- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH (Năm học : 2021 – 2022) MÔN: ÂM NHẠC (LƯU HÀNH NỘI BỘ) CẢ LỚP 6,7,8,9
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
(Năm học : 2021 – 2022)
MÔN: ÂM NHẠC
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)
Họ tên giáo viên: Nguyễn Thị Mai Hương
Tổ: Năng khiếu
Tổng: 35 tiết /35 tuần/năm.
Học kì I: 18 tiết.
Học kì II: 17 tiết.
Phân phối chương trình
Học kì I: 18 tiết. Số tiết/tuần: 01. Các tiết kiểm tra: 09, 16
Học kì II: 17 tiết Số tiết/tuần: 01 Các tiết kiểm tra: 26; 33
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẮC GIANG
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
===========
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
===========
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
(Năm học : 2021 – 2022)
MÔN: ÂM NHẠC
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)
Tổ: Năng khiếu
Bắc Giang, tháng 8 năm 2021
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
MÔN ÂM NHẠC 6 - BỘ SÁCH CÁNH DIỀU
Năm học 2021-2022
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
MÔN ÂM NHẠC 6 - BỘ SÁCH CÁNH DIỀU
Năm học 2021-2022
Tổng: 35 tiết /35 tuần/năm.
Học kì I: 18 tiết.
Học kì II: 17 tiết.
Phân phối chương trình
Học kì I: 18 tiết. Số tiết/tuần: 01. Các tiết kiểm tra: 09, 16
STT | Chủ đề | Bài học | Tiết | Yêu cầu cần đạt |
1 | Chủ đề 1: Em yêu âm nhạc | - Học hát: Em yêu giờ học hát. | 1 | - Hát đúng giai điệu, lời ca của bài Em yêu giờ học hát. Biết hát kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp. - HS vận dụng: trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca... |
- Ôn tập bài hát: Em yêu giờ học hát. - Tập đọc nhạc: Luyện gam C-dur- TĐN số 1. - Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu- Hòa tấu. | 2 | -- Ôn bài hát theo kết hợp vận động phụ hoạ theo nhịp điệu. - Tập gõ phách trong TĐN, luyện kĩ năng TĐN và bộ gõ cơ thể. - Luyện đọc tốt gam C dur vf bài TĐN số 1. - Thể hiện tốt mẫu tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát. | ||
- Lý thuyết âm nhạc: Các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc. - Ôn TĐN số 1. | 3 | - HS hiểu và phân biệt được những thuộc tính của âm thanh. Cao độ - Trường độ - Cường Độ - Âm Sắc. - HS vận dụng: kể được tên 1 – 2 bài hát thiếu nhi, hát đúng 1 – 2 câu trong những bài hát đó. | ||
- Thường thức âm nhạc: Hát bè. - Hoạt động trải nghiệm và khám phá. | 4 | - Biết thể hiện một vài động tác phụ hoạ cho bài hát. - Nghe và thường thức âm nhạc.Nêu được đặc điểm tác dụng của hát bè. Nhận biết được 1 số hình thức hát bè đơn giản. -Trình bày bài hát Em yêu giờ học hát bằng các hình thức đã học.Nhận biết các thuộc tính âm thanh qua nét nhạc bài TĐN số 1 kết hợp gõ đệm. - Biết yêu gia đình, quê hương, đất nước, yêu các làn điệu dân ca, ca khúc thiếu nhi, thầy cô mái trường... | ||
2 | Giai điệu quê hương | - Học hát: Lý cây đa. - Nghe nhạc: Việt Nam quê hương tôi. | 5 | - Hát đúng giai điệu, lời ca của bài Lý Cây Đa. Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động bộ gõ cơ thể phù hợp. - Nghe nhạc: Cảm nhận được tác phẩm Việt Nam quê hương tôi. Biết vận động hoặc bộ gõ cơ thể phù hợp. |
- Ôn tập bài hát: Lý cây đa. - Tập đọc nhạc: Luyện gam C-dur theo trường độ đen chấm dôi- TĐN số 2. - Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu- Hòa tấu. | 6 | -- Ôn bài hát theo kết hợp vận động phụ hoạ theo nhịp điệu. - TĐN số 2: Đọc đúng tên nốt nhạc, cao độ, trường độ. Biết vận động hoặc bộ gõ cơ thể phù hợp. - Nhạc cụ: Thể hiện đúng mẫu tiết tấu, biết thể hiện ứng dụng cho bài hát, chơi đươc bài hòa tấu. - Tập gõ phách trong TĐN. Luyện tập kĩ năng hòa tấu nhạc cụ. | ||
- Lý thuyết âm nhạc: Ký hiệu 7 bậc âm cơ bản bằng hệ thống chữ cái Latin. - Ôn TĐN số 2. | 7 | - Lý thuyết âm nhạc: Biết kí hiệu 7 âm cơ bản bằng kí hiệu chữ cái La tinh. - Ôn luyện bài đọc nhạc kết hợp gõ đệm và đánh nhịp 2/4. | ||
- Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận. - Hoạt động trải nghiệm và khám phá. | 8 | - Thưởng thức âm nhạc: Nêu được vài nét cơ bản và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận. -Trình bày theo nhóm bài Lý cây đa bằng các hình thức đã học. - Cảm nhận của em sau khi học xong chủ đề. - Giáo dục tới học sinh biết yêu và gìn giữ các làn điệu dân ca. | ||
3 | - Kiểm tra giữa học kì I. | 9 | - Biết trình bày đúng giai điệu, lời ca các bài hát, TĐN . - Hiểu được các kiến thức đã học về nhạc lí. - Vận dụng được và thực hành âm nhạc để đánh giá lực học của HS. | |
4 | | - Học hát: Bụi phấn. | 10 | - Hát đúng giai điệu, lời ca của bài Bụi Phấn. Biết hát kết hợp gõ đệm vận động bộ gõ cơ thể phù hợp. |
- Ôn tập bài hát: Bụi phấn. - Tập đọc nhạc: Luyện đọc quãng 3- TĐN số 3. - Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu- Thế bấm các hợp âm C-F-G trên kèn phím | 11 | -- Ôn bài hát theo kết hợp vận động phụ hoạ theo nhịp điệu. - TĐN số 3: Đọc đúng tên nốt nhạc, cao độ trường độ. Biết vận động hoặc bộ gõ cơ thể phù hợp. - Nhạc cụ: Thể hiện đúng mẫu hợp âm, tiết tấu, biết thể hiện ứng dụng cho bài hát. | ||
- Thường thức âm nhạc: Đàn tranh và đàn dây- Nghệ sĩ nhân dân Quách Thị Hồ. - Hoạt động trải nghiệm và khám phá. | 12 | - Thưởng thức âm nhạc: Nêu được đặc điểm của đàn tranh, đàn đáy, cảm nhận đươc âm sắc của đàn tranh, đàn đáy; nêu được đôi nét về cuộc đời của nghệ sĩ Nhân dân Quách Thị Hồ. - Nghe và thường thức âm nhạc. - Giáo dục học sinh yêu gia đình, thày cô và bạn bè. --Trình bày theo nhóm bài Bụi phấn bằng các hình thức đã học. | ||
5 | Chủ đề 4: Tình bạn bốn phương | - Học hát: Tình bạn bốn phương. - Nghe nhạc: Turkish March. | 13 | - Hát đúng giai điệu, lời ca của bài Tình bạn bốn phương. Biết hát kết hợp gõ đệm vận động bộ gõ cơ thể phù hợp. - Nghe nhạc: Cảm nhận được tác phẩm Turkish March. Biết vận động hoặc bộ gõ cơ thể phù hợp. |
- Ôn tập bài hát: Tình bạn bốn phương. - Tập đọc nhạc: TĐN số 4. - Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu. | 14 | - Biết thể hiện một vài động tác phụ hoạ cho bài hát. - TĐN số 4: Đọc đúng tên nốt nhạc, cao độ trường độ. Biết vận động hoặc bộ gõ cơ thể phù hợp. - Nhạc cụ: Thể hiện đúng mẫu tiết tấu, biết thể hiện ứng dụng cho bài hát, chơi đươc bài hòa tấu. - Tập gõ phách trong TĐN. Luyện tập kĩ năng chơi nhạc cụ. | ||
6 | Ôn tập và kiểm tra HKI | - Ôn tập. | 15 | - HS biết: trình bày thuộc lời các hát và đọc thuần thục các bài tập đọc nhạc. - HS hiểu: cách trình bày bài hát theo các hình thức hát kết hợp phụ họa 1 số động tác; đọc tập đọc nhạc kết hợp gõ phách theo bài đọc. - Rèn cho HS kĩ năng hát và đọc các bài TĐN. |
- Kiểm tra học kì I. | 16 | - HS vận dụng: trình bày bài hát theo các hình thức song ca, tốp ca….. - Lựa chọn 1 đến 2 nội dung thực hành tham gia đánh giá cuối học kỳ I. | ||
7 | Chủ đề 4: Tình bạn bốn phương (tiếp) | - Lý thuyết âm nhạc: Nhịp 4/4. - Ôn TĐN số 4. | 17 | - Lý thuyết âm nhạc: Biết được các đặc điểm và cảm nhận Nhịp 4/4, biết cách đánh nhịp 4/4, ứng dụng vào bài hát. - Ôn luyện bài đọc nhạc kết hợp gõ đệm và đánh nhịp 4/4. |
- Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Mozart. - Hoạt động trải nghiệm và khám phá. | 18 | - Thưởng thức âm nhạc: Nêu được vài nét cơ bản và thành tựu âm nhạc của Nhạc sĩ Wolfgang Amadeus Mozart. - Thể hiện được vòng hợp âm. |
STT | Chủ đề | Nội dung | Tiết | Yêu cầu cần đạt |
1 | Chủ đề 5: Mùa xuân | - Học hát: Mùa xuân em tới trường. - Nghe nhạc: Mùa xuân đầu tiên. | 19 | - Hát đúng giai điệu, lời ca của bài Mùa xuân em tới trường. Biết hát kết hợp gõ đệm vận động bộ gõ cơ thể phù hợp. - Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Mùa xuân đầu tiên. Biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu. |
- Ôn tập bài hát: Mùa xuân em tới trường. - TĐN: Luyện đọc các nốt hợp âm Cdur- TĐN số 5. - Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu- Hòa tấu. | 20 | - HS vận dụng: trình bày bài hát theo các hình thức song ca, tốp ca….. - TĐN số 5: Nhận biết được giọng C dur; Đọc đúng tên nốt nhạc, cao độ trường độ. Biết vận động hoặc bộ gõ cơ thể phù hợp. - Nhạc cụ: Thể hiện đúng mẫu hợp âm, tiết tấu, biết thể hiện ứng dụng cho bài hát. | ||
- Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Văn Cao và bài Tiến quân ca. - Hoạt động trải nghiệm và khám phá. | 21 | - Thưởng thức âm nhạc: Nêu được vài nét cơ bản và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Văn Cao cùng 1 số tác phẩm của ông. Hiểu biết được xuất sứ bài hát Tiến quân ca. - Nghe và thường thức âm nhạc. - Biết thể hiện một vài động tác phụ hoạ cho bài hát. - Tập gõ phách trong TĐN. Luyện tập kĩ năng chơi nhạc cụ. | ||
2 | Chủ đề 6: Ước mơ | - Học hát: Những lá thuyền ước mơ. - Nghe nhạc: Romance | 22 | - HS biết: Hát đúng giai điệu, lời ca của bài Những lá thuyền ước mơ. - Biết hát kết hợp gõ đệm vận động bộ gõ cơ thể phù hợp. - Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Romance. Biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu. |
- Ôn tập bài hát: Những lá thuyền ước mơ. - Tập đọc nhạc: TĐN số 6. - Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu. | 23 | - HS vận dụng: trình bày bài hát theo các hình thức song ca, tốp ca….. - TĐN số 6: Nhận biết được giọng C dur; Đọc đúng tên nốt nhạc, cao độ trường độ. Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm. - Nhạc cụ: Thể hiện đúng mẫu bài tập tiết tấu, biết ứng dụng đệm cho bài hát. | ||
- Lý thuyết âm nhạc: Cung và nửa cung. - Ôn TĐN số 6. | 24 | - Biết được các đơn vị cung và nửa cung; Biết được khoảng cách về cao độ giữa các bậc âm cơ bản. - Tập gõ phách trong TĐN. Luyện tập kĩ năng chơi nhạc cụ. | ||
- Thường thức âm nhạc: Đàn guita và đàn Accordion. - Hoạt động trải nghiệm và khám phá. | 25 | - Thưởng thức âm nhạc: Nêu được tên và đặc điểm của đàn Guitar, Accordion, cảm nhận và phân biệt được âm sắc của 2 loại đàn này. - Biết thể hiện một vài động tác phụ hoạ cho bài hát. - Nghe và thường thức âm nhạc. | ||
3 | Kiểm tra giữa học kì II | 26 | - Hát rõ lời và thuộc lời; biết chủ động lấy hơi; duy trì được tốc độ ổn định. - Đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao độ và trường độ bài đọc nhạc - Hiểu được các kiến thức đã học về nhạc lí. - Nhận biết và thể hiện được một số kí hiệu âm nhạc thông qua thực hành. - Vận dụng được và thực hành âm nhạc để đánh giá lực học của HS. | |
4 | Chủ đề 7: Hòa bình | - Học hát: Ước mơ xanh - Nghe nhạc: Bài ca hòa bình | 27 | - HS biết: Hát đúng giai điệu, lời ca của bài Ước mơ xanh. Biết hát kết hợp gõ đệm vận động bộ gõ cơ thể phù hợp. Biết hát bè đơn giản. - Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Bài ca hòa bình. Biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu. |
- Ôn tập bài hát: Ước mơ xanh - Tập đọc nhạc: TĐN số 7 - Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu- Hòa tấu | 28 | - HS vận dụng: trình bày bài hát theo các hình thức song ca, tốp ca….. - TĐN số 7: Nhận biết được giọng C dur; Đọc đúng tên nốt nhạc, cao độ trường độ. Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm và đọc nhạc 2 bè. - Nhạc cụ: Thể hiện đúng mẫu tiết tấu, biết ứng dụng đệm cho bài hát. |