 | – Ôn tập Bài đọc nhạc số 8 – Ôn tập nhạc cụ: Bài hoà tấu và bài tập tiết tấu – Ôn tập bài hát Đi cắt lúa – Trải nghiệm và khám phá: Thể hiện âm hình tiết tấu theo sơ đồ động tác cơ thể | |
35 | | Kiểm tra cuối kì II | |
2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ
Bài kiểm tra, đánh giá | Thời gian (1) | Thời điểm (2) | Yêu cầu cần đạt (3) | Hình thức (4) |
Giữa Học kỳ I | Tuần 9 | - Hát chuẩn xác giai điệu, lời ca, tiết tấu của các bài hát ở chủ đề 1,2 kết hợp với các cách gõ đệm hoặcvận đông phụ hoạ. - Đọc chuẩn xác cao độ, trường độ bài đọc nhạc kết gõ đệm hoặc đánh nhịp. - Biết biểu diễn nhạc cụ hoặc sử dụng các nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu để đệm cho các bài hát. | Thực hành hát và đọc nhạc và biểu diễn nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu | |
Cuối học kỳ I | Tuần 18 | - Hát chuẩn xác giai điệu, lời ca, tiết tấu của các bài hát ở chủ đề 3,4 kết hợp với các cách gõ đệm hoặcvận đông phụ hoạ. - Đọc chuẩn xác cao độ, trường độ bài đọc nhạc kết gõ đệm hoặc đánh nhịp. - Biết biểu diễn nhạc cụ hoặc sử dụng các nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu để đệm cho các bài hát. | Thực hành hát và đọc nhạc và biểu diễn nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu | |
Giữa Học kỳ II | Tuần 27 | - Hát chuẩn xác giai điệu, lời ca, tiết tấu của các bài hát ở chủ đề 5,6 kết hợp với các cách gõ đệm hoặcvận đông phụ hoạ. - Đọc chuẩn xác cao độ, trường độ bài đọc nhạc kết gõ đệm hoặc đánh nhịp. - Biết biểu diễn nhạc cụ hoặc sử dụng các nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu để đệm cho các bài hát. | Thực hành hát và đọc nhạc và biểu diễn nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu | |
Cuối học kỳ II | Tuần 35 | - Hát chuẩn xác giai điệu, lời ca, tiết tấu của các bài hát ở chủ đề 7,8 kết hợp với các cách gõ đệm hoặcvận đông phụ hoạ. - Đọc chuẩn xác cao độ, trường độ bài đọc nhạc kết gõ đệm hoặc đánh nhịp. - Biết biểu diễn nhạc cụ hoặc sử dụng các nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu để đệm cho các bài hát. | Thực hành hát và đọc nhạc và biểu diễn nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu |
TM. BAN GIÁM HIỆU (Ký, họ tên, đóng dấu)
Hoàn Kiếm, ngày tháng năm 20…
TỔ TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
Hoàn Kiếm, ngày tháng năm 20…
TỔ TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên)