Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,315
Điểm
113
tác giả
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TÍCH HỢP PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG LỚP 12 NĂM 2023 – 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TÍCH HỢP PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

NĂM HỌC 2023 – 2024

KHỐI 12



Tiết theo KHDH: 05




CHỦ ĐỀ: THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT

(TIẾT 2)

TÌM HIỂU NỘI DUNG:

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức.


- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

- Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.

2. Năng lực

Học xong bài học này, học sinh có khả năng phát triển các năng lực cơ bản như

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành pháp luật của Nhà nước; đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp pháp luật của Nhà nước; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu Hiến pháp, pháp luật, hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền và nghĩa vụ công dân; trách nhiệm của thanh niên với tư cách công dân; có khả năng tham gia một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân, tham gia và vận động người khác tham gia thực hiện pháp luật của Nhà nước phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước XHCN Việt Nam;

- Trung thực: Nhận thức và hành động theo lẽ phải; sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, điều tốt; tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân; tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật; đánh giá được hành vi chấp hành kỉ luật, pháp luật của bản thân và người khác; đấu tranh phê bình các hành vi vô kỉ luật, vi phạm pháp luật.

4. Nội dung tích hợp môn GDCD: Tích hợp phòng chống tham nhũng

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân.

- Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân , NXB. Hà Nội, 2007, Hồ Thanh Diện:

- Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.

- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ….

- Băng đĩa, vi deo về một số nội dung liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

* Mục tiêu:


- Kích thích HS tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về thực hiện pháp luật.

- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho HS.

* Cách tiến hành:

- Học sinh viết một bài luận ngắn trình bày suy nghĩ của mình về việc tham gia giao thông của học sinh hiện nay trong 5 phút.

- HS trình bày phần chuẩn bị.

- GV nhận xét về phần chuẩn bị của hs.

* Sản phẩm mong đợi: HS tích cực tham gia hoạt động, qua đó nhớ lại các hình thức thực hiện pháp luật và để các em thấy những quy định của pháp luật được thực hiện trong đời sống ra sao, từ đó kích thích học sinh tìm hiểu về vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí.

* Giáo viên kết luận: Để pháp luật thực sự đi vào đời sống thì mỗi chúng ta cần phải làm gì? Nếu công dân không tự giác thực hiện theo pháp luật thì xã hội sẽ như thế nào? Những người không thực hiện đúng những quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình gây ra thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu phần 2.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:

Nội dung 1: Vi phạm pháp luật.

* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được thế nào là hành vi vi phạm pháp luật, các dấu hiệu của một hành vi vi phạm pháp luật.

* Nội dung: Học sinh tiến hành làm việc theo nhóm để cùng tìm hiểu và trao đổi với các bạn xung quang để tìm ra bản chất của khái niệm vi phạm pháp luật. Tích hợp nội dung giáo dục phòng chống tham nhũng khi giảng dạy nội dung này theo quy định.

* Sản phẩm: Học sinh ghi chép được khái niệm vi phạm pháp luật, các dấu hiệu của vi phạm pháp luật.

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật

Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

Thứ ba, người vi phạm PL phải có lỗi


* Tổ chức thực hiện:

Các bước tiến hànhHoạt động của GVHoạt động của HS
- Chuyển giao nhiệm vụGV chuyển giao nhiệm vụ:
GV tổ chức thảo luận lớp để tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống tham nhũng:
- GV: nêu tình huống:
Sau khi học bài về vi phạm pháp luật, một số bạn ngồi ôn lại bài và nói chuyện với nhau. Bạn Nam kể:
Hôm trước đi học về tớ thấy ở ngã tư gần trường mình một chị đi xe máy vượt đèn đỏ bị chú cảnh sát giao thông giữ lại. Chị ấy dúi vào tay chú cảnh sát tờ 200 nghìn và được chú cảnh sát cho đi. Chị ấy chắc chắn là vi phạm pháp luật rồi nhưng sao lại không bị xử lí nhỉ, mà còn chú công an kia nữa, chú ấy nhận tiền như vậy có phải là vi phạm pháp luật không?
Một số bạn có ý kiến như sau:
Bạn hoà: chú công an không VPPL vì chị đưa 200 nghìn coi như đã mất tiền để nộp phạt rồi.
Bạn Trang: hành vi nhận tiền của chú công an là VPPL vì chú ấy nhận tiền để không lập biên bản xử lí vi phạm kia, như vậy là hối lộ, là VPPL.
Em đồng ý với ý kiến của bạn nào ? Vì sao?

+ Học sinh nhận nhiệm vụ học tập
+ Cùng nhau đọc tình huống và chú ý những đơn vị kiến thức liên quan đến nhiệm vụ được giao

- Thực hiện nhiệm vụGiáo viên yêu cầu học sinh trao đổi trong nhóm, dựa vào sách giáo khoa và hiểu biết của bản thân để giải quyết vấn đềHọc sinh thực hiện nhiệm vụ
- Đọc các nhiệm vụ mà giáo viên đề ra
- Báo cáo và thảo luậnGiáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác cùng đóng góp ý kiến và bổ sung
+ HS trình bày theo yêu cầu của GV
+ HS: Nhận xét bổ sung
- Kết luận, nhận địnhGiáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở
-Ý kiến của bạn Trang là hoàn toàn đúng, hành vi của người công an kia là VPPL, cụ thể đây là hành vi tham nhũng, đã được qui định tại Điều 3 của Luật phòng chống tham nhũng. Người công an này đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ để vụ lợi, nhận tiền không xử lí vi phạm.
GV; giới thiệu cho HS Luật phòng chống tham nhũng( phần phụ lục)
GV đưa câu hỏi cho HS trao đổi:
+Nguyên nhân nào khiến con người có hành vi tham nhũng?
+Theo các em, những hành vi tham nhũng có tác hại gì đối với con người và xã hội?
- GV chốt lại sau khi HS trả lời:
+ Nguyên nhân khiến con người có hành vi tham nhũng là do không tự chủ, không kiềm chế được lòng tham bất chính, thiếu ý thức rèn luyện đạo đức, coi thường pháp luật, đáng bị lên ánxử
+Người có hành vi tham nhũng bị xã hội lên án, bị pháp luật xử lí, mất hết nhân phẩm, danh dự, tương lai. Hành vi đó làm mất tính nghiêm minh của pháp luật, mất lòng tin của nhân dân vào cán bộ nhà nước và gây ra những tiêu cực trong xã hội.
Sản phẩm học sinh ghi được vào vở
Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật
+ Hành vi đó có thể là hành động - làm những việc không được làm theo quy định của PL hoặc không hành động - không làm những việc phải làm theo quy định của PL
+ Hành vi đó xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật, có thể nhận thức, điều khiển và chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi của mình.
Thứ ba, người vi phạm PL phải có lỗi.
Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra.
1704120814233.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---GA THAM NHUNG LỚP 12.docx
    197.7 KB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,303
Bài viết
37,772
Thành viên
140,229
Thành viên mới nhất
noob2010leuleu
Top