- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HOÀ NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT DẠNG KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ VÀ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ được soạn dưới dạng file word gồm 7 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1- Lý do chọn biện pháp.
Từ khi thực hiện chính sách giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ngay tại các nhà trường (giáo dục hòa nhập), đã có nhiều người khuyết tật được đi học, được rèn luyện kĩ năng sống. Họ đã biết giao tiếp với người xung quanh, biết tự phục vụ bản thân, nhiều người còn được học nghề và tự nuôi sống bản thân mình thậm chí có nhiều người còn có tay nghề cao và giàu có. Đó chính là nhờ công tác giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật.
Bên cạnh những thành công đạt được thì công tác giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật còn có những khó khăn. Đó là tình trạng giáo viên ngại nhận học sinh khuyết tật bởi vì trong lớp có học sinh đó giáo viên sẽ vất vả hơn rất nhiều mà theo quy định, lớp có 1 học sinh khuyết tật thì giảm sĩ số 5 em, đồng nghĩa với thu nhập từ học buổi thứ hai sẽ giảm (nếu các trường có dạy 2 buổi/ngày có thu một phần học phí buổi thứ 2 từ học sinh). Trong lớp có học sinh khuyết tật, giáo viên khi soạn và khi dạy, hồ sơ phải có thêm công việc gây nhiều khó khăn và ảnh hưởng nhiều đến việc giảng dạy.
Có nhiều trường hợp, học sinh khuyết tật ngồi trong lớp học, giáo viên vẫn giảng bài bình thường, em học sinh đó tiếp thu được đến đâu thì đến, giáo viên không hoặc rất ít quan tâm. Đó chính là điều thiệt thòi cho các em.
Để giáo viên làm tốt công tác giáo dục trong đó có học sinh khuyết tật, học sinh chịu nhiều thiệt thòi do số phận. Nhưng được sự động viên, giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường, của các đồng nghiệp, sự nhờ cậy của gia đình và cảm thông trước những thiệt thòi của em học sinh đó, giáo viên đã chấp nhận. Trong quá trình giáo dục học sinh khuyết tật, nhờ có sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn với trách nhiệm của mỗi người thầy trong quá trình giáo dục trẻ khuyết tật và bản thân họ đã tìm tòi, học hỏi; vừa học vừa rút kinh nghiệm, đến nay đã có những thành công bước đầu. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật dạng khuyết tật ngôn ngữ và khuyết tật trí tuệ”.
2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp với đặc điểm thể chất, tâm lí và khả năng đáp ứng các yêu cầu học tập của học sinh khuyết tật và một số vấn đề về tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân
Kế hoạch giáo dục cá nhân là một nội dung đặc trưng trong giáo dục trẻ khuyết tật. Kế hoạch giáo dục cá nhân xác định mục tiêu giáo dục cần đạt cho cả năm học, cho từng học kì, cụ thể từng tháng, từng tuần học về kiến thức, kĩ năng xã hội, kĩ năng giao tiếp, hành vi ứng xử và phục hồi chức năng.
Phần thông tin chung lấy từ phiếu điều tra, giấy khai sinh và sổ Phổ cập của nhà trường.
Phần những đặc điểm chính của trẻ, kế thừa từ năm học lớp 2 và trên cơ sở quan sát, theo dõi kết hợp với sổ theo dõi sức khoẻ.
Phần mục tiêu năm học tôi xây dựng.
Căn cứ vào Quy định về giáo dục hoà nhập cho người tàn tật, khuyết tật ban hành kèm theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ Giáo dục và đào tạo, căn cứ vào các công văn hướng dẫn, tài liệu tập huấn của Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk, Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Năng, căn cứ vào tình trạng tật của học sinh.
Về kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội:
+ Nội dung:
Giúp trẻ khuyết tật biết giao tiếp với thầy cô giáo, bạn bè trong trường, lớp. Biểu hiện bằng việc chào hỏi, nói chuyện về những vấn đề học tập, lao động, văn nghệ, thể dục thể thao và nói chuyện để giải trí. Qua đó biết kính trọng và nghe lời thầy cô giáo, đoàn kết, hoà nhã với bạn bè và tạo lập mối quan hệ gần gũi, thân thuộc cho trẻ khuyết tật, giúp trẻ có sự tự tin khi giao tiếp.
Giúp trẻ áp dụng các kiến thức Tiếng Việt, Đạo đức đã được học như đáp lời người khác, biết chào hỏi lễ phép, biết gọi “bạn” xưng “tôi”…
Ở mức độ cao hơn, giúp trẻ biết bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề đơn giản trong phạm vi trường lớp và gia đình.
+ Phương pháp:
Phương pháp chủ yếu được áp dụng là phương pháp làm mẫu kết hợp với giải thích bằng lời kết hợp với tranh ảnh minh hoạ. Các hành vi đạo đức, ứng xử xã hội như chào hỏi, trả lời và bày tỏ ý kiến trong giao tiếp, giáo viên làm mẫu và cho học sinh nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho thành thói quen, kết hợp với việc giải thích bằng lời nói để học sinh hiểu ở mức độ đơn giản. Sử dụng tranh ảnh và người thật (học sinh bình thường) trong các hoạt động đóng vai và thực tế để học sinh thực hành.
Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, khi nào học sinh khuyết tật đó thực hiện sai hoặc lệch chuẩn, giáo viên hoặc học sinh trong nhóm hỗ trợ điều chỉnh ngay.
Bởi vì trong lớp chỉ có một học sinh khuyết tật nên việc tổ chức nhóm chỉ là nhóm hỗ trợ, nghĩa là một học sinh bình thường giúp đỡ học sinh khuyết tật.
Về Kiến thức, kĩ năng các hoạt động giáo dục học:
Các kiến thức, kĩ năng dành cho học sinh khuyết tật được căn cứ vào chương trình giáo dục, căn cứ vào nhu cầu và khả năng đáp ứng của trẻ, từ đó cho phép giảm nhẹ hoặc miễn đối với một số nội dung mà trẻ không có khả năng thực hiện, sao cho trẻ có một vốn kiến thức, kĩ năng nhất định để hoà nhập xã hội.
* Môn Tiếng Việt:
+ Kiến thức, kĩ năng
Môn Tiếng Việt chủ yếu giúp học sinh rèn kĩ năng đọc, đọc thành tiếng, đọc hiểu ở mức độ đơn giản. Giúp học sinh biết viết câu đúng ngữ pháp (đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu câu) và viết đúng chính tả những chữ thường dùng (chủ yếu là
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HOÀ NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT DẠNG KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ VÀ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
1- Lý do chọn biện pháp.
Từ khi thực hiện chính sách giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ngay tại các nhà trường (giáo dục hòa nhập), đã có nhiều người khuyết tật được đi học, được rèn luyện kĩ năng sống. Họ đã biết giao tiếp với người xung quanh, biết tự phục vụ bản thân, nhiều người còn được học nghề và tự nuôi sống bản thân mình thậm chí có nhiều người còn có tay nghề cao và giàu có. Đó chính là nhờ công tác giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật.
Bên cạnh những thành công đạt được thì công tác giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật còn có những khó khăn. Đó là tình trạng giáo viên ngại nhận học sinh khuyết tật bởi vì trong lớp có học sinh đó giáo viên sẽ vất vả hơn rất nhiều mà theo quy định, lớp có 1 học sinh khuyết tật thì giảm sĩ số 5 em, đồng nghĩa với thu nhập từ học buổi thứ hai sẽ giảm (nếu các trường có dạy 2 buổi/ngày có thu một phần học phí buổi thứ 2 từ học sinh). Trong lớp có học sinh khuyết tật, giáo viên khi soạn và khi dạy, hồ sơ phải có thêm công việc gây nhiều khó khăn và ảnh hưởng nhiều đến việc giảng dạy.
Có nhiều trường hợp, học sinh khuyết tật ngồi trong lớp học, giáo viên vẫn giảng bài bình thường, em học sinh đó tiếp thu được đến đâu thì đến, giáo viên không hoặc rất ít quan tâm. Đó chính là điều thiệt thòi cho các em.
Để giáo viên làm tốt công tác giáo dục trong đó có học sinh khuyết tật, học sinh chịu nhiều thiệt thòi do số phận. Nhưng được sự động viên, giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường, của các đồng nghiệp, sự nhờ cậy của gia đình và cảm thông trước những thiệt thòi của em học sinh đó, giáo viên đã chấp nhận. Trong quá trình giáo dục học sinh khuyết tật, nhờ có sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn với trách nhiệm của mỗi người thầy trong quá trình giáo dục trẻ khuyết tật và bản thân họ đã tìm tòi, học hỏi; vừa học vừa rút kinh nghiệm, đến nay đã có những thành công bước đầu. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật dạng khuyết tật ngôn ngữ và khuyết tật trí tuệ”.
2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp với đặc điểm thể chất, tâm lí và khả năng đáp ứng các yêu cầu học tập của học sinh khuyết tật và một số vấn đề về tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân
Kế hoạch giáo dục cá nhân là một nội dung đặc trưng trong giáo dục trẻ khuyết tật. Kế hoạch giáo dục cá nhân xác định mục tiêu giáo dục cần đạt cho cả năm học, cho từng học kì, cụ thể từng tháng, từng tuần học về kiến thức, kĩ năng xã hội, kĩ năng giao tiếp, hành vi ứng xử và phục hồi chức năng.
Phần thông tin chung lấy từ phiếu điều tra, giấy khai sinh và sổ Phổ cập của nhà trường.
Phần những đặc điểm chính của trẻ, kế thừa từ năm học lớp 2 và trên cơ sở quan sát, theo dõi kết hợp với sổ theo dõi sức khoẻ.
Phần mục tiêu năm học tôi xây dựng.
Căn cứ vào Quy định về giáo dục hoà nhập cho người tàn tật, khuyết tật ban hành kèm theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ Giáo dục và đào tạo, căn cứ vào các công văn hướng dẫn, tài liệu tập huấn của Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk, Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Năng, căn cứ vào tình trạng tật của học sinh.
Về kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội:
+ Nội dung:
Giúp trẻ khuyết tật biết giao tiếp với thầy cô giáo, bạn bè trong trường, lớp. Biểu hiện bằng việc chào hỏi, nói chuyện về những vấn đề học tập, lao động, văn nghệ, thể dục thể thao và nói chuyện để giải trí. Qua đó biết kính trọng và nghe lời thầy cô giáo, đoàn kết, hoà nhã với bạn bè và tạo lập mối quan hệ gần gũi, thân thuộc cho trẻ khuyết tật, giúp trẻ có sự tự tin khi giao tiếp.
Giúp trẻ áp dụng các kiến thức Tiếng Việt, Đạo đức đã được học như đáp lời người khác, biết chào hỏi lễ phép, biết gọi “bạn” xưng “tôi”…
Ở mức độ cao hơn, giúp trẻ biết bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề đơn giản trong phạm vi trường lớp và gia đình.
+ Phương pháp:
Phương pháp chủ yếu được áp dụng là phương pháp làm mẫu kết hợp với giải thích bằng lời kết hợp với tranh ảnh minh hoạ. Các hành vi đạo đức, ứng xử xã hội như chào hỏi, trả lời và bày tỏ ý kiến trong giao tiếp, giáo viên làm mẫu và cho học sinh nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho thành thói quen, kết hợp với việc giải thích bằng lời nói để học sinh hiểu ở mức độ đơn giản. Sử dụng tranh ảnh và người thật (học sinh bình thường) trong các hoạt động đóng vai và thực tế để học sinh thực hành.
Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, khi nào học sinh khuyết tật đó thực hiện sai hoặc lệch chuẩn, giáo viên hoặc học sinh trong nhóm hỗ trợ điều chỉnh ngay.
Bởi vì trong lớp chỉ có một học sinh khuyết tật nên việc tổ chức nhóm chỉ là nhóm hỗ trợ, nghĩa là một học sinh bình thường giúp đỡ học sinh khuyết tật.
Về Kiến thức, kĩ năng các hoạt động giáo dục học:
Các kiến thức, kĩ năng dành cho học sinh khuyết tật được căn cứ vào chương trình giáo dục, căn cứ vào nhu cầu và khả năng đáp ứng của trẻ, từ đó cho phép giảm nhẹ hoặc miễn đối với một số nội dung mà trẻ không có khả năng thực hiện, sao cho trẻ có một vốn kiến thức, kĩ năng nhất định để hoà nhập xã hội.
* Môn Tiếng Việt:
+ Kiến thức, kĩ năng
Môn Tiếng Việt chủ yếu giúp học sinh rèn kĩ năng đọc, đọc thành tiếng, đọc hiểu ở mức độ đơn giản. Giúp học sinh biết viết câu đúng ngữ pháp (đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu câu) và viết đúng chính tả những chữ thường dùng (chủ yếu là