- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1
1. Tên sáng kiến : Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 1
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Giáo dục Tiểu học
3. Tác giả :
Họ và tên: Đào Thị Mai Hường
Ngày sinh : 29/01/1987
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Hồng Thái.
Điện thoại : ..........
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị : Trường Tiểu học Hồng Thái.
Địa chỉ : Hồng Thái – An Dương - Hải Phòng
Điện thoại : ...................
I. Mô tả giải pháp đã biết :
- Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản .
- Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh.
- Tất cả những điểm khác biệt của các lớp học, các cấp học đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan và thích đi học.
- Công tác chủ nhiệm phải làm tốt từ lớp 1 đến lớp 5. Nề nếp lớp học của học sinh phải được rèn ngay từ lớp 1 và phải được duy trì và phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.
- Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại nhiều tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Các sáng kiến đều chủ yếu tập trung vào một số giải pháp sau:
Giải pháp 1: Đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
Giải pháp 2: Xây dựng nề nếp
Giải pháp 3: Hỗ trợ kiến thức và kỹ năng cho học sinh
Giải pháp 4: Xây dựng đôi bạn học tập
Giải pháp 5: Hình thành nhân cách cho học sinh
* Ưu điểm :
- Đầu năm học, nề nếp của các em chưa ổn định, đặc biệt là với học sinh lớp 1, các em chưa ý thức được việc thực hiện các nội quy ra vào lớp, nội quy của nhà trường đề ra. Những việc làm trên sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm ổn định và đưa lớp học đi vào nề nếp.
* Hạn chế :
- Năm nay thực hiện chương trình GDPT 2018, chương trình mới nên giáo viên còn nhiều lúng túng trong giảng dạy.
- Có nhiều phụ huynh chưa đồng thuận với chủ trương của lớp nên việc xây dựng lớp học thân thiện còn gặp nhiều khó khăn.
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
1. Nội dung giải pháp đề xuất :
* Giải pháp 1: Xây dựng nề nếp lớp học nâng cao chất lượng học tập:
a) Nắm thông tin về học sinh
Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu điều tra thông tin cá nhân.
Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm.
Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, qua đó có những biện pháp giảng dạy và giáo dục học sinh thích hợp cho từng đối tượng cụ thể .
Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt.
b) Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.
Việc lập kế hoạch chủ nhiệm xây dựng đội ngũ đi đôi với nhau, giúp giáo viên chú nhiệm có tầm nhìn xa, bao quát hơn trong công tác chủ nhiệm vì thế dựa trên sự tìm hiểu và nắm bắt đội ngũ học sinh, dựa vào kế hoạch nhà trường tôi lập kế hoạch tỷ mỉ sát thực. Phần chung cố tình của lớp, kế hoạch và biện pháp thực hiện có cả năm học rõ ràng về số lượng và chất lượng. Phần cụ thể có kế hoạch và biện pháp thực hiện cho từng tháng. Có đánh giá sơ kết cho từng tháng. Phần cuối là theo dõi cho học sinh, phần này cần phải được theo dõi thường xuyên và chặt chẽ có ghi chép, đánh giá mọi sự tiến bộ cũng như những tồn tại chưa khắc phục được của từng em. Để có hướng giải quyết kịp thời. Việc theo dõi đánh giá này thể hiện qua từng ngày, từng tuần.
c) Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi quản lý, tổ chức, kiểm tra.
Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới.
- Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của ban cán sự lớp.
- Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 5 học sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn.
Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em.
d) Xây dựng nội quy của lớp và bảng điểm thi đua cụ thể
Để duy trì một tập thể lớp có kỉ luật, nền nếp cũng không phải đơn giản, không chỉ áp dụng hình thức khen thưởng mà còn có biện pháp kỉ luật để ngăn ngừa, chặn đứng những vi phạm. Để làm được điều đó, bên cạnh nội quy của trường, tôi còn lập ra một bản nội quy riêng của lớp, cụ thể và chi tiết hơn.
Nội qui này được tôi triển khai và đọc cho học sinh nghe trước lớp. Khi học sinh vi phạm nội qui của lớp, tôi sẽ có những biện pháp xử phạt hợp lí.
e) Phối kết hợp thường xuyên với phụ huynh
* Đối với Ban đại diện CMHS lớp:
Từ đầu năm học. Tôi đã định hướng bầu chọn Ban đại diện phụ huynh của lớp với các tiêu chuẩn sau:
Phụ huynh có đời sống kinh tế ổn định.
Có tâm huyết, nhiệt tình tất cả vì học sinh thân yêu.
Am hiểu nhiều về lĩnh vực giáo dục
Có con em học khá giỏi.
* Ban chi hội lớp gồm 3 thành viên: Trưởng ban, phó ban, thư ký
* Nhiệm vụ ban chi hội lớp:
- Kết hợp với GVCN lớp theo dõi, động viên quá trình học tập, sinh hoạt của học sinh. Đặc biệt quan tâm đến các phong trào lớp
- Nắm rõ được hoàn cảnh gia đình, chỗ ở của từng học sinh để kịp thời thăm hỏi.
- Có kế hoạch khen thưởng kịp thời học sinh lớp tiến bộ theo từng tuần, tháng, theo các đợt kiểm tra định kỳ của nhà trường.
*Đối với từng phụ huynh học sinh:
Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng GVCN rèn nề nếp học sinh như sau:
Hằng ngày kiểm tra sách vở của con em mình.
Nhắc nhở con em học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con em theo thời khoá biểu hằng ngày.
Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi.
Sinh hoạt điều độ, đúng thời khoá biểu, giờ nào việc nấy tránh tình trạng vừa học vừa chơi.
Thường xuyên trao đổi với GVCN qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.
g) Đầu tư các phong trào mũi nhọn nhà trường tổ chức
Từ đầu năm học GVCN dựa vào kế hoạch của nhà trường và các đoàn thể trong trường phải đề ra chỉ tiêu cụ thể cho lớp cùng phấn đấu trong các phong trào chung của nhà trường như: Vở sạch chữ đẹp, Vẽ tranh, Kể chuyện, cờ vua, văn nghệ…..
- Điều quan trọng là GVCN phải phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạ…
- Phối hợp với phụ huynh lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các học sinh có năng khiếu nói trên.
- Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi, tổ chức các sân chơi ở lớp trong các tiết HĐNGLL để phát huy và chọn lọc những HS có năng khiếu để tham gia các hội thi do nhà trường tổ chức.
h) Nêu gương và khen thưởng
- Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được động viên nên tôi hướng dẫn Ban cán sự lớp lập tiêu chí chấm điểm thi đua từng HS
* Giải pháp 2: Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi tiến hành từng bước như sau:
a)Trang trí lớp học xanh- sạch- đẹp
Lớp học thân thiện phải có cây xanh, phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây:
- Trồng cây xanh trong lớp
- Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao.
Hằng ngày, tôi nhắc nhở các em thực hiện theo các nhiệm vụ của người học sinh và yêu cầu của “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Phân công theo dõi các tổ làm trực nhật hàng ngày. Nhưng một tuần đầu, tôi phải đi sớm để hướng dẫn các em làm vệ sinh lớp như: lau bảng, giặt khăn, rửa cốc chén, tưới cây.....
- Để tránh tình trạng các em mua nước mang vào lớp treo lên cửa sổ, để trong hộc bàn hoặc để ngay trên mặt bàn làm đổ gây ướt sách vở, làm lớp học dơ bẩn gây mất trật tự và mất thời gian quét dọn, tôi qui định các em không được mang li nhựa, bọc đựng nước uống vào lớp; nhắc nhở các em không được ăn quà vặt trong trường học.
- Đối với bồn hoa của lớp, mỗi tổ sẽ chăm sóc một tuần. Quy định bồn hoa phải sạch cỏ, đất không khô trắng, không có cành gãy và lá khô.
b) Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp
* Xây dựng mối quan hệ thầy- trò:
- Khi giao việc, tôi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách làm này, tự nhiên thầy sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều.
- Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú y đến cả cách đi đứng, nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trò noi theo. Không vì bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xòa, qua loa trước mặt học sinh.
- Khi học sinh nào làm bài chưa đúng, tôi yêu cầu học sinh đó phải làm lại. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại ngay tại lớp. Với cách nói đúng, làm đúng trong học tập, các em trở thành những con người tự tin, trung thực, không gian dối.
- Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa. Tôi không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em. Ở tuổi này, lòng tự trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm tan nát tâm hồn trẻ thơ.
- Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, ca ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi cố tìm ra ngững ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn.
* Xây dựng mối quan hệ bạn bè:
Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau:
- Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này, các em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau, các em lại chung nhóm với bạn khác.
- Tôi khuyến khích học sinh tự nói ra những điều em chưa đồng ý về việc làm, cách cư xử của lớp trưởng, tổ trưởng hoặc của một bạn nào đó trong lớp chứ không nói xấu, không xa lánh bạn. Căn cứ vào những điều các em nói ra, nếu là những điều tốt thì tôi sẽ tuyên dương ngay trước lớp. Còn những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nẵm rõ đúng hay sai. Sau đó mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em phải xin lỗi bạn và phải sửa chữa.
- Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ trao đổi riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi. Sau đó phân tích rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hòa và bắt tay nhau vui vẻ trở lại.
- Đầu năm học, tôi thỏa thuận với cả lớp rằng nếu trong lớp mình có bạn nào đau ốm phải nằm viện thì cả lớp sẽ quyên góp tiền để mua quà đến thăm bạn, động viên bạn an tâm chữa bệnh. Khi bạn khỏi bệnh, những học sinh giỏi sẽ giúp đỡ bạn học tập để theo kịp chương trình.
c) Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh
Các hoạt động sinh hoạt tập thể và một số trò chơi đơn giản, gọn nhẹ, tôi có thể tổ chức ngay trong mỗi buổi học chính khóa và cả các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp
Giữa 2 tiết học căng thẳng, tôi thường tổ chức cho các em múa hát tập thể, biểu diễn văn nghệ, hát dân ca, diễn hài,...
Tổ chức các họat động sinh hoạt tập thể và vui chơi thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Rung chuông vàng, Hái hoa dân chủ, Thi tìm hiểu về An toàn giao thông,..Nội dung thi được tôi soạn bằng chương trình Powerpoint nên gây được sự thích thú, hào hứng cho học sinh mỗi lần tham gia.
- Hướng dẫn các em làm bình hoa, cắt gấp hoa để trang trí góc học tập và làm một số đồ chơi đơn giản để trưng bày hoặc để tặng người thân bạn bè.
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến : Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 1
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Giáo dục Tiểu học
3. Tác giả :
Họ và tên: Đào Thị Mai Hường
Ngày sinh : 29/01/1987
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Hồng Thái.
Điện thoại : ..........
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị : Trường Tiểu học Hồng Thái.
Địa chỉ : Hồng Thái – An Dương - Hải Phòng
Điện thoại : ...................
I. Mô tả giải pháp đã biết :
- Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản .
- Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh.
- Tất cả những điểm khác biệt của các lớp học, các cấp học đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan và thích đi học.
- Công tác chủ nhiệm phải làm tốt từ lớp 1 đến lớp 5. Nề nếp lớp học của học sinh phải được rèn ngay từ lớp 1 và phải được duy trì và phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.
- Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại nhiều tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Các sáng kiến đều chủ yếu tập trung vào một số giải pháp sau:
Giải pháp 1: Đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
Giải pháp 2: Xây dựng nề nếp
Giải pháp 3: Hỗ trợ kiến thức và kỹ năng cho học sinh
Giải pháp 4: Xây dựng đôi bạn học tập
Giải pháp 5: Hình thành nhân cách cho học sinh
* Ưu điểm :
- Đầu năm học, nề nếp của các em chưa ổn định, đặc biệt là với học sinh lớp 1, các em chưa ý thức được việc thực hiện các nội quy ra vào lớp, nội quy của nhà trường đề ra. Những việc làm trên sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm ổn định và đưa lớp học đi vào nề nếp.
* Hạn chế :
- Năm nay thực hiện chương trình GDPT 2018, chương trình mới nên giáo viên còn nhiều lúng túng trong giảng dạy.
- Có nhiều phụ huynh chưa đồng thuận với chủ trương của lớp nên việc xây dựng lớp học thân thiện còn gặp nhiều khó khăn.
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
1. Nội dung giải pháp đề xuất :
* Giải pháp 1: Xây dựng nề nếp lớp học nâng cao chất lượng học tập:
a) Nắm thông tin về học sinh
Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu điều tra thông tin cá nhân.
Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm.
Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, qua đó có những biện pháp giảng dạy và giáo dục học sinh thích hợp cho từng đối tượng cụ thể .
Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt.
b) Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.
Việc lập kế hoạch chủ nhiệm xây dựng đội ngũ đi đôi với nhau, giúp giáo viên chú nhiệm có tầm nhìn xa, bao quát hơn trong công tác chủ nhiệm vì thế dựa trên sự tìm hiểu và nắm bắt đội ngũ học sinh, dựa vào kế hoạch nhà trường tôi lập kế hoạch tỷ mỉ sát thực. Phần chung cố tình của lớp, kế hoạch và biện pháp thực hiện có cả năm học rõ ràng về số lượng và chất lượng. Phần cụ thể có kế hoạch và biện pháp thực hiện cho từng tháng. Có đánh giá sơ kết cho từng tháng. Phần cuối là theo dõi cho học sinh, phần này cần phải được theo dõi thường xuyên và chặt chẽ có ghi chép, đánh giá mọi sự tiến bộ cũng như những tồn tại chưa khắc phục được của từng em. Để có hướng giải quyết kịp thời. Việc theo dõi đánh giá này thể hiện qua từng ngày, từng tuần.
c) Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi quản lý, tổ chức, kiểm tra.
Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới.
- Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của ban cán sự lớp.
- Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 5 học sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn.
Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em.
d) Xây dựng nội quy của lớp và bảng điểm thi đua cụ thể
Để duy trì một tập thể lớp có kỉ luật, nền nếp cũng không phải đơn giản, không chỉ áp dụng hình thức khen thưởng mà còn có biện pháp kỉ luật để ngăn ngừa, chặn đứng những vi phạm. Để làm được điều đó, bên cạnh nội quy của trường, tôi còn lập ra một bản nội quy riêng của lớp, cụ thể và chi tiết hơn.
Nội qui này được tôi triển khai và đọc cho học sinh nghe trước lớp. Khi học sinh vi phạm nội qui của lớp, tôi sẽ có những biện pháp xử phạt hợp lí.
e) Phối kết hợp thường xuyên với phụ huynh
* Đối với Ban đại diện CMHS lớp:
Từ đầu năm học. Tôi đã định hướng bầu chọn Ban đại diện phụ huynh của lớp với các tiêu chuẩn sau:
Phụ huynh có đời sống kinh tế ổn định.
Có tâm huyết, nhiệt tình tất cả vì học sinh thân yêu.
Am hiểu nhiều về lĩnh vực giáo dục
Có con em học khá giỏi.
* Ban chi hội lớp gồm 3 thành viên: Trưởng ban, phó ban, thư ký
* Nhiệm vụ ban chi hội lớp:
- Kết hợp với GVCN lớp theo dõi, động viên quá trình học tập, sinh hoạt của học sinh. Đặc biệt quan tâm đến các phong trào lớp
- Nắm rõ được hoàn cảnh gia đình, chỗ ở của từng học sinh để kịp thời thăm hỏi.
- Có kế hoạch khen thưởng kịp thời học sinh lớp tiến bộ theo từng tuần, tháng, theo các đợt kiểm tra định kỳ của nhà trường.
*Đối với từng phụ huynh học sinh:
Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng GVCN rèn nề nếp học sinh như sau:
Hằng ngày kiểm tra sách vở của con em mình.
Nhắc nhở con em học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con em theo thời khoá biểu hằng ngày.
Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi.
Sinh hoạt điều độ, đúng thời khoá biểu, giờ nào việc nấy tránh tình trạng vừa học vừa chơi.
Thường xuyên trao đổi với GVCN qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.
g) Đầu tư các phong trào mũi nhọn nhà trường tổ chức
Từ đầu năm học GVCN dựa vào kế hoạch của nhà trường và các đoàn thể trong trường phải đề ra chỉ tiêu cụ thể cho lớp cùng phấn đấu trong các phong trào chung của nhà trường như: Vở sạch chữ đẹp, Vẽ tranh, Kể chuyện, cờ vua, văn nghệ…..
- Điều quan trọng là GVCN phải phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạ…
- Phối hợp với phụ huynh lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các học sinh có năng khiếu nói trên.
- Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi, tổ chức các sân chơi ở lớp trong các tiết HĐNGLL để phát huy và chọn lọc những HS có năng khiếu để tham gia các hội thi do nhà trường tổ chức.
h) Nêu gương và khen thưởng
- Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được động viên nên tôi hướng dẫn Ban cán sự lớp lập tiêu chí chấm điểm thi đua từng HS
* Giải pháp 2: Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi tiến hành từng bước như sau:
a)Trang trí lớp học xanh- sạch- đẹp
Lớp học thân thiện phải có cây xanh, phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây:
- Trồng cây xanh trong lớp
- Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao.
Hằng ngày, tôi nhắc nhở các em thực hiện theo các nhiệm vụ của người học sinh và yêu cầu của “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Phân công theo dõi các tổ làm trực nhật hàng ngày. Nhưng một tuần đầu, tôi phải đi sớm để hướng dẫn các em làm vệ sinh lớp như: lau bảng, giặt khăn, rửa cốc chén, tưới cây.....
- Để tránh tình trạng các em mua nước mang vào lớp treo lên cửa sổ, để trong hộc bàn hoặc để ngay trên mặt bàn làm đổ gây ướt sách vở, làm lớp học dơ bẩn gây mất trật tự và mất thời gian quét dọn, tôi qui định các em không được mang li nhựa, bọc đựng nước uống vào lớp; nhắc nhở các em không được ăn quà vặt trong trường học.
- Đối với bồn hoa của lớp, mỗi tổ sẽ chăm sóc một tuần. Quy định bồn hoa phải sạch cỏ, đất không khô trắng, không có cành gãy và lá khô.
b) Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp
* Xây dựng mối quan hệ thầy- trò:
- Khi giao việc, tôi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách làm này, tự nhiên thầy sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều.
- Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú y đến cả cách đi đứng, nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trò noi theo. Không vì bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xòa, qua loa trước mặt học sinh.
- Khi học sinh nào làm bài chưa đúng, tôi yêu cầu học sinh đó phải làm lại. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại ngay tại lớp. Với cách nói đúng, làm đúng trong học tập, các em trở thành những con người tự tin, trung thực, không gian dối.
- Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa. Tôi không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em. Ở tuổi này, lòng tự trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm tan nát tâm hồn trẻ thơ.
- Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, ca ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi cố tìm ra ngững ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn.
* Xây dựng mối quan hệ bạn bè:
Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau:
- Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này, các em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau, các em lại chung nhóm với bạn khác.
- Tôi khuyến khích học sinh tự nói ra những điều em chưa đồng ý về việc làm, cách cư xử của lớp trưởng, tổ trưởng hoặc của một bạn nào đó trong lớp chứ không nói xấu, không xa lánh bạn. Căn cứ vào những điều các em nói ra, nếu là những điều tốt thì tôi sẽ tuyên dương ngay trước lớp. Còn những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nẵm rõ đúng hay sai. Sau đó mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em phải xin lỗi bạn và phải sửa chữa.
- Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ trao đổi riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi. Sau đó phân tích rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hòa và bắt tay nhau vui vẻ trở lại.
- Đầu năm học, tôi thỏa thuận với cả lớp rằng nếu trong lớp mình có bạn nào đau ốm phải nằm viện thì cả lớp sẽ quyên góp tiền để mua quà đến thăm bạn, động viên bạn an tâm chữa bệnh. Khi bạn khỏi bệnh, những học sinh giỏi sẽ giúp đỡ bạn học tập để theo kịp chương trình.
c) Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh
Các hoạt động sinh hoạt tập thể và một số trò chơi đơn giản, gọn nhẹ, tôi có thể tổ chức ngay trong mỗi buổi học chính khóa và cả các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp
Giữa 2 tiết học căng thẳng, tôi thường tổ chức cho các em múa hát tập thể, biểu diễn văn nghệ, hát dân ca, diễn hài,...
Tổ chức các họat động sinh hoạt tập thể và vui chơi thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Rung chuông vàng, Hái hoa dân chủ, Thi tìm hiểu về An toàn giao thông,..Nội dung thi được tôi soạn bằng chương trình Powerpoint nên gây được sự thích thú, hào hứng cho học sinh mỗi lần tham gia.
- Hướng dẫn các em làm bình hoa, cắt gấp hoa để trang trí góc học tập và làm một số đồ chơi đơn giản để trưng bày hoặc để tặng người thân bạn bè.