- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,018
- Điểm
- 113
tác giả
KẾ HOẠCH TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC LỚP 2
(dành cho một nhóm học sinh có cùng vấn đề)
(dành cho một nhóm học sinh có cùng vấn đề)
Xác định khó khăn của HS trong hoạt động dạy học/giáo dục | Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học/giáo dục | ||||||
Hoạt động giáo dục/ Môn học | Khó khăn của học sinh (Xác định rõ tên của khó khăn đó/ hoặc tên nhóm khó khăn đó trong hoạt động giáo dục/môn học) | Mục tiêu (Xác định rõ kết quả kỳ vọng sau khi kết thúc chủ đề/ nội dung/hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho học sinh) | Nội dung tư vấn, hỗ trợ (Cách thức tư vấn, hỗ trợ là thực hiện chủ đề độc lập hoặc 1 nội dung được lồng ghép vào 1 hoạt động trong HDGD/môn học) | Thời gian (Xác định thời gian bắt đầu và kết thúc) | Người thực hiện (Giáo viên bộ môn, Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn học sinh hoặc chuyên gia ...) | Phương tiện và điều kiện thực hiện | Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ (dự kiến cách thu thập thông tin để đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu) |
(Hoạt động giáo dục) - Tiết sinh hoạt lớp | Không tự tin khi giao tiếp: + Không tự tin nêu ý kiến trước lớp vì nhiều lý do: ngọng, nói lắp, vốn từ hạn chế, diễn đạt chưa trôi chảy. + Không tự tin giơ tay phát biểu vì sợ nói sai. + Nói nhỏ khi được mời phát biểu vì sợ nói sai. | - 100% HS tự tin phát biểu ý kiến trước nhóm học tập, trước lớp.
| - Phối hợp với GV bộ môn: + Cách tiến hành: Trao đổi với GV bộ môn về tình trạng không tự tin của HS, phối hợp GV bộ môn trong giờ học ghi nhận điểm mạnh của HS để khen ngợi, thường xuyên gọi và động viên những HS không tự tin phát biểu trong giờ học, chờ đợi câu trả lời từ HS (có thể chia nhỏ câu hỏi để gợi mở cho HS trả lời khi HS chưa trả lời được câu hỏi chính). - Phối hợp với Tổng phụ trách Đội: + Cách tiến hành: Trao đổi với TPT về năng khiếu, sở thích của nhóm HS không tự tin để khích lệ HS tham gia các hoạt động của Đoàn – Đội tổ chức (tùy theo khả năng của mỗi HS thì sẽ tham gia đội văn nghệ hay đội kịch hay đội trống kèn, …) - Phối hợp với PHHS trong giáo dục ở gia đình: + Cách tiến hành: GVCN Trao đổi với phụ huynh trong buổi họp PHHS đầu năm về vấn đề HS không tự tin, mời PHHS nêu ý kiến về cách để tạo thêm sự tự tin ở HS, thống nhất phụ huynh khi giáo dục trong gia đình không chê bai HS khi làm sai và sử dụng ngôn từ tích cực để động viên các em như: Con đã rất cố gắng, nếu con làm … thì … sẽ tốt hơn nữa, mẹ tin con sẽ làm được,… Không sử dụng ngôn từ tiêu cực khiến học sinh nản chí. - Tổ chức hoạt động: Những tấm gương sáng (thực hiện trong các tiết sinh hoạt lớp). + Cách tiến hành: GVCN kể cho HS nghe câu chuyện về những người khuyết tật có tài năng (mỗi tuần là một câu chuyện) rồi mời nhóm HS không tự tin trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện. Qua đó, GV giáo dục HS ai cũng có ưu điểm riêng của mình để các em không tự ti về bản thân mình. Từ đó, các em sẽ tự tin vào chính mình hơn. * Tuần 1: Câu chuyện Bàn chân kỳ diệu – Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký. * Tuần 2: Bùi Ngọc Thịnh – Kỷ lục gia Châu Á 12 tuổi chơi 7 nhạc cụ. * Tuần 3: Câu chuyện về Thomas Edison. * Tuần 4: Câu chuyện về Einstein. * Tuần 5: Câu chuyện về thiên tài truyền cảm hứng Jacob. * Tuần 6: Câu chuyện về cô bé Linh Chi. * Tuần 7: Câu chuyện về Lê Minh Châu với ý chí nghị lực. * Tuần 8: Câu chuyện Nguyễn Phương Anh – cô gái đầy ý chí và nghị lực. * Tuần 9: Câu chuyện về nghệ nhân khuyết tật Hoàng Thị Khương. - Tổ chức phát động thi đua “Sao nhi đồng chăm phát biểu?” + Cách tiến hành: GVCN nêu cách thức ghi nhận của GV cho HS nắm (5 lần HS giơ tay phát biểu sẽ được ghi nhận 1 ticker ngôi sao, cuối tuần vào tiết sinh hoạt sẽ được tính tổng cộng lại mỗi HS đạt được bao nhiêu ngôi sao. Nếu đạt từ 10 ngôi sao trở lên sẽ được tuyên dương Sao nhi đồng chăm phát biểu trong tuần và được trao tặng bông hoa niềm vui. Nếu được tuyên dương suốt 9 tuần liền sẽ được nhận giấy khen HS chăm phát biểu trong học tập) - GV hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho HS. - GV thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập để HS có thể trình bày trước đám đông như: Các cuộc thi đua trong nhóm, lớp về kể chuyện, âm nhạc, dẫn chương trình rung chuông vàng, tổng kết thi đua tháng... - Gv thường xuyên động viên, khuyến khích HS để khơi gợi ở các em sự mạnh dạn, tự tin. - Giúp HS biết tôn trọng kỉ luật, tập thể; Tuân thủ nội quy chung của trường, lớp; Kính thầy mến bạn; Đoàn kết, hỗ trợ; Thân thiện, học hỏi bạn bè… - Phối hợp với HS: Các bạn động viên, khuyến khích nhau để có thể mạnh dạn, tự tin trình bày trước lớp. | - Thực hiện trong mỗi tiết học. (9 tuần đầu) - Thực hiện trong 9 tuần đầu. - Thực hiện vào tuần 2 trong buổi họp PHHS đầu năm. (khoảng 15 phút) - Thực hiện trong tiết sinh hoạt lớp mỗi tuần (9 tuần) - Thực hiện trong 9 tuần đầu. | - GVCN, GV bộ môn. - GVCN, TPT. - GVCN, PHHS. - GVCN - GVCN | - Sổ ghi chép, nội dung trao đổi về biểu hiện của sự thiếu tự tin của HS, bộ câu hỏi phù hợp với mức độ của HS. - Sổ ghi chép, nội dung trao đổi về năng khiếu, sở thích của HS, trang phục diễn văn nghệ, trống kèn, ... - Nội dung trao đổi về sự thiếu tự tin của HS và các biện pháp GD để chấp thêm “đôi cánh” tự tin ở HS. - Nội dung các câu chuyện, tranh ảnh, video. - Sổ theo dõi ghi nhận số lần giơ tay phát biểu, số lần được tuyên dương của HS, ticker, bông hoa niềm vui, giấy khen. | - Quan sát HS trong suốt quá trình học tập, sinh hoạt. + 80% HS đáp ứng mục tiêu. + 20% HS chưa tự tin giơ tay phát biểu. Cần được tiếp tục hỗ trợ trong giai đoạn tới. - Phân tích sản phẩm của HS khi tham gia các hoạt động Đoàn – Đội + 80% HS đã mạnh dạn nói to trước lớp. + 20% HS còn nói nhỏ. Cần được tiếp tục hỗ trợ trong giai đoạn tới. - Phỏng vấn PHHS về cách để tăng thêm sự tự tin ở HS. + 80% HS không còn sợ nói sai, làm sai. + 20% HS còn sợ sai. Cần được tiếp tục hỗ trợ trong giai đoạn tới. - Phân tích sản phẩm học tập: câu trả lời của HS qua mỗi câu chuyện. + 80% HS tự tin trình bày ý kiến. + 20% HS chưa tự tin trình bày. Cần được tiếp tục hỗ trợ trong giai đoạn tới. -Thu thập thông tin. + 100% HS giơ tay phát biểu. |