- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
MA TRẬN + ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM 2021 - 2022
Đề kiểm tra giữa kì 1( Tham khảo)
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian: 90 phút
Đề 1
Phần I(3đ): Cho đoạn văn:
“Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc...để mọi người biết rằng bằng những phát minh dã man nào, nhân danh những ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xóa bỏ khỏi vũ trụ này ”.
(“Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” – G. Mác- két).
Câu 1( 1đ): G.Mác- két đã lên án điều gì trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”? Vì sao tác giả lại lên án điều đó?
Câu 2( 2đ): Đất nước ta đã trải qua những năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt và đau thương để có được cuộc sống hòa bình như ngày nay. Bằng hiểu biết về văn bản trên và kiến thức xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng nửa trang giấy thi trình bày về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình.
Phần II(7đ)
Trong “Truyện Kiều” có câu:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”
Câu 1( 2đ):Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo.
Câu 2( 1.0 đ):Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai? Vị trí của đoạn trích?
Câu 3( 1.0 đ):Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương đó có hợp lí không?Vì sao?
Câu 4( 3đ):Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu theo cách tổng phân hợp phân tích tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ trên - Trong đoạn có sử dụng câu ghép (gạch dưới câu ghép em sử dụng).
Đề 2
Phần I(3đ):
Cho đoạn văn:
“Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí vì một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích”
(“Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” – G. Mác- két).
Câu 1( 1đ) “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó” ,“việc đó” mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích trên là việc gì? “Việc đó” đem lại hậu quả gì cho nhân loại?
Câu 2( 2đ): Đất nước ta đã trải qua những năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt và đau thương để có được cuộc sống hòa bình như ngày nay. Bằng hiểu biết về văn bản trên và kiến thức xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng nửa trang giấy thi trình bày về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình.
Phần II(7đ)
Cho câu thơ sau: “Buồn trông cửa bể chiều hôm”
Câu 1( 2đ ):Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
Câu 2 ( 1.0đ ): Đoạn thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào ?Vị trí của đoạn trích ?
Câu 3(1.0đ): Trình bày cách hiểu của em về cụm từ “ Buồn trông” – Giá trị nghệ thuật của cụm từ này trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật ?
Câu 4 (3đ ):Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu theo cách tổng phân hợp phân tích tâm trạng của Thúy Kiều được khắc hoạ trong đoạn thơ trên - Trong đoạn có sử dụng một câu ghép (Gạch dưới câu ghép em sử dụng ).
Đề kiểm tra giữa kì 1( Tham khảo)
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian: 90 phút
Đề 1
Phần I(3đ): Cho đoạn văn:
“Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc...để mọi người biết rằng bằng những phát minh dã man nào, nhân danh những ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xóa bỏ khỏi vũ trụ này ”.
(“Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” – G. Mác- két).
Câu 1( 1đ): G.Mác- két đã lên án điều gì trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”? Vì sao tác giả lại lên án điều đó?
Câu 2( 2đ): Đất nước ta đã trải qua những năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt và đau thương để có được cuộc sống hòa bình như ngày nay. Bằng hiểu biết về văn bản trên và kiến thức xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng nửa trang giấy thi trình bày về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình.
Phần II(7đ)
Trong “Truyện Kiều” có câu:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”
Câu 1( 2đ):Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo.
Câu 2( 1.0 đ):Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai? Vị trí của đoạn trích?
Câu 3( 1.0 đ):Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương đó có hợp lí không?Vì sao?
Câu 4( 3đ):Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu theo cách tổng phân hợp phân tích tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ trên - Trong đoạn có sử dụng câu ghép (gạch dưới câu ghép em sử dụng).
Đề 2
Phần I(3đ):
Cho đoạn văn:
“Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí vì một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích”
(“Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” – G. Mác- két).
Câu 1( 1đ) “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó” ,“việc đó” mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích trên là việc gì? “Việc đó” đem lại hậu quả gì cho nhân loại?
Câu 2( 2đ): Đất nước ta đã trải qua những năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt và đau thương để có được cuộc sống hòa bình như ngày nay. Bằng hiểu biết về văn bản trên và kiến thức xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng nửa trang giấy thi trình bày về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình.
Phần II(7đ)
Cho câu thơ sau: “Buồn trông cửa bể chiều hôm”
Câu 1( 2đ ):Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
Câu 2 ( 1.0đ ): Đoạn thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào ?Vị trí của đoạn trích ?
Câu 3(1.0đ): Trình bày cách hiểu của em về cụm từ “ Buồn trông” – Giá trị nghệ thuật của cụm từ này trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật ?
Câu 4 (3đ ):Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu theo cách tổng phân hợp phân tích tâm trạng của Thúy Kiều được khắc hoạ trong đoạn thơ trên - Trong đoạn có sử dụng một câu ghép (Gạch dưới câu ghép em sử dụng ).