Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS trong những tiết dạy đọc- hiểu văn bản được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 24 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Vấn đề của sáng kiến
Là giáo viên đang giảng dạy và những ai quan tâm đến chất lượng giáo dục hiện nay đều có thể dễ dàng nhận thấy một thực tại: phong trào học tập ngày càng trầm lắng, đa số các em không còn quan tâm đến nội dung học tập, không mấy mặn mà, hứng thú với những điều được học. Đặc biệt với môn Ngữ văn, việc dạy và học không còn có hứng thú, sự say mê, thậm chí chỉ còn là nhiệm vụ, là sự bắt buộc đối với cả giáo viên và học sinh. Vậy nguyên nhân là do đâu? Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, chúng tôi không khỏi trăn trở muốn tìm ra nguyên nhân để thay đổi thực tại đáng buồn đó.
Chúng tôi đã nhìn thẳng vào vấn đề từ nhiều phía và nhận thấy những lí do cả chủ quan và khách quan. Về mặt khách quan, hiện nay, do sự phát triển của công nghệ và điều kiện vật chất xã hội ngày càng cao, học sinh được tiếp cận với vô vàn thông tin và nội dung hấp dẫn khác nhau, khiến các em không còn hứng thú với việc học. Mặt khác, chương trình học tập hiện nay cũng như quan điểm dạy học cũ khiến cho việc học tập xa rời thực tế, học sinh học chỉ cốt nhớ bài để thi. Hơn nữa, xã hội thay đổi, thị trường việc làm mở rộng, học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn con đường tương lai, không nhất thiết phải học chuyên nghiệp. Cũng phải nói đến nguyên nhân chủ quan là từ phía thầy cô dạy bộ môn Ngữ văn, do nhiều nguyên nhân, giáo viên dạy nhiều khi chỉ chú trọng truyền tải hết kiến thức và bắt buộc học sinh nhớ bài để bảo đảm chỉ tiêu chất lượng nên môn Ngữ văn bị đóng khung trong quan điểm là dạy chữ nghĩa. Học sinh chỉ nghĩ đến phải chép bài nhiều, học thuộc nhiều, kiểm tra phải viết được bài văn là thấy ngại, e sợ. Cho nên, học sinh không mấy yêu thích môn Ngữ văn. Nhiều giáo viên cũng cảm thấy nản lòng.
1. Vấn đề của sáng kiến
Là giáo viên đang giảng dạy và những ai quan tâm đến chất lượng giáo dục hiện nay đều có thể dễ dàng nhận thấy một thực tại: phong trào học tập ngày càng trầm lắng, đa số các em không còn quan tâm đến nội dung học tập, không mấy mặn mà, hứng thú với những điều được học. Đặc biệt với môn Ngữ văn, việc dạy và học không còn có hứng thú, sự say mê, thậm chí chỉ còn là nhiệm vụ, là sự bắt buộc đối với cả giáo viên và học sinh. Vậy nguyên nhân là do đâu? Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, chúng tôi không khỏi trăn trở muốn tìm ra nguyên nhân để thay đổi thực tại đáng buồn đó.
Chúng tôi đã nhìn thẳng vào vấn đề từ nhiều phía và nhận thấy những lí do cả chủ quan và khách quan. Về mặt khách quan, hiện nay, do sự phát triển của công nghệ và điều kiện vật chất xã hội ngày càng cao, học sinh được tiếp cận với vô vàn thông tin và nội dung hấp dẫn khác nhau, khiến các em không còn hứng thú với việc học. Mặt khác, chương trình học tập hiện nay cũng như quan điểm dạy học cũ khiến cho việc học tập xa rời thực tế, học sinh học chỉ cốt nhớ bài để thi. Hơn nữa, xã hội thay đổi, thị trường việc làm mở rộng, học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn con đường tương lai, không nhất thiết phải học chuyên nghiệp. Cũng phải nói đến nguyên nhân chủ quan là từ phía thầy cô dạy bộ môn Ngữ văn, do nhiều nguyên nhân, giáo viên dạy nhiều khi chỉ chú trọng truyền tải hết kiến thức và bắt buộc học sinh nhớ bài để bảo đảm chỉ tiêu chất lượng nên môn Ngữ văn bị đóng khung trong quan điểm là dạy chữ nghĩa. Học sinh chỉ nghĩ đến phải chép bài nhiều, học thuộc nhiều, kiểm tra phải viết được bài văn là thấy ngại, e sợ. Cho nên, học sinh không mấy yêu thích môn Ngữ văn. Nhiều giáo viên cũng cảm thấy nản lòng.