- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt lớp cho học sinh THPT được soạn dưới dạng file word gồm 18 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Lí do chọn đề tài
Thực hiện chỉ thị số 03-CT/TW ngày14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, theo Chỉ thị 06-CT/TW ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Bộ Chính trị gắn với thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" là phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" xác định rõ đây là nhiệm vụ trọng tâm, là hoạt động thường xuyên trong các cấp quản lý và các nhà trường. Trong đó, chú trọng tổ chức tốt hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm giúp học sinh( HS) làm quen với thầy cô giáo, bạn bè, điều kiện học tập và phương pháp dạy học trong nhà trường, tạo nên môi trường học tập thân thiện, tích cực và hiệu quả cho HS (Theo công văn số 5307/BGDĐT-GDTrH ngày 11 tháng 8 năm 2011 của Bộ GDĐT và công văn số 1163/SGDĐT- GDTrH ngày 15 tháng 8 năm 2011 của Sở GDĐT). Tăng cường đổi mới phương thức hoạt động giáo dục theo chủ điểm, giáo dục truyền thống, giáo dục ngoài giờ lên lớp; xây dựng nếp sống văn hóa, củng cố kỷ cương nền nếp.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học do Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục đề ra giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp đóng vai trò rất quan trọng. Đó là người thay mặt Hiệu trưởng, Hội đồng sư phạm nhà trường và cha mẹ học sinh (CMHS) quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường. GVCN là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất đối với HS và tập thể lớp.
Trong đó, đặc biệt chú trọng tới giờ sinh hoạt lớp. Bởi lẽ, giờ sinh hoạt lớp là một hoạt động giáo dục tập thể, một hình thức tổ chức tự quản cho HS và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Chính thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Các học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên (GV) gắn bó với học sinh trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, ở lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thực hiện chỉ thị số 03-CT/TW ngày14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, theo Chỉ thị 06-CT/TW ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Bộ Chính trị gắn với thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" là phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" xác định rõ đây là nhiệm vụ trọng tâm, là hoạt động thường xuyên trong các cấp quản lý và các nhà trường. Trong đó, chú trọng tổ chức tốt hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm giúp học sinh( HS) làm quen với thầy cô giáo, bạn bè, điều kiện học tập và phương pháp dạy học trong nhà trường, tạo nên môi trường học tập thân thiện, tích cực và hiệu quả cho HS (Theo công văn số 5307/BGDĐT-GDTrH ngày 11 tháng 8 năm 2011 của Bộ GDĐT và công văn số 1163/SGDĐT- GDTrH ngày 15 tháng 8 năm 2011 của Sở GDĐT). Tăng cường đổi mới phương thức hoạt động giáo dục theo chủ điểm, giáo dục truyền thống, giáo dục ngoài giờ lên lớp; xây dựng nếp sống văn hóa, củng cố kỷ cương nền nếp.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học do Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục đề ra giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp đóng vai trò rất quan trọng. Đó là người thay mặt Hiệu trưởng, Hội đồng sư phạm nhà trường và cha mẹ học sinh (CMHS) quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường. GVCN là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất đối với HS và tập thể lớp.
Trong đó, đặc biệt chú trọng tới giờ sinh hoạt lớp. Bởi lẽ, giờ sinh hoạt lớp là một hoạt động giáo dục tập thể, một hình thức tổ chức tự quản cho HS và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Chính thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Các học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên (GV) gắn bó với học sinh trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, ở lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường