- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Nâng cao hiệu quả dạy học Mĩ thuật theo quy trình vẽ theo nhạc cho học sinh khối 4-5 được soạn dưới dạng file word gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Phần mở đầu:
1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Trong những năm gần đây nền giáo dục đã có những bước phát triển tích cực theo hướng phát triển năng lực toàn diện cho học sinh, chính vì thế môn Mĩ thuật cũng đã có sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy còn được gọi là phương pháp Đan Mạch. Phương pháp này giúp học sinh hứng thú hơn, say mê hơn đặc biệt sẽ giúp các em được thỏa sức sáng tạo với những chủ đề mà mình được trải nghiệm.
Quy trình Vẽ theo nhạc là một trong bảy quy trình của Chương trình dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học theo phương pháp mới của Đan Mạch hiện nay. Âm nhạc và giai điệu luôn gây hứng khởi cho mọi người, trong đó có học sinh. Âm nhạc có thể làm cho các em năng động hơn và các em cảm thụ âm nhạc bằng hình thức như: nhún nhảy, gõ nhịp, lắc lư người hoặc nhảy múa theo giai điệu, tiết tấu... Trong quy trình dạy - học Mĩ thuật “Vẽ theo nhạc” đã khéo léo lồng ghép Âm nhạc và Mĩ thuật để đưa vào giảng dạy Mĩ thuật, đây là điều thật tinh tế.
Trong quá trình dạy học quy trình Vẽ theo nhạc cho học sinh lớp 4, 5 ở trường Tiểu học, tôi cảm thấy đây là quy trình có tính hấp dẫn, mới lạ, gợi cho học sinh muốn tìm tòi học hỏi được kết hợp giữa Âm nhạc và Mĩ thuật để tạo nên những tác phẩm mới, bức tranh biểu cảm mới, qua đó phát huy được tinh thần học tập, trí tưởng tượng thi đua sáng tạo của các em càng cao. Qua bài học các em được tự do sáng tạo và trang trí thành những sản phẩm đẹp có ứng dụng thực tiễn.
Bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn Mĩ thuật được trực tiếp tiếp thu phương pháp mới và qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy Mĩ thuật là môn học đòi hỏi phải có sự cố gắng chịu khó đầu tư tìm tòi, sáng tạo hơn để gây hứng thú học tập cho các em yêu thích môn học, yêu thích cái đẹp, hăng say sáng tạo để làm đẹp cho cuộc sống. Tuy nhiên việc quản lí lớp học có nhiều khó khăn: lớp học thì ồn ào, nhốn nháo khi vẽ theo nhạc, hiệu quả giờ dạy chưa cao, cũng như sản phẩm tạo thành của các em không được đồng đều theo mong đợi của tôi. Từ thực tế nêu trên bản thân tôi đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy học Mĩ thuật theo quy trình vẽ theo nhạc cho học sinh khối 4-5” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của môn Mĩ thuật trong nhà trường đạt kết quả cao.
* Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Với tôi, điểm mới trong sáng kiến này nhằm tổ chức hoạt động học tập theo nhóm và thực hiện hoạt động qua giai điệu âm nhạc. Qua hoạt động này giúp học sinh cảm nhận được cái đẹp qua việc tư duy, rèn luyện sự linh động sáng tạo cao hơn, giúp học sinh phát huy những sở trường của mình. Quy trình “Vẽ theo nhạc” ở Tiểu học, các em rất có hứng thú khi kết hợp: nghe nhạc, cảm thụ lời ca, giai điệu, tiết tấu âm nhạc, truyền cảm hứng và từ đó thể hiện thành đường nét trên nền giấy trắng, kích thích trí tưởng tượng của các em sáng tạo thành những sản phẩm độc đáo, sinh động và có ý nghĩa.
1.2. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
- Học sinh khối lớp 4, 5 trong trường tôi công tác (áp dụng, thể nghiệm thành công trong năm học 2021 – 2022)
2. Phần nội dung:
2.1. Thực trạng việc tổ chức hoạt động học tập theo quy trình vẽ theo nhạc trong tiết Mĩ thuật ở Tiểu học.
Trong năm học 2021 - 2022 vừa qua, bản thân tôi được phân công giảng dạy bộ môn Mĩ thuật, tôi đã thực hiện dạy học Mĩ thuật theo phương pháp dạy học Đan Mạch. Trong quá trình giảng dạy quy trình vẽ theo nhạc cho học sinh lớp 4, lớp 5 ở trường Tiểu học, tôi thấy đây là quy trình có tính mới, lạ được kết hợp giữa Âm nhạc và Mĩ thuật nó tạo nên sự hứng thú say mê học tập cho học sinh nhờ sự kết hợp: nghe nhạc, cảm thụ lời ca, giai điệu, tiết tấu âm nhạc, truyền thành cảm hứng và từ đó thể hiện thành đường nét trên nền giấy trắng, kích thích trí tưởng tượng của các em. Các em sáng tạo và trang trí thành những đồ vật có ứng dụng đẹp trong cuộc sống hoặc những bức tranh tưởng tượng từ đường nét, màu sắc. Tuy nhiên khi thực hiện dạy - học quy trình Vẽ theo nhạc ở trường tôi vẫn còn gặp khó khăn. Cụ thể như sau:
* Về phía nhà trường, giáo viên:
+ Trường tôi đang công tác trực thuộc địa bàn vùng nông thôn. Trường chia làm 3 khu vực nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
+ Bộ tranh, đồ dùng trực quan vẫn chưa đầy đủ. Các đồ dùng trực quan, tranh ảnh thiết bị dạy học phục vụ cho dạy học đang còn ít, phần lớn do giáo viên phải tự chuẩn bị.
+ Đây là một quy trình dạy học mới được tập huấn quá ít nên tôi còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy kết hợp giữa Môn Âm nhạc và môn Mĩ thuật. Bản thân chưa kiểm soát hết được hoạt động thực hành của học sinh.
* Về phía phụ huynh, học sinh:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
1. Phần mở đầu:
1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Trong những năm gần đây nền giáo dục đã có những bước phát triển tích cực theo hướng phát triển năng lực toàn diện cho học sinh, chính vì thế môn Mĩ thuật cũng đã có sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy còn được gọi là phương pháp Đan Mạch. Phương pháp này giúp học sinh hứng thú hơn, say mê hơn đặc biệt sẽ giúp các em được thỏa sức sáng tạo với những chủ đề mà mình được trải nghiệm.
Quy trình Vẽ theo nhạc là một trong bảy quy trình của Chương trình dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học theo phương pháp mới của Đan Mạch hiện nay. Âm nhạc và giai điệu luôn gây hứng khởi cho mọi người, trong đó có học sinh. Âm nhạc có thể làm cho các em năng động hơn và các em cảm thụ âm nhạc bằng hình thức như: nhún nhảy, gõ nhịp, lắc lư người hoặc nhảy múa theo giai điệu, tiết tấu... Trong quy trình dạy - học Mĩ thuật “Vẽ theo nhạc” đã khéo léo lồng ghép Âm nhạc và Mĩ thuật để đưa vào giảng dạy Mĩ thuật, đây là điều thật tinh tế.
Trong quá trình dạy học quy trình Vẽ theo nhạc cho học sinh lớp 4, 5 ở trường Tiểu học, tôi cảm thấy đây là quy trình có tính hấp dẫn, mới lạ, gợi cho học sinh muốn tìm tòi học hỏi được kết hợp giữa Âm nhạc và Mĩ thuật để tạo nên những tác phẩm mới, bức tranh biểu cảm mới, qua đó phát huy được tinh thần học tập, trí tưởng tượng thi đua sáng tạo của các em càng cao. Qua bài học các em được tự do sáng tạo và trang trí thành những sản phẩm đẹp có ứng dụng thực tiễn.
Bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn Mĩ thuật được trực tiếp tiếp thu phương pháp mới và qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy Mĩ thuật là môn học đòi hỏi phải có sự cố gắng chịu khó đầu tư tìm tòi, sáng tạo hơn để gây hứng thú học tập cho các em yêu thích môn học, yêu thích cái đẹp, hăng say sáng tạo để làm đẹp cho cuộc sống. Tuy nhiên việc quản lí lớp học có nhiều khó khăn: lớp học thì ồn ào, nhốn nháo khi vẽ theo nhạc, hiệu quả giờ dạy chưa cao, cũng như sản phẩm tạo thành của các em không được đồng đều theo mong đợi của tôi. Từ thực tế nêu trên bản thân tôi đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy học Mĩ thuật theo quy trình vẽ theo nhạc cho học sinh khối 4-5” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của môn Mĩ thuật trong nhà trường đạt kết quả cao.
* Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Với tôi, điểm mới trong sáng kiến này nhằm tổ chức hoạt động học tập theo nhóm và thực hiện hoạt động qua giai điệu âm nhạc. Qua hoạt động này giúp học sinh cảm nhận được cái đẹp qua việc tư duy, rèn luyện sự linh động sáng tạo cao hơn, giúp học sinh phát huy những sở trường của mình. Quy trình “Vẽ theo nhạc” ở Tiểu học, các em rất có hứng thú khi kết hợp: nghe nhạc, cảm thụ lời ca, giai điệu, tiết tấu âm nhạc, truyền cảm hứng và từ đó thể hiện thành đường nét trên nền giấy trắng, kích thích trí tưởng tượng của các em sáng tạo thành những sản phẩm độc đáo, sinh động và có ý nghĩa.
1.2. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
- Học sinh khối lớp 4, 5 trong trường tôi công tác (áp dụng, thể nghiệm thành công trong năm học 2021 – 2022)
2. Phần nội dung:
2.1. Thực trạng việc tổ chức hoạt động học tập theo quy trình vẽ theo nhạc trong tiết Mĩ thuật ở Tiểu học.
Trong năm học 2021 - 2022 vừa qua, bản thân tôi được phân công giảng dạy bộ môn Mĩ thuật, tôi đã thực hiện dạy học Mĩ thuật theo phương pháp dạy học Đan Mạch. Trong quá trình giảng dạy quy trình vẽ theo nhạc cho học sinh lớp 4, lớp 5 ở trường Tiểu học, tôi thấy đây là quy trình có tính mới, lạ được kết hợp giữa Âm nhạc và Mĩ thuật nó tạo nên sự hứng thú say mê học tập cho học sinh nhờ sự kết hợp: nghe nhạc, cảm thụ lời ca, giai điệu, tiết tấu âm nhạc, truyền thành cảm hứng và từ đó thể hiện thành đường nét trên nền giấy trắng, kích thích trí tưởng tượng của các em. Các em sáng tạo và trang trí thành những đồ vật có ứng dụng đẹp trong cuộc sống hoặc những bức tranh tưởng tượng từ đường nét, màu sắc. Tuy nhiên khi thực hiện dạy - học quy trình Vẽ theo nhạc ở trường tôi vẫn còn gặp khó khăn. Cụ thể như sau:
* Về phía nhà trường, giáo viên:
+ Trường tôi đang công tác trực thuộc địa bàn vùng nông thôn. Trường chia làm 3 khu vực nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
+ Bộ tranh, đồ dùng trực quan vẫn chưa đầy đủ. Các đồ dùng trực quan, tranh ảnh thiết bị dạy học phục vụ cho dạy học đang còn ít, phần lớn do giáo viên phải tự chuẩn bị.
+ Đây là một quy trình dạy học mới được tập huấn quá ít nên tôi còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy kết hợp giữa Môn Âm nhạc và môn Mĩ thuật. Bản thân chưa kiểm soát hết được hoạt động thực hành của học sinh.
* Về phía phụ huynh, học sinh:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!