- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN MĨ THUẬT Ở THCS LỚP 6,7 được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Để giảng dạy môn Mĩ thuật trong chương trình đào tạo được thành công, điều này phụ thuộc rất nhiều các yếu tố như: Tài liệu, phương tiện, đồ dùng trực quan, tranh vẽ, tượng, phù điêu,…
+ Cơ sở vật chất:
Nhà trường quan tâm đầu tư công nghệ thông tin cho dạy học. Vì thế góp phần thuận tiện cho việc dạy và học của giáo viên, hs. Học sinh lúc nào cũng có đò dùng, không bị quên ở nhà.
2.2. Khó khăn
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
- PHẦN MỞ ĐẦU
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
- DẠY VÀ HỌC MÔN MĨ THUẬT Ở THCS
- Lý do chọn đề tài:
- Trong môn học mĩ thuật , đây là một môn năng khiếu đòi hỏi các em phải có tính sáng tạo, độc lập trong học tập. Vì thế, làm thế nào để các em chủ động trong học tập là điều mà những giáo viên như tôi luôn trăn trở.
- Từ thực tế giảng dạy môn mĩ thuật tôi thấy: Các em rất yêu thích mĩ thuật vì qua đó các em được tiếp xúc, làm quen với một số tác phẩm hội họa của thiếu nhi không những trong nước mà còn cả ở quốc tế. Các em được vẽ tranh, vẽ những gì mình mơ ước, mình yêu thích, tập trang trí góc học tập của mình,…Song, bên cạnh việc giảng dạy cho hs tiếp thu tốt những kiến thức cơ bản đó thì tôi thấy còn gặp nhiều hạn chế như: nhận thức của phụ huynh học sinh chưa coi trọng môn học, còn cho rằng đó là môn phụ, cho nên đồ dùng học sinh còn thiếu thốn, ít đầu tư. Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, chưa có phòng chức năng. Phòng học chưa có đủ đồ dùng cần thiết để phục vụ môn học, tư liệu liên quan còn hạn chế, vì thế trong quá trình giảng dạy, tôi luôn phải cố gắng chuẩn bị tốt các khâu để kích thích động viên hs thường xuyên, kịp thời. Và tôi cũng gặt hái được một số thành quả đáng kể, phần lớn hs say sưa với môn học và hiểu được cái hay, cái đẹp trong môn học, góp phần hình thành ở các em khả năng cảm thụ thẩm mĩ. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn mĩ thuật ở THCS”.
- Mục đích nghiên cứu:
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu:
- Trường THCS Nguyễn Hiền và một số trường trong huyện.
- + Trong trường
- Phân loại học lực của tất cả các học sinh.
- Tìm hiểu thái độ học tập của học sinh.
- Tìm hiểu về việc giảng dạy Mĩ thuật ở trường THCS.
- Kết quả hoạt động qua một số năm.
- Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu qua các nguồn như các văn bản, giáo trình, tài liệu sách báo về phương pháp dạy học môn mĩ thuật.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn:
- Điều tra phỏng vấn học sinh.
- Lập bảng hỏi.
- Phương pháp nghiên cứu thực tế:
- Dự chuyên đề trao đổi, dự giờ, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy môn Mĩ thuật.
- Thực hành giảng dạy theo phương pháp mới.
- Tìm giải pháp rút kinh nghiệm.
- Cho hs hoạt động ngoài trời, tham quan, tọa đàm.
- Phương pháp thực nghiệm dạy thí điểm ở một số lớp bằng phương pháp mình đề ra.
- Dự kiến đóng góp của đề tài:
- Đóng góp cho bản thân.
- Đóng góp cho đồng nghiệp khác.
- Với đề tài tôi chọn nghiên cứu, hy vọng được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc dạy và học môn Mĩ thuật ở trường THCS đạt kết quả cao. Mặt khác sẽ là cơ sở cho các đồng nghiệp cử tôi ở trong huyện, tỉnh vận dụng vào trong từng bài để nâng cao chất lượng bộ môn Mĩ thuật.
- PHẦN NỘI DUNG
- I. Cơ sở khoa học liên quan đến đề tài:
- Cơ sở pháp lý:
- Nghị quyết TƯ II khóa VIII tiếp tục khẳng định đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phát triển hiện đại váo quá trình dạy học đảm bảo.
- Cơ sở lí luận:
- Mĩ thuật là một trong những môn học đặc trưng của môn học là không nhằm đào tạo họa sĩ tương lai hay tạo ra những người chuên làm về công tác mĩ thuật mà nhằm trang bị cho hs những kiến thức cơ bản của cái đẹp để các em tiếp xúc, làm quen với cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Hỗ trợ các em ở các môn học khác giúp các em phát triển toàn diện, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Trong xã hội phát triển nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao, do vậy đào tạo con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan trọng. Những năm qua giáo dục thẩm mĩ đã trở thành môn học trong chương trình , sách giáo khoa, sách hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học, giáo viên được đào tạo, kết quả học tập của hs được theo dõi và kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc. Việc giảng dạy môn mĩ thuật dân tộc đảm bảo cho các em có thể giảo quyết được các bài tập hàng ngày và hiểu về cái đẹp, về nền mĩ thuật truyền thống, ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho hs học có hiệu quả cao hơn các môn học khác.
- 2.1: Thuận lợi
- + Quan điểm nhận thức về môn Mĩ thuật:
- Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, thu hút rất nhiều hs.
- Cho đến nay các trường đã có giáo viên dạy mĩ thuật, phong trào học Mĩ thuật ngày càng sôi nổi, hầu hết các em hs hào hứng với môn học và môn học đã được chú ý. Tất cả mọi người đã hiểu được đây là môn học nghệ thuật. Vì vậy không ít giáo viên và hs, các bậc phụ huynh luôn coi trọng và đầu tư cho môn học. Qua đó các em thấy rằng Mĩ thuật là môn học bổ ích, lý thú và tươi vui, có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao, là môn học bổ trợ tích cực về môn học khác. Vì thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và hào hứng.
Để giảng dạy môn Mĩ thuật trong chương trình đào tạo được thành công, điều này phụ thuộc rất nhiều các yếu tố như: Tài liệu, phương tiện, đồ dùng trực quan, tranh vẽ, tượng, phù điêu,…
+ Cơ sở vật chất:
Nhà trường quan tâm đầu tư công nghệ thông tin cho dạy học. Vì thế góp phần thuận tiện cho việc dạy và học của giáo viên, hs. Học sinh lúc nào cũng có đò dùng, không bị quên ở nhà.
2.2. Khó khăn
- + Về nhận thức:
- Bên cạnh những thuận lợi như trên thì dạy và học môn Mĩ thuật vẫn còn gặp phải một số khó khăn:
- Do quan niệm của một số giáo viên, một số bậc phụ huynh, sự thiếu quan tâm mua sắm đồ dùng học tập cho hs,…Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của giáo viên và học sinh gây cho hs cảm giác chán nản, không tự tin làm bài. Trên thực tế điều tra tôi còn thấy có giáo viên giảng dạy bộ môn về phương pháp sư phạm còn hạn chế, lời nói còn chưa hấp dẫn, lôi cuốn hs, trình bày bảng còn vụng về, lúng túng,… dẫn đến hs không lắng nghe, không tập trung, tìm hiểu bài còn mơ hồ, không nắm được mục tiêu của bài học. Điều đó khiến cho các em không thích thú với bài học, thể hiện tác phẩm của mình qua loa, đại khái, vì thế không thấy được cái hay, cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
- + Trang thiết bị dạy học:
- Bên cạnh đó còn một số hs tỏ thái độ thờ ơ với môn học vì thực tế đời sống dân trí còn nghèo, hầu hết là con em thuần nông nên điều kiện kinh tế để phụ huynh đầu tư cho học tập của các em còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em.
- Ngoài ra điều kiện nhà trường còn thiếu thốn như: phòng chức năng, vật mẫu cho giáo viên và hs, phương tiện, đồ dùng trực quan,…vì thế ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh.
- Vì vậy, là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề tôi luôn trăn trở làm như thế nào để nâng cao chất lượng, đó chính là lí do tôi chọn nội dung nghiên cứu là “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở Trường THCS”
THẦY CÔ TẢI NHÉ!