Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
81,447
Điểm
113
tác giả
TOP 27 Những trò chơi sinh hoạt trong lớp, trò chơi trong tiết sinh hoạt lớp NĂM 2021 - 2022 CHO TIỂU HỌC

Các trò chơi khởi động đầu tiết học hay và thú vị nhất cho học sinh Tiểu học thu hút học sinh cách hiệu quả nhất để học sinh nhanh chóng vào bài, giúp tiết học đạt hiệu quả cao.


Thông qua tiết học cùng với các cách dạy phù hợp không những chất lượng học tập của các em được nâng lên mà tình cảm thầy trò ngày càng gần gũi gắn bó hơn.

tro-choi-chim-bay-co-bay-231873.jpg


1. Trò chơi “Thò thụt”​


Luật chơi:


Quản trò chỉ cần hô thụt thò và các bạn trong lớp phải làm theo lời nói của người quản trò


Lúc đầu nên hô chậm để các bạn quen dần, và sau đó tăng tốc độ


Bạn nào làm sai thì sẽ bị phạt


2. Trò chơi “Cá bơi cá nhảy”​


Cách chơi:


Giáo viên hoặc học sinh điều khiển trò chơi


Cho cả lớp đứng dậy


Làm mẫu – học sinh làm theo


Giáo viên nói: “Mặt nước”, tay thì đưa ngang làm mặt nước học sinh làm theo, nói to theo


Giáo viên hô: “Cá nhảy”, làm động tác cá nhảy, tay đưa lên cao, học sinh làm theo và hô: “chíu”


Giáo viên hô: “Cá lặn”, làm động tác đưa tay xuống học sinh làm theo và hô: “chủm”


Chú ý:


Người quản trò nói một đằng làm một nẻo


Người quản trò gây mất tập trung cho người chơi


Người quản trò làm thao tác nhanh gây lúng túng cho người chơi


Những bạn nào làm sai, phải chịu một hình phạt vui vẻ


3. Trò chơi “Alibaba”​


Cách chơi:


Người quản trò sẽ hát theo nhịp bài hát Alibaba với lời đi kèm với những hành động, buộc các bạn trong lớp phải làm theo và hát vang “Alibaba”, ví dụ như:


Xưa kia kinh đô Bát- đa có một chàng trai đáng yêu gọi tên – Alibaba


Alibaba yêu cầu chúng ta đứng ngay ngắn lên – Alibaba


Alibaba yêu cầu chúng ta giơ tay phải lên – Alibaba


Alibaba yêu cầu chúng ta giơ tay trái lên – Alibaba


Alibaba yêu cầu chúng ta vỗ tay thật to – Alibaba


Alibaba yêu cầu chúng ta vỗ tay trên cao – Alibaba


Alibaba yêu cầu chúng ta vỗ tay lắc hông thật nhanh – Alibaba


Alibaba yêu cầu chúng ta học hành ngay ngắn – Alibaba


4. Trò chơi “Ta là vua”​


Cách chơi:


Học sinh sẽ được xếp thành một vòng tròn và người quản trò sẽ đứng ở giữa vòng tròn ấy.


Khi người quản trò, chỉ vào bất cứ học sinh nào trong vòng tròn thì bạn ấy phải nói: “Ta là vua” và 2 bạn đứng 2 bên sẽ nói: “Vạn tuế vua” và quỳ xuống.


Cứ thế, người quản trò chỉ vào bất cứ bạn nào trong vòng tròn với tốc độ thật nhanh để trò chơi thêm hấp dẫn


5. Trò chơi “Người lịch sự”​


Nội dung: Người chơi chỉ làm theo lời người quản trò khi nào quản trò nói có kèm theo từ “mời bạn”. Ví dụ:


Quản trò mời bạn giơ tay trái


Người chơi giơ tay trái


Quản trò bỏ tay xuống


Không có từ mời bạn, nếu người chơi bỏ tay xuống là phạm luật


Cứ như thế, quản trò nói nhanh, làm nhanh trò chơi sẽ hấp dẫn


6. Trò chơi “Tiêu diệt con vật có hại”​


Quản trò cho tập thể xếp thành hình chữ U hoặc vòng tròn.


Quản trò quy định cho tập thể như sau: Quản trò nói tên các con vật có ích (con gà, con lợn, con ngựa, con chim,…) thì người chơi hô bảo vệ và giơ tay phải lên. Quản trò nói tên các con vật có hại (con muỗi, con gián, con ruồi, châu chấu,..) thì người chơi hô tiêu diệt và giơ tay trái lên.


Quản trò vừa hô vừa làm, người chơi hô theo và làm động tác như đúng quy định. Quản trò có thể làm động tác đúng hoặc sai với lời nói để lừa người chơi. Ai làm không đúng theo quy định, làm ngập ngừng, không làm sẽ bị phạt.


7. Trò chơi “Nhập khẩu, chế biến, xuất khẩu”​


Mục đích: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái, rèn luyện trí nhớ, tính tập trung và phản xạ nhanh nhẹ, hoạt bát.


Cách chơi: Quản trò hướng dẫn cho người chơi các động tác.


Khi quản trò nói “nhập khẩu” người chơi đưa tay lên miệng (các ngón tay chìa ra phía ngoài, cổ tay để sát cổ).


Khi quản trò nói ” Chế biến” người chơi đưa tay xuống xoa bụng.


Khi quản trò nói ” Xuất khẩu” người chơi đưa tay phải ngửa ra phía sau, (các ngón tay chìa ra phía ngoài, cổ tay để sát mông).


Lưu ý: quản trò có thể nói một kiểu, làm một kiểu khác để đánh lừa người chơi. Ai làm động tác không đúng như quy định là phạm luật.


8. Trò chơi “Con Thỏ”​


Mục đích: tạo không khí vui vẻ, thoải mái, rèn luyện trí nhớ, tính tập trung và phản xạ nhanh nhẹ, hoạt bát.


Cách chơi: Quản trò hướng dẫn cho người chơi các động tác.


  • Khi quản trò nói “Con Thỏ” người chơi đưa tay phải lên cao.
  • Khi quản trò nói “con Thỏ ăn cỏ” người chơi đưa tay phải xuống các ngón tay chụm lại vào lòng bàn tay trái.
  • Khi quản trò nói “Con Thỏ uống nước” người chơi đưa tay phải lên chụm vào sát miệng, đầu ngửa ra phía sau 1 chút.
  • Khi quản trò nói “Con Thỏ vào hang” người chơi đưa tay phải lên, ngón tay chụm lại đặt vào sát tai.
  • Khi quản trò nói “Con Thỏ đi ngủ” người chơi đưa tay phải lên chụm vào sát mắt.

Lưu ý: quản trò có thể nói một kiểu, làm một kiểu khác để đánh lừa người chơi, Ai làm động tác không đúng như quy định là phạm luật.


9. Trò chơi “Đứng, Ngồi , Vỗ Tay”​


Mục đích: tạo không khí vui vẻ, thoải mái, rèn luyện trí nhớ, tính tập trung và phản xạ nhanh nhẹ, hoạt bát.


Cách chơi: quản trò hướng dẫn cho người chơi các động tác


Khi quản trò nói “Đứng ” thì người chơi “Ngồi” xuống.


Đọc thêm: 20 trò chơi giúp học sinh chuyển từ mất trật tự sang tập trung học tập
Khi quản trò nói ” Ngồi” thì người chơi “Vỗ tay”.


Khi quản trò nói ” Vỗ tay” thì người chơi ” Đứng” .


Lưu ý: quản trò có thể nói một kiểu, làm một kiểu khác để đánh lừa người chơi, Ai làm động tác không đúng như quy định là phạm luật.


10. Trò chơi “Tôi cần”​


Mục đích: tạo không khí vui vẻ, thoải mái, rèn luyện phản xạ nhanh nhẹ, hoạt bát, giáo dục tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.


Cách chơi:


Lấy những vật theo yêu cầu của quản trò


Quản trò chia tập thể thành các đội tuỳ theo số lượng người chơi


Quản trò hô” Tôi cần, tôi cần..”,người chơi đáp” Cần gì, cần gì.”


Quản trò hô ” Tôi cần 3 cái bút” Các đội chơi phải mang đủ 3 cái bút lên cho quản trò, đội nào mang lên nhanh, đủ là thắng.


Cứ như vậy quản trò có thể gọi các đồ vật khác nhau, giầy, tất, điện thoại…


Lưu ý: mỗi đội lần lượt cử 1 người chơi mang lên


11. Trò chơi “Gió thổi”​


Cách chơi: Quản trò giao việc: Em/bạn hãy tưởng tượng mình là một cái cây. Tất cả đứng giang tay ra để tạo hàng cây. Gió thổi bên nào các em/bạn nghiêng về bên đó.


Cả lớp đứng rồi dang tay sang hai bên.


Quản trò: (Hô) Gió thổi, gió thổi.


Cả lớp: Về đâu, về đâu?


Quản trò: Bên trái, bên trái.


Cả lớp: Nghiêng người sang bên trái.


Quản trò: Gió thổi, gió thổi.


Cả lớp: Về đâu, về đâu?


Quản trò: Bên phải, bên phải.


Cả lớp: Nghiêng người sang bên phải.


Quản trò hô rồi làm tiếp với các vị trí: trước, sau.


Lưu ý: Quản trò lặp lại các vị trí cần luyện tập nhiều lần và tăng tố độ nói để học sinh luyện phản xạ nhanh.


12. Trò chơi “Ai làm đúng”​


Mục đích: Rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng, tinh thần tập thể, phản xạ nhanh nhạy cho các em.


Cách chơi: Quản trò quy định một nhóm đóng giả gà con. Nhóm khác đóng giả gà mái, nhóm khác nữa đóng giả gà trống. Khi được đọc đến tên mình cùng động tác chỉ huy tay của quản trò, lập tức nhóm phải phát ra tiếng kêu của gà. Ví dụ: Gà con kêu chíp chíp…Gà mái kêu cục ..tác…Gà trống kêu ò…ó…o…


Quản trò chỉ tay vào nhóm nào mà nhóm đó không đọc được hoặc đọc chậm, đọc sai quy định thì phạm luật.


Chú ý: Để xem nhóm nào phản xạ tốt nhất, quản trò vừa làm động tác chỉ vào nhóm đó nhưng lại gọi trên nhóm khác, các em sẽ dễ bị nhầm. Ai làm sai sẽ bị phạt.


13. Trò chơi “Trời mưa, trời mưa”​


Cách chơi:


Quản trò: (hô): Trời mưa, trời mưa


Cả lớp: Che ô, đội mũ (hai tay vòng lên phía trên đầu)


Quản trò: Mưa nhỏ


Cả lớp: Tí tách, tí tách (Vỗ nhẹ hai tay vào nhau)


Quản trò: Trời chuyển mưa rào


Cả lớp: Lộp độp, lộp độp (Vỗ tay to hơn)


Quản trò: Sấm nổ


Cả lớp: Đì đoàng, đì đoàng (nắm bàn tay phải, giờ lên cao hai lần)


Quản trò: Đã 9 giờ tối


Cả lớp: Đi ngủ, đi ngủ (Hai tay úp vào nhau, đưa lên sát má, nghiêng đầu)


Quản trò: Trời đã sáng tỏ


Cả lớp: Gà gáy ò ó o (làm động tác gà gáy)


Quản trò: Rủ nhau tới trường


Cả lớp: Ngồi vào ngay ngắn (Ngồi xuống, vòng tay lên bàn)


14. Trò chơi “Bàn tay diệu kì”​


Yêu cầu: Học sinh đứng tại chỗ trong lớp.


Cách chơi: Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ – tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.


Người điều khiển hô: Bồng con hát ru- tất cả vòng hai cánh tay ra phía trước và đung đưa như đang bế ru con.


Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ – tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.


Người điều khiển hô: Chăm chút con từng ngày – tất cả úp bàn tay lên má và nghiêng đầu.


Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ – tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.


Người điều khiển hô: Sưởi ấm con ngày đông- tất cả đặt chéo 2 lên ngực và khẽ lắc lư người.


Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ – tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.


Người điều khiển hô: Là gió mát đêm hè- tất cả làm động tác như đang quạt.


Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ – tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.


Người điều khiển hô: Là bàn tay kì diệu – tất cả giơ 2 cánh tay lên cao và hô to “bàn tay kì diệu”


15. Trò chơi “Ai nhanh hơn”​


Mục đích:


Ôn tập lại kiến thức đã học đồng thời giới thiệu bài mới.


Luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá chính xác, tiết kiệm thời gian.


Rèn tính tự giác, thi đua giữa học sinh.


Chuẩn bị:


Giáo viên: chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án.


Học sinh: thẻ đúng, sai.


Cách tổ chức:


Chia lớp làm 4 đội chơi tương ứng với 4 tổ , cử 4 tổ trưởng làm trọng tài và theo dõi chéo, 1 thư ký ghi kết quả.


Thời gian: 4 phút


Luật chơi: Giáo viên lần lượt giới thiệu từng câu hỏi, yêu cầu để giáo viên đọc từng câu hỏi hoàn chỉnh thì học sinh mới được sử dụng thẻ (đúng hoặc sai) để trả lời. Em nào vi phạm luật là loại kết quả. Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên đưa đáp án cho câu hỏi luôn để các em đối chiếu kết quả.


Cách tính điểm: mỗi câu trả lời đúng được tính 10 điểm/học sinh, trả lời sai trừ 5 điểm/học sinh. Tổng điểm mỗi đội được ghi lên bảng luôn sau mỗi câu trả lời.


Câu hỏi có thể liên quan đến bài học trước đó, nhằm ôn lại bài cũ trước khi vào bài mới


16. Trò chơi “Chuyền hoa”​


Chuẩn bị: Một hoa hồng, câu hỏi và phần quà.


Luật chơi:


  • Người quản trò sẽ bắt nhịp một bài hát, cả lớp sẽ cùng hát theo và cùng chuyền bông hoa đi.
  • Khi bài hát kết thúc, học sinh nào cầm bông hoa trên tay thì sẽ trả lời câu hỏi được giấu trong bông hoa
  • Nếu trả lời đúng sẽ nhận được quà
  • Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho học sinh nào xung phong

Lưu ý: ngoài hoa hồng, chúng ta có thể sử dụng hộp quà và thực hiện tương tự. Khi ấy trò chơi sẽ có tên: “Hộp quà bí mật”.


17. Trò chơi “Gọi tên”​


Luật chơi:


Người quản trò sẽ hô: “Gọi tên, gọi tên” và cả lớp sẽ đáp lại: “tên gì, tên gì”


Sau đó, người quản trò sẽ gọi tên bạn học sinh trong lớp và đặt câu hỏi để bạn đó trả lời


Nếu trả lời đúng thì cả lớp sẽ vỗ tay hoan hô


Lưu ý: Các câu hỏi có thể liên quan đến bài đã học nhằm ôn lại bài cũ cho học sinh

18. Trò chơi “Truyền điện”​


Mục đích: Giúp học sinh thuộc nhân, chia trong bảng (đối tượng áp dụng cho học sinh lớp 3).


Thời gian chơi: 7 – 10 phút.


Luật chơi: Giáo viên hãy chia lớp thành 2 đội để thi đua.


Giáo viên sẽ “châm ngòi” đầu tiên và đọc một phép tính chẳng hạn 5 x 9 rồi chỉ vào một em thuộc một trong 2 đội, em đó phải bật ngay ra kết quả.


Nếu kết quả đúng thì em đó có quyền “xì điện” một bạn thuộc đội đối phương. Em sẽ đọc bất kì phép tính nào, chẳng hạn như 50: 10 và chỉ vào một bạn (ở bên kia) bạn đó lập tức phải có ngay kết quả là 5, rồi lại “xì điện” trả lại đội ban đầu.


Cứ như vậy, giáo viên cùng 2 thư ký ghi kết quả của mỗi đội. Hết thời gian chơi đội nào có nhiều bạn đọc kết quả đúng thì sẽ là đội chiến thắng.


Lưu ý: Khi được quyền trả lời mà lúng túng không đọc ra ngay kết quả thì mất quyền trả lời và “xì điện”, giáo viên sẽ lại chỉ định một bạn khác bắt đầu.


19. Trò chơi “Con thỏ”​


Mục đích: tạo không khí vui vẻ, thoải mái, rèn luyện trí nhớ, tính tập trung và phản xạ nhanh nhẹ, hoạt bát.

Cách chơi: Quản trò hướng dẫn cho người chơi các động tácKhi quản trò nói “Con Thỏ” người chơi đưa tay phải lên cao.
Khi quản trò nói “con Thỏ ăn cỏ” người chơi đưa tay phải xuống các ngón tay chụm lại vào lòng bàn tay trái.
Khi quản trò nói “Con Thỏ uống nước” người chơi đưa tay phải lên chụm vào sát miệng, đầu ngửa ra phía sau 1 chút.
Khi quản trò nói “Con Thỏ vào hang” người chơi đưa tay phải lên, ngón tay chụm lại đặt vào sát tai.
Khi quản trò nói “Con Thỏ đi ngủ” người chơi đưa tay phải lên chụm vào sát mắt.
Lưu ý: quản trò có thể nói một kiểu, làm một kiểu khác để đánh lừa người chơi, ai làm động tác không đúng như quy định là phạm luật.

20. Trò chơi “Ban nhạc hòa tấu”​

Lớp có thể được chia thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Thực hiện tiếng trống “Tùng tùng”
+ Nhóm 2: Thực hiện tiếng mỏ “Tóc tóc”
+ Nhóm 3: Thực hiện tiếng đàn “Tùng tùng”
+ Nhóm 4: Thực hiện tiếng chuông “Keng keng”
Quản trò đưa tay về phía nhóm nào thì nhóm đó sẽ reo vang loại nhạc cụ mà mình được phân công.
Để trò chơi thêm hững thú, quản trò có thể điều khiển một lúc hay tay và khi đưa tay lên thì đồng loạt 4 nhạc cụ đều vang lên và ngân dài nhạc cụ của mình, quản trò chỉ tay dưới đất thì tất cả đều phát ra tiếng “Hùm hùm …” và trò chơi được tiếp tục.

21. Trò chơi “Ba – Má – Tôi”​

Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, quản trò chỉ tay lên đầu nói đây là 2 “Ba” – chỉ tay lên má nói “Má” – chỉ tay xuống khỏi cổ và nói đây là “Tôi”.

Người chơi làm theo các động tác của quản trò.

Quản trò có thể nói “Ba má” thì người chơi phải dùng 2 tay (1 tay chỉ lên đầu, 1 tay chỉ lên má…)

22. Trò chơi “Phản xạ nhanh”​

Cách chơi: người quản trò phổ biến trò chơi gồm 3 động tác: vỗ tay, đứng lên, ngồi xuống. Khi quản trò hô vỗ tay thì tất cả cùng vỗ tay và làm theo vỗ tay 1 cái … với động tác đứng lên, ngồi xuống cũng vậy…

Sau khi đã chơi thử, người quản trò phổ biến lại trò chơi (khó hơn): quản trò hô vỗ tay thì tất cả vỗ tay nhưng động tác thì đứng lên – khi quản trò hô đứng lên thì tất cả nói đứng lên nhưng động tác thì ngồi xuống – người quản trò hô ngồi xuống thì tất cả ngồi xuống nhưng động tác thì đứng lên…

Cứ thế trò chơi tiếp tục – ai làm sai sẽ bị mời ra và chịu hình phạt do người quản trò áp dụng.

23. Trò chơi “Nếu – thì”​

Cách chơi: Chọn một nhóm học sinh gồm 10 bạn (5 nam, 5 nữ).

Quy định cho các học sinh Nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ “Nếu” – còn học sinh nữ thì bắt đầu bằng chữ “Thì”.

Sau 2 phút lần lượt mời 1 bạn Nam lên đọc câu của mình sau đó mời bạn Nữ tiếp tục đọc câu của mình…

Trò chơi tiếp tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt tự giác đứng lên đọc câu của mình (như 1 trò chơi hát đối đáp), câu nào có ý nghĩa thì vỗ tay tán thưởng.

24. Trò chơi “Cây sen”​

Cách chơi:
Người quản trò hô: “Nụ sen” – người chơi úp 2 lòng bàn tay lại tạo thành nụ sen. Người quản trò hô: “Hoa sen” – người chơi xòe 2 lòng bàn tay tạo dáng cong như bông hoa sen. Người quản trò hô: “Lá sen” – người chơi xòe thẳng bàn tay tạo thành lá sen. Người quản trò hô “Trái sen” – người chơi úp 2 bàn tay lại tạo thành trái …
Khi tất cả mọi người đã hiểu cách chơi, làm quen tay thì người quản trò quy định “làm theo lời nói của tôi chứ không làm theo hành động của tôi” – sau đó cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của người quản trò (lời nói làm ngược động tác)
Chú ý: người quản trò tinh mắt bắt phạt những người làm sai động tác để tạo không khí hấp dẫn lôi cuốn. Tương tự có thể chuyển thành nụ hoa, thì thụt, nắm mở…

25. Trò chơi “Lời chào”​

Cách chơi:
Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.
Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.
Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.
Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.
Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo.
Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.
Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.
Làm không rõ động tác là sai.
Chú ý:
Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi.

26. Trò chơi “Hát đếm số”​

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra
Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay
Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)
Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”
Quản trò đưa 2 ngón tay:
Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”
Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt.

27. Trò chơi “Ai làm đúng?”​

Mục đích: Rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng, tinh thần tập thể, phản xạ nhanh nhạy cho các em.
Cách chơi: Quản trò quy định một nhóm đóng giả gà con. Nhóm khác đóng giả gà mái, nhóm khác nữa đóng giả gà trống. Khi được đọc đến tên mình cùng động tác chỉ huy tay của quản trò, lập tức nhóm phải phát ra tiếng kêu của gà. Ví dụ: Gà con kêu chíp chíp… Gà mái kêu cục tác… Gà trống kêu ò…ó…o…
Quản trò chỉ tay vào nhóm nào mà nhóm đó không đọc được hoặc đọc chậm, đọc sai quy định thì phạm luật.
Chú ý: Để xem nhóm nào phản xạ tốt nhất, quản trò vừa làm động tác chỉ vào nhóm đó nhưng lại gọi trên nhóm khác, các em sẽ dễ bị nhầm. Ai làm sai sẽ bị phạt.
(Nguồn: sưu tầm)
 
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    các trò chơi cho sinh hoạt lớp các trò chơi giờ sinh hoạt lớp các trò chơi sinh hoạt lớp những trò chơi dành cho sinh hoạt lớp trò chơi cho giờ sinh hoạt lớp trò chơi dành cho sinh hoạt lớp trò chơi giờ sinh hoạt lớp trò chơi hay cho sinh hoạt lớp trò chơi sinh hoạt lớp trò chơi sinh hoạt lớp cuối tuần trò chơi sinh hoạt lớp hay trò chơi sinh hoạt lớp thcs trò chơi sinh hoạt lớp thpt violet trò chơi sinh hoạt lớp tiểu học trò chơi sinh hoạt lớp violet trò chơi tiết sinh hoạt lớp
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: GỬI FILE THEO YÊU CẦU, ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    34,396
    Bài viết
    35,868
    Thành viên
    135,451
    Thành viên mới nhất
    nguyenminhhien
    Top