- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt ở trường TIỂU HỌC được soạn dưới dạng file word gồm 24 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Lý do chọn đề tài:
Theo "chiến lược con người" của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ với mục tiêu: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" đã được cụ thể hoá trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế mục tiêu "Bồi dưỡng nhân tài" càng được Đảng và Nhà nước quan tâm lớn "Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Đất nước muốn phồn thịnh đòi hỏi phải có những nhân tố thích kế để có hướng đi, có những người tài để giúp nước. Hiện nay, chúng ta đang trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, gia nhập WTO thì nhân tài là một trong những yếu tố để chúng ta có thể tiếp cận với sự tiến bộ của KHCN của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thực hiện mục tiêu đó, nhà trường của chúng ta đang cố gắng hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh. Ở các trường tiểu học hiện nay, đồng thời với nhiệm vụ PCGDTH, nâng cao chất lượng đại trà, việc chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi đang được nhiều cấp bộ chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm nhưng nguyên nhân sâu xa nhất đó chính là thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Thực tế hiện nay ở các trường tiểu học về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã được chú trọng song vẫn còn những bất cập nhất định như: cách tuyển chọn, phương pháp giảng dạy còn yếu kém, chưa tìm ra được hướng đi cụ thể cho công tác này, phần lớn chỉ làm theo kinh nghiệm. Từ những bất cập trên dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không đạt được như ý muốn.
Đặc biệt hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đã cho ra những công trình nhằm phục vụ cho lĩnh vực này. Tuy nhiên tuỳ từng địa phương cụ thể có những cách áp dụng khác nhau nên việc vận dụng gặp không ít khó khăn. Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu "Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt ở trường".
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt tiểu học
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1.1. Nghiên cứu cơ sở tâm lý học học sinh tiểu học. Nghiên cứu cơ sở ngôn ngữ học.
3.1.2. Điều tra thực trạng dạy và học của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt ở tiểu học.
3.1.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt ở tiểu học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu ở lớp bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt tiểu học
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp tổng hợp không vấn đề lý thuyết: Nghiên cứu giáo trình tâm lý học, giáo dục học, ngôn ngữ học.
4.2. Phương pháp phỏng vấn, khảo sát: phỏng vấn giáo viên dạy, cán bộ quản lý nhà trường.
4.3. Phương pháp thực nghiệm: giảng dạy để khảo sát đối chứng.
1.1. Cơ sở tâm lý học:
1.1.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học:
1.1.1.1. Chú ý của học sinh tiểu học:
a. Khái niệm chú ý: Chú ý là một trạng thái tâm lý của học sinh giúp các em tập trung vào 1 hay một nhóm đối tượng nào đó để phản ánh các đối tượng này một cách tốt nhất.
Ở học sinh tiểu học có 2 loại chú ý: chú ý không chủ định và chú ý có chủ định.
b. Đặc điểm chú ý của học sinh tiểu học:
- Cả 2 loại chú ý đều được hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học, chú ý không chủ định đã có trước 6 tuổi và tiếp tục phát triển, những gì mới lạ, hấp dẫn dễ dàng gây chú ý không chủ định của học sinh. Do có sự chuyển hoá giữa 2 loại chú ý này nên khi học sinh chú ý không chủ định, giáo viên đưa ra câu hỏi để hướng học sinh vào nội dung bài học thì chú ý không chủ định chuyển hoá thành chú ý có chủ định. Chú ý có chủ định ở giai đoạn này được hình thành và phát triển mạnh. Sự hình thành loại chú ý này là đáp ứng nhu cầu hoạt động học, ở giai đoạn đầu cấp chú ý có chủ định được hình thành nhưng chưa ổn định, chưa bền vững. Vì vậy để duy trì nó nội dung mỗi tiết học phải trở thành đối tượng hoạt động của học sinh. ở cuối cấp chú ý có chủ định bắt đầu ổn định và bền vững.
- Các thuộc tính chú ý được hình thành và phát triển mạnh ở học sinh tiểu học. ở giai đoạn đầu cấp khối lượng chú ý của học sinh còn hạn chế, học sinh chưa biết tập trung chú ý của mình vào nội dung bài học chưa có khả năng phân phối chú ý giữa các hoạt động diễn ra cùng một lúc. ở giai đoạn 2 của cấp học khối lượng chú ý được tăng lên, học sinh có khả năng phân phối chú ý giữa các hành động, biết định hướng chú ý của mình vào nội dung cơ bản của tài liệu.
1.1.1.2. Trí nhớ của học sinh tiểu học.
a. Khái niệm trí nhớ:
Trí nhớ là quá trình tâm lý giúp học sinh ghi lại, giữ lại những tri thức cũng như cách thức tiến hành hoạt động học mà các em tiếp thu được khi cần có thể nhớ lại được, nhận lại được.
Có 2 loại trí nhớ: trí nhớ có chủ định và trí nhớ không chủ định.
b. Đặc điểm trí nhớ của học sinh tiểu học:
- Cả 2 loại trí nhớ đều được hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học. Trí nhớ không chủ định tiếp tục phát triển nếu tiết học của giáo viên tổ chức không điều khiển học sinh hành động để giải quyết các nhiệm vụ học thì dễ dàng rơi vào ghi nhớ không chủ định.
Do yêu cầu hoạt động học trí nhớ có chủ định hình thành và phát triển. Học sinh phải nhớ công thức, quy tắc, định nghĩa, khái niệm... để vận dụng giải bài tập hoặc tiếp thu tri thức mới, ghi nhớ này buộc học sinh phải sử dụng cả 2 phương pháp của trí nhớ có chủ định là: ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa.
- Trí nhớ trực quan hình ảnh phát triển mạnh hơn trí nhớ từ ngữ trìu tượng nghĩa là tài liệu, bài học có kèm theo tranh ảnh thì học sinh ghi nhớ tốt hơn so với tài liệu bài học không có tranh ảnh.
1.1.1.3. Tưởng tượng của học sinh:
a. Khái niệm tưởng tượng:
Tưởng tượng của học sinh là một quá trình tâm lý nhằm tạo ra các hình ảnh mới dựa vào các hình ảnh đã biết.
Ở học sinh tiểu học có 2 loại tưởng tượng: Tưởng tượng tái tạo (hình dung lại) và tưởng tượng sáng tạo (tạo ra biểu tượng mới) để tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng học sinh sử dụng các thao tác sau: nhấn mạnh chi tiết thành phần của sự vật để tạo ra hình ảnh mới. Thay đổi kích thước thành phần, ghép các bộ phận khác nhau của sự vật, liên hợp các yếu tố của sự vật bị biến đổi nằm trong mối quan hệ mới. Tập hợp, sáng tạo, khái quát các đặc điểm điển hình đại diện cho một lớp đối tượng sự vật cùng loại.
b. Đặc điểm tưởng tượng của học sinh tiểu học:
- Tính có mục đích, có chủ định của tưởng tượng học sinh tiểu học tăng lên rất nhiều so với trước 6 tuổi. Do yêu cầu của hoạt động học, học sinh muốn tiếp thu tri thức mới thì phải tạo cho mình các hình ảnh tưởng tượng.
- Hình ảnh tưởng tượng còn rời rạc, đơn giản chưa ổn định thể hiện rõ ở những học sinh đầu cấp tiểu học. Do những nguyên nhân sau:
+ Học sinh thường dựa vào những chi tiết hấp dẫn, những đặc điểm hấp dẫn, mới lạ bề ngoài của SVHT để tạo ra hình ảnh mới.
+ Vốn kinh nghiệm của học sinh còn hạn chế vì tưởng tượng phải dựa vào hình ảnh đã biết.
PHẦN MỞ ĐẦU YOPOVN.COM -
1. Lý do chọn đề tài:
Theo "chiến lược con người" của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ với mục tiêu: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" đã được cụ thể hoá trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế mục tiêu "Bồi dưỡng nhân tài" càng được Đảng và Nhà nước quan tâm lớn "Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Đất nước muốn phồn thịnh đòi hỏi phải có những nhân tố thích kế để có hướng đi, có những người tài để giúp nước. Hiện nay, chúng ta đang trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, gia nhập WTO thì nhân tài là một trong những yếu tố để chúng ta có thể tiếp cận với sự tiến bộ của KHCN của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thực hiện mục tiêu đó, nhà trường của chúng ta đang cố gắng hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh. Ở các trường tiểu học hiện nay, đồng thời với nhiệm vụ PCGDTH, nâng cao chất lượng đại trà, việc chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi đang được nhiều cấp bộ chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm nhưng nguyên nhân sâu xa nhất đó chính là thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Thực tế hiện nay ở các trường tiểu học về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã được chú trọng song vẫn còn những bất cập nhất định như: cách tuyển chọn, phương pháp giảng dạy còn yếu kém, chưa tìm ra được hướng đi cụ thể cho công tác này, phần lớn chỉ làm theo kinh nghiệm. Từ những bất cập trên dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không đạt được như ý muốn.
Đặc biệt hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đã cho ra những công trình nhằm phục vụ cho lĩnh vực này. Tuy nhiên tuỳ từng địa phương cụ thể có những cách áp dụng khác nhau nên việc vận dụng gặp không ít khó khăn. Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu "Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt ở trường".
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt tiểu học
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1.1. Nghiên cứu cơ sở tâm lý học học sinh tiểu học. Nghiên cứu cơ sở ngôn ngữ học.
3.1.2. Điều tra thực trạng dạy và học của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt ở tiểu học.
3.1.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt ở tiểu học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu ở lớp bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt tiểu học
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp tổng hợp không vấn đề lý thuyết: Nghiên cứu giáo trình tâm lý học, giáo dục học, ngôn ngữ học.
4.2. Phương pháp phỏng vấn, khảo sát: phỏng vấn giáo viên dạy, cán bộ quản lý nhà trường.
4.3. Phương pháp thực nghiệm: giảng dạy để khảo sát đối chứng.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Cơ sở tâm lý học:
1.1.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học:
1.1.1.1. Chú ý của học sinh tiểu học:
a. Khái niệm chú ý: Chú ý là một trạng thái tâm lý của học sinh giúp các em tập trung vào 1 hay một nhóm đối tượng nào đó để phản ánh các đối tượng này một cách tốt nhất.
Ở học sinh tiểu học có 2 loại chú ý: chú ý không chủ định và chú ý có chủ định.
b. Đặc điểm chú ý của học sinh tiểu học:
- Cả 2 loại chú ý đều được hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học, chú ý không chủ định đã có trước 6 tuổi và tiếp tục phát triển, những gì mới lạ, hấp dẫn dễ dàng gây chú ý không chủ định của học sinh. Do có sự chuyển hoá giữa 2 loại chú ý này nên khi học sinh chú ý không chủ định, giáo viên đưa ra câu hỏi để hướng học sinh vào nội dung bài học thì chú ý không chủ định chuyển hoá thành chú ý có chủ định. Chú ý có chủ định ở giai đoạn này được hình thành và phát triển mạnh. Sự hình thành loại chú ý này là đáp ứng nhu cầu hoạt động học, ở giai đoạn đầu cấp chú ý có chủ định được hình thành nhưng chưa ổn định, chưa bền vững. Vì vậy để duy trì nó nội dung mỗi tiết học phải trở thành đối tượng hoạt động của học sinh. ở cuối cấp chú ý có chủ định bắt đầu ổn định và bền vững.
- Các thuộc tính chú ý được hình thành và phát triển mạnh ở học sinh tiểu học. ở giai đoạn đầu cấp khối lượng chú ý của học sinh còn hạn chế, học sinh chưa biết tập trung chú ý của mình vào nội dung bài học chưa có khả năng phân phối chú ý giữa các hoạt động diễn ra cùng một lúc. ở giai đoạn 2 của cấp học khối lượng chú ý được tăng lên, học sinh có khả năng phân phối chú ý giữa các hành động, biết định hướng chú ý của mình vào nội dung cơ bản của tài liệu.
1.1.1.2. Trí nhớ của học sinh tiểu học.
a. Khái niệm trí nhớ:
Trí nhớ là quá trình tâm lý giúp học sinh ghi lại, giữ lại những tri thức cũng như cách thức tiến hành hoạt động học mà các em tiếp thu được khi cần có thể nhớ lại được, nhận lại được.
Có 2 loại trí nhớ: trí nhớ có chủ định và trí nhớ không chủ định.
b. Đặc điểm trí nhớ của học sinh tiểu học:
- Cả 2 loại trí nhớ đều được hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học. Trí nhớ không chủ định tiếp tục phát triển nếu tiết học của giáo viên tổ chức không điều khiển học sinh hành động để giải quyết các nhiệm vụ học thì dễ dàng rơi vào ghi nhớ không chủ định.
Do yêu cầu hoạt động học trí nhớ có chủ định hình thành và phát triển. Học sinh phải nhớ công thức, quy tắc, định nghĩa, khái niệm... để vận dụng giải bài tập hoặc tiếp thu tri thức mới, ghi nhớ này buộc học sinh phải sử dụng cả 2 phương pháp của trí nhớ có chủ định là: ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa.
- Trí nhớ trực quan hình ảnh phát triển mạnh hơn trí nhớ từ ngữ trìu tượng nghĩa là tài liệu, bài học có kèm theo tranh ảnh thì học sinh ghi nhớ tốt hơn so với tài liệu bài học không có tranh ảnh.
1.1.1.3. Tưởng tượng của học sinh:
a. Khái niệm tưởng tượng:
Tưởng tượng của học sinh là một quá trình tâm lý nhằm tạo ra các hình ảnh mới dựa vào các hình ảnh đã biết.
Ở học sinh tiểu học có 2 loại tưởng tượng: Tưởng tượng tái tạo (hình dung lại) và tưởng tượng sáng tạo (tạo ra biểu tượng mới) để tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng học sinh sử dụng các thao tác sau: nhấn mạnh chi tiết thành phần của sự vật để tạo ra hình ảnh mới. Thay đổi kích thước thành phần, ghép các bộ phận khác nhau của sự vật, liên hợp các yếu tố của sự vật bị biến đổi nằm trong mối quan hệ mới. Tập hợp, sáng tạo, khái quát các đặc điểm điển hình đại diện cho một lớp đối tượng sự vật cùng loại.
b. Đặc điểm tưởng tượng của học sinh tiểu học:
- Tính có mục đích, có chủ định của tưởng tượng học sinh tiểu học tăng lên rất nhiều so với trước 6 tuổi. Do yêu cầu của hoạt động học, học sinh muốn tiếp thu tri thức mới thì phải tạo cho mình các hình ảnh tưởng tượng.
- Hình ảnh tưởng tượng còn rời rạc, đơn giản chưa ổn định thể hiện rõ ở những học sinh đầu cấp tiểu học. Do những nguyên nhân sau:
+ Học sinh thường dựa vào những chi tiết hấp dẫn, những đặc điểm hấp dẫn, mới lạ bề ngoài của SVHT để tạo ra hình ảnh mới.
+ Vốn kinh nghiệm của học sinh còn hạn chế vì tưởng tượng phải dựa vào hình ảnh đã biết.