- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 2 MỚI NHẤT
YOPOVN Xin gửi đến quý thầy cô MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 2 MỚI NHẤT.
1. Lý do chọn giải pháp
Người giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học là người trực tiếp dạy dỗ các em nhiều nhất trong khoảng thời gian học ở trường. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, bao quát, xử lí tốt các tình huống. Đối với người giáo viên không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người.
Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, để đạt được kết quả như mong muốn không phải là chuyện dễ dàng. Nhất là các giải pháp để giúp một số học sinh chưa tích cực trong học tập, chưa đảm bảo về mặt đạo đức. Bên cạnh đó, trong lớp vẫn có những học sinh ngoan, biết tự lo cho bản thân mình, để đạt được những chỉ tiêu của trường đề ra giáo viên chủ nhiệm gặp cũng không ít những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Đa số học sinh nhà gần trường, thuộc địa phương. Hầu hết học sinh có ý thức kỷ luật cao, ngoan, lễ phép với thầy cô, biết vâng lời cha mẹ.
Tích cực tham gia hoạt động phong trào do Đội, trường, lớp tổ chức.
Cơ sở vật chất khá đầy đủ, khang trang. Tạo không khí phấn khích trong học sinh và giáo viên. Phòng học sạch, thoáng mát.
Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên bộ môn có chuyên môn vững, nhiệt tình trong giảng dạy. Được sự nhiệt tình phối hợp chặt chẽ giữa các bậc phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm.
* Khó khăn:
Do lớp ngoài bán trú nên đa phần các em học sinh là con em công nhân xí nghiệp, một số em hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, có em bố mẹ đi làm xa, ở với ông bà, thiếu sự quan tâm thường xuyên của bố mẹ; còn một số phụ huynh chưa thật sự để tâm đến việc học và giáo dục con cái, phó mặc cho nhà trường. Điều này cũng là một yếu tố khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm.
Bên cạnh đó, một số học sinh còn có tính ham chơi, chưa xác định rõ nhiệm vụ học tập nên dẫn đến việc giáo viên chủ nhiệm hoàn thành kế hoạch đề ra còn chậm, chưa như mong muốn.
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm nhằm làm tốt công tác của một người giáo viên chủ nhiệm lớp. Vì vậy, tôi xin trao đổi cùng Ban giám khảo và quý đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm đó là :“Giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp 2”.
2. Các giải pháp thực hiện
Giải pháp 1: Tìm hiểu đối tượng học sinh của lớp chủ nhiệm.
Việc tìm hiểu đối tượng học sinh là việc làm đầu tiên và quan trọng trong công tác chủ nhiệm, tìm hiểu đối tượng học sinh thông qua nhiều kênh khác nhau như :
- Lý lịch của học sinh mà nhà trường cung cấp để biết rõ về tuổi học sinh, tên cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ, năng lực và phẩm chất của năm trước…
- Thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ để biết đặc điểm về tính cách, sở thích, thói quen, …của từng học sinh, và để biết thêm về năng lực học tập của các em ở một số môn.
- Thông qua Tổng phụ trách đội giáo viên có thể biết danh sách các em học sinh có khả năng tham gia công tác đội, các em có năng khiếu vượt trội về văn hoá, văn nghệ,…
- Gia đình học sinh, đây là một kênh không thể thiếu vì hoàn cảnh gia đình sẽ tạo nên tính cách cũng như khả năng học tập, rèn luyện của học sinh.
- Ngoài việc thông qua các kênh trên thì giáo viên chủ nhiệm còn nên trực tiếp tiếp xúc với học sinh của lớp mình.
Giáo viên chủ nhiệm có tiếp xúc thường xuyên với học sinh mới biết được các em biết gì, cần gì, các em là người như thế nào? Có tiếp xúc với các em mới kéo ngắn được khoảng cách giữa thầy và trò, tạo sự gần gũi thân thiện giúp các em không còn e ngại, rụt rè, chắc chắn sẽ tự tin hơn và mạnh dạn bộc bạch những việc của lớp, những thiếu sót của bản thân.
- Những buổi lao động, sinh hoạt lớp, những buổi văn nghệ, thể dục thể thao là cơ hội rất dễ dàng tạo điều kiện để thầy và trò gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn.
Giải pháp 2: Xây dựng lớp tự quản, tích cực
Ở lứa tuổi tiểu học các em có thể phát huy khả năng tự quản, phát huy trách nhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh thần dân chủ, tôi luôn tôn trọng tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê bình và tự phê bình. Kích thích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ ở mỗi học sinh.
a. Xây dựng ban cán sự lớp
Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì cần có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động sáng tạo, trách nhiệm. Vì lẽ đó bầu ban cán sự lớp là một việc cần phải suy nghĩ tính toán không phải học sinh nào cũng đảm nhiệm được.
Để được bầu là ban cán sự lớp cần có những yêu cầu sau đây:
- Phẩm chất: Phải gương mẫu chấp hành nội qui nhà trường, ngoan ngoãn, kính trọng thầy cô giáo, hoà đồng với bạn bè và được bạn bè tin cậy.
- Năng lực: Phải hoàn thành tốt các môn học, tự tin, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình. Riêng lớp phó văn thể mĩ phải có năng khiếu về nghệ thuật hơn các bạn trong lớp.
Lớp trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của lớp điều khiển các tiết sinh hoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng tuần, hàng tháng báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm. Có kế hoạch phân công, giám sát lớp thực hiện các nhiệm vụ của liên đội.
Lớp phó học tập: theo dõi về mặt học tập của lớp, giải đáp mọi thắc mắc của các bạn về học tập, giúp đỡ các bạn học sinh còn chậm vươn lên trong học tập.
Lớp phó lao động: Chịu trách nhiệm về mặt lao động vệ sinh của lớp, kết hợp với lớp trưởng quản lí lớp khi lao động và báo cáo kết quả cho GVCN.
Tổ trưởng: Theo dõi hoạt động của các thành viên trong tổ, nắm kết quả học tập của từng tổ viên và báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp.
Lớp phó văn thể mỹ: Phụ trách theo dõi các hoạt động tập thể, văn nghệ sinh hoạt ngoại khóa, thể dục thể thao...
Ban cán sự lớp là một yếu tố rất quan trọng đảm bảo duy trì tốt mọi hoạt động của lớp vì vậy phải lựa chọn, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể, hợp lý cho mỗi em. Phải kiểm tra thường xuyên, động viên, rút kinh nghiệm, đưa ra một số giải pháp để ban cán sự lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Gắn các em vào các phong trào để các em cảm thấy tự tin, mạnh dạn hơn, cảm thấy được thầy cô và bạn bè tín nhiệm nên sẽ cố gắng làm việc cho thật tốt. Ngoài ra luôn động viên các em cán bộ lớp qua việc tuyên dương, khen thưởng mỗi đợt thi đua để cổ vũ tinh thần các em.
Qua giải pháp này học sinh biết được nhiệm vụ chức danh của mình, nắm được nội quy lớp học và luôn luôn có ý thức phấn đấu đạt kết quả cao trong các hoạt động giáo dục.
b. Xây dựng phong trào đôi bạn cùng tiến
Phân công một học sinh năng khiếu ngồi chung bàn với một học sinh chưa đạt chuẩn ngồi cùng bàn với nhau. 15 phút đầu giờ mỗi ngày xem bạn làm bài tập như thế nào để nhắc nhở bạn học bài, làm bài tập, thực hiện tốt nội quy của nhà trường và hướng dẫn các bạn làm những bài tập mà bạn không làm được. Mỗi tuần báo cáo tình hình học tập của nhóm vào tiết sinh hoạt lớp.
Khi sắp xếp đôi bạn cùng tiến có thể thay đổi vị trí đôi bạn bất cứ lúc nào thấy cần thiết để tạo tâm lý thoải mái về chỗ ngồi cho các em giúp thuận lợi trong việc học tập.
Đặc biệt cần quán triệt thái độ ỷ lại, tư duy tiêu cực trong xây dựng đôi bạn cùng tiến. Cần phê bình những đôi bạn có thái độ ỷ lại, tuyên dương, khen thưởng những đôi bạn có thành tích cùng nhau tiến bộ trong học tập và rèn luyện.
Với giải pháp này tôi thấy rằng phần lớn các em có sự tiến bộ vượt bậc không những về học tập mà còn về phẩm chất đạo đức. Bên cạnh đó còn đạt được nhiều thành tích trong các phong trào.
Gải pháp 3: Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần.
Giáo viên chủ nhiệm cần phải xác định rõ mục tiêu của tiết sinh hoạt nhằm đề ra nội dung thực hiện thích hợp.
Về phương tiện: Dựa trên nội dung mà nhà trường, Đội đề ra trong tiết sinh hoạt dưới cờ.
Dựa trên các báo cáo của từng tổ, lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mỹ, lớp phó lao động.
Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm thống nhất yêu cầu về nội dung, hình thức hoạt động với đội ngũ cán bộ lớp và gợi thêm vài vấn đề để các em hoạt động.
+ Tổng kết những ưu, khuyết điểm tuần qua.
+ Hướng khắc phục những mặt yếu; phát huy những mặt mạnh đã đạt được.
+ Đề ra kế hoạch cho tuần sau.
+ Tuyên dương những học sinh làm tốt trong tuần
Với giải pháp này lớp đã thành lập được đội ngũ tự quản có uy tín, trách nhiệm, năng lực, bản lĩnh. Đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ chung của từng thành viên trong lớp theo nội quy, nề nếp lớp đã đề ra ngay từ đầu năm. Giáo viên luôn gần gũi, quan tâm học sinh, tuyên dương, khen thưởng các em đúng và kịp thời.
Giải pháp 4: Tổ chức tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phát huy tính tích cực của học sinh
Tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một tiết hình thành rất nhiều kĩ năng cho học sinh tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan mà nhiều học sinh không hứng thú với tiết này.
Để lôi cuốn các em vào tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần có một số việc làm sau đây:
- Hình thức tổ chức phong phú như hái hoa dân chủ, thi đố vui, trò chơi ô chữ, tham gia giao lưu văn nghệ giữa các tổ, tổ ... nếu có cơ sở vật chất có thể ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh động. Phối hợp các hình thức chơi trí tuệ và thể lực.
- Về tổ chức, ngoài ban cán sự lớp giữ vai trò nồng cốt thì cần có sự luân phiên giữa các em học sinh, không tập trung cố định vào một số em tránh gây nhàm chán cho lớp. Có thể mỗi tiết một tổ thực hiện tiết HĐNG, dẫn chương trình cũng phải thay đổi theo tiết.
- GVCN cần có sự khuyến khích, động viên kịp thời những em nhút nhát tham gia vào tiết hoạt động, tuyên dương những em có thể hiện tốt trong tiết hoạt động.
Giải pháp 5: Hoạt động kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh
Không chỉ phối hợp với phụ huynh những em cá biệt mà cũng cần phối hợp với gia đình những em chăm ngoan là nhằm để biết thêm về hoàn cảnh gia đình, phương pháp học tập,…của các em. Tiện thể giáo viên báo cho gia đình biết những ưu điểm về phẩm chất, năng lực…Thường là phụ huynh của đối tượng này lo lắng, quan tâm đến con cái nhiều hơn khi biết thêm con mình từ giáo viên chủ nhiệm từ đó các em phát huy hơn năng lực của mình.
Cách thức liên hệ với phụ huynh cũng hết sức khéo léo để tránh gây không khí nặng nề làm cho phụ huynh thấy không thoải mái. Tuỳ tính chất từng sự việc, mà GVCN có thể liên lạc qua điện thoại, gặp mặt ở nhà phụ huynh hoặc ở trường.
3. Hiệu quả của giải pháp
Với việc thực hiện theo kế hoạch, biện pháp đề ra tôi nhận thấy một phần nào đó mình hoàn thành trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm, mặc dù gặp không ít thuận lợi cũng như không ít những khó khăn, đối tượng học sinh không giống nhau nhưng tôi thấy rằng phần lớn các em có sự tiến bộ vượt bậc không những về học tập mà còn về phẩm chất đạo đức. Nhìn các em hăng hái thi đua học tốt, tích cực hoạt động phong trào tôi thực sự thấy hạnh phúc, thấy vui cùng niềm vui của các em và sự phấn khởi của phụ huynh học sinh . Đó chính là thành quả to lớn nhất mà người giáo viên nào cũng mong muốn đạt được.
Với những giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp trong năm học 2020-2021 đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của lớp tôi chủ nhiệm. HS tích cực, chủ động, tự tin, đạt hiệu quả cao trong học tập. Cụ thể lớp tôi đã đạt được những kết quả như sau:
* Các môn học và hoạt động giáo dục:
+ 30/30(100%) học sinh hoàn thành chương trình lớp học.
+ 19/30 (63,3%) học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện.
*Năng lực và phẩm chất:
+ 19/30 (63,3%) học sinh học tốt tất cả các mặt năng lực, phẩm chất.
+ 11/30 ( 36,7%) học sinh đạt tất cả các mặt năng lực, phẩm chất trở lên.
4. Bài học kinh nghiệm
- Muốn trở thành một giáo viên chủ nhiệm giỏi, khéo léo, tinh tế trong ứng xử và thành công trong việc giáo dục học sinh thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần phải:
- Tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm.
YOPOVN Xin gửi đến quý thầy cô MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 2 MỚI NHẤT.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 2
1. Lý do chọn giải pháp
Người giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học là người trực tiếp dạy dỗ các em nhiều nhất trong khoảng thời gian học ở trường. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, bao quát, xử lí tốt các tình huống. Đối với người giáo viên không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người.
Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, để đạt được kết quả như mong muốn không phải là chuyện dễ dàng. Nhất là các giải pháp để giúp một số học sinh chưa tích cực trong học tập, chưa đảm bảo về mặt đạo đức. Bên cạnh đó, trong lớp vẫn có những học sinh ngoan, biết tự lo cho bản thân mình, để đạt được những chỉ tiêu của trường đề ra giáo viên chủ nhiệm gặp cũng không ít những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Đa số học sinh nhà gần trường, thuộc địa phương. Hầu hết học sinh có ý thức kỷ luật cao, ngoan, lễ phép với thầy cô, biết vâng lời cha mẹ.
Tích cực tham gia hoạt động phong trào do Đội, trường, lớp tổ chức.
Cơ sở vật chất khá đầy đủ, khang trang. Tạo không khí phấn khích trong học sinh và giáo viên. Phòng học sạch, thoáng mát.
Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên bộ môn có chuyên môn vững, nhiệt tình trong giảng dạy. Được sự nhiệt tình phối hợp chặt chẽ giữa các bậc phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm.
* Khó khăn:
Do lớp ngoài bán trú nên đa phần các em học sinh là con em công nhân xí nghiệp, một số em hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, có em bố mẹ đi làm xa, ở với ông bà, thiếu sự quan tâm thường xuyên của bố mẹ; còn một số phụ huynh chưa thật sự để tâm đến việc học và giáo dục con cái, phó mặc cho nhà trường. Điều này cũng là một yếu tố khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm.
Bên cạnh đó, một số học sinh còn có tính ham chơi, chưa xác định rõ nhiệm vụ học tập nên dẫn đến việc giáo viên chủ nhiệm hoàn thành kế hoạch đề ra còn chậm, chưa như mong muốn.
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm nhằm làm tốt công tác của một người giáo viên chủ nhiệm lớp. Vì vậy, tôi xin trao đổi cùng Ban giám khảo và quý đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm đó là :“Giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp 2”.
2. Các giải pháp thực hiện
Giải pháp 1: Tìm hiểu đối tượng học sinh của lớp chủ nhiệm.
Việc tìm hiểu đối tượng học sinh là việc làm đầu tiên và quan trọng trong công tác chủ nhiệm, tìm hiểu đối tượng học sinh thông qua nhiều kênh khác nhau như :
- Lý lịch của học sinh mà nhà trường cung cấp để biết rõ về tuổi học sinh, tên cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ, năng lực và phẩm chất của năm trước…
- Thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ để biết đặc điểm về tính cách, sở thích, thói quen, …của từng học sinh, và để biết thêm về năng lực học tập của các em ở một số môn.
- Thông qua Tổng phụ trách đội giáo viên có thể biết danh sách các em học sinh có khả năng tham gia công tác đội, các em có năng khiếu vượt trội về văn hoá, văn nghệ,…
- Gia đình học sinh, đây là một kênh không thể thiếu vì hoàn cảnh gia đình sẽ tạo nên tính cách cũng như khả năng học tập, rèn luyện của học sinh.
- Ngoài việc thông qua các kênh trên thì giáo viên chủ nhiệm còn nên trực tiếp tiếp xúc với học sinh của lớp mình.
Giáo viên chủ nhiệm có tiếp xúc thường xuyên với học sinh mới biết được các em biết gì, cần gì, các em là người như thế nào? Có tiếp xúc với các em mới kéo ngắn được khoảng cách giữa thầy và trò, tạo sự gần gũi thân thiện giúp các em không còn e ngại, rụt rè, chắc chắn sẽ tự tin hơn và mạnh dạn bộc bạch những việc của lớp, những thiếu sót của bản thân.
- Những buổi lao động, sinh hoạt lớp, những buổi văn nghệ, thể dục thể thao là cơ hội rất dễ dàng tạo điều kiện để thầy và trò gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn.
Giải pháp 2: Xây dựng lớp tự quản, tích cực
Ở lứa tuổi tiểu học các em có thể phát huy khả năng tự quản, phát huy trách nhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh thần dân chủ, tôi luôn tôn trọng tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê bình và tự phê bình. Kích thích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ ở mỗi học sinh.
a. Xây dựng ban cán sự lớp
Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì cần có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động sáng tạo, trách nhiệm. Vì lẽ đó bầu ban cán sự lớp là một việc cần phải suy nghĩ tính toán không phải học sinh nào cũng đảm nhiệm được.
Để được bầu là ban cán sự lớp cần có những yêu cầu sau đây:
- Phẩm chất: Phải gương mẫu chấp hành nội qui nhà trường, ngoan ngoãn, kính trọng thầy cô giáo, hoà đồng với bạn bè và được bạn bè tin cậy.
- Năng lực: Phải hoàn thành tốt các môn học, tự tin, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình. Riêng lớp phó văn thể mĩ phải có năng khiếu về nghệ thuật hơn các bạn trong lớp.
Lớp trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của lớp điều khiển các tiết sinh hoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng tuần, hàng tháng báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm. Có kế hoạch phân công, giám sát lớp thực hiện các nhiệm vụ của liên đội.
Lớp phó học tập: theo dõi về mặt học tập của lớp, giải đáp mọi thắc mắc của các bạn về học tập, giúp đỡ các bạn học sinh còn chậm vươn lên trong học tập.
Lớp phó lao động: Chịu trách nhiệm về mặt lao động vệ sinh của lớp, kết hợp với lớp trưởng quản lí lớp khi lao động và báo cáo kết quả cho GVCN.
Tổ trưởng: Theo dõi hoạt động của các thành viên trong tổ, nắm kết quả học tập của từng tổ viên và báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp.
Lớp phó văn thể mỹ: Phụ trách theo dõi các hoạt động tập thể, văn nghệ sinh hoạt ngoại khóa, thể dục thể thao...
Ban cán sự lớp là một yếu tố rất quan trọng đảm bảo duy trì tốt mọi hoạt động của lớp vì vậy phải lựa chọn, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể, hợp lý cho mỗi em. Phải kiểm tra thường xuyên, động viên, rút kinh nghiệm, đưa ra một số giải pháp để ban cán sự lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Gắn các em vào các phong trào để các em cảm thấy tự tin, mạnh dạn hơn, cảm thấy được thầy cô và bạn bè tín nhiệm nên sẽ cố gắng làm việc cho thật tốt. Ngoài ra luôn động viên các em cán bộ lớp qua việc tuyên dương, khen thưởng mỗi đợt thi đua để cổ vũ tinh thần các em.
Qua giải pháp này học sinh biết được nhiệm vụ chức danh của mình, nắm được nội quy lớp học và luôn luôn có ý thức phấn đấu đạt kết quả cao trong các hoạt động giáo dục.
b. Xây dựng phong trào đôi bạn cùng tiến
Phân công một học sinh năng khiếu ngồi chung bàn với một học sinh chưa đạt chuẩn ngồi cùng bàn với nhau. 15 phút đầu giờ mỗi ngày xem bạn làm bài tập như thế nào để nhắc nhở bạn học bài, làm bài tập, thực hiện tốt nội quy của nhà trường và hướng dẫn các bạn làm những bài tập mà bạn không làm được. Mỗi tuần báo cáo tình hình học tập của nhóm vào tiết sinh hoạt lớp.
Khi sắp xếp đôi bạn cùng tiến có thể thay đổi vị trí đôi bạn bất cứ lúc nào thấy cần thiết để tạo tâm lý thoải mái về chỗ ngồi cho các em giúp thuận lợi trong việc học tập.
Đặc biệt cần quán triệt thái độ ỷ lại, tư duy tiêu cực trong xây dựng đôi bạn cùng tiến. Cần phê bình những đôi bạn có thái độ ỷ lại, tuyên dương, khen thưởng những đôi bạn có thành tích cùng nhau tiến bộ trong học tập và rèn luyện.
Với giải pháp này tôi thấy rằng phần lớn các em có sự tiến bộ vượt bậc không những về học tập mà còn về phẩm chất đạo đức. Bên cạnh đó còn đạt được nhiều thành tích trong các phong trào.
Gải pháp 3: Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần.
Giáo viên chủ nhiệm cần phải xác định rõ mục tiêu của tiết sinh hoạt nhằm đề ra nội dung thực hiện thích hợp.
Về phương tiện: Dựa trên nội dung mà nhà trường, Đội đề ra trong tiết sinh hoạt dưới cờ.
Dựa trên các báo cáo của từng tổ, lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mỹ, lớp phó lao động.
Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm thống nhất yêu cầu về nội dung, hình thức hoạt động với đội ngũ cán bộ lớp và gợi thêm vài vấn đề để các em hoạt động.
+ Tổng kết những ưu, khuyết điểm tuần qua.
+ Hướng khắc phục những mặt yếu; phát huy những mặt mạnh đã đạt được.
+ Đề ra kế hoạch cho tuần sau.
+ Tuyên dương những học sinh làm tốt trong tuần
Với giải pháp này lớp đã thành lập được đội ngũ tự quản có uy tín, trách nhiệm, năng lực, bản lĩnh. Đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ chung của từng thành viên trong lớp theo nội quy, nề nếp lớp đã đề ra ngay từ đầu năm. Giáo viên luôn gần gũi, quan tâm học sinh, tuyên dương, khen thưởng các em đúng và kịp thời.
Giải pháp 4: Tổ chức tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phát huy tính tích cực của học sinh
Tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một tiết hình thành rất nhiều kĩ năng cho học sinh tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan mà nhiều học sinh không hứng thú với tiết này.
Để lôi cuốn các em vào tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần có một số việc làm sau đây:
- Hình thức tổ chức phong phú như hái hoa dân chủ, thi đố vui, trò chơi ô chữ, tham gia giao lưu văn nghệ giữa các tổ, tổ ... nếu có cơ sở vật chất có thể ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh động. Phối hợp các hình thức chơi trí tuệ và thể lực.
- Về tổ chức, ngoài ban cán sự lớp giữ vai trò nồng cốt thì cần có sự luân phiên giữa các em học sinh, không tập trung cố định vào một số em tránh gây nhàm chán cho lớp. Có thể mỗi tiết một tổ thực hiện tiết HĐNG, dẫn chương trình cũng phải thay đổi theo tiết.
- GVCN cần có sự khuyến khích, động viên kịp thời những em nhút nhát tham gia vào tiết hoạt động, tuyên dương những em có thể hiện tốt trong tiết hoạt động.
Giải pháp 5: Hoạt động kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh
Không chỉ phối hợp với phụ huynh những em cá biệt mà cũng cần phối hợp với gia đình những em chăm ngoan là nhằm để biết thêm về hoàn cảnh gia đình, phương pháp học tập,…của các em. Tiện thể giáo viên báo cho gia đình biết những ưu điểm về phẩm chất, năng lực…Thường là phụ huynh của đối tượng này lo lắng, quan tâm đến con cái nhiều hơn khi biết thêm con mình từ giáo viên chủ nhiệm từ đó các em phát huy hơn năng lực của mình.
Cách thức liên hệ với phụ huynh cũng hết sức khéo léo để tránh gây không khí nặng nề làm cho phụ huynh thấy không thoải mái. Tuỳ tính chất từng sự việc, mà GVCN có thể liên lạc qua điện thoại, gặp mặt ở nhà phụ huynh hoặc ở trường.
3. Hiệu quả của giải pháp
Với việc thực hiện theo kế hoạch, biện pháp đề ra tôi nhận thấy một phần nào đó mình hoàn thành trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm, mặc dù gặp không ít thuận lợi cũng như không ít những khó khăn, đối tượng học sinh không giống nhau nhưng tôi thấy rằng phần lớn các em có sự tiến bộ vượt bậc không những về học tập mà còn về phẩm chất đạo đức. Nhìn các em hăng hái thi đua học tốt, tích cực hoạt động phong trào tôi thực sự thấy hạnh phúc, thấy vui cùng niềm vui của các em và sự phấn khởi của phụ huynh học sinh . Đó chính là thành quả to lớn nhất mà người giáo viên nào cũng mong muốn đạt được.
Với những giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp trong năm học 2020-2021 đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của lớp tôi chủ nhiệm. HS tích cực, chủ động, tự tin, đạt hiệu quả cao trong học tập. Cụ thể lớp tôi đã đạt được những kết quả như sau:
* Các môn học và hoạt động giáo dục:
+ 30/30(100%) học sinh hoàn thành chương trình lớp học.
+ 19/30 (63,3%) học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện.
*Năng lực và phẩm chất:
+ 19/30 (63,3%) học sinh học tốt tất cả các mặt năng lực, phẩm chất.
+ 11/30 ( 36,7%) học sinh đạt tất cả các mặt năng lực, phẩm chất trở lên.
4. Bài học kinh nghiệm
- Muốn trở thành một giáo viên chủ nhiệm giỏi, khéo léo, tinh tế trong ứng xử và thành công trong việc giáo dục học sinh thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần phải:
- Tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm.