- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
KINH NGHIỆM DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CHO HỌC SINH THCS QUA MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC: 2021- 2022
1. Lý do chọn/ thực hiện sáng kiến
Từ thực tế trước tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng nguy hiểm và phức tạp việc cho học sinh nghỉ học là việc cấp thiết. Ngày 12/3/2020, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 793/BGDĐT-GDTrH về việc tăng cường dạy học qua Internet, trên truyền hình trong thời gian học trò nghỉ đến trường để phòng, chống Covid-19. Tuy nhiên, thực trạng triển khai ở các địa phương, trường học rất khác nhau. Với mục đích để các em học sinh không bị gián đoạn kiến thức, các thầy cô tiếp tục nhiệt huyết với nghề và các bậc phụ huynh yên tâm về con cái, dạy học trực tuyến trong những ngày nghỉ học được coi là giải pháp tối ưu khi đối phó với bệnh dịch. Đây là điều trăn trở không chỉ riêng tôi mà còn nhiều các thầy cô giáo tâm huyết, yêu nghề khác. Là một giáo viên dạy văn, vì những lý do đó đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm dạy học trực tuyến cho học sinh THCS qua môn Ngữ văn lớp 9”
2. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, áp dụng thực tế.
- Phân tích.
- Tổng hợp
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 9 bậc THCS.
4. Mục đích của sáng kiến:
Có thể nói, việc dạy và học trực tuyến là hình thức khá mới mẻ đối giáo viên và học sinh nhất là vùng nông thôn dân tộc thiểu số, miền núi. Tuy nhiên, bằng nhiều giải pháp quyết liệt, hợp lí và hiệu quả, việc dạy học trực tuyến và dạy học trên truyền hình đang được khẩn trương triển khai thực hiện và bước đầu có kết quả khá tốt ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Qua đó, giúp học sinh được học theo chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian nghỉ học ở trường để phòng chống Covid-19; phát triển năng lực tự học của học sinh và nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình của giáo viên; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức, hỗ trợ học sinh trong học tập; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hướng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành Giáo dục.
I. THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG GIẢI PHÁP CẦN NGHIÊN CỨU
1.Cơ sở lí luận
Một là yếu tố công nghệ nền tảng và phần mềm học tập. Việc đầu tư công nghệ nền tảng phải tính toán đến những yêu cầu có liên quan đến số người dùng, các tính năng đa dạng và liên thông. Việc xem xét để xử lý dữ liệu dùng chung cho một khối lượng tri thức khổng lồ và số cơ sở giáo dục tổng thể là điều cần cân nhắc. Đây cũng là cơ sở quan trọng để quản lý big data - một chìa khóa quan trọng trong thời kỳ cách mạng 4.0. Hai là yếu tố kịch bản sư phạm trực tuyến cho khóa học, bài học hay chương, chủ đề... Là nhà giáo dục, thầy cô giáo, không thể thiếu yếu tố này bởi đó mới chính là cơ sở quan trọng để bảo đảm việc dạy học hay đào tạo một cách có cơ sở, có quy chuẩn dẫu là đơn giản. Có kịch bản sư phạm trực tuyến tốt, nghĩa là chân đế của việc dạy E-Learning sẽ bảo đảm tính hiệu quả... Và hàng loạt câu hỏi có liên quan xuất hiện trở thành các cơ sở quan trọng để tiến hành chuẩn bị, xây dựng và hoàn thiện khóa học trực tuyến: Cách thức chọn trọng điểm để quay hình video; Đâu là nền tảng để chuyển thể từ kịch bản sư phạm thành kịch bản sư phạm trực tuyến; Từ thời lượng của chương trình dạy trực tiếp (30 tiết chẳng hạn), làm thế nào để có thể quy đổi sang dạy học trực tuyến với thời lượng phù hợp và đâu là cơ sở của sự quy đổi này (sẽ là bao nhiêu tiết lên hình, bao nhiêu tiết người học tự học...)? Người học sẽ rèn kỹ năng của mình thế nào để bảo đảm chuẩn đầu ra đã xác lập theo ma trận của chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của học phần?...Ba là yếu tố các vấn đề có liên quan đến cơ sở đánh giá. Khi đã gọi là học thì phải có đánh giá. Đánh giá khác với thi cử nhưng đánh giá bắt đầu từ việc chúng ta sẽ thiết lập mục tiêu gì để đánh giá, triển khai gì để có thể đạt kết quả đánh giá và đánh giá bằng cách thức thế nào để có thể đánh giá hiệu quả, đúng thực chất, khách quan và công bằng...Ngoài ra, các yêu cầu về kỹ thuật của cơ sở hạ tầng, các yêu cầu có liên quan về phần mềm VLE, các yêu cầu ở kỹ năng người học, người dạy và các nhóm hỗ trợ đào tạo, học tập, tư vấn... đều là những vấn đề không kém phần quan trọng để bảo đảm dạy học E-Learning hiệu quả. Nền tảng công nghệ thông tin và các điều kiện có liên quan giúp cho người học học tập, khám phá, tìm hiểu và theo dõi khóa học cũng được bảo đảm song song với các yêu cầu định hướng học tập, cố vấn học tập. Ngoài ra, yêu cầu đáp ứng sự hài lòng của người học, đánh giá người học: Đánh giá quá trình, đánh giá kết thúc cũng như việc kiểm tra sự tham gia của người học trên bình diện chuyên cần, thái độ, làm việc nhóm, phản hồi học tập... đều được bảo đảm….
2. Cơ sở thực tiễn
Nhằm giúp học sinh duy trì nền nếp học tập, ôn tập, củng cố kiến thức cũ và tiếp thu kiến thức mới đảm bảo nội dung chương trình năm học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều địa phương vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã thực hiện các giải pháp tổ chức dạy học trực tuyến và dạy học trên truyền hình phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương trong tình hình cao điểm phòng chống dịch Covid-19.Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản hướng dẫn điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học, hướng dẫn về dạy học qua internet, trên truyền hình và hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ 2 năm học 2019-2020 để đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục và kết thúc năm học. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ và căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các nhà trường rà soát, tinh giản các nội dung kiến thức trùng lặp, sắp xếp, kết hợp các bài học có nội dung liên quan thành một bài học/chủ đề đảm bảo các yêu cầu về nội dung cốt lõi của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; đồng thời khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai việc dạy học qua Intrenet, qua trên truyền hình, thông báo lịch phát sóng cụ thể trên truyền hình đối với từng môn học, lớp học và phổ biến tới toàn thể học sinh, giáo viên và gia đình học sinh. Các nhà trường đã hướng dẫn giáo viên, học sinh theo dõi lịch phát sóng các bài học (do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng) trên Kênh truyền hình giáo dục quốc gia (kênh VTV7 và một số kênh truyền hình khác được công bố trên Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng các địa phương vùng dân tộc, miền núi đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm các giải pháp duy trì nền nếp học tập cho học sinh và tổ chức dạy học trên truyền hình, dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện của địa phương.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Từ những cơ sở lí luận nêu trên và đặc biệt sau khi tìm hiểu và gia giảng dạy trực tuyến đối với HS lớp 9 các trường trên địa bàn về việc tổ chức dạy học trực tuyến cũng như qua thăm dò nhu cầu của học sinh về sự cần thiết của việc dạy học trực tuyến. Với quan điểm cá nhân, tôi ủng hộ lớp học trực tuyến. Nhưng như tôi đã nói, đó phải là các lớp học trực tuyến có tầm, có tâm, có chất lượng. Và tại sao không phải là lớp học được kiểm định. Những nghiên cứu của chúng tôi về giáo dục thông minh, giáo dục trực tuyến được công bố ở các hội thảo thế giới cho thấy đây là vấn đề đầy sức hấp dẫn, mới mẻ và cũng đầy thách
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn/ thực hiện sáng kiến
Từ thực tế trước tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng nguy hiểm và phức tạp việc cho học sinh nghỉ học là việc cấp thiết. Ngày 12/3/2020, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 793/BGDĐT-GDTrH về việc tăng cường dạy học qua Internet, trên truyền hình trong thời gian học trò nghỉ đến trường để phòng, chống Covid-19. Tuy nhiên, thực trạng triển khai ở các địa phương, trường học rất khác nhau. Với mục đích để các em học sinh không bị gián đoạn kiến thức, các thầy cô tiếp tục nhiệt huyết với nghề và các bậc phụ huynh yên tâm về con cái, dạy học trực tuyến trong những ngày nghỉ học được coi là giải pháp tối ưu khi đối phó với bệnh dịch. Đây là điều trăn trở không chỉ riêng tôi mà còn nhiều các thầy cô giáo tâm huyết, yêu nghề khác. Là một giáo viên dạy văn, vì những lý do đó đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm dạy học trực tuyến cho học sinh THCS qua môn Ngữ văn lớp 9”
2. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, áp dụng thực tế.
- Phân tích.
- Tổng hợp
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 9 bậc THCS.
4. Mục đích của sáng kiến:
Có thể nói, việc dạy và học trực tuyến là hình thức khá mới mẻ đối giáo viên và học sinh nhất là vùng nông thôn dân tộc thiểu số, miền núi. Tuy nhiên, bằng nhiều giải pháp quyết liệt, hợp lí và hiệu quả, việc dạy học trực tuyến và dạy học trên truyền hình đang được khẩn trương triển khai thực hiện và bước đầu có kết quả khá tốt ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Qua đó, giúp học sinh được học theo chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian nghỉ học ở trường để phòng chống Covid-19; phát triển năng lực tự học của học sinh và nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình của giáo viên; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức, hỗ trợ học sinh trong học tập; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hướng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành Giáo dục.
PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG GIẢI PHÁP CẦN NGHIÊN CỨU
1.Cơ sở lí luận
Một là yếu tố công nghệ nền tảng và phần mềm học tập. Việc đầu tư công nghệ nền tảng phải tính toán đến những yêu cầu có liên quan đến số người dùng, các tính năng đa dạng và liên thông. Việc xem xét để xử lý dữ liệu dùng chung cho một khối lượng tri thức khổng lồ và số cơ sở giáo dục tổng thể là điều cần cân nhắc. Đây cũng là cơ sở quan trọng để quản lý big data - một chìa khóa quan trọng trong thời kỳ cách mạng 4.0. Hai là yếu tố kịch bản sư phạm trực tuyến cho khóa học, bài học hay chương, chủ đề... Là nhà giáo dục, thầy cô giáo, không thể thiếu yếu tố này bởi đó mới chính là cơ sở quan trọng để bảo đảm việc dạy học hay đào tạo một cách có cơ sở, có quy chuẩn dẫu là đơn giản. Có kịch bản sư phạm trực tuyến tốt, nghĩa là chân đế của việc dạy E-Learning sẽ bảo đảm tính hiệu quả... Và hàng loạt câu hỏi có liên quan xuất hiện trở thành các cơ sở quan trọng để tiến hành chuẩn bị, xây dựng và hoàn thiện khóa học trực tuyến: Cách thức chọn trọng điểm để quay hình video; Đâu là nền tảng để chuyển thể từ kịch bản sư phạm thành kịch bản sư phạm trực tuyến; Từ thời lượng của chương trình dạy trực tiếp (30 tiết chẳng hạn), làm thế nào để có thể quy đổi sang dạy học trực tuyến với thời lượng phù hợp và đâu là cơ sở của sự quy đổi này (sẽ là bao nhiêu tiết lên hình, bao nhiêu tiết người học tự học...)? Người học sẽ rèn kỹ năng của mình thế nào để bảo đảm chuẩn đầu ra đã xác lập theo ma trận của chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của học phần?...Ba là yếu tố các vấn đề có liên quan đến cơ sở đánh giá. Khi đã gọi là học thì phải có đánh giá. Đánh giá khác với thi cử nhưng đánh giá bắt đầu từ việc chúng ta sẽ thiết lập mục tiêu gì để đánh giá, triển khai gì để có thể đạt kết quả đánh giá và đánh giá bằng cách thức thế nào để có thể đánh giá hiệu quả, đúng thực chất, khách quan và công bằng...Ngoài ra, các yêu cầu về kỹ thuật của cơ sở hạ tầng, các yêu cầu có liên quan về phần mềm VLE, các yêu cầu ở kỹ năng người học, người dạy và các nhóm hỗ trợ đào tạo, học tập, tư vấn... đều là những vấn đề không kém phần quan trọng để bảo đảm dạy học E-Learning hiệu quả. Nền tảng công nghệ thông tin và các điều kiện có liên quan giúp cho người học học tập, khám phá, tìm hiểu và theo dõi khóa học cũng được bảo đảm song song với các yêu cầu định hướng học tập, cố vấn học tập. Ngoài ra, yêu cầu đáp ứng sự hài lòng của người học, đánh giá người học: Đánh giá quá trình, đánh giá kết thúc cũng như việc kiểm tra sự tham gia của người học trên bình diện chuyên cần, thái độ, làm việc nhóm, phản hồi học tập... đều được bảo đảm….
2. Cơ sở thực tiễn
Nhằm giúp học sinh duy trì nền nếp học tập, ôn tập, củng cố kiến thức cũ và tiếp thu kiến thức mới đảm bảo nội dung chương trình năm học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều địa phương vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã thực hiện các giải pháp tổ chức dạy học trực tuyến và dạy học trên truyền hình phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương trong tình hình cao điểm phòng chống dịch Covid-19.Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản hướng dẫn điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học, hướng dẫn về dạy học qua internet, trên truyền hình và hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ 2 năm học 2019-2020 để đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục và kết thúc năm học. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ và căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các nhà trường rà soát, tinh giản các nội dung kiến thức trùng lặp, sắp xếp, kết hợp các bài học có nội dung liên quan thành một bài học/chủ đề đảm bảo các yêu cầu về nội dung cốt lõi của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; đồng thời khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai việc dạy học qua Intrenet, qua trên truyền hình, thông báo lịch phát sóng cụ thể trên truyền hình đối với từng môn học, lớp học và phổ biến tới toàn thể học sinh, giáo viên và gia đình học sinh. Các nhà trường đã hướng dẫn giáo viên, học sinh theo dõi lịch phát sóng các bài học (do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng) trên Kênh truyền hình giáo dục quốc gia (kênh VTV7 và một số kênh truyền hình khác được công bố trên Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng các địa phương vùng dân tộc, miền núi đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm các giải pháp duy trì nền nếp học tập cho học sinh và tổ chức dạy học trên truyền hình, dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện của địa phương.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Từ những cơ sở lí luận nêu trên và đặc biệt sau khi tìm hiểu và gia giảng dạy trực tuyến đối với HS lớp 9 các trường trên địa bàn về việc tổ chức dạy học trực tuyến cũng như qua thăm dò nhu cầu của học sinh về sự cần thiết của việc dạy học trực tuyến. Với quan điểm cá nhân, tôi ủng hộ lớp học trực tuyến. Nhưng như tôi đã nói, đó phải là các lớp học trực tuyến có tầm, có tâm, có chất lượng. Và tại sao không phải là lớp học được kiểm định. Những nghiên cứu của chúng tôi về giáo dục thông minh, giáo dục trực tuyến được công bố ở các hội thảo thế giới cho thấy đây là vấn đề đầy sức hấp dẫn, mới mẻ và cũng đầy thách