- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung được soạn dưới dạng file word gồm 5 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
TRƯỜNG TH BÌNH THẠNH 1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
BÁO CÁO BIỆN PHÁP
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
A. Sơ lược lý lịch
Họ và tên: Dương Hữu Tâm
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học Bình Thạnh 1
Tên biện pháp: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung.
B. Nội dung
I. Thực trạng và nguyên nhân
1. Thực trạng
Hiện nay, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, trẻ khỏe và nhiệt tình trong các hoạt động, có tinh thần trách nhiệm cao. Học sinh thực hiện tốt các động tác của bài thể dục phát triển chung. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, tôi thấy một phần các em học sinh thực hiện còn mắc lỗi một vài động tác trong bài thể dục phát triển chung.
Các lỗi thường mắc phải khi các em tập bài thể dục:
- Thực hiện chưa đúng biên độ của động tác.
- Kết hợp hít, thở chưa đúng nhịp khi tập động tác vươn thở.
- Thường khuỵu gối khi tập động tác toàn thân.
- Khả năng giữ thăng bằng ở học sinh chưa tốt.
Với thực tế như vậy tôi tiến hành khảo sát 36 học sinh ở lớp 5A và thu được kết quả như sau:
Qua kết quả khảo sát cho thấy, vẫn còn một số học sinh thực hiện chưa đúng biên độ động tác, chưa nắm vững cách hít thở theo nhịp, thực hiện các động tác chưa đúng kĩ thuật.
Vì vậy, tôi tiến hành thực hiện sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung.”
2. Nguyên nhân
- Giáo viên sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong bài thể dục phát triển chung nhưng phân tích, giải thích kĩ thuật chưa sâu. Vì vậy, học sinh còn lúng túng khi thực hiện biên độ của các động tác.
- Học sinh chưa có kĩ năng kết hợp nhịp thở ra và hít vào theo nhịp động tác, nên khi vừa tập luyện vừa kết hợp hít thở học sinh thường bị chập nhịp.
- Giáo viên chưa khai thác tốt đồ dùng trực quan tranh, ảnh để hướng dẫn học sinh thực hiện các động tác.
- Học sinh còn xem môn thể dục là môn học phụ, không quan trọng. Vì vậy, học sinh thực hiện các động tác qua loa chưa đúng kĩ thuật.
II. Biện pháp đã thực hiện
1. Phân tích, giải thích kĩ thuật động tác rõ ràng, chính xác.
- Việc phân tích, giải thích trong dạy học là phương pháp giúp học sinh nắm được kĩ thuật từng phần của động tác. Tạo điều kiện cho học sinh nắm được từng phần kĩ thuật của động tác một cách chính xác, qua đó nhằm hình thành biểu tượng chung về động tác cho học sinh. Quá trình giải thích phải diễn ra cùng lúc với quá trình thị phạm động tác.
- Lời giải thích của giáo viên cần phải ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, giọng điệu phải nhẹ nhàng. Trong quá trình giải thích, cần chú ý giúp học sinh nắm vững những nét cơ bản và nhấn mạnh các yếu lĩnh của động tác, qua đó nhằm củng cố kĩ năng vận động của học sinh cũng như tránh được những sai sót mắc phải trong quá trình tập luyện.
- Do đó lời giải thích của giáo viên có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tập luyện nói chung, và cũng như trong quá trình học tập bài thể dục phát triển chung nói riêng.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
UBND TP HỒNG NGỰ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH BÌNH THẠNH 1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
BÁO CÁO BIỆN PHÁP
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
A. Sơ lược lý lịch
Họ và tên: Dương Hữu Tâm
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học Bình Thạnh 1
Tên biện pháp: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung.
B. Nội dung
I. Thực trạng và nguyên nhân
1. Thực trạng
Hiện nay, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, trẻ khỏe và nhiệt tình trong các hoạt động, có tinh thần trách nhiệm cao. Học sinh thực hiện tốt các động tác của bài thể dục phát triển chung. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, tôi thấy một phần các em học sinh thực hiện còn mắc lỗi một vài động tác trong bài thể dục phát triển chung.
Các lỗi thường mắc phải khi các em tập bài thể dục:
- Thực hiện chưa đúng biên độ của động tác.
- Kết hợp hít, thở chưa đúng nhịp khi tập động tác vươn thở.
- Thường khuỵu gối khi tập động tác toàn thân.
- Khả năng giữ thăng bằng ở học sinh chưa tốt.
Với thực tế như vậy tôi tiến hành khảo sát 36 học sinh ở lớp 5A và thu được kết quả như sau:
Nội dung khảo sát | Khảo sát 36 học sinh | |||||
Hoàn thành tốt | Hoàn thành | Chưa hoàn thành | ||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |
1. Thực hiện được biên độ các động tác. | 8 | 22.2 | 23 | 63.9 | 5 | 13.9 |
2. Khả năng kết hợp hít, thở khi tập động tác. | 10 | 27.8 | 20 | 55.5 | 6 | 16.7 |
3. Chân không khụy gối khi tập động tác toàn thân. | 6 | 16.7 | 21 | 58.3 | 9 | 25.0 |
4. Giữ được thăng bằng khi tập động tác. | 8 | 22.2 | 22 | 61.1 | 6 | 16.7 |
Vì vậy, tôi tiến hành thực hiện sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung.”
2. Nguyên nhân
- Giáo viên sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong bài thể dục phát triển chung nhưng phân tích, giải thích kĩ thuật chưa sâu. Vì vậy, học sinh còn lúng túng khi thực hiện biên độ của các động tác.
- Học sinh chưa có kĩ năng kết hợp nhịp thở ra và hít vào theo nhịp động tác, nên khi vừa tập luyện vừa kết hợp hít thở học sinh thường bị chập nhịp.
- Giáo viên chưa khai thác tốt đồ dùng trực quan tranh, ảnh để hướng dẫn học sinh thực hiện các động tác.
- Học sinh còn xem môn thể dục là môn học phụ, không quan trọng. Vì vậy, học sinh thực hiện các động tác qua loa chưa đúng kĩ thuật.
II. Biện pháp đã thực hiện
1. Phân tích, giải thích kĩ thuật động tác rõ ràng, chính xác.
- Việc phân tích, giải thích trong dạy học là phương pháp giúp học sinh nắm được kĩ thuật từng phần của động tác. Tạo điều kiện cho học sinh nắm được từng phần kĩ thuật của động tác một cách chính xác, qua đó nhằm hình thành biểu tượng chung về động tác cho học sinh. Quá trình giải thích phải diễn ra cùng lúc với quá trình thị phạm động tác.
- Lời giải thích của giáo viên cần phải ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, giọng điệu phải nhẹ nhàng. Trong quá trình giải thích, cần chú ý giúp học sinh nắm vững những nét cơ bản và nhấn mạnh các yếu lĩnh của động tác, qua đó nhằm củng cố kĩ năng vận động của học sinh cũng như tránh được những sai sót mắc phải trong quá trình tập luyện.
- Do đó lời giải thích của giáo viên có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tập luyện nói chung, và cũng như trong quá trình học tập bài thể dục phát triển chung nói riêng.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!