Một số biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3 được soạn dưới dạng file word gồm 32 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Lý do chọn đề tài
Đối với vấn đề giáo dục con người, từ xưa, ông cha ta đã từng nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”, tức là việc dạy con người trước tiên phải dạy lễ nghĩa sau đó mới học văn hóa, hay nói cụ thể hơn là việc học tập rèn luyện về tư cách đạo đức, lễ nghĩa, cách đối nhân xử thế,... là điều quan trọng được ưu tiên hàng đầu.
Nhân cách của con người được hình thành bởi sự tác động của nhiều yếu tố, nhiều môi trường khác nhau trong đó gia đình và nhà trường là hai môi trường giáo dục nền tảng đầu tiên và quan trọng nhất. Bên cạnh việc giáo dục đạo đức con cái của cha mẹ ở gia đình thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở nhà trường cũng là yếu tố quan trọng để góp phần hình thành nhân cách, đạo đức sống, tư tưởng, nhận thức của con người mai sau.
Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở tiểu học. Giáo dục đạo đức nhằm hình thành cho học sinh tiểu học những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức, giúp các em ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Giáo dục đạo đức giúp các em phân biệt cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác; biết cách tự điều chỉnh hành vi, có thái độ đúng trước cách ứng xử của con người và nâng cao trách nhiệm của bản thân trong nghĩa vụ “trở thành công dân tốt, có ích cho gia đình - xã hội”. Vì thế giáo dục đạo đức là một trong những yêu cầu không thể thiếu của một nền giáo dục toàn diện.
Là một giáo viên phụ trách lớp, chắc chắn ai cũng mong muốn mình có nhiều học sinh ngoan ngoãn, thông minh, chăm chỉ học tập, ai cũng muốn góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào việc đào tạo ra một thế hệ mới, vừa có đức vừa có tài. Chính vì vậy, tôi chọn môn Đạo đức làm đề tài nghiên cứu.
Các phương pháp dạy học môn Đạo đức rất phong phú, đa dạng, bao gồm cả các phương pháp dạy học hiện đại như: đóng vai, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi và các phương pháp truyền thống như: kể chuyện, đàm thoại, nêu gương, khen thưởng.
Mỗi phương pháp dạy học môn Đạo đức đều có mặt mạnh và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài, từng hoạt động của tiết dạy. Một trong những phương pháp mà tôi tâm đắc khi dạy môn Đạo đức là phương pháp thảo luận nhóm. Do đó, “Một số biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3” được tôi chọn làm đề tài để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao chất lượng học tập môn Đạo đức cho học sinh lớp 3 bậc Tiểu học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm và đưa ra những giải pháp thật hợp lí, hữu hiệu nhằm tổ chức tốt hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức ở lớp 3.
4. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp tổ chức hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3.
5. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung ở học sinh lớp 3D và học sinh các lớp trong khối 3 trường Tiểu học Thanh Liệt.
6. Kế hoạch nghiên cứu
Từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021.
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với vấn đề giáo dục con người, từ xưa, ông cha ta đã từng nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”, tức là việc dạy con người trước tiên phải dạy lễ nghĩa sau đó mới học văn hóa, hay nói cụ thể hơn là việc học tập rèn luyện về tư cách đạo đức, lễ nghĩa, cách đối nhân xử thế,... là điều quan trọng được ưu tiên hàng đầu.
Nhân cách của con người được hình thành bởi sự tác động của nhiều yếu tố, nhiều môi trường khác nhau trong đó gia đình và nhà trường là hai môi trường giáo dục nền tảng đầu tiên và quan trọng nhất. Bên cạnh việc giáo dục đạo đức con cái của cha mẹ ở gia đình thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở nhà trường cũng là yếu tố quan trọng để góp phần hình thành nhân cách, đạo đức sống, tư tưởng, nhận thức của con người mai sau.
Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở tiểu học. Giáo dục đạo đức nhằm hình thành cho học sinh tiểu học những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức, giúp các em ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Giáo dục đạo đức giúp các em phân biệt cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác; biết cách tự điều chỉnh hành vi, có thái độ đúng trước cách ứng xử của con người và nâng cao trách nhiệm của bản thân trong nghĩa vụ “trở thành công dân tốt, có ích cho gia đình - xã hội”. Vì thế giáo dục đạo đức là một trong những yêu cầu không thể thiếu của một nền giáo dục toàn diện.
Là một giáo viên phụ trách lớp, chắc chắn ai cũng mong muốn mình có nhiều học sinh ngoan ngoãn, thông minh, chăm chỉ học tập, ai cũng muốn góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào việc đào tạo ra một thế hệ mới, vừa có đức vừa có tài. Chính vì vậy, tôi chọn môn Đạo đức làm đề tài nghiên cứu.
Các phương pháp dạy học môn Đạo đức rất phong phú, đa dạng, bao gồm cả các phương pháp dạy học hiện đại như: đóng vai, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi và các phương pháp truyền thống như: kể chuyện, đàm thoại, nêu gương, khen thưởng.
Mỗi phương pháp dạy học môn Đạo đức đều có mặt mạnh và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài, từng hoạt động của tiết dạy. Một trong những phương pháp mà tôi tâm đắc khi dạy môn Đạo đức là phương pháp thảo luận nhóm. Do đó, “Một số biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3” được tôi chọn làm đề tài để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao chất lượng học tập môn Đạo đức cho học sinh lớp 3 bậc Tiểu học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm và đưa ra những giải pháp thật hợp lí, hữu hiệu nhằm tổ chức tốt hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức ở lớp 3.
4. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp tổ chức hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3.
5. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung ở học sinh lớp 3D và học sinh các lớp trong khối 3 trường Tiểu học Thanh Liệt.
6. Kế hoạch nghiên cứu
Từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021.