- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Một số giải pháp để làm tốt công tác tư vấn tâm lí cho học sinh ở lớp chủ nhiệm trong trường Trung học phổ thông (KHỐI THPT) được soạn dưới dạng file word gồm 33 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tư vấn tâm lý cho học sinh là một lĩnh vực ứng dụng của tham vấn tâm lý trong trường học nhằm mục đích trợ giúp về tâm lý, sức khỏe, giáo dục và các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội cho học sinh. Những năm gần đây, hoạt động tư vấn tâm lý trong trường học được các cấp ngành rất quan tâm, Bộ GD & ĐT đã có văn bản chỉ đạo rất cụ thể đó là Thông tư 31/2017/TT- BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông. Văn bản trên là hành lang pháp lý quan trọng để cho công tác tư vấn tâm lý học sinh được các nhà trường hết sức quan tâm.
Xã hội ngày nay đã và đang trên đà phát triển kéo theo nhiều vấn đề nảy sinh ngày càng phức tạp hơn, điều đó đã ảnh hưởng đến tâm lý và hệ thống giá trị của nhiều tầng lớp, trong đó có lứa tuổi học sinh. Bên cạnh đó, hoạt động giáo dục và dạy học trong các nhà trường hiện nay còn nhiều bất cập cũng tạo nên sức ép rất lớn tới các em học sinh. Do đó, nhiều học sinh gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập, định hướng giá trị sống, nghề nghiệp và ứng xử…để đáp ứng được các kỳ vọng, yêu cầu của gia đình, xã hội. Trong số đó, nhiều học sinh rơi vào tình trạng căng thẳng, dồn nén lo âu, thậm chí có biểu hiện rối loạn tâm lý.
Hiện nay, tại Nghệ An hoạt động tư vấn tâm lý học đường đã được nhiều cấp ngành quan tâm, trong đó Sở GD&ĐT Nghệ An đã có văn bản chỉ đạo đến các nhà trường để tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động tư vấn chủ yếu vẫn là kiêm nhiệm chưa được tập huấn, bồi dưỡng bài bản, còn thiếu hụt nhiều về kiến thức và kỹ năng tham vấn, hoạt động tư vấn tâm lý mới bước đầu được triển khai trong trường học nên còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn. Bên cạnh đó, học sinh phổ thông trung học là lứa tuổi còn non nớt nhiều mặt, kinh nghiệm và kỹ năng sống chưa nhiều, nhiều em có rất nhiều khúc mắc trong học tập, tâm sinh lý, trong các mối quan hệ mà các em không thể tự giải quyết được, nhất là học sinh vùng sâu, vùng xa đời sống văn hóa, tinh thần còn hạn chế. Hơn thế nữa các em lại rất ngại thể hiện những cảm xúc, những suy nghĩ, khúc mắc, hay tâm sự của bản thân mình một cách trực tiếp với giáo viên. Các em một là giấu kín tâm sự, hai là tâm sự với bạn, những người chưa có đủ trải nghiệm trong cuộc sống để đưa ra những lời khuyên đúng đắn, tích cực, thậm chí còn không thể giữ bí mật và có thể gây ra những hậu quả không mong muốn.
Chính vì những lý do trên, với kinh nghiệm thực tế của công tác chủ nhiệm tại đơn vị, kết hợp với những hiểu biết về tâm lí lứa tuổi học đường, chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp để làm tốt công tác tư vấn tâm lí cho học sinh ở lớp chủ nhiệm trong trường Trung học phổ thông”. Một trong những hình thức mới và hiệu quả là cho các em viết nhật ký online. Xem nhật ký online với hình thức google form (một tiện ích của google) như một nơi để các em được bộc lộ những tâm sự thầm kín, khó nói thành lời mà chỉ có học sinh đó và cô chủ nhiệm đọc được, từ đó giáo viên chủ nhiệm sẽ hiểu được vấn đề của các em và giải quyết một cách kịp thời nhất.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở THPT Thái Hòa và THPT Tây Hiếu thuộc Thị xã Thái Hòa, đề tài đề xuất một số biện pháp cho hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở hai trường, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn tâm lý và đáp ứng tốt nhu cầu được tư vấn tâm lý của học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở lớp 10A trường THPT Thái hòa và lớp 10G trường THPT Tây Hiếu thuộc Thị xã Thái Hòa.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các đặc điểm tâm lý, các quy luật tâm lý của việc dạy học và giáo dục, nghiên cứu cơ sở tâm lý của quá trình lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, các phẩm chất trí tuệ và nhân cách người học. Đồng thời, tâm lý học sư phạm cũng nghiên cứu các yếu tố tâm lý về phía người làm công tác giáo dục, những vấn đề tâm lý của mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng như quan hệ qua lại giữa học sinh với nhau.
Ngoài ra, việc nắm được nội dung tâm lý, cơ sở tâm lý của quá trình dạy học và giáo dục của tâm lý học lứa tuổi…nhằm tạo thuận lợi cho việc xác định nguyên tắc, hệ thống phương pháp, biện pháp tiến hành điều khiển quá trình dạy học, giáo dục, hình thành và phát triển trí tuệ, nhân cách người học tới mức cao nhất, đem lại hiệu quả trong dạy học và giáo dục.
4. Giả thiết khoa học
Tư vấn tâm lý chính là quá trình cung cấp thông tin, xét về mặt ngữ nghĩa “tư vấn” có nội hàm rất rộng. Nó có ý nghĩa cung cấp thông tin, làm rõ những điều nghi vấn hoặc uẩn khúc… để từ đó đưa ra những lời khuyên hữu ích cho đối tượng cần tư vấn.
Rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực có sử dụng từ “tư vấn” như: tư vấn quản trị, tư vấn pháp luật, tư vấn hành chính, tư vấn chính sách, tư vấn du học...nhưng sự khác biệt giữa tư vấn tâm lý và các loại tư vấn khác về mặt thông tin thì tư vấn tâm lý nhấn mạnh sự thông hiểu cảm xúc và quan hệ giữa con người với con người trong một trạng thái tâm lý nhất định.
Trạng thái cảm xúc của mỗi con người nó chi phối rất lớn đến hành động, bộc lộ ra bên ngoài, đến hiệu quả công việc, lao động và học tập. Nếu trạng thái cảm xúc căng thẳng do tác động khách quan và chủ quan không được giải quyết dứt điểm thì gây nên những hệ lụy hết sức to lớn đến hành vi của mỗi con người về mặt tiêu cực.
Những người công tác trong ngành giáo dục luôn phải va chạm với những phản ứng độc đáo của đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Tư vấn tâm lý chí
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ĐỀ TÀI
“Một số giải pháp để làm tốt công tác tư vấn tâm lí cho học sinh ở lớp chủ nhiệm trong trường Trung học phổ thông”
“Một số giải pháp để làm tốt công tác tư vấn tâm lí cho học sinh ở lớp chủ nhiệm trong trường Trung học phổ thông”
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tư vấn tâm lý cho học sinh là một lĩnh vực ứng dụng của tham vấn tâm lý trong trường học nhằm mục đích trợ giúp về tâm lý, sức khỏe, giáo dục và các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội cho học sinh. Những năm gần đây, hoạt động tư vấn tâm lý trong trường học được các cấp ngành rất quan tâm, Bộ GD & ĐT đã có văn bản chỉ đạo rất cụ thể đó là Thông tư 31/2017/TT- BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông. Văn bản trên là hành lang pháp lý quan trọng để cho công tác tư vấn tâm lý học sinh được các nhà trường hết sức quan tâm.
Xã hội ngày nay đã và đang trên đà phát triển kéo theo nhiều vấn đề nảy sinh ngày càng phức tạp hơn, điều đó đã ảnh hưởng đến tâm lý và hệ thống giá trị của nhiều tầng lớp, trong đó có lứa tuổi học sinh. Bên cạnh đó, hoạt động giáo dục và dạy học trong các nhà trường hiện nay còn nhiều bất cập cũng tạo nên sức ép rất lớn tới các em học sinh. Do đó, nhiều học sinh gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập, định hướng giá trị sống, nghề nghiệp và ứng xử…để đáp ứng được các kỳ vọng, yêu cầu của gia đình, xã hội. Trong số đó, nhiều học sinh rơi vào tình trạng căng thẳng, dồn nén lo âu, thậm chí có biểu hiện rối loạn tâm lý.
Hiện nay, tại Nghệ An hoạt động tư vấn tâm lý học đường đã được nhiều cấp ngành quan tâm, trong đó Sở GD&ĐT Nghệ An đã có văn bản chỉ đạo đến các nhà trường để tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động tư vấn chủ yếu vẫn là kiêm nhiệm chưa được tập huấn, bồi dưỡng bài bản, còn thiếu hụt nhiều về kiến thức và kỹ năng tham vấn, hoạt động tư vấn tâm lý mới bước đầu được triển khai trong trường học nên còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn. Bên cạnh đó, học sinh phổ thông trung học là lứa tuổi còn non nớt nhiều mặt, kinh nghiệm và kỹ năng sống chưa nhiều, nhiều em có rất nhiều khúc mắc trong học tập, tâm sinh lý, trong các mối quan hệ mà các em không thể tự giải quyết được, nhất là học sinh vùng sâu, vùng xa đời sống văn hóa, tinh thần còn hạn chế. Hơn thế nữa các em lại rất ngại thể hiện những cảm xúc, những suy nghĩ, khúc mắc, hay tâm sự của bản thân mình một cách trực tiếp với giáo viên. Các em một là giấu kín tâm sự, hai là tâm sự với bạn, những người chưa có đủ trải nghiệm trong cuộc sống để đưa ra những lời khuyên đúng đắn, tích cực, thậm chí còn không thể giữ bí mật và có thể gây ra những hậu quả không mong muốn.
Chính vì những lý do trên, với kinh nghiệm thực tế của công tác chủ nhiệm tại đơn vị, kết hợp với những hiểu biết về tâm lí lứa tuổi học đường, chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp để làm tốt công tác tư vấn tâm lí cho học sinh ở lớp chủ nhiệm trong trường Trung học phổ thông”. Một trong những hình thức mới và hiệu quả là cho các em viết nhật ký online. Xem nhật ký online với hình thức google form (một tiện ích của google) như một nơi để các em được bộc lộ những tâm sự thầm kín, khó nói thành lời mà chỉ có học sinh đó và cô chủ nhiệm đọc được, từ đó giáo viên chủ nhiệm sẽ hiểu được vấn đề của các em và giải quyết một cách kịp thời nhất.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở THPT Thái Hòa và THPT Tây Hiếu thuộc Thị xã Thái Hòa, đề tài đề xuất một số biện pháp cho hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở hai trường, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn tâm lý và đáp ứng tốt nhu cầu được tư vấn tâm lý của học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở lớp 10A trường THPT Thái hòa và lớp 10G trường THPT Tây Hiếu thuộc Thị xã Thái Hòa.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các đặc điểm tâm lý, các quy luật tâm lý của việc dạy học và giáo dục, nghiên cứu cơ sở tâm lý của quá trình lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, các phẩm chất trí tuệ và nhân cách người học. Đồng thời, tâm lý học sư phạm cũng nghiên cứu các yếu tố tâm lý về phía người làm công tác giáo dục, những vấn đề tâm lý của mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng như quan hệ qua lại giữa học sinh với nhau.
Ngoài ra, việc nắm được nội dung tâm lý, cơ sở tâm lý của quá trình dạy học và giáo dục của tâm lý học lứa tuổi…nhằm tạo thuận lợi cho việc xác định nguyên tắc, hệ thống phương pháp, biện pháp tiến hành điều khiển quá trình dạy học, giáo dục, hình thành và phát triển trí tuệ, nhân cách người học tới mức cao nhất, đem lại hiệu quả trong dạy học và giáo dục.
4. Giả thiết khoa học
Tư vấn tâm lý chính là quá trình cung cấp thông tin, xét về mặt ngữ nghĩa “tư vấn” có nội hàm rất rộng. Nó có ý nghĩa cung cấp thông tin, làm rõ những điều nghi vấn hoặc uẩn khúc… để từ đó đưa ra những lời khuyên hữu ích cho đối tượng cần tư vấn.
Rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực có sử dụng từ “tư vấn” như: tư vấn quản trị, tư vấn pháp luật, tư vấn hành chính, tư vấn chính sách, tư vấn du học...nhưng sự khác biệt giữa tư vấn tâm lý và các loại tư vấn khác về mặt thông tin thì tư vấn tâm lý nhấn mạnh sự thông hiểu cảm xúc và quan hệ giữa con người với con người trong một trạng thái tâm lý nhất định.
Trạng thái cảm xúc của mỗi con người nó chi phối rất lớn đến hành động, bộc lộ ra bên ngoài, đến hiệu quả công việc, lao động và học tập. Nếu trạng thái cảm xúc căng thẳng do tác động khách quan và chủ quan không được giải quyết dứt điểm thì gây nên những hệ lụy hết sức to lớn đến hành vi của mỗi con người về mặt tiêu cực.
Những người công tác trong ngành giáo dục luôn phải va chạm với những phản ứng độc đáo của đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Tư vấn tâm lý chí
THẦY CÔ TẢI NHÉ!