- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4, lớp 5 phát triển năng lực khi viết đoạn mở bài trong văn miêu tả được soạn dưới dạng file word gồm 21 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình Tiếng Việt của bậc Tiểu học Tập làm văn là phân môn nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Bởi đây là một phân môn có tính tổng hợp, sáng tạo, thực hành và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân. Nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác.
Dạy tập làm văn lớp 4, 5 và đặc biệt là văn miêu tả nhằm trang bị kiến thức, kĩ năng làm văn; góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô gíc, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Thông qua việc dạy tập làm văn các em thấy được vẻ đẹp của buổi bình minh, một cây phượng ra hoa, thấy dáng vẻ đáng yêu của một em bé, của một cụ già thương con quý cháu… Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em hình thành và phát triển.
Tập làm văn là một trong những môn khó đối với cả người dạy và người học. Trong đó phần mở bài là một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh vào đề, giới thiệu vấn đề một cách nhẹ nhàng gây ấn tượng cho người đọc. Nhà văn Nga Macxim Gorki đã từng nói: “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”. Với yêu cầu đặt ra của việc viết đoạn mở bài một cách nhanh chóng, đảm bảo các yêu cầu chức năng của nó làm cho không ít học sinh cảm thấy khó khăn. Nhiều học sinh chỉ biết viết theo khuôn mẫu kiểu như: “Người mà em yêu quý nhất là mẹ.”; hay “Trường của em là trường Tiểu học…..” ….. Vì vậy, là giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy lớp 5. Tôi không khỏi băn khoăn: Phải làm gì? Làm như thế nào? để học sinh hứng thú hơn khi học phân môn được coi là rất khó này. Cần phải có biện pháp nào để các em viết được những mở bài hay, sáng tạo, sinh động, hồn nhiên mà lại có nét độc đáo riêng để lôi cuốn, tạo ấn tượng cho người đọc ngay từ lúc ban đầu.
Xuất phát từ lí do trên, tôi xin đưa ra “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4, lớp 5 phát triển năng lực khi viết đoạn mở bài trong văn miêu tả”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong nhiều năm dạy học lớp 4, lớp 5 tôi nhận thấy rất nhiều học sinh khi đứng trước một đề văn, phần mở bài thường là phần khiến nhiều bạn cảm thấy lúng túng không biết bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào? Vì vậy, trên cơ sở điều tra thực trạng về chất lượng học phân môn tập làm văn lớp 4, lớp 5, từ đó tôi đề xuất một số biện pháp giúp học sinh phát triển năng lực khi viết đoạn mở bài trong văn miêu tả.
3. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển năng lực khi viết đoạn mở bài trong văn miêu tả học sinh lớp 4, lớp 5
Đối tượng quan sát, khảo sát, thực nghiệm,…là học sinh lớp 5a3.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng của việc học tập làm văn lớp 4, lớp 5 nói chung và viết đoạn mở bài trong văn miêu tả nói riêng
- Đề xuất một số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh nhằm nâng cao chất lượng viết đoạn mở bài trong văn miêu tả của học sinh lớp 4, lớp 5.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình Tiếng Việt của bậc Tiểu học Tập làm văn là phân môn nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Bởi đây là một phân môn có tính tổng hợp, sáng tạo, thực hành và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân. Nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác.
Dạy tập làm văn lớp 4, 5 và đặc biệt là văn miêu tả nhằm trang bị kiến thức, kĩ năng làm văn; góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô gíc, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Thông qua việc dạy tập làm văn các em thấy được vẻ đẹp của buổi bình minh, một cây phượng ra hoa, thấy dáng vẻ đáng yêu của một em bé, của một cụ già thương con quý cháu… Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em hình thành và phát triển.
Tập làm văn là một trong những môn khó đối với cả người dạy và người học. Trong đó phần mở bài là một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh vào đề, giới thiệu vấn đề một cách nhẹ nhàng gây ấn tượng cho người đọc. Nhà văn Nga Macxim Gorki đã từng nói: “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”. Với yêu cầu đặt ra của việc viết đoạn mở bài một cách nhanh chóng, đảm bảo các yêu cầu chức năng của nó làm cho không ít học sinh cảm thấy khó khăn. Nhiều học sinh chỉ biết viết theo khuôn mẫu kiểu như: “Người mà em yêu quý nhất là mẹ.”; hay “Trường của em là trường Tiểu học…..” ….. Vì vậy, là giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy lớp 5. Tôi không khỏi băn khoăn: Phải làm gì? Làm như thế nào? để học sinh hứng thú hơn khi học phân môn được coi là rất khó này. Cần phải có biện pháp nào để các em viết được những mở bài hay, sáng tạo, sinh động, hồn nhiên mà lại có nét độc đáo riêng để lôi cuốn, tạo ấn tượng cho người đọc ngay từ lúc ban đầu.
Xuất phát từ lí do trên, tôi xin đưa ra “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4, lớp 5 phát triển năng lực khi viết đoạn mở bài trong văn miêu tả”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong nhiều năm dạy học lớp 4, lớp 5 tôi nhận thấy rất nhiều học sinh khi đứng trước một đề văn, phần mở bài thường là phần khiến nhiều bạn cảm thấy lúng túng không biết bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào? Vì vậy, trên cơ sở điều tra thực trạng về chất lượng học phân môn tập làm văn lớp 4, lớp 5, từ đó tôi đề xuất một số biện pháp giúp học sinh phát triển năng lực khi viết đoạn mở bài trong văn miêu tả.
3. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển năng lực khi viết đoạn mở bài trong văn miêu tả học sinh lớp 4, lớp 5
Đối tượng quan sát, khảo sát, thực nghiệm,…là học sinh lớp 5a3.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng của việc học tập làm văn lớp 4, lớp 5 nói chung và viết đoạn mở bài trong văn miêu tả nói riêng
- Đề xuất một số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh nhằm nâng cao chất lượng viết đoạn mở bài trong văn miêu tả của học sinh lớp 4, lớp 5.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- - Nghiên cứu lý thuyết
- - Phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp.
- - Phương pháp Điều tra, khảo sát, tổng kết, rút kinh nghiệm.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!