- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,019
- Điểm
- 113
tác giả
Kế hoạch tư vấn hỗ trợ HS THCS NĂM 2022 - 2023: “SỬ DỤNG VÀ GÌN GIỮ TÀI SẢN CHUNG "
1. Xác định khó khăn của học sinh/ nhóm học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học:
- Chưa có ý thức bảo vệ tài sản chung.
- Sử dụng tài sản chung chưa đúng cách.
- Chưa có ý thức tự giác , nhận sai trước các bạn và thầy cô.
2. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ
2.1. Mục tiêu:
- Biết các cộng dụng, chức năng của các tài sản trong lớp, trường đang sử dụng.
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp với thầy cô.
- Giúp học sinh tự tin, có ý thức bảo vệ những tài sản của cá nhân và tập thể.
2.2. Nội dung và cách thức tư vấn, hỗ trợ:
KẾ HOẠCH TƯ VẤN, HỖ TRỢ HS
“SỬ DỤNG VÀ GÌN GIỮ TÀI SẢN CHUNG ”
“SỬ DỤNG VÀ GÌN GIỮ TÀI SẢN CHUNG ”
1. Xác định khó khăn của học sinh/ nhóm học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học:
- Chưa có ý thức bảo vệ tài sản chung.
- Sử dụng tài sản chung chưa đúng cách.
- Chưa có ý thức tự giác , nhận sai trước các bạn và thầy cô.
2. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ
2.1. Mục tiêu:
- Biết các cộng dụng, chức năng của các tài sản trong lớp, trường đang sử dụng.
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp với thầy cô.
- Giúp học sinh tự tin, có ý thức bảo vệ những tài sản của cá nhân và tập thể.
2.2. Nội dung và cách thức tư vấn, hỗ trợ:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
* Hoạt động 1: Khởi động - Thời gian: 5 phút - Mục tiêu: Tạo động cơ hứng thú giúp học sinh kết nối với chủ đề - Phương tiện, điều kiện thực hiện: Sắp xếp vị trí chỗ ngồi hợp lí và chuẩn bị ghế ngồi đầy đủ cho học sinh khi tham gia trò chơi. - Cách tiến hành: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Tôi bảo “ + Học sinh ngồi theo vị trí của mình. (Giáo viên hoặc học sinh được giao nhiệm vụ quản trò) đứng trước lớp. + Khi người điều khiển trò chơi hô: “Tôi bảo! Tôi bảo! Cả lớp đồng thanh hỏi lại: “Bảo gì? Bảo gì? + Người điều khiển tiếp tục hô: Lau bảng! Lau bảng! + Cả lớp lắng nghe và thực hành theo sự điểu khiển của người quản trò. + Lưu ý, mỗi lượt chơi, người điều khiển cần gọi tên các bạn khác nhau trong lớp để tránh lặp lại, để đảm bảo mọi người trong lớp đều có cơ hội được chơi. * Hoạt động 2: Khám phá kĩ năng giao tiếp của em với thầy cô. - Thời gian: 10 phút - Mục tiêu: Giúp học sinh tự tin, có ý thức bảo vệ những tài sản của cá nhân và tập thể. - Phương tiện: GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi, tranh ảnh, video. - Cách tiến hành: Tổ chức vào giờ học nhóm, giờ sinh hoạt lớp... để học sinh có thời gian giao tiếp với giáo viên (qua việc trả lời các câu hỏi). + Câu hỏi:
- Mục tiêu: Thực hành giao tiếp. - Phương tiện: Quần áo, dụng cụ để đóng kịch - Cách tiến hành: Các nhóm sẽ chọn 1 tình huống khi gặp bạn bè, người lớn hoặc giáo viên để sắm vai +Tình huống 1:-Trong giờ ra chơi em và bạn bắt gặp hai em nhỏ đang đứng trên bàn ghế.Em sẽ nói như thế nào để hai em đó biết hành vi hay việc làm của mình là sai. Tình huống 2: + Khi đi công viên gặp bạn cùng lớp đang dùng đá ném vào áp phích, pano nơi công cộng.Theo em hành vi đó như thế nào?Em sẽ làm gì trong tình huống đó. | - Học sinh chơi trò chơi: “Tôi bảo” - Học sinh ghi câu trả lời vào phiếu dán vào góc Lời em muốn nói - Ban văn thể (hoặc lần lượt học sinh) đọc các lời cảm nhận trong phiếu |