- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Những biện pháp “Xây dựng lớp học hạnh phúc” được áp dụng cho học sinh lớp 1B- Trường tiểu học Thị Trấn Đông Anh được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI- thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, xã hội thông tin và kinh tế trí thức. Xu thế toàn cầu hóa, thị trường hóa là xu thế tất yếu thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Bởi vậy, giáo dục Việt Nam đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực để bắt kịp với sự phát triển của giáo dục thế giới. Mục tiêu của giáo dục là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với 1ý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”- Luật giáo dục.
Để làm được việc này, ngành giáo dục nói chung và các nhà giáo nói riêng đã tích cực tìm ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh rất nhiều các phong trào thi đua, ngày 22 tháng 4 năm 2019 bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã chủ trì lễ phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Đây là một chủ trương đúng đắn, mang đậm tính nhân văn. Bởi xây dựng trường học hạnh phúc tạo cơ hội cho nhà giáo đổi mới, thực hiện phương pháp giáo dục và các tình huống sư phạm phù hợp, đảm bảo các quy định về đạo đức nhà giáo. Đồng thời mang lại hiệu quả và ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển tình cảm xã hội của trẻ.
Để nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc đem lại hiệu quả cao, thiết thực trong hoạt động dạy và học tôi luôn băn khoăn, trăn trở với bao câu hỏi tự đặt ra cho bản thân: Làm thế nào để học sinh hứng thú học tập hơn?” “Làm sao không dùng hình phạt mà học sinh có kết quả học tập tốt hơn?” “Làm sao để học sinh có cảm giác, mỗi ngày đến trường là một ngày vui?”Chính những lí do trên đã thúc đẩy tôi nghiên cứu, trải nghiệm đồng thời tích lũy những kinh nghiệm để đến với đề tài “Biện pháp để xây dựng lớp học hạnh phúc” góp phần vào việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện, đáp ứng thời kì mở cửa, hội nhập và phát triển của đất nước.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Với quan điểm “Tạo môi trường dạy học hạnh phúc” nên tội nghiên cứu . đề tài này với mục đích:
- Xây dựng lớp học hạnh phúc cho cô và trò góp phần xây dựng trường học hạnh phúc.
- Giúp học sinh tự tin, chủ động xử lí linh hoạt các tình huống trong cuộc sống.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: .
Những biện pháp “Xây dựng lớp học hạnh phúc” được áp dụng cho học sinh lớp 1B- Trường tiểu học Thị Trấn Đông Anh.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
-Phương pháp nghiên cứu lí luận : Đọc sách giáo khoa, các loại sách tham khảo, tạp chí giáo dục.
-Phương pháp điều tra và quan sát, phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học, phương pháp thực nghiệm sư phạm.
V. KẾ HOẠCH VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu bắt đầu từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Từ điển bách khoa định nghĩa về hạnh phúc như sau: “Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.”
A – MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI- thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, xã hội thông tin và kinh tế trí thức. Xu thế toàn cầu hóa, thị trường hóa là xu thế tất yếu thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Bởi vậy, giáo dục Việt Nam đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực để bắt kịp với sự phát triển của giáo dục thế giới. Mục tiêu của giáo dục là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với 1ý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”- Luật giáo dục.
Để làm được việc này, ngành giáo dục nói chung và các nhà giáo nói riêng đã tích cực tìm ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh rất nhiều các phong trào thi đua, ngày 22 tháng 4 năm 2019 bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã chủ trì lễ phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Đây là một chủ trương đúng đắn, mang đậm tính nhân văn. Bởi xây dựng trường học hạnh phúc tạo cơ hội cho nhà giáo đổi mới, thực hiện phương pháp giáo dục và các tình huống sư phạm phù hợp, đảm bảo các quy định về đạo đức nhà giáo. Đồng thời mang lại hiệu quả và ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển tình cảm xã hội của trẻ.
Để nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc đem lại hiệu quả cao, thiết thực trong hoạt động dạy và học tôi luôn băn khoăn, trăn trở với bao câu hỏi tự đặt ra cho bản thân: Làm thế nào để học sinh hứng thú học tập hơn?” “Làm sao không dùng hình phạt mà học sinh có kết quả học tập tốt hơn?” “Làm sao để học sinh có cảm giác, mỗi ngày đến trường là một ngày vui?”Chính những lí do trên đã thúc đẩy tôi nghiên cứu, trải nghiệm đồng thời tích lũy những kinh nghiệm để đến với đề tài “Biện pháp để xây dựng lớp học hạnh phúc” góp phần vào việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện, đáp ứng thời kì mở cửa, hội nhập và phát triển của đất nước.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Với quan điểm “Tạo môi trường dạy học hạnh phúc” nên tội nghiên cứu . đề tài này với mục đích:
- Xây dựng lớp học hạnh phúc cho cô và trò góp phần xây dựng trường học hạnh phúc.
- Giúp học sinh tự tin, chủ động xử lí linh hoạt các tình huống trong cuộc sống.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: .
Những biện pháp “Xây dựng lớp học hạnh phúc” được áp dụng cho học sinh lớp 1B- Trường tiểu học Thị Trấn Đông Anh.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
-Phương pháp nghiên cứu lí luận : Đọc sách giáo khoa, các loại sách tham khảo, tạp chí giáo dục.
-Phương pháp điều tra và quan sát, phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học, phương pháp thực nghiệm sư phạm.
V. KẾ HOẠCH VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu bắt đầu từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020
B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Từ điển bách khoa định nghĩa về hạnh phúc như sau: “Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.”