- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Kế hoạch dạy học môn tiếng việt lớp 5 CẢ NĂM 2024-2024 SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO được soạn dưới dạng file word gồm 2 FILE trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1 + 2Đọc: Trạng nguyên nhỏ tuổi
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC | YÊU CẦU CẦN ĐẠT | ĐIỀU CHỈNH |
A. KHỞI ĐỘNG (10 phút) | ||
* Giới thiệu chủ điểm HS viết lên giấy màu điều em muốn làm cho quê hương sau khi mình lớn lên và dán vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm/ Góc Tiếng Việt. 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp. HS bày tỏ suy nghĩ về tên chủ điểm “Chủ nhân tương lai”. (Gợi ý: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”; thế hệ HS hôm nay chính là chủ nhân của đất nước mai sau;…) à Giới thiệu chủ điểm: “Chủ nhân tương lai”. * Giới thiệu bài HS hoạt động nhóm nhỏ, nói 1 – 2 câu giới thiệu về một vị trạng nguyên nước ta mà em biết (có thể kết hợp sử dụng tranh, ảnh đã chuẩn bị). (Gợi ý: Tên vị trạng nguyên, quê quán, điểm nổi bật, nhận xét của em,…) 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. HS đọc tên bài kết hợp quan sát tranh minh hoạ, liên hệ với nội dung khởi động à phán đoán nội dung bài đọc. à Nghe GV giới thiệu bài học: “Trạng nguyên nhỏ tuổi”. | Phối hợp với GV và bạn để thực hiện hoạt động. Nói thành câu, diễn đạt trọn vẹn ý, nội dung theo yêu cầu của GV. Có kĩ năng phán đoán nội dung bài đọc dựa vào tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ. | |
B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP | ||
1. Đọc (60 phút) | ||
Luyện đọc (12 phút) HS nghe GV đọc mẫu. HS đọc nối tiếp từng đoạn hoặc toàn bài đọc, kết hợp nghe GV hướng dẫn trong nhóm hoặc trước lớp: + Cách đọc một số từ ngữ khó: xoắn; loay hoay; tích tịch tình tang;... + Cách ngắt nghỉ một số câu dài: Nghĩ rằng nước Đại Việt không có người tài,/ sứ thần bèn thách đố vua quan nhà Trần/ xâu sợi chỉ qua vỏ một con ốc xoắn nhỏ xíu.//; Chợt nghĩ đến vị trạng nguyên nhỏ tuổi,/ Vua sai một viên quan/ về làng Dương A gặp Nguyễn Hiền/ để hỏi ý kiến.//;… | Hình thành kĩ năng đọc thầm kết hợp với nghe, xác định chỗ ngắt, nghỉ, nhấn giọng,... Đọc to, rõ ràng, đúng các từ khó và ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu dài. Nhận xét được cách đọc của mình và của bạn, giúp nhau điều chỉnh sai sót (nếu có). |
+ Giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó, VD: mệnh danh (gọi là – thường để nêu lên một tính chất đặc trưng nào đó); vời (cho mời một người dưới nào đó đến); tư chất (tính chất có sẵn của con người, thường nói về mặt trí tuệ);... + Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý: Đoạn 1: Từ đầu đến “học lễ”. Đoạn 2: Tiếp theo đến “Đại Việt”. Đoạn 3: Còn lại. HS nghe bạn và GV nhận xét. 1 – 2 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài trước lớp. HS nghe GV nhận xét chung về hoạt động luyện đọc. | ||
1.2. Tìm hiểu bài (20 phút) HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi. 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả tìm hiểu bài trước lớp: Hai đoạn đầu giới thiệu những thông tin gì về Nguyễn Hiền? (Gợi ý: Hai đoạn đầu giới thiệu những thông tin về Nguyễn Hiền: Được mệnh danh là thần đồng vì có tư chất vượt trội, học đâu hiểu đó, đậu trạng nguyên khi mới mười hai tuổi. Lưu ý: Có thể kết hợp sử dụng tranh, ảnh hoặc phim hoạt hình đã chuẩn bị.) à Rút ra ý đoạn 1: Giới thiệu về vị trạng nguyên nhỏ tuổi. Sứ giả thách đố vua quan nhà Trần làm gì? Vì sao? (Gợi ý: Sứ giả thách đố vua quan nhà Trần xâu sợi chỉ mảnh qua vỏ một con ốc xoắn nhỏ xíu, vì cho rằng nước Đại Việt không có người tài.) Nhờ đâu viên quan nhận ra trạng Hiền? (Gợi ý: Viên quan nhận ra trạng Hiền nhờ vẻ ngoài khôi ngô, phong thái uy nghi, vượt trội so với các bạn cùng trang lứa và hơn hết là nhờ vế đối cứng cỏi, xuất sắc.) à Giải nghĩa từ: cứng cỏi (không vì yếu mà chịu khuất phục, thay đổi thái độ của mình ⭢ nghĩa trong bài: Nguyễn Hiền đối lại vừa nhanh vừa chính xác, thể hiện bản lĩnh vững vàng, không vì nhỏ tuổi mà tỏ ra e ngại, sợ sệt);... Cách xâu chỉ qua vỏ ốc mà Nguyễn Hiền chỉ cho viên quan nói lên điều gì về vị trạng nguyên nhỏ tuổi? (Gợi ý: Cách xâu chỉ qua vỏ ốc mà Nguyễn Hiền chỉ cho viên quan nói lên Nguyễn Hiền là một cậu bé thông minh (nghĩ ra lời giải câu đố nhanh) và tinh nghịch (đưa ra câu trả lời bằng lời hát).) | Hợp tác với GV và bạn để trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. Thông qua tìm hiểu bài, hiểu thêm nghĩa một số từ khó và hiểu nội dung bài. |
à Rút ra ý đoạn 2: Trạng Hiền đã giúp vua quan nhà Trần giải được lời thách đố của sứ thần nhà Nguyên. 5. Theo em, ý nghĩa của câu chuyện là gì? (Gợi ý: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, VD: Ca ngợi tài trí của vị trạng nguyên nhỏ tuổi; tự hào khi nước Việt ta có những nhân tài giỏi giang, tài trí hơn người;…) à Rút ra ý đoạn 3: Nể phục vị trạng nguyên nhỏ tuổi, Vua ban mũ áo và vời Nguyễn Hiền về triều giúp nước. à Rút ra nội dung, ý nghĩa của bài đọc. HS nghe bạn và GV nhận xét, bổ sung. HS nghe GV đánh giá chung về hoạt động tìm hiểu bài. | ||
1.3. Luyện đọc lại (15 phút) HS trả lời một vài câu hỏi để nhớ lại nội dung chính của bài và xác định giọng đọc: + Bài đọc nói về điều gì? à Toàn bài đọc với giọng thong thả, chậm rãi. + Cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào? (Gợi ý: Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của các nhân vật; từ ngữ miêu tả cảnh vật;…) + Lời của Nguyễn Hiền và các bạn đọc giọng thế nào? (Gợi ý: Giọng trong trẻo, hồn nhiên, pha chút tinh nghịch,…) HS nghe GV hoặc một bạn đọc lại đoạn từ “Vừa đến đầu làng” đến “về kinh”: Vừa đến đầu làng,/ viên quan gặp ngay một đám trẻ chăn trâu.// Trong đó,/ có một cậu bé mặt mũi khôi ngô/ đang chỉ cho các bạn nặn voi bằng đất.// Viên quan đoán cậu bé ấy là trạng Hiền/ nhưng vẫn ra một vế đối/ để thử tài.// Trạng nhanh chóng đáp lại bằng một vế đối cứng cỏi.// Viên quan phục lắm.// Biết chắc đây là người cần tìm,/ viên quan truyền lại ý Vua.// Không cần nghĩ lâu,/ Nguyễn Hiền bày cho các bạn cùng hát:// Tích tịch tình tang/ Bắt con kiến càng/ buộc chỉ ngang lưng/ Bên thì lấy giấy mà bưng/ Bên thì bôi mỡ/ kiến mừng kiến sang.// Quan nghe xong,/ biết đây chính là câu trả lời triều đình cần,/ bèn cáo từ trạng Hiền/ rồi vội vã về kinh.// HS luyện đọc lại đoạn từ “Vừa đến đầu làng” đến “về kinh” trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ. | Xác định được giọng đọc trên cơ sở hiểu nội dung bài. Biết nhấn giọng ở một số từ ngữ quan trọng, thể hiện giọng đọc phù hợp với từng nhân vật. Nhận xét được cách đọc của mình và của bạn, giúp nhau điều chỉnh sai sót (nếu có). |
2 – 3 HS thi đọc đoạn từ “Vừa đến đầu làng” đến “về kinh” trước lớp. HS nghe bạn và GV nhận xét. 1 – 2 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài trước lớp. HS nghe GV đánh giá chung về hoạt động luyện đọc lại. | ||
1.4. Cùng sáng tạo (13 phút) HS xác định yêu cầu của hoạt động: Kể lại cuộc gặp gỡ với Nguyễn Hiền bằng lời của viên quan. HS nghe GV gợi ý thực hiện hoạt động: + Theo em, viên quan sẽ xưng hô như thế nào? + Viên quan có suy nghĩ gì khi thấy đám trẻ chăn trâu? + Sau khi nghe cậu bé đáp lại vế đối của mình, viên quan cảm thấy thế nào? + Khi Nguyễn Hiền bày cho bạn cùng hát để đưa lời giải câu đố, viên quan sẽ có hành động như thế nào? + ... HS hoạt động nhóm 4, thực hiện yêu cầu BT. 1 – 2 nhóm HS đóng vai trước lớp để kể lại cuộc gặp gỡ bằng lời của viên quan. HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá và tổng kết hoạt động đọc. | Hợp tác với bạn để đóng vai, kể lại cuộc gặp gỡ với Nguyễn Hiền bằng lời của viên quan. Thể hiện giọng và cảm xúc phù hợp với từng nhân vật. Nhận xét được nội dung đóng vai của nhóm mình và nhóm bạn. |
TIẾT 3
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đa nghĩa
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC | YÊU CẦU CẦN ĐẠT | ĐIỀU CHỈNH |
B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP (tiếp theo) | ||
2. Luyện từ và câu (35 phút) | ||
Phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ (10 phút) HS xác định yêu cầu thứ nhất của BT 1. HS thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để thực hiện các yêu cầu. (Đáp án: Từ “biển” trong câu b được dùng với nghĩa gốc, trong câu a và c được dùng với nghĩa chuyển. Lưu ý: GV có thể nêu nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “biển” cho HS.) 1 – 2 nhóm HS chữa bài trước lớp. HS xác định yêu cầu thứ hai của BT 1. HS nói câu trong nhóm đôi, nghe bạn nhận xét, góp ý để chỉnh sửa, mở rộng câu. HS làm bài vào VBT. | Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ đa nghĩa. Hợp tác với bạn để thực hiện các yêu cầu của BT theo nhóm. Nhận xét được sản phẩm của mình và của bạn. |
HS chơi trò chơi Chuyền hoa để chữa bài trước lớp. HS nghe bạn và GV nhận xét. | ||
2.2. Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ (10 phút) HS xác định yêu cầu của BT 2. HS thảo luận nhóm đôi, tìm các từ ngữ tương ứng với mỗi nghĩa theo kĩ thuật Khăn trải bàn. (Gợi ý: đi nhanh, chạy nhanh, tốc độ nhanh,… phản ứng nhanh, đầu óc nhanh nhạy,…) HS chơi trò chơi Tiếp sức để chữa bài trước lớp. HS thực hành nói câu trong nhóm đôi, nghe bạn nhận xét, góp ý để chỉnh sửa, mở rộng câu. HS làm bài vào VBT. 1 – 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp. HS nghe bạn và GV nhận xét. | Đặt được câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ. Hợp tác với bạn để thực hiện trò chơi học tập. Nhận xét được sản phẩm của mình và của bạn. | |
2.3. Sử dụng từ điển để phân biệt các nghĩa của từ (15 phút) HS xác định yêu cầu của BT 3a. HS sử dụng từ điển, hoạt động nhóm 6: Một HS tìm nghĩa gốc của từ “đầu”; hai HS tìm 2 – 3 nghĩa chuyển của từ “đầu”; một HS tìm nghĩa gốc của từ “cao”; hai HS tìm 2 – 3 nghĩa chuyển của từ “cao” à chia sẻ và thống nhất kết quả trong nhóm. (Gợi ý: + Đầu: Nghĩa gốc: Phần trên cùng của cơ thể con người, hay phần trước nhất của thân thể động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác. Nghĩa chuyển: (1) Phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật đối lập với đuôi (đầu máy bay); (2) Phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian hoặc thời gian, đối lập với “cuối” (đầu đường);... + Cao: Nghĩa gốc: Có khoảng cách bao nhiêu đó từ đầu này đến cuối đầu kia, theo chiều thẳng đứng. Nghĩa chuyển: (1) Có chiều cao lớn hơn mức bình thường hoặc lớn hơn so với những vật khác (giày cao cổ); (2) Hơn hẳn mức trung bình về số lượng hay chất lượng, trình độ, giá cả,… (tuổi cao);…) 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp. HS xác định yêu cầu của BT 3b. | Hợp tác với bạn, sử dụng từ điển để tìm các nghĩa của từ. Đặt được câu để phân biệt các nghĩa của từ vừa tìm được. Chỉnh sửa, mở rộng câu dựa vào nhận xét của bạn và GV. Nhận xét được sản phẩm của mình và của bạn. |
HS làm bài vào VBT. HS chơi trò chơi Chuyền hoa để chữa bài trước lớp. HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động. |
TIẾT 4
Viết: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC | YÊU CẦU CẦN ĐẠT | ĐIỀU CHỈNH |
B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP (tiếp theo) | ||
3. Viết (30 phút) | ||
Tìm hiểu đề bài và xác định đối tượng miêu tả (03 phút) HS đọc đề bài, trả lời một số câu hỏi để phân tích đề bài: + Đề bài yêu cầu viết bài văn thuộc thể loại nào? (Đáp án: Miêu tả.) + Đề bài yêu cầu tả gì? (Đáp án: Một danh lam thắng cảnh mà em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh,...) + Em chọn tả cảnh gì? Ở đâu? (Gợi ý: HS trả lời dựa vào kết quả tìm ý ở BT 2 trang 45 (Tiếng Việt 5, tập một).) 1 – 2 HS nhắc lại yêu cầu đề bài. HS nghe bạn và GV nhận xét. | Phát triển kĩ năng phân tích yêu cầu của đề bài. Hiểu và xác định đúng yêu cầu trọng tâm của đề bài. |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!