- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn lớp 2, 3 phát huy tính tích cực của học sinh được soạn dưới dạng file word gồm 32 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
“ Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn lớp 2, 3 phát huy tính tích cực của học sinh
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đề tài:
“ Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn lớp 2, 3 phát huy tính tích cực của học sinh
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- - Tập làm văn là một phân môn quan trọng của môn Tiếng Việt, nó giúp học sinh có năng lực sử dụng Tiếng Việt để học tập, giao tiếp. Trau dồi những ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài dạy.
- - Để làm được một bài Tập làm văn, học sinh cần phải huy động các kiến thức về tập đọc, luyện từ và câu, các hiểu biết về môi trường xung quanh cuộc sống … Nói chung môn tập làm văn đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Bởi vậy, Tập làm văn mang tính thực hành toàn diện, tổng hợp.
- - Ngoài ra môn Tập làm văn còn mang tính sáng tạo vì một bài tập làm văn thể hiện sự suy nghĩ, tư duy của cá nhân, là tác phẩm không trùng lặp của mỗi học sinh.
- - Các em học sinh lớp 2, 3 vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp.Cụ thể như: các em viết câu rời rạc, chưa liên kết, thiếu logic hoặc các câu đã có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh, các từ ngữ được dùng về nghĩa chưa rõ ràng ; việc trình bày diễn đạt ý của các em có mức độ rất sơ lược, đặc biệt là khả năng miêu tả. Mặt khác tính sáng tạo thực hành trong văn bản chưa cao, thể hiện ở bố cục bài văn,cách chấm câu, sử dụng hình ảnh gợi tả chưa linh hoạt, sinh động.
- - Chính vì thế khi dạy bài Tập làm văn ở lớp 2, 3, giáo viên hay gặp khó khăn là học sinh thụ động, ít phát biểu, có chăng cũng chỉ là những học sinh khá giỏi là hoạt động hoặc các em chỉ trả lời câu hỏi mà không có sự liên kết thành đoạn, diễn đạt lủng củng, ý tưởng nghèo nàn… Nói đã khó, viết càng khó hơn. Điều đó đã làm cho các em chán nản, lo sợ khi học môn Tập làm văn. Vì thế yêu cầu đặt ra của chúng tôi là làm thế nào để các em hứng thú, tích cực khi học môn Tập làm văn.Do đó, sau một thời gian giảng dạy, chúng tôi dã nghiên cứu và thực nghiệm đề tài: “ Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn lớp 2, 3 phát huy tính tích cực của học sinh ”.
- II/ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG:
- 1/Thuận lợi:
- Môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn lớp 2, 3 nói riêng có nội dung phong phú, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh. Trong một tiết học, các loại bài tập được bố trí xen kẽ, gắn kết với nhau.
- Cả năm học có 35 tuần thì học sinh được học 31 tiết Tập làm văn. Trong 4 tuần ôn tập giữa học kỳ I, giữa học kỳ II, cuối học kỳ I và cuối học kỳ II cũng có nhiều bài tập thuộc phân môn Tập làm văn.
- 2/ Khó khăn:
- Kỹ năng nghe nói của các em không đồng đều, có một số em nói nhỏ; khả năng diễn đạt suy nghĩ cũng như diễn đạt bài học còn chậm, yếu.
- Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhưng cũng mau quên, mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu của bài học chưa cao.
- Học sinh lớp 2 mới được làm quen với phân môn Tập làm văn nên còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có phương pháp học tập bộ môn một cách khoa học và hợp lí. Sự hiểu biết của học sinh lớp 3 về phân môn Tập làm văn cũng còn hạn chế. Bước đầu kế thừa, tập làm quen phân môn Tập làm văn lớp 2. Một số bài ở lớp 3 học sinh chưa được chứng kiến nên ảnh hưởng đến việc thực hành của học sinh.
- Kiến thức về cuộc sống thực tế của học sinh còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học.