- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP ĐẠT HIỆU QUẢ TỐT KHÔNG THỂ THIẾU SỰ PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI PHỤ HUYNH HỌC SINH được soạn dưới dạng file word gồm 13 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
TÊN ĐỀ TÀI
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP ĐẠT HIỆU QUẢ TỐT KHÔNG THỂ THIẾU SỰ PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI PHỤ HUYNH HỌC SINH
TÊN TÁC GIẢ: Nguyễn Thị Ái Nhung – Trường THCS Đập Đá – Thị Xã An Nhơn
1. Tóm tắt:
- Việc học sinh thường xuyên vi phạm nội qui của nhà trường là một vấn đề gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý và công tác chủ nhiệm trong lĩnh vực giáo dục.
- Trước thực trạng trên, tôi đưa ra biện pháp là tăng cường sự phối hợp giữa GVCN và PHHS trong việc nâng cao ý thức của học sinh, từng bước giảm hiện tượng vi phạm nội qui của các em. Cụ thể đề tài nghiên cứu thực tế tại lớp 9A9 trường THCS Đập Đá
- Kết quả của đề tài cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến ý thức và hành vi của học sinh,việc tăng cường phối hợp giữa GVCN và PHHS là có hiệu quả.Vi phạm của học sinh ở tháng 11 có giảm so với tháng 10. Điểm xếp hạnh kiểm của tháng 11 có giá trị trung bình là 40.8; tháng 10 là 27,2. Kết quả kiểm chứng cho thấy
p< 0,05(0,000030), hạnh kiểm tháng 11 tiến bộ hơn so với tháng 10. Điều này khẳng định việc tăng cường liên hệ giữa GVCN và gia đình sẽ tác động mạnh đến học sinh, nâng cao ý thức kỉ luật của các em.
2. Giới thiệu:
- Hiện tượng học sinh hiện nay thường xuyên vi phạm nội qui nhà trường xảy ra rất phổ biến đã trở thành một vấn đề nan giải đối với các trường phổ thông. Những biểu hiện thường gặp là trốn tiết, không thuộc bài, không đồng phục, nghỉ học không phép,… Vấn đề đặt ra cho các cấp quản lí giáo dục là cần phải có biện pháp xử lí tốt hơn đối với học sinh vi phạm. Đây cũng là nhiệm vụ đặt ra cho GVCN lớp.
- Với những hiện tượng vi phạm đó, một nhóm học sinh lớp 9A9 trường THCS Đập Đá (khoảng 6 hs) cũng thường xuyên mắc phải cụ thể như: Liên (không thuộc bài, không làm bài tập, không đồng phục, mất trật tự…), Thắm(không thuộc bài), Nhựt(vắng không phép, không thuộc bài, đi trễ…), Hảo( không thuộc bài, không làm bài tập, đi trễ,vi phạm đồng phục…), Thiện Anh(không thuộc bài, không làm bài tập, mất trật tự, vi phạm đồng phục, đi trể …),...
- Để nhằm hạn chế tình trạng vi phạm ở học sinh, bản thân đã sử dụng rất nhiều biện pháp trong việc giáo dục đạo đức học sinh như: trao đổi riêng, động viên, uốn nắn những hành vi sai trái, xử lí những trường hợp vi phạm, phối hợp với PHHS…Trong đó việc tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình là hiệu quả nhất.
- Công tác phối hợp chặt chẽ giữa GVCN với PHHS thông qua các hình thức như trao đổi qua điện thoại để thông báo kịp thời những biểu hiện vi phạm của học sinh, mời PHHS trao đổi trực tiếp, đến nhà HS tìm hiểu cụ thể…
3. Vấn đề nghiên cứu:
Việc tăng cường liên hệ giữa GVCN và PHHS có tác động mạnh và góp phần nâng cao ý thức và khắc phục tình trạng vi phạm nội qui của học sinh hay không?
4. Phương pháp:
a.Khách thể nghiên cứu:
Nhóm học sinh lớp 9A1(6 hs) thường xuyên vi phạm nội qui của nhà trường, có hạnh kiểm tháng 10 là khá, trung bình.
b. Thiết kế: kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm duy nhất.
c. Qui trình:
+ Thực hiện trong 8 tuần ( 4 tuần tháng 10 và 4 tuần tháng 11 - 2010)
+ Theo dõi và kiểm tra tình hình vi phạm của học sinh,trong đó tháng 11 có sự tăng cường phối hợp chặt chẽ GVCN và PHHS, tháng 10 thì ít liên hệ.
+ Dựa vào kết quả theo dõi trong suốt 8 tuần, GVCN sẽ thống kê các lỗi vi phạm của học sinh, số điểm của từng em (kết thúc cả 8 tuần) để từ đó xếp loại hạnh kiểm.
* Cách thực hiện:
+ Xây dựng những hình thức xử lý đối với những trường hợp vi phạm về nội quy học sinh như: vắng không phép, trốn tiết, đi trễ, không thuộc bài, vi phạm đồng phục, mất trật tự trong giờ học, không làm bài tập,..,cụ thể:
Vi phạm lần 1: GVCN nhắc nhở trước lớp
Tái phạm lần 2: GVCN cảnh cáo trước lớp, cho học sinh viết tự kiểm và cam kết không tái phạm.
Tái phạm lần 3: Mời PHHS đến trao đổi,đến nhà HS hoặc trao đổi với PHHS qua điện thoại hoặc trực tiếp đến nhà học sinh.
Các trường hợp học sinh vắng không phép, trốn học, GVCN điện thoại thông báo cho PHHS ngay trong buổi học đó.
Vi phạm điều cấm: hút thuốc, uống rượu, đánh nhau, vô lễ, vi phạm quy chế thi, kiểm tra học sinh bị xếp hạnh kiểm yếu.
+ Ghi nhận các lỗi vi phạm của học sinh ở từng tuần trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm mà chủ yếu dựa trên sổ đầu bài.
+ Thông báo kết quả công khai trước tập thể lớp, tìm hiểu nguyên nhân cụ thể từng trường hợp làm cơ sở phối hợp với PHHS.
+ Quan sát, theo dõi những chuyển biến về hành vi của học sinh sau khi được nhắc nhở.
+ Kết hợp chặt chẽ với PHHS, thông báo, trao đổi kịp thời về những biểu hiện vi phạm của học sinh từ đó có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức học sinh.
* Thang điểm: điểm ban đầu (hằng tháng) của học sinh là 50.
- Nghỉ học KP: trừ 3 điểm/lần, có phép không bị trừ điểm.
- Không thuộc bài, không làm bài tập: trừ 3 điểm (không thuộc bài điểm số dưới 5).
- Trốn tiết: trừ 2 điểm/1 lần
- Mất trật tự: trừ 2 điểm/1 lần
- Đi trễ: trừ 1 điểm/1 lần
- Vi phạm đồng phục: trừ 2 điểm/1 lần
- Vi phạm điều cấm: hút thuốc, uống rượu, đánh nhau, vô lễ, vi phạm quy chế thi, kiểm tra học sinh bị xếp hạnh kiểm yếu.
* Xếp loại:
Tốt: từ 40 đến 50 điểm.
Khá: từ 30 đến 39 điểm.
Trung bình: từ 20 đến 29 điểm.
Yếu: từ 19 điểm trở xuống.
*Kế hoạch được xây dựng có sự tham khảo ý kiến của một số GVCN các lớp:
d. Đo lường:
Dùng bảng quan sát để thu thập dữ liệu về mức độ vi phạm của học sinh. Từng lỗi vi phạm sẽ được thể hiện rõ qua các bảng theo dõi tuần, qui ra thành điểm số và xếp loại hạnh kiểm cuối tháng.
5. Phân tích dữ liệu kết quả.
- Độ lệch chuẩn giá trị trung bình SMD cho biết mức độ ảnh hưởng (ES) của tác động lớn hay nhỏ.
Theo kết quả ta có SMD = 1,4895 > 1, điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
- Hệ số tương quan r = 0,4256 ở mức độ trung bình. Tác động đối với học sinh đã mang lại hiệu quả.
- P = 0,000030 < 0.05 Sự tiến bộ của học sinh không phải do ngẫu nhiên mà do tác động của GVCN mang lại một cách rõ rệt.
6. Tóm tắt kết quả và bàn luận:
- Tóm lại, sau quá trình tác động, học sinh đã có sự chuyển biến rất nhiều về nhận thức. Tình trạng vi phạm đã giảm ở hầu hết học sinh. Đặc biệt có những hành vi sai phạm đã giảm xuống rõ rệt như: đi trễ, trốn tiết, không thuộc bài, vắng không phép.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy giải pháp tăng cường mối liên hệ giữa GVCN và PHHS đã có tác động tích cực đối với việc nâng cao ý thức học sinh, góp phần làm giảm tình trạng vi phạm nội qui ở học sinh.
Hạn chế:
Trong quá trình nghiên cứu của đề tài, bên cạnh kết quả mà đề tài đã đạt được, đề tài vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, khó khăn trong quá trình nghiên cứu,cụ thể như:
- Tuy có sự phối hợp chặt chẽ giữa GVCN và PHHS nhưng vẫn chưa hạn chế được hoặc chưa giảm đáng kể một số biểu hiện vi phạm của học sinh như: đồng phục, mất trật tự trong giờ học, không làm bài tập.
- Một số PHHS vẫn chưa thật sự có thái độ hợp tác tích cực với GVCN trong việc giáo dục con em, hoặc không có biện pháp giáo dục phù hợp, hoặc chủ yếu là dùng bạo lực.
7. Kết luận và kiến nghị:
- Như vậy, kết quả nghiên cứu đã khắng định: việc tăng cường mối liên hệ giữa GVCN và PHHS sẽ hạn chế được tình trạng học sinh thường xuyên vi phạm nội qui.
- Mỗi GVCN cần có những biện pháp cụ thể và hợp lí trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Tiếp tục nghiên cứu và tìm những giải pháp tối ưu nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng vi phạm nội quy của học sinh.Đặc biệt là thường xuyên liên hệ với gia đình các em tạo sự thống nhất và gắn bó chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình.
Với kết quả của đề tài,tôi mong nhận được nhiều sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp.Kết quả nghiên cứu đề tài có thể là tài liệu tham khảo hữu ích trong công tác chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp.
8. Tài liệu tham khảo:
- Qui chế 40
- Điều lệ trường trung học
- Nội qui học sinh, nội qui lớp học
- Sổ đầu bài lớp 9A1
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
TÊN ĐỀ TÀI
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP ĐẠT HIỆU QUẢ TỐT KHÔNG THỂ THIẾU SỰ PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI PHỤ HUYNH HỌC SINH
TÊN TÁC GIẢ: Nguyễn Thị Ái Nhung – Trường THCS Đập Đá – Thị Xã An Nhơn
1. Tóm tắt:
- Việc học sinh thường xuyên vi phạm nội qui của nhà trường là một vấn đề gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý và công tác chủ nhiệm trong lĩnh vực giáo dục.
- Trước thực trạng trên, tôi đưa ra biện pháp là tăng cường sự phối hợp giữa GVCN và PHHS trong việc nâng cao ý thức của học sinh, từng bước giảm hiện tượng vi phạm nội qui của các em. Cụ thể đề tài nghiên cứu thực tế tại lớp 9A9 trường THCS Đập Đá
- Kết quả của đề tài cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến ý thức và hành vi của học sinh,việc tăng cường phối hợp giữa GVCN và PHHS là có hiệu quả.Vi phạm của học sinh ở tháng 11 có giảm so với tháng 10. Điểm xếp hạnh kiểm của tháng 11 có giá trị trung bình là 40.8; tháng 10 là 27,2. Kết quả kiểm chứng cho thấy
p< 0,05(0,000030), hạnh kiểm tháng 11 tiến bộ hơn so với tháng 10. Điều này khẳng định việc tăng cường liên hệ giữa GVCN và gia đình sẽ tác động mạnh đến học sinh, nâng cao ý thức kỉ luật của các em.
2. Giới thiệu:
- Hiện tượng học sinh hiện nay thường xuyên vi phạm nội qui nhà trường xảy ra rất phổ biến đã trở thành một vấn đề nan giải đối với các trường phổ thông. Những biểu hiện thường gặp là trốn tiết, không thuộc bài, không đồng phục, nghỉ học không phép,… Vấn đề đặt ra cho các cấp quản lí giáo dục là cần phải có biện pháp xử lí tốt hơn đối với học sinh vi phạm. Đây cũng là nhiệm vụ đặt ra cho GVCN lớp.
- Với những hiện tượng vi phạm đó, một nhóm học sinh lớp 9A9 trường THCS Đập Đá (khoảng 6 hs) cũng thường xuyên mắc phải cụ thể như: Liên (không thuộc bài, không làm bài tập, không đồng phục, mất trật tự…), Thắm(không thuộc bài), Nhựt(vắng không phép, không thuộc bài, đi trễ…), Hảo( không thuộc bài, không làm bài tập, đi trễ,vi phạm đồng phục…), Thiện Anh(không thuộc bài, không làm bài tập, mất trật tự, vi phạm đồng phục, đi trể …),...
- Để nhằm hạn chế tình trạng vi phạm ở học sinh, bản thân đã sử dụng rất nhiều biện pháp trong việc giáo dục đạo đức học sinh như: trao đổi riêng, động viên, uốn nắn những hành vi sai trái, xử lí những trường hợp vi phạm, phối hợp với PHHS…Trong đó việc tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình là hiệu quả nhất.
- Công tác phối hợp chặt chẽ giữa GVCN với PHHS thông qua các hình thức như trao đổi qua điện thoại để thông báo kịp thời những biểu hiện vi phạm của học sinh, mời PHHS trao đổi trực tiếp, đến nhà HS tìm hiểu cụ thể…
3. Vấn đề nghiên cứu:
Việc tăng cường liên hệ giữa GVCN và PHHS có tác động mạnh và góp phần nâng cao ý thức và khắc phục tình trạng vi phạm nội qui của học sinh hay không?
4. Phương pháp:
a.Khách thể nghiên cứu:
Nhóm học sinh lớp 9A1(6 hs) thường xuyên vi phạm nội qui của nhà trường, có hạnh kiểm tháng 10 là khá, trung bình.
b. Thiết kế: kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm duy nhất.
Kiểm tra trước tác động | Tác động | Kiểm tra sau tác động |
O1 | Tăng cường liên hệ giữa GVCN và PHHS | O2 |
c. Qui trình:
+ Thực hiện trong 8 tuần ( 4 tuần tháng 10 và 4 tuần tháng 11 - 2010)
+ Theo dõi và kiểm tra tình hình vi phạm của học sinh,trong đó tháng 11 có sự tăng cường phối hợp chặt chẽ GVCN và PHHS, tháng 10 thì ít liên hệ.
+ Dựa vào kết quả theo dõi trong suốt 8 tuần, GVCN sẽ thống kê các lỗi vi phạm của học sinh, số điểm của từng em (kết thúc cả 8 tuần) để từ đó xếp loại hạnh kiểm.
* Cách thực hiện:
+ Xây dựng những hình thức xử lý đối với những trường hợp vi phạm về nội quy học sinh như: vắng không phép, trốn tiết, đi trễ, không thuộc bài, vi phạm đồng phục, mất trật tự trong giờ học, không làm bài tập,..,cụ thể:
Vi phạm lần 1: GVCN nhắc nhở trước lớp
Tái phạm lần 2: GVCN cảnh cáo trước lớp, cho học sinh viết tự kiểm và cam kết không tái phạm.
Tái phạm lần 3: Mời PHHS đến trao đổi,đến nhà HS hoặc trao đổi với PHHS qua điện thoại hoặc trực tiếp đến nhà học sinh.
Các trường hợp học sinh vắng không phép, trốn học, GVCN điện thoại thông báo cho PHHS ngay trong buổi học đó.
Vi phạm điều cấm: hút thuốc, uống rượu, đánh nhau, vô lễ, vi phạm quy chế thi, kiểm tra học sinh bị xếp hạnh kiểm yếu.
+ Ghi nhận các lỗi vi phạm của học sinh ở từng tuần trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm mà chủ yếu dựa trên sổ đầu bài.
+ Thông báo kết quả công khai trước tập thể lớp, tìm hiểu nguyên nhân cụ thể từng trường hợp làm cơ sở phối hợp với PHHS.
+ Quan sát, theo dõi những chuyển biến về hành vi của học sinh sau khi được nhắc nhở.
+ Kết hợp chặt chẽ với PHHS, thông báo, trao đổi kịp thời về những biểu hiện vi phạm của học sinh từ đó có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức học sinh.
* Thang điểm: điểm ban đầu (hằng tháng) của học sinh là 50.
- Nghỉ học KP: trừ 3 điểm/lần, có phép không bị trừ điểm.
- Không thuộc bài, không làm bài tập: trừ 3 điểm (không thuộc bài điểm số dưới 5).
- Trốn tiết: trừ 2 điểm/1 lần
- Mất trật tự: trừ 2 điểm/1 lần
- Đi trễ: trừ 1 điểm/1 lần
- Vi phạm đồng phục: trừ 2 điểm/1 lần
- Vi phạm điều cấm: hút thuốc, uống rượu, đánh nhau, vô lễ, vi phạm quy chế thi, kiểm tra học sinh bị xếp hạnh kiểm yếu.
* Xếp loại:
Tốt: từ 40 đến 50 điểm.
Khá: từ 30 đến 39 điểm.
Trung bình: từ 20 đến 29 điểm.
Yếu: từ 19 điểm trở xuống.
*Kế hoạch được xây dựng có sự tham khảo ý kiến của một số GVCN các lớp:
TT | Họ và tên giáo viên | Lớp chủ nhiệm | Kí tên |
1 | Trần Văn Hóa | 9A2 | |
2 | Đặng Việt Khoa | 9A5 | |
3 | Trần Thị Thúy | 7A2 | |
4 | Nguyễn Thị Lê Hoan | 8A8 | |
d. Đo lường:
Dùng bảng quan sát để thu thập dữ liệu về mức độ vi phạm của học sinh. Từng lỗi vi phạm sẽ được thể hiện rõ qua các bảng theo dõi tuần, qui ra thành điểm số và xếp loại hạnh kiểm cuối tháng.
5. Phân tích dữ liệu kết quả.
STT | Tên học sinh | Kiểm tra trước tác động (tháng 10) | Kiểm tra sau tác động (tháng 11) |
HS1 | Liên | 26 | 37 |
HS2 | Thắm | 26 | 44 |
HS3 | Thiện Anh | 30 | 40 |
HS4 | Hảo | 25 | 37 |
HS5 | Nhựt | 27 | 42 |
HS6 | Ngân | 29 | 45 |
STT | Kiểm tra trước tác động | Kiểm tra sau tác động |
mode | 26 | 37 |
trung vị | 26.5 | 41 |
Giá trị trung bình | 27.1667 | 40.8333 |
Độ lệch chuẩn | 1.9408 | 3.4303 |
Mức độ ảnh huởng (ES) | 0.5031 | |
Phép kiểm chứng(P) | 0.000030 | |
Hệ số tuơng quan (r) | 0.4256 |
- Độ lệch chuẩn giá trị trung bình SMD cho biết mức độ ảnh hưởng (ES) của tác động lớn hay nhỏ.
Theo kết quả ta có SMD = 1,4895 > 1, điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
- Hệ số tương quan r = 0,4256 ở mức độ trung bình. Tác động đối với học sinh đã mang lại hiệu quả.
- P = 0,000030 < 0.05 Sự tiến bộ của học sinh không phải do ngẫu nhiên mà do tác động của GVCN mang lại một cách rõ rệt.
6. Tóm tắt kết quả và bàn luận:
- Tóm lại, sau quá trình tác động, học sinh đã có sự chuyển biến rất nhiều về nhận thức. Tình trạng vi phạm đã giảm ở hầu hết học sinh. Đặc biệt có những hành vi sai phạm đã giảm xuống rõ rệt như: đi trễ, trốn tiết, không thuộc bài, vắng không phép.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy giải pháp tăng cường mối liên hệ giữa GVCN và PHHS đã có tác động tích cực đối với việc nâng cao ý thức học sinh, góp phần làm giảm tình trạng vi phạm nội qui ở học sinh.
Hạn chế:
Trong quá trình nghiên cứu của đề tài, bên cạnh kết quả mà đề tài đã đạt được, đề tài vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, khó khăn trong quá trình nghiên cứu,cụ thể như:
- Tuy có sự phối hợp chặt chẽ giữa GVCN và PHHS nhưng vẫn chưa hạn chế được hoặc chưa giảm đáng kể một số biểu hiện vi phạm của học sinh như: đồng phục, mất trật tự trong giờ học, không làm bài tập.
- Một số PHHS vẫn chưa thật sự có thái độ hợp tác tích cực với GVCN trong việc giáo dục con em, hoặc không có biện pháp giáo dục phù hợp, hoặc chủ yếu là dùng bạo lực.
7. Kết luận và kiến nghị:
- Như vậy, kết quả nghiên cứu đã khắng định: việc tăng cường mối liên hệ giữa GVCN và PHHS sẽ hạn chế được tình trạng học sinh thường xuyên vi phạm nội qui.
- Mỗi GVCN cần có những biện pháp cụ thể và hợp lí trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Tiếp tục nghiên cứu và tìm những giải pháp tối ưu nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng vi phạm nội quy của học sinh.Đặc biệt là thường xuyên liên hệ với gia đình các em tạo sự thống nhất và gắn bó chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình.
Với kết quả của đề tài,tôi mong nhận được nhiều sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp.Kết quả nghiên cứu đề tài có thể là tài liệu tham khảo hữu ích trong công tác chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp.
8. Tài liệu tham khảo:
- Qui chế 40
- Điều lệ trường trung học
- Nội qui học sinh, nội qui lớp học
- Sổ đầu bài lớp 9A1