Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,315
Điểm
113
tác giả
KẾ HOẠCH Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học



KẾ HOẠCH

Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học



1.Xác định khó khăn của học sinh/nhóm học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học:


Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội.

Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai. Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh. Đối với học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc. Tư duy của trẻ em mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể. Trong sự phát triển tư duy ở học sinh tiểu học, tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp.

Đối với học sinh tiểu học, các em có trí nhớ trực quan phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ. Ví dụ các em sẽ mô tả về một chú chim bồ câu dễ dàng hơn sau khi xem hình ảnh hơn là nghe định nghĩa bằng lời nói rằng chim bồ câu thuộc họ chim, có hai cái cánh, biết đẻ trứng… Vì vậy, trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học có đồ dùng, tranh ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn, có trò chơi hoặc có cô giáo dịu dàng.Ngoài ra, trẻ vẫn còn thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định, có tính hiếu động và dễ xúc động. Trẻ nhớ rất nhanh nhưng quên cũng rất nhanh.

Khi nói về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, vấn đề tình thân, tình bạn,… cũng là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ ở lứa tuổi này. Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó gắn kết nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức tốt và thúc đẩy các em hoạt động đúng đắn.

Ở lứa tuổi này, đời sống xúc cảm, tình cảm của các em khá phong phú, đa dạng và cơ bản là mang trạng thái tích cực. Các em bỡ ngỡ, lạ lẫm nhưng cũng nhanh chóng bắt nhịp làm quen với bạn mới, bạn cùng lớp. Trẻ tự hào vì được gia nhập Đội, hãnh diện vì được cha mẹ, thầy cô đánh giá cao hay giao cho những công việc cụ thể. Các em đã biết điều khiển tâm trạng của mình, thậm chí còn biết che giấu khi cần thiết. Học sinh tiểu học thường có tâm trạng vô tư, sảng khoái, vui tươi, đó cũng là những điều kiện thuận lợi để giáo dục cho các em những chuẩn mực đạo đức cũng như hình thành những phẩm chất trí tuệ cần thiết.

2. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ

2.1. Mục tiêu


- Định hướng giáo dục cho học sinh có khó khăn về tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt hoặc những khó khăn của học sinh, cha mẹ học sinh gặp phải trong quá trình học tập và sinh hoạt. Góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng và ước mơ của mình.

- Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.

- Hỗ trợ học sinh giải quyết những khó khăn trong việc phát triển nhân cách, năng lực và kỹ năng học tập, lối sống, các mối quan và những rối loạn cảm xúc, nhân cách.

- Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.

2.2. Nội dung và cách thức tư vấn, hỗ trợ

a. Yêu cầu:

- Các thành viên của tổ tư vấn phải am hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và phương pháp tư vấn để việc tư vấn có hiệu quả. Trong quá trình tư vấn, giáo viên tư vấn cần giữ bí mật những vấn đề có tính nhạy cảm của học sinh, cha mẹ học sinh để tránh sự mặc cảm của các đối tượng được tư vấn.

- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong nhà trường và sự tham gia của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh (gọi chung là cha mẹ học sinh) và các lực lượng ngoài nhà trường có liên quan trong các hoạt động tư vấn tâm lý học sinh.

- Đảm bảo quyền được tham gia, tự nguyện, tự chủ, tự quyết định của học sinh và bảo mật thông tin trong các hoạt động tư vấn tâm lý theo quy định của pháp luật.

- Tư vấn giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên; tâm lý lứa tuổi;

- Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết các vấn đề phát sinh trong mối quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đình, giáo viên và bạn bè và mối quan hệ xã hội khác;

b. Cách thức tư vấn, hỗ trợ.

- Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả;

- Tư vấn về thẩm mỹ trong trang phục, đầu tóc phù hợp giới tính;

- Tư vấn về các giá trị sống, kỹ năng sống; biện pháp ứng xử văn hóa, phòng chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện;

- Tư vấn các vấn đề khác theo mong muốn của học sinh. Hỗ trợ giới thiệu cho các em học sinh đến các cơ sở, chuyên gia khám và điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm sinh lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường.

2.3. Thời gian

Thực hiện từ ngày 20/11/2021 đến hết ngày 31/5/2022.

2.4. Người thực hiện

1. …………………………………………… - HT nhà trường

2. ……………………………………………. - TCĐ

3. ……………………………………………. - TT Tổ 4 + 5

4. ……………………………………………..- tổ 4+5

5. ……………………………………………. – TPT

6. GVCN các lớp:………………………………………

2.5. Phương tiện, điều kiện thực hiện

a. Giải pháp và hình thức thực hiện.

- Bố trí giáo viên có khả năng giải đáp, hợp tác tư vấn theo các nội dung trên. Chủ yếu đưa ra những phân tích, lời khuyên thiết thực giúp các em giải tỏa được về mặt tinh thần, làm cho các em cảm thấy vững vàng, tự tin và trên cơ sở đó có thể tự giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực.

- Do chưa có giáo viên chuyên trách làm công tác tư vấn, các thành viên của tổ tư vấn phải phối hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm, các lực lượng trong nhà trường để thực hiện công tác tư vấn cho học sinh.

- Nhà trường bố trí một phòng để phục vụ cho công tác tư vấn:

- Xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp (GVCN), sinh hoạt dưới cờ (GV phụ trách).

- Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh.

- Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh.

- Tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng tư vấn; tư vấn trực tiếp qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiện thông tin truyền thông khác.

+. Hình thức 1: Tổ chức tư vấn trực tiếp giữa thầy cô trong tổ tư vấn - cá nhân học sinh

*Mục tiêu:

+ Lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh.

+ Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể.

+ Động viên tinh thần để học sinh giải quyết hiệu quả khó khăn của bản thân mình.

*Nội dung:

- Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: Tâm sinh lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, những vấn đề khó nói…

- Tổ tư vấn tâm lý sẽ tiến hành tư vấn khi những vấn đề đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần khiến học sinh hoang mang, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là mất kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình.

+ Hình thức 2: Tư vấn gián tiếp

Thông qua nhóm facebook kín, zalo (thành lập khi học sinh có nhu cầu và nguyện vọng), điện thoại của lãnh đạo trường và thầy cô giáo trong tổ tư vấn.

Mục tiêu và nội dung như tư vấn trực tiếp được học sinh chuyển ý kiến đề nghị tư vấn đến địa chỉ email của tổ tư vấn hoặc điện thoại của lãnh đạo trường và thầy cô giáo để được phân phối cho các thành viên tổ tư vấn phù hợp với nội dung yêu cầu, giáo viên tư vấn trả lời cho học sinh qua email và điện thoại.

+ Hình thức 3: Tương tác đám đông

*Mục tiêu:

- Lắng nghe những khó khăn tâm lý của học sinh.

- Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết.

- Động viên tinh thần học sinh.

*Nội dung:

- Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: Tâm lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, tình thầy trò,…

+. Hình thức 4: Tổ chức buổi nói chuyện các chuyên đề tư vấn giúp học sinh giải tỏa các khó khăn mang tính thời điểm hoặc mang tính phổ biến

* Mục tiêu:

- Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ sau những giờ học căng thẳng.

- Chia sẻ, giải tỏa những bức xúc, khó khăn tâm lý do học tập và cuộc sống mang lại.

- Định hướng lại nhận thức, duy trì tinh thần, thái độ sống tích cực.

*Nội dung:

- Tùy thời điểm, Tổ tư vấn học đường sẽ tư vấn theo những chuyên đề phù hợp, có thể kết hợp trong buổi sinh hoạt dưới cờ.

b. Tổ chức thực hiện

- Cán bộ, giáo viên phụ trách công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường khi triển khai các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.

- Phối hợp với cha mẹ học sinh: Thường xuyên trao đổi thông tin về học sinh; nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi và tác động của những thay đổi đó đối với học sinh; thường xuyên quan tâm, phát hiện và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp đối với những biểu hiện bất thường của học sinh.

- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.

- Ban Giám hiệu thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác tư vấn tâm lý cho học sinh tại nhà trường.

- Sơ kết, tổng kết, báo cáo Phòng GD&ĐT .................. trước ngày 15/6 hàng năm.

* Nguồn tài liệu

- Tài liệu được cấp phát trong các đợt giáo viên đi tập huấn;

- Sưu tầm tài liệu từ báo giấy, báo mạng có uy tín như trang Web: tuvanchuyenrieng.com.vn

* Lịch tư vấn

- Tổ tư vấn hoạt động thường xuyên do các cán bộ, giáo viên trong tổ tư vấn tâm lý trực tiếp hỗ trợ tư vấn cho học sinh tại địa điểm của tổ tư vấn hoặc liên hệ qua số điện thoại, đặt lịch tư vấn.

- Các hoạt động, hình thức tư vấn sẽ được tổ chức xen kẽ tùy theo thời điểm, nhu cầu của học sinh.

- Cung cấp công khai địa chỉ email của tổ tư vấn, số điện thoại cá nhân của các thầy cô trong tổ tư vấn để học sinh chủ động khi cần hỗ trợ.

- Hòm thư những điều em muốn nói sẽ được mở vào giữa tiết 2 thứ sáu hàng tuần.

c. Phân công nhiệm vụ các thành viên tổ tư vấn

STT
Họ và tên
Chức vụ
Nhiệm vụ
1​
…………………….​
Hiệu trưởng​
Phụ trách chung, theo dõi chỉ đạo hoạt động tư vấn của tổ tư vấn; bồi dưỡng cho CB-VC về công tác tư vấn học đường.
2​
…………………
Chủ tịch CĐ
PHT
Lên kế hoạch hoạt động, trực tiếp đôn đốc việc thực hiện và hoạt động của tổ.
- Tiếp nhận thông tin cần tư vấn của học sinh từ email của tổ, từ hộp thư “Những điều em muốn nói”, chia sẻ lên nhóm cùng thảo luận thống nhất các biện pháp tư vấn đạt hiệu quả.
- Phụ trách việc tổ chức tư vấn cho học sinh dưới cờ hàng tuần về những vấn đề chung mà học sinh đang quan tâm.
3​
…………………​
Tổ 4+5
+ TPT​
Tiếp nhận thông tin cần tư vấn của học sinh, chia sẻ lên nhóm cùng thảo luận thống nhất các biện pháp tư vấn đạt hiệu quả.
- Thành lập đội ngũ phát thanh viên cung cấp những thông tin học sinh còn hoài nghi, thắc mắc chung để tuyên truyền rộng rãi.
4​
……………………..​
Tổ 1,2,3
+ TPT​
Ủy viên: Tiếp nhận thông tin cần tư vấn của học sinh, chia sẻ lên nhóm cùng thảo luận thống nhất các biện pháp tư vấn đạt hiệu quả.
- Tư vấn cho cán bộ lớp về phương pháp quản lý lớp, tạo phong trào thi đua...trong các buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần.


d. Kế hoạch thời gian tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề:

Thời gian vào buổi sinh hoạt dưới cờ tuần cuối của các tháng.

Thời gian
Nội dung chuyên đề
Người thực hiện
Tháng
9,10​
- Tư vấn về an toàn giao thông
- Tư vấn phương pháp học các bộ môn, sinh hoạt của lớp
- Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác.
GV CN + TPT
Tháng 11​
- Tư vấn về việc sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống khi giao lưu trong, ngoài nhà trường và trên mạng xã hội.

GV CN + TPT​
Tháng 12​
- Tư vấn về thẩm mỹ trong trang phục cho học sinh nam, nữ (đầu, tóc, quần, áo, giày dép)
GV CN + TPT​
Tháng 1​
- Tư vấn, giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
- Tư vấn về vấn đề phòng tránh các tệ nạn xã hội trong học đường (Ma túy, HIV-AIDS, trò chơi điện tử, bạo lực học đường…)
GV CN + TPT​
Tháng 2​
- Tư vấn về vệ sinh, an toàn thực phẩm;
- Tư vấn cho HS toàn trường về vấn đề chăm sóc sức khỏe cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng bệnh…
GV CN + TPT​
Tháng 3,4​
- Tư vấn hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
GV CN + TPT​
Tháng 5​
- Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả
- Tư vấn cho học sinh lớp 5 lựa chọn trường THCS sau khi tốt nghiệp TH năm 2021
- GVCN lớp 5


- Có thể kết hợp với các GVCN lớp tổ chức tư vấn tâm lý chung cho lớp vào tiết sinh hoạt hàng tuần. (Lịch do GVCN yêu cầu đề xuất với tổ trưởng, tổ tư vấn sẽ phân công người phụ trách và thời gian tư vấn)

(Các chuyên đề tư vấn có thể được linh động thay đổi về những vấn đề mà học sinh đang quan tâm)

- Xây dựng bài Test trắc nghiệm tâm lý cho học sinh toàn trường theo khối vào dịp đầu năm và cuối năm để nắm bắt tâm lý, nguyện vọng và mong muốn của học sinh từ đó có giải pháp sao cho hiệu quả.

e. Nguyên tắc làm việc của Tổ Tư vấn Học đường

Nguyên tắc số 1: Lắng nghe và tôn trọng

Lắng nghe, tôn trọng là học sinh sẽ được chia sẻ bất cứ điều gì mình muốn, tổ tư vấn không đánh giá đúng hay sai và hoàn toàn chấp nhận và tôn trọng quan điểm cũng như chính con người của các em.

Nguyên tắc số 2: Bảo mật thông tin

Tổ Tư vấn tâm lý luôn tôn trọng sự riêng tư của mỗi người vì vậy tổ tư vấn cam kết mọi vấn đề mà học sinh chia sẻ với chúng tôi sẽ được giữ bí mật. Cụ thể: Trong trường hợp học sinh tự mình tới phòng tư vấn, mọi vấn đề học sinh chia sẻ với thầy cô trong tổ tư vấn sẽ được giữ bí mật. Tổ tư vấn chỉ tiết lộ thông tin của học sinh với những người có trách nhiệm (phụ huynh học sinh, cố vấn…) trong ba trường hợp sau:

+ Học sinh đang có ý định gây hại cho bản thân hoặc gây nguy hiểm cho người khác;

+ Học sinh đồng ý chia sẻ thông tin với những người liên quan để được hỗ trợ tốt hơn;

+ Học sinh báo cáo về việc đang bị đe dọa.

Trong trường hợp học sinh được chuyển tới phòng tư vấn bởi cha mẹ, thầy cô, tổ tư vấn sẽ trao đổi với người đại diện này và những người có liên quan những thông tin khái quát về quá trình tư vấn nhằm phối hợp trợ giúp học sinh tốt hơn.

Nguyên tắc số 3: Cung cấp giải pháp

Đến với Tổ Tư vấn tâm lý học sinh không chỉ được lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ mà còn được cung cấp những thông tin mới cập nhật cũng như trao đổi để tìm ra các giải pháp cho những tình huống cụ thể đang gặp phải trong cuộc sống.

g. Kinh phí.

- Kinh phí thực hiện từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của các cơ sở giáo dục.

- Huy động các nguồn lực hợp pháp cho hoạt động tư vấn tâm lý học sinh trong các trường phổ thông.

2.6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ sau khi thực hiện kế hoạch

Hàng quý đánh giá và nhận xét những nội dung do các đồng chí được phân công, qua đó đúc rút kinh nghiệm để hạn chế những nhược điểm, phát huy những ưu điểm, tìm ra hướng khắc phục và giải pháp để thực hiện trong năm học tới.

1646650216866.png


XEM THÊM

 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM-Kế hoạch tư vấn hỗ trợ tâm lí.docx
    34 KB · Lượt xem: 5
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    kế hoạch bài dạy môn tin học tiểu học kế hoạch bài dạy môn tin học tiểu học module 2 kế hoạch bài dạy môn tin học tiểu học module 3 kế hoạch bài dạy môn tin học tiểu học module 4 kế hoạch dạy học an toàn giao thông kế hoạch dạy học an toàn giao thông lớp 3 kế hoạch dạy học an toàn giao thông lớp 4 kế hoạch dạy học an toàn giao thông lớp 5 kế hoạch dạy học bài học gồm những nội dung gì kế hoạch dạy học bài phòng tránh tai nạn đuối nước kế hoạch dạy học bài phòng tránh tai nạn đuối nước lớp 1 kế hoạch dạy học bài quả kế hoạch dạy học bài tốc độ phản ứng kế hoạch dạy học bộ môn kế hoạch dạy học bộ môn là gì kế hoạch dạy học bộ môn vật lý 9 kế hoạch dạy học cá nhân kế hoạch dạy học các môn học kế hoạch dạy học các môn học là gì kế hoạch dạy học các môn học lớp 1 kế hoạch dạy học các môn học lớp 1 theo công văn 2345 kế hoạch dạy học các môn học lớp 4 kế hoạch dạy học các môn học lớp 4 theo công văn 2345 kế hoạch dạy học cây sống ở đâu kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn theo công văn 5512 kế hoạch dạy học dự án kế hoạch dạy học elearning kế hoạch dạy học gdcd 7 kế hoạch dạy học giáo dục kế hoạch dạy học giáo dục công dân 8 kế hoạch dạy học giáo dục là gì kế hoạch dạy học giáo dục thể chất lớp 2 kế hoạch dạy học giáo dục địa phương kế hoạch dạy học giáo dục địa phương lớp 2 kế hoạch dạy học giáo dục địa phương lớp 6 kế hoạch dạy học hay kế hoạch bài dạy kế hoạch dạy học hóa 8 kế hoạch dạy học hóa 8 theo 5512 kế hoạch dạy học hóa 8 theo 5512 violet kế hoạch dạy học hóa 9 theo 5512 kế hoạch dạy học học kỳ 2 trường tiểu kế hoạch dạy học học sinh khuyết tật kế hoạch dạy học hướng nghiệp thcs kế hoạch dạy học khi học sinh trở lại trường kế hoạch dạy học khoa học lớp 5 kế hoạch dạy học khối 3 kế hoạch dạy học khối 4 kế hoạch dạy học khối 5 kế hoạch dạy học khtn 6 kế hoạch dạy học khtn 6 cánh diều kế hoạch dạy học khtn 6 kết nối tri thức kế hoạch dạy học là gì kế hoạch dạy học lớp 1 kế hoạch dạy học lớp 1 chân trời sáng tạo kế hoạch dạy học lớp 1 sách cánh diều kế hoạch dạy học lớp 1 theo chương trình mới kế hoạch dạy học lớp 1 theo công văn 2345 kế hoạch dạy học lớp 2 kế hoạch dạy học lớp 2 theo chương trình mới kế hoạch dạy học lớp 2 theo công văn 2345 kế hoạch dạy học lớp 3 theo công văn 2345 kế hoạch dạy học lớp 4 kế hoạch dạy học lớp 4 theo công văn 2345 kế hoạch dạy học lớp 5 theo công văn 2345 kế hoạch dạy học mĩ thuật theo phương pháp mới kế hoạch dạy học mới nhất kế hoạch dạy học môn học cần được triển khai như thế nào trong thực tiễn kế hoạch dạy học môn học công nghệ kế hoạch dạy học môn học công nghệ 8 kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn khtn kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn ngữ văn kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn theo công văn 5512 kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn toán kế hoạch dạy học môn học khtn kế hoạch dạy học môn học là gì kế hoạch dạy học môn học là phụ lục mấy kế hoạch dạy học môn học ngữ văn kế hoạch dạy học môn học ngữ văn 6 kế hoạch dạy học môn học thcs kế hoạch dạy học môn học toán kế hoạch dạy học môn học toán 6 kế hoạch dạy học môn khoa học lớp 4 kế hoạch dạy học môn mĩ thuật kế hoạch dạy học môn mĩ thuật lớp 1 kế hoạch dạy học môn mĩ thuật lớp 2 kế hoạch dạy học môn mĩ thuật thcs kế hoạch dạy học môn thể dục lớp 1 kế hoạch dạy học môn the dục lớp 3 kế hoạch dạy học môn tiếng anh kế hoạch dạy học môn tiếng anh lớp 3 kế hoạch dạy học môn tiếng anh lớp 6 kế hoạch dạy học môn tiếng anh lớp 9 kế hoạch dạy học môn tiếng anh thcs kế hoạch dạy học môn toán kế hoạch dạy học môn toán bộ sách cánh diều kế hoạch dạy học môn toán lớp 1 kế hoạch dạy học môn toán lớp 2 kế hoạch dạy học môn toán lớp 4 kế hoạch dạy học môn tự nhiên xã hội kế hoạch dạy học năm 2021 kế hoạch dạy học ngoại ngữ kế hoạch dạy học ngữ văn 6 kế hoạch dạy học ngữ văn 6 chân trời sáng tạo kế hoạch dạy học ngữ văn 6 sách cánh diều kế hoạch dạy học ngữ văn 8 kế hoạch dạy học ngữ văn 8 theo công văn 5512 kế hoạch dạy học ngữ văn 9 kế hoạch dạy học ở tiểu học kế hoạch dạy học ở trường thcs kế hoạch dạy học online kế hoạch dạy học online thcs kế hoạch dạy học online tiểu học kế hoạch dạy học phát triển năng lực là gì kế hoạch dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh kế hoạch dạy học phòng chống covid kế hoạch dạy học phòng chống dịch kế hoạch dạy học phòng tránh tai nạn đuối nước lớp 1 kế hoạch dạy học phụ lục 1 kế hoạch dạy học phương pháp bàn tay nặn bột kế hoạch dạy học qua internet kế hoạch dạy học qua internet trên truyền hình kế hoạch dạy học qua internet trường tiểu học kế hoạch dạy học sách chân trời sáng tạo kế hoạch dạy học sách chân trời sáng tạo lớp 6 kế hoạch dạy học sau dịch covid kế hoạch dạy học sinh 10 kế hoạch dạy học sinh 7 kế hoạch dạy học sinh khuyết tật kế hoạch dạy học stem kế hoạch dạy học sử 6 sách chân trời sáng tạo kế hoạch dạy học thcs kế hoạch dạy học the dục lớp 5 kế hoạch dạy học theo chủ đề kế hoạch dạy học theo công văn 2345 kế hoạch dạy học theo công văn 3969 kế hoạch dạy học theo công văn 5512 kế hoạch dạy học tin 6 kết nối tri thức kế hoạch dạy học tin học theo chuẩn quốc tế kế hoạch dạy học toán 6 kế hoạch dạy học toán 6 cánh diều kế hoạch dạy học toán 6 chân trời sáng tạo kế hoạch dạy học toán 6 kết nối tri thức kế hoạch dạy học toán 6 theo công văn 5512 kế hoạch dạy học trực tiếp kế hoạch dạy học trực tuyến kế hoạch dạy học trực tuyến môn thể dục kế hoạch dạy học trực tuyến thcs kế hoạch dạy học trực tuyến trường tiểu học kế hoạch dạy học tự nhiên xã hội lớp 3 kế hoạch dạy học ứng phó với dịch covid-19 kế hoạch dạy học và giáo dục kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học có vai trò gì kế hoạch dạy học và giáo dục là gì kế hoạch dạy học và giáo dục module 4 kế hoạch dạy học và giáo dục môn toán kế hoạch dạy học và giáo dục môn toán thpt kế hoạch dạy học văn 6 kết nối tri thức kế hoạch dạy online kế hoạch dạy phụ đạo học sinh yếu kế hoạch dạy phụ đạo học sinh yếu kém kế hoạch giảng dạy online kế hoạch giảng dạy uit kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học môn hóa học kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học môn tin học kế hoạch tổ chức dạy học online kế hoạch tổ chức dạy học qua internet quy trình kế hoạch dạy học môn đạo đức quy trình xây dựng kế hoạch dạy học quy trình xây dựng kế hoạch dạy học môn toán xây dựng kế hoạch dạy học xây dựng kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học là gì xây dựng kế hoạch dạy học môn toán xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ de xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,303
    Bài viết
    37,772
    Thành viên
    140,245
    Thành viên mới nhất
    Trần Thị Thuỳ NL
    Top