- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÍ 6 MỚI NHẤT RẤT HAY
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN: ĐỊA LÍ
Năm học 2020 - 2021
KHỐI 6
Cả năm: 35 tuần = 35 tiết (1 tiết/1 tuần)
Học kỳ I: 18 tuần x 1 tiết = 18 tiết
Học kỳ II: 17 tuần x 1 tiết = 17 tiết
Năm học 2020 - 2021
KHỐI 6
Cả năm: 35 tuần = 35 tiết (1 tiết/1 tuần)
Học kỳ I: 18 tuần x 1 tiết = 18 tiết
Học kỳ II: 17 tuần x 1 tiết = 17 tiết
HỌC KÌ I
Tuần | Tiết | Tên bài | Thời lượng dạy học | Yêu cầu cần đạt | Hình thức tổ chức dạy học | Điều chỉnh thực hiện |
1 | 1 | Bài mở đầu | 1 | Nhiệm vụ của bộ môn Địa lí lớp 6. Những yêu cầu, phương pháp học tập bộ môn Địa Lý 6 để có hiệu quả cao. | Cả lớp, cá nhân | |
CHƯƠNG 1. Trái Đất | 10 tiết | |||||
2 | 2 | Bài 1. Vị trí hình dạng và kích thước Trái Đất | 1 | - Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất. - Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam. | Cả lớp, cá nhân, nhóm | |
3-4 | 3-4 | Bài 3. Tỉ lệ bản đồ | 2 | Định nghĩa đơn giản về bản đồ và biết được một số yếu tố cơ bản của bản đồ: tỉ lệ bản đồ; lưới kinh, vĩ tuyến | Cá nhân, nhóm | - Khái niệm bản đồ của bài 2; và cả bài 3. |
5 | 5 | Bài 4. Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lý | 1 | Biết được một trong số yếu tố cơ bản của bản đồ: phương hướng trên bản đồ. - Biết được quy định về phương hướng trên bản đồ và cách xác định phương hướng trên bản đồ. - Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lý của một điểm. - Biết cách tìm phương hướng, kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ và trên quả Địa Cầu. | Cả lớp, cá nhân, nhóm | |
6 | 6 | Bài 5. Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ | 1 | Biết được một trong số yếu tố cơ bản của bản đồ là kí hiệu bản đồ. - Hiểu kí hiệu bản đồ là gì, biết các đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu bản đồ. - Biết cách đọc các kí hiệu trên bản đồ, sau khi đối chiếu với bảng chú giải, đặc biệt là kí hiệu về độ cao của địa hình (các đường đồng mức) | Cả lớp, nhóm cặp | |
7 | 7 | Bài 7. Sự tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả. | 1 | - Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: hướng, thời gian, quỹ đạo và tính chất của chuyển động. - Trình bày được hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: hiện tượng ngày và đêm kế tiếp, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. | Cả lớp, cá nhân | Câu hỏi 1 phần câu hỏi và bài tập - Không yêu cầu HS làm. |
8 | 8 | Bài 8. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời | 1 | - Trình bày được chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất: hướng, thời gian, quỹ đạo và tính chất của chuyển động. - Trình bày được hệ quả của chuyển động quanh Mặt Trời: hiện tượng các mùa và hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. | Cả lớp, nhóm | Câu hỏi 3 phần câu hỏi và bài tập - Không yêu cầu HS làm. |
9 | 9 | Ôn tập | 1 | Hệ thống lại những kiến thức cơ bản về vị trí, hình dạng và kích thước của TĐ; hệ thống kinh, vĩ tuyến. Khái niệm về bản đồ; kí hiệu bản đồ; các phương hướng trên bản đồ; tỉ lệ bản đồ và cách tính tỉ lệ bản đồ. Sự tự quay quanh trục của Trái đất và các hệ quả. | Cả lớp | |
10 | 10 | Kiểm tra giữa HK1 | 1 | - Đánh giá việc nhận thức và vận dụng kiến thức đã học của học sinh. - Điều chỉnh phương pháp dạy và học của GV và HS | Cá nhân | |
11 | 11 | Bài 9. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa | 1 | - Biết được hiện tượng ngày, đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả của sự vận động của Trái Đất quanh MT. - Các khái niệm về các đường chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam. | Cả lớp, cá nhân, nhóm | |
12 | 12 | Bài 10. Cấu tạo bên trong của Trái Đất | 1 | - Nêu được tên các lớp cấu tạo của Trái Đất và đặc điểm của từng lớp: Lớp vỏ, lớp trung gian và lõi Trái Đất. - Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất. | Nhóm, cá nhân | |
13 | 13 | Bài 11. Thực hành: Sự phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất | 1 | Biết tỉ lệ lục địa, đại dương và sự phân bố lục địa, đại dương trên bề mặt Trái Đất. | Cá nhân, nhóm | Câu hỏi 1 phần câu hỏi và bài tập - Không yêu cầu HS làm. |
CHƯƠNG II. Các thành phần tự nhiên của trái Đất | 16 tiết | |||||
14 | 14 | Bài 12. Tác động nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất | 1 | - Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất. - Nêu được hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. Biết khái niệm mác ma. | Cả lớp, nhóm | |
15 | 15 | Bài 13. Địa hình bề mặt Trái Đất | 1 | - Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của núi. Phân biệt được độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của địa hình, biết khái niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao, sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ. Hiểu thế nào là địa hình Cacxtơ. | Cả lớp, cá nhân, nhóm | |
16 | 16 | Bài 14. Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo) | 1 | Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của bình nguyên, cao nguyên, đồi; ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp. | Nhóm, cá nhân | |
17 | 17 | Ôn tập học kỳ I | 1 | Hệ thống toàn bộ kiến thức cơ bản trong học kì I về Trái đất và các thành phần tự nhiên của Trái Đất. | Cả lớp | |
18 | 18 | Kiểm tra học kỳ I | 1 | Kiểm tra khả năng nhận thức và vận dụng kiến thức của học sinh | Cá nhân |
HỌC KÌ II
Tuần | Tiết | Tên bài | Thời lượng dạy học | Yêu cầu cần đạt | Hình thức tổ chức dạy học | Điều chỉnh thực hiện |
19 | 19 | Bài 15. Các mỏ khoáng sản | 1 | Nêu được các khái niệm: khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh. Kể tên và nêu được công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến. | Cả lớp, cá nhân | |
20 | 20 | Bài 16. Thực hành: Đọc bản đồ (lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn | 1 | - Thành phần, khái niệm đường đồng mức. - Biết đo, tính độ cao dựa vào bản đồ, xác định các dạng địa hình dựa vào đường đồng mức. | Cả lớp, cá nhân, cặp đôi |