- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI: Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Trong Công Tác Chủ Nhiệm KHỐI THPT được soạn dưới dạng file PDF gồm 36 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 1
CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG & QUẢN LÍ LỚP TRONG
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH
HỌC YẾU, KÉM
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM CÔNG TÁC VỚI GIA ĐÌNH VÀ PHỤ
HUYNH HỌC SINH.
******
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong các năm qua, tôi đã nghiên cứu rất nhiều tài liệu, đọc một số sách báo
về các phương pháp học tập hiệu quả và phát triển bản thân trong thanh thiếu niên,
học sinh nhằm giúp các em thành công cả trong học đường lẫn cuộc sống. Nhờ thế
mà tôi có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều học sinh với những thái độ và cách hành xử
khác nhau.
Một số em sống lạc quan, tự tin và đầy quyết tâm trong học tập nên đạt những
thành tích tốt về các mặt trong học tập, thể thao, văn nghệ. Trong khi đó, có những
em hoàn toàn dửng dưng với việc học, luôn sống trong tâm trạng sợ hãi, có thái độ
tiêu cực, nổi loạn và không màng đến
tương lai. Từ những điều mắt thấy tai
nghe hàng ngày, trong tôi luôn trăn
trở một câu hỏi lớn, sao lại có sự khác
biệt to lớn đến như thế. Có phải đó là
những tính cách khác nhau được hình
thành từ lúc cha sinh mẹ đẻ? Hay so
tác động của bạn bè xung quanh? Vì
những ngôi trường khác nhau mà các
em đang học? Do ảnh hưởng của thầy
cô trong trường? Hay chỉ đơn giản là
do chế độ dinh dưỡng hàng ngày của
các em? Hoặc rộng hơn, do hoàn cảnh
kinh tế xã hội?...
Mặc dù tất cả các yếu tố trên
đều ít nhiều ảnh hưởng đến mỗi cá
nhân trong một chừng mực nào đó, tôi
phát hiện ra rằng, yếu tố lớn nhất và
quan trọng nhất hình thành thái độ,
hành vi, và do đó tương lai của một
đứa trẻ chính là cách dạy dỗ của cha
mẹ đối với con cái, do ý thức của HS,
phương pháp giáo dục và lòng nhiệt tình của các giáo viên bộ môn cũng như GVCN.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 2
Tôi cũng khám phá ra rằng, nếu cha mẹ có cách nghĩ tích cực và dành thời gian để
bảo ban, trò chuyện và nâng đỡ con em thì chúng sẽ tin tưởng vào bản thân hơn, có
động lực mạnh mẽ hơn và thành công hơn. Điều này cũng đúng với những HS sinh
trưởng trong gia đình nghèo, học ở “trường làng”, và thậm chí kể cả khi sống trong
một môi trường không tốt. Thêm một phát hiện nữa, những đứa trẻ có nhiều biến
chuyển tích cực nhất và thành công nhất sau các khóa đào tạo đều là con của những
người cha người mẹ thật sự cảm thông và tích cực hỗ trợ con cái trên con đường học
tập.
Quá trình tìm tòi để giải đáp cho nỗi băn khoăn trên là lý do để tôi viết đề tài “Các
Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Trong Công Tác Chủ Nhiệm”. trong đề tài này
tôi xin trình bày hai nội dung chính sau đây
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH HỌC
YẾU, KÉM
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM CÔNG TÁC VỚI GIA ĐÌNH VÀ PHỤ
HUYNH HỌC SINH.
Đối tượng mà tôi muốn trao đổi, trò chuyện, tranh luận và cuối cùng truyền đi cảm
hứng cho một sự thay đổi lớn chính là các bậc cha mẹ hết lòng quan tâm đến con cái,
là các em học sinh và các đồng nghiệp. Đó là niềm tự hào chính đáng của người làm
cha mẹ có những đứa con khỏe mạnh, vui tươi, lanh lợi, thành công trong trường học
và mai này sẽ thành công trong bất cứ cương vị xã hội hay nghề nghiệp nào mà
chúng lựa chọn, là sản phẩm của người thầy qua bao năm miệt mài đèn sách vì sự
nghiệp trồng người.
II/. THỰC TRẠNG
1/. Thuận lợi
Làm GVCN ai cũng đã từng gặp phải trong lớp mình có những HS cá biệt
như: Học lực yếu, hay cùng trốn tiết, trốn học, ngủ trong giờ học, vô lễ với GV…
tóm lại những HS này không có niềm tin và động lực để học tập…khi GVCN mời
PHHS thì PH cũng bó tay, than phiền nhờ thầy cô giúp đỡ….
Phấn đấu để đạt được kết quả học tập cao cho tất cả học sinh trong các điều kiện của
nền giáo dục THPT là nhiệm vụ phức tạp và rất quan trọng. nhưng kinh nghiệm của
các trường và của các giáo viên giàu kinh nghiệm đã khẳng định rằng, nhiệm vụ này
có thể hoàn toàn thực hiện được. Nhiều trường phổ thông và nhiều giáo viên không
có một học sinh lưu ban nào trong quá trình nhiều năm công tác.
Cuộc đấu tranh vì chất lượng kiến thức cao, việc ngăn ngừa tình trạng học
kém và lưu ban là một vấn đề giáo dục quam trọng nhất đòi hỏi không chỉ áp dụng
các phương pháp dạy học hợp lí nhất và hoàn thiện quá trình học tập, mà nó còn có
liên quan điến việc hình thành đạo đức của học sinh đang thường xuyên phát triển,
đến việc giáo dục các phẩm chất đạo đức như lòng tôn trọng nghĩa vụ, tinh thần
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 3
trách nhiệm, tính tổ chức, sự cần mẫn, sự bền bỉ và ý thức tập thể …Vì thế nên kết
quả học tập của học sinh không chỉ phụ thuộc vào hoạt động dạy học của các giáo
viên bộ môn mà ở một mức độ đáng kể còn phụ thuộc vào công tác giáo dục khéo
léo và có mục đích của giào viên chủ nhiệm và vào mối quan hệ của họ với gia đình
học sinh. Vì vậy trong
công tác chủ nhiệm
người giáo viên cần
chuẩn bị cho mình những
kiến thức, kỉ năng, kỉ xảo
cần thiết cho công tác
với học sinh yếu, kém.
Cần phải chỉ ra
rằng, rất đáng tiếc là
trong sách báo sư phạm
hiện nay có rất ít công
trình đề cập một cách
đặc biết đến đề tài này,
đặc biệt ít có tài liệu nói
cụ thể về công tác giáo
dục với hoc sinh học
kém.
2/. Khó khăn
Một điều khó
khăng lớn là đối tượng
HS nghiên cứu có địa
bàn phân bố rộng, có
những gia đình HS ở
cách xa trường vài chục
cây số, dường đến trường
lầy lội, không có điện
thoại liên lạc, khinh tế
gia đình khó khăn…..Khả năng nhận thức tư duy của các em không đồng đều và
thường không ổn định, sở thích nhu cầu có nhiều khác biệt, động cơ học tập và hứng
thú cũng khác biệt nhau rất nhiều, số lượng HS trong một lớp đông.
Tuy nhiên động lực lớn nhất đối với mỗi giáo viên chúng tôi là được sự động
viên an ủi, tin tưởng của nhà trường, của các đồng nghiệp, PHHS và các cấp chính
quyền địa phương.
Vì vậy với những kinh nghiệm trong nhiều năm công tác chủ nhiệm tôi xin
trình bày một số các biện pháp mà tôi đã thực hiện trong những năm qua và mang lại
nhiều khả quan.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 4
III/. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1/. GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC
SINH HỌC YẾU, KÉM
1.1/. NGHIÊN CỨU TÂM LÍ-GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HS YẾU, KÉM
Qua khảo sát tìm hiểu đối nhiều HS của nhiều thế hệ mà tôi đà công tác giảng
dạy và làm chủ nhiệm thì nhiều HS cho rằng có rất nhiều vấn đề khó khăn khiến họ
gặp thất bại trong học tập. Và họ nghĩ các HS giỏi không bao giờ gặp phải những
vấn đề như thế. Một kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các HS đều có chung 16
vấn đề khó khăn phổ biến sau đây.
16 vấn đề khó khăn thường gặp
của các HS
Trí nhớ kém
Thích trì hoãn công việc
Lười biếng
Nghiện trò chơi điện tử, xem
tivi, internet
Gặp khó khăn trong việc hiểu
bài giảng
Dễ dàng bị sao lãng
Khả năng tập trung ngắn hạn
Mơ màng trong lớp học
Sợ thi cử
Hay phạm lỗi do bất cẩn
Chịu áp lực từ gia đình
Có quá nhiều thứ để học và quá
ít thời gian
Không có động lực học
Dễ dàng bỏ cuộc
Thầy cô dạy không lôi cuốn
Không có hứng thú đối với
môn học
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 5
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH ĐẦU NĂM
1. Họ tên học sinh: …………………………………………Nam/ Nữ:………….…
2. Ngày tháng năm sinh:……………… Nơi sinh:…………………………………..
3. Quê quán:……………………………………………………………..…………..
4. Dân tộc:…………………………………….Tôn giáo:………….…….………….
5. Đoàn viên/Đội viên:………………………Ngày vào Đoàn:……….…….………
6. Chỗ ở hiện nay (Số nhà, tổ, ấp/khu phố, xã/ thị trấn, huyện, tỉnh):………………
…………………………………………………………………………….…………
7. Địa chỉ, số điện thoại nơi ở trọ (nếu có):…………………………………………
……………………………………………………………………………….………
8. Phương tiện đi học:………………………………………………………………
9. Kết quả học tập năm trước: + Học tập:……………………..+ Hạnh kiểm:……..
+ Các môn học tốt nhất:……………………………………………………………
+ Môn học chưa tốt:………………………………………………………………..
10. Chức vụ đã làm những năm học trước:…………………………………………
11. Năng lực, sở trường của bản thân:………………………………………………
………………………………………………………………………………………
12. Sở thích cá nhân:……………………………………………………………..…
………………………………………………………………………………………
13. Ước mơ nghề nghiệp:……………………………………………………………
14. Khó khăn của bản thân hiện nay:…………………………………………..……
……………………………………………………………………………….………
15.Tự đánh giá hạn chế của bản thân:…………………………………….…………
…………………………………………………………………………….…………
16. Người bạn thân nhất (Họ tên, học lớp nào, trường nào/đang làm gì, số điện
thoại):…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
17. Họ tên cha:………………………… Năm sinh:………. Nghề nghiệp:…………
18. Họ tên mẹ:………………………….Năm sinh:………..Nghề nghiệp:…….…...
19. Địa chỉ, số điện thoại liên lạc với PHHS:………………………………..………
………………………………………………………………………………..………
20. Họ tên, nghề nghiệp, số điện thoại của anh, chị, em ruột:………….……………
………………………………………………………………………….……………
……………………………………………………………………….………………
21. Thuộc diện con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình CCCM:………………
22. Gia đình thuộc diện đói, nghèo, cận nghèo:…………………………………..…
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 6
Nội dung tìm hiểu HS
Nội dung nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu
NHỮNG HIỂU BIẾTCHUNG VỀ HỌC SINH
Lớp
Họ và tên:……………………..
Ngày thánh năm sinh…………
Kết quả học tập qua từng năm học (có
lưu bang hay không lớp mấy)
Nghiên cứu sổ sách kết quả học tập của
các em trong những năm trước đây
PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
Tính hình sức khỏe của HS: chiều
cao…., cân nặng…..
Có bệnh tật, chấn thương gì ảnh hưởng
đến quá trình học tập. Sự mệt mỏi
Quan sát tọa đàm, nghiên cứu tài liệu y
tế
GIA ĐÌNH HỌC SINH
Thành phần gia đính, sức khỏe cha mẹ.
điều kiện sống về vật chất, công việc
của cha mẹ. Quan hệ qua lại giữa các
thành viên tronh gia đình. Mối quan hệ
của các thành viên trong gia đình đối
vối HS đó. Điều kiện giáo dục, chế độ
khen thưởng, kỉ luật, thời gian biểu cho
HS. Nghĩa vụ lao động của em trong gia
đình.
Quan sát trong trường, ở gia đình, ngoài
giờ học. Tọa đàm với học sinh. Nghiên
cứu các bài viết của HS.
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HS
Trạng thái làm việc của các cơ quan
cảm giác, thính giác, thị giác….
Những hứng thú nhận thức
Tính ham hiểu biết
Đặc điểm của sự cú ý. Tập trung. Phân
phối, di chuyển, khối lượng chú ý
Đặc điểm của trí nhớ, kiểu loại trí nhớ
(thị giác, thính giác, vận động và hỗn
hợp), độ nhanh và độ bền cuả trí nhớ.
Cái gì sẽ được nhất tốt nhất trong số:
con số, sự kiện, từ ngữ, công thức toán
học, sự hồi tưởng như thế nào.
Đặc điểm của tri giác, lĩnh hội và suy
nghĩ.có hiểu được cái chủ yếu trong cái
nhận biết được hay không. Có biết so
sánh và xác định sự giống nhau và khác
Tọa đàm với phụ huynh, nghiên cứu tài
liệu y tế
Tọa đàm với học sinh, quan sát trong và
ngoài giờ học.
Quan sát trong giờ học
Tọa đàm với học sinh
Thực nghiệm chuyên biệt.
Quan sát trong trường, ở gia đình. Nói
chuyện trao đổi với HS, với phụ huynh
về các em. Nghiên cứu tài liệu giáo dục:
bảng nhận xét, các việc làm của HS
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 7
nhau hay không. Kỉ năng phân loại đối
tượng và xây dựng kết luận đơn giản. có
biết thiết lập mối quan hệ nhân quả hay
không.
Kỉ năng lĩnh hôi các tài liệu đã được
lĩnh hội, chọn lựa các ví dụ riêng cho
các quy tắc nghiên cứu. những khó khăn
trong việc nắm vững các tài lệu mới.
Thái độ đối với từng môn học.
Những đặc điểm của ngôn ngữ.
Những thiếu sót trong trong sự hiểu biết
ngôn ngữ( giải thích chỉ dẫn). sự hiểu
biết ngôn ngữ viết, vốn ngôn ngữ, cấu
trúc ngữ pháp của ngôn ngữ, vẽ đẹp xúc
cảm của ngôn ngữ…
Quan sát trong trường, ở gia đình, ngoài
giò học, tọa đàm với học sinh. Nghiên
cứu các bài viết của HS
PHẠM VI CẢM XÚC Ý CHÍ
TÍNH ỨC CHẾ, TÍNH XÚC CẢM VÀ
Tính cân bằng.
Tâm thế trội của HS, khả năng nổ lực ý
chí
Quan sát HS trong giờ học, ngoài giờ
học và qua các hoạt động ngoại khóa
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH
Thực hiện các quy tắc sử sự, HS làm
chủ mình trong các hoạt động học tập,
vui chơi và lao động như thế nào.
Mối quan hệ tương hổ với tập thể
Quan sát HS trong các hoạt động khác
nhau, tọa đàm với các giáo viên. Nghiên
cức tài liệu giáo dục(nhận xét về công
tác sáng tạo của HS).
Việc quan sát phải lâu dài và có hệ thống để sao cho các kết luận rút ra từ các
sự kiện quan sát được không phải là những kết luận tình cờ và hời hợt, chúng phải
phản ánh được những đặc điểm cá nhân đáng kể của HS, cho phép theo dõi em HS
trong sự phát triển của em đó, việc quan sát cần phải sâu sắc, nó bao gồm không chỉ
một sự ghi chép chính xác và đầy đủ các sự kiện và hiện tượng về hành vi của HS
mà còn giải thích đúng đắn các sự kiện và hiện tượng này, vì rằng việc quan sát
không chỉ nhằm mô tả các hành động bên ngoài của HS mà còn phải tìm ra các động
cơ và nguyên nhân của những hành động này. Đây cũng là mục đích cơ bản của sự
quan sát: xuất phát từ những sự kiện bên ngoài của việc quan sát phải vạch ra được
những đặc điểm cá nhân của HS và những đặc điểm đặc thù về nhân cách của em đó.
Hiệu quả của các cuộc trò chuyện phụ thuộc vào sự suy nghĩ kĩ càng về
phương pháp tiến hành chúng, tùy thuộc vào kĩ năng, nghệ thuật và sự lịch thiệp cùa
giáo viên. Các thủ thuật tiến hành phải được cá biệt hóa tối đa và chúng phải nhất
thiết thay đổi tùy theo hoàn cảnh và điều kiện cụ thể , tùy theo cá tính của em học
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 8
sinh cần nghiên cứu. Khi tiến hành các cuộc trò chuyện cần phải lưu ý không chỉ tới
nội dung các câu trả lời của HS, mà cần phải tới cả cách thể hiện bên ngoài của HS
trong khi trả lời, tới tính cách giọng nói và cách diễn đạt ngôn ngữ.
Những cái mà HS đã làm như bài làm văn, bài báo tường, sổ nhật kí, bức
tranh vẽ, hình vẽ, vở HS, các mô hình…sẽ cho ta nhiều điều quý báu nêu lên được
đặc điểm của HS. Tất cả những dạng sáng tạo này của các em sẽ giúp ta tìm ra được
những đặc điểm cá nhân của các em chỉ trong trường hợp nếu như sự phân tích
những sản phẩm này là khách quan, và những cứ liệu thu nhận được sẽ được đối
chiếu với những sự kiện khác nhận được bằng các thủ pháp khác về mặt phương
pháp. Quy tắc này còn có liên quan đến việc sử dụng các bài tập thực nghiệm trong
khi nghiên cứu các quá trình tâm lí riêng biệt của HS.
Một trong những yêu cầu quan trọng đối với công tác nghiên cứu HS học kém
là việc tiến hành ghi chép có hệ thống các sự kiện quan sát trong một cuốn sổ tay
dành riêng cho mục đích này.
Trong quá trình nghiên cứu HS, sổ tay được sử dụng theo một hệ thống nhất
định và có kế hoạch, nó cho phép ta nhìn thấy sự phát triển và vận động của HS, lập
được kế hoạch đúng đắn cho toàn bộ công tác giáo dục và giảng dạy HS.
Khi tìm hiểu các nguyên nhân học kém của em HS này hay em HS khác, giáo
viên cần xác định sơ bộ các cách là công tác cá biệt với em học sinh nhằm khắc phục
sự chậm tiến.
Trong thời gian làm công tác chủ nhiệm khi tiến hành làm công tác cá biệt với
HS kém như trường hợp của HS Nam học lớp 11A1 năm học 2009 - 2010. Trong
những năm trước Nam học kém và em phải thi lại khi lên lớp, trong các giờ học em
không chăm chú. Khi trong lớp tiến hành kiểm tra, em cảm thấy mình không được tự
tin, tất cả sự chú ý của em đều nhằm vào việc làm sao để có thể chép bài của bạn mà
thầy giáo không thấy. Phần lớn các giáo viên bộ môn đều cho rằng HS Nam không
có năng lực mà lại lười biếng. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm khi quan sát tôi
thấy Nam có năng lực bình thường và có sự phát triển chung không phải là kém.
Điều này được thể hiện qua cách nói có văn hóa của em, qua sự hứng thú của em đối
với nghệ thuật và đối với việc đọc sách báo ở thư viện. Nhưng Nam chưa có thái độ
đúng đắn đối với việc học tập, em thiếu các kỹ năng và kỹ xảo lao động độc lập, sự
chú ý có chủ định ở em chưa được phát triển cũng như thiếu một vài phẩm chất cần
thiết cho hoạt động lao động.
Khi đến thăm gia đình Nam, tôi càng tin tưởng vào sự đúng đắn về những kết luận
của mình hơn. Nam là đứa con trai độc nhất nên rất được chiều chuộng trong gia
đình. Cha hoặc mẹ đã làm tất cả, Nam không tự lực làm cái gì cả. Từ những ngày
đầu học tập, cha mẹ đã giúp em trong những khó khăn nhỏ nhặt nhất. Một sự bảo trợ
quá ư tỉ mỉ như vậy đã làm giảm ý chí, năng lực và sáng kiến của em và chẳng bao
lâu em đã không để ý đến việc lúc nào cần phải ngồi chuẩn bị bài vở, vì rằng tất cả
những cái đó đã được mẹ em làm hộ.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 9
Tôi đã phải làm việc nhiều để thay đổi một cách căn bản hệ thống giáo dục
Nam trong gia đình. Trước hết cần phải thuyết phục cha mẹ về sự sai lầm của các
hành động của họ, sau đó cùng với họ xác định các biện pháp giáo dục tiếp tục Nam.
Họ đã xây dựng hệ thống giáo dục cho Nam những thói quen, kỹ năng, động cơ và
tình cảm cần thiết cho việc học tập. Ví dụ, tôi và cha mẹ
đã đòi hỏi Nam phải hoàn toàn tự lực thực hiện tốt các
bài tập về nhà. Khi bài có thiếu sót nhỏ, hoặc làm cẩu
thả, hoặc chưa hoàn thiện, họ động viên em phải làm lại
hoặc sửa đúng. Mỗi một bài làm tốt đều được thưởng, và
điều này gây cho em lòng tin tưởng vào sức lực của mình
và tạo ra cảm xúc tốt. Việc tổ chức các bài tập bổ sung
nằm mục đích dạy cho em các học đã có ảnh hưởng lớn
lao đến việc hành thành các kỹ năng, kỹ xảo, đến việc
giáo dục nhiều phẩm chất cần thiết để học tập tốt. Kết
quả của công việc rất tinh tế, bền bỉ và hết sức chú ý của
tôi và của gia đình đã làm cho em Nam có được sự hào
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 10
hứng học tập và thích thú lao động nói chung và kết quả học tập về các bộ môn đã
được nâng lên một cách rõ rệt.
Từ kết quả của nhiều công trình nghiên cứu, tôi đã đi đến kết luận rằng, công
tác với học sinh kém đòi hỏi mỗi thầy giáo, giáo viên chủ nhiệm phải có nghệ thuật
sư phạm và trong mỗi trường hợp cụ thể phải biết cách đi đến học sinh để giúp các
em học tập tốt hơn và góp phần phát triển những tính cách tốt cần thiết cho cuộc
sống và lao động. Kết quả của công tác cá biệt với học sinh học kém tùy thuộc vào
việc sử dụng khéo léo sức mạnh giáo dục của tập thể, của tổ chức đoàn và đội, của
phụ huynh và giáo viên.
1.2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1.2.1. Tạo niềm tin đối với HS.
1.2.1.1. Chuyển hóa ý nghĩ tiêu cực thành ý nghĩa tích cực.
Đối với những HS yếu, kém khi làm bài kiểm tra hay bài tập bị điểm kém thì
luôn có nhiều lý do biện hộ cho điểm kém đó, đại loại như sau:
- Khi giáo viên hỏi: Vì sao em không học bài cũ ở nhà?
- Thì câu trả lời của HS như sau:
+ Em có học bài ở nhà nhưng khi thầy đặt câu hỏi, em quên nên không trả lời được.
+ Em có học bài ở nhà nhưng câu hỏi của thầy không nằm trong phần nội dung em
học, nên em không trả lời được.
+ Em có học bài ở nhà nhưng thầy, cô nêu câu hỏi khó nên em không trả lời được…
- GVCN hỏi: Vì sao em không làm bài tập về nhà ở SGK?
- HS trả lời:
+ Bài tập ở SGK khó, em làm không được.
+ Ở nhà em có làm nhưng khi lên bảng em quên công thức nên không làm được.
+ Thầy dạy em không hiểu nên không làm được bài tập ở nhà…
- GVCN hỏi: Vì sao em không thích học môn Toán?
- HS trả lời:
+ Môn toán khó, em không làm được nên em ghét nó.
+ Con ghét thầy toán, giọng thầy giảng khó nghe, khi lên bảng thầy toàn tra những
bài tập khó…
+ Em không biết học toán để làm gì? Nó chẳng liên quan gì đến cuộc sống của em.
+ Em không biết gì về môn Toán cả, nhìn vào em rối tung rối mù lên em chẳng biết
gì cả, em ghét nó, học chỉ mất thời gian thôi.
- Khi phụ huynh hỏi vì sao con bị điểm kiểm tra bài miệng kém, hoặc điểm kiểm tra
bài 45 phút kém.
- Học sinh trả lời:
+ Thầy giảng bài con không hiểu nên con trả lời không được, giọng thầy nói khó
nghe.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 11
+ Con có học bài nhưng do thầy ghét con nên nêu câu hỏi khó, con không trả lời
được…
- Phụ huynh thế còn bài kiểm tra 45 phút bị điểm kém.
+ HS: Con có ôn bài nhưng đề thầy ra khó nên con không làm được…
* HS sẽ tìm ra hàng trăm lí do để biện hộ cho các điểm kém của mình khi GVCN
hay PH hỏi đến.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 12
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 13
* Vậy làm sao để tạo cho các
em một niềm tin trong học
tập, để làm được điều đó, thì
người GVCN hay PH phải
chuyển hóa những ý nghĩ tiêu
cực của HS song ý nghĩa tích
cực như:
- Em đã làm bài tập xong
chưa, thầy biết thầy bộ môn
đã cho em nhiều bài tập; mới
đầu em làm sẽ gặp nhiều khó
khăn, nhưng nhiều lần, quen
dần em sẽ làm tốt hơn và
nhanh hơn, thầy tin nếu cố
gắng em sẽ làm được…
- “Thầy toàn ra đề bài kiểm
tra cực khó”.
- GVCN: Thầy đồng ý là bài
kiểm tra thầy bộ môn ra khá
phức tạp vì đó là để cho tất cả
những câu hỏi trong kỳ thi học kỳ sẽ dễ dàng hơn đối với em.
- “Em ghét thầy toán, thầy cứ đặt câu hỏi khó cho em”.
- GVCN: Thầy biết là em không ưa thầy toán vì thầy đưa ra nhiều bài tập và câu hỏi
khó cho em. Rất có thể đó là vì thầy nghĩ em có tiềm năng học tốt và tiến bộ nhanh
hơn một số bạn khác.
Hay khi phụ huynh hỏi vì sao điểm môn Toán còn kém. HS “ Học Toán để làm gì?
Nó chẳng liên quan gì đến cuộc sống của con.”, “ Bố đồng ý là đa số những công
thức toán học thì không hữu ích lắm. Bên cạnh đó việc học môn toán sẽ giúp não bộ
được rèn luyện để trở nên nhạy bén hơn và thông minh hơn, giúp con giải quyết
được vấn đề trong cuộc sống”.
- “Học với hành, chỉ phí thời gian.”, “Bố đồng ý là việc học phí thời gian nếu con
không biết tại sao con phải học, hay nếu con học chỉ vì bố mẹ. Đồng thời, nếu con
đạt được mục tiêu vươn tới thành công, việc học sẽ mang lại cơ hội giúp con có
được những gì con muốn”.
- “Việc học thật nhàm chán”. “Bố đồng ý và việc học nhàm chán và đó là lí do tại
sao chúng ta phải tìm cách làm việc học trở nên vui vẻ và thú vị”.
* Thừa nhận ý kiến của các em là tiêu đề cho bước chuyển hóa ý nghĩa tích cực. Khi
chúng ta công nhận quan điểm của con cái, chúng sẽ ở trong tâm thế thoải mái và để
chấp nhận đề nghị của chúng ta hơn.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 14
* Tôi hy vọng phương pháp chuyển hóa ý nghĩa tích cực là một công cụ hiệu quả mà
mỗi giáo viên hay phụ huynh chúng ta vận dụng để tác động một cách tích cực đến
suy nghĩ của HS hay con cái của chúng ta.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 15
1.2.1.2. Mười bước thành công trong học tập
Bước 1: Niềm tin tích cực
Điểm gặp gỡ đầu tiên của tất cả học sinh xuất
sắc là chúng có một cơ sở niềm tin tích cực. Chúng tin
rằng chúng có thể và xứng đáng đạt được điểm tuyệt
đối. niềm tin tích cực truyền cảm hứng mạnh mẽ cho
chúng trong học tập. Nếu giả sử chúng có sơ xuất hay
không đạt được những gì đề ra, chúng không bỏ cuộc
mà trái lại sẽ học hỏi từ sai lầm của mình và làm lại
cho đến khi thành công.
Bước 2: Đề ra mục tiêu phấn đấu cụ thể, rõ ràng
Yếu tố thứ hai phân biệt những học sinh giỏi
này với những em còn lại là chúng hướng đến các
mục tiêu cụ thể, rõ ràng và trên tất cả, chúng biết
Niềm tin tích cực
Đặt mục tiêu cụ thể rõ ràng
Quản lý thời gian tốt
Đọc
Nhanh
Lọc ra
thông tin
chính
Ghi chú bằng
cả não bộ
Kỹ thuật
ghi nhớ
Ôn bài
Kỹ năng thi
Ứng dụng lý
thuyết vào làm bài
tập
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 16
mình muốn gì trong cuộc sống. Các mục tiêu trong tương lai của chúng mang lại cho
chúng nguồng động lực lớn thúc đẩy bản thân chúng có tinh thần và thái độ học tập
chăm chỉ, trong khi những em khác bị phân tán vào những việc khác ngoài chuyện
học tập. Chúng đặt ra những mốc cụ thể như đạt toàn điểm 10 trong kỳ thi và làm
hết sức mình để đạt được điều đó. Chúng coi điểm số cao như một phương tiện giúp
mình đạt được mong muốn trong cuộc sống.
Trong khi đó, những học sinh trung bình dễ dàng bị phân tâm và thiếu hẳn
động lực vươn lên, đơn giản vì chúng không có hướng đi cụ thể trong cuộc sống.
Chúng không biết rằng mình học để làm gì. Đa số những em này học vì bị cha mẹ và
thầy cô ép buộc phải học. Trả lời cho câu hỏi chúng muốn đạt kết quả như thế nào,
chúng thường đáp rằng “Tôi không biết”, “Điều đó phụ thuộc vào mức độ khó của
bài thi” hay “Tôi chỉ hy vọng mình thi đậu”.
Bước 3: Quản lý thời gian
Bước cần thiết tiếp theo là mà một học sinh
“Điểm 10” thực hiện tốt là biết cách ưu tiên cho
những việc quan trọng và quản lý thời gian tốt để
hoàn thành những nhiệm vụ đề ra. Nếu không nắm
được kỹ năng quản lý thời gian, chúng sẽ bối rối
không biết cách phân bổ thời gian cho những yêu cầu
trong học tập, hoạt động ngoại khóa, gia đình và giải
trí. Chúng sẽ thường rơi vào trạng thái hoang mang không biết phải làm cái gì trước
cái gì sau, hoặc để nước đến chân mới nhảy. Câu cửa miệng của những em này
thường là “Mình sẽ làm việc đó khi có thời gian” hay “Thôi cứ để đến mai hẵng
hay”.
Bước 4: Đọc nhanh
Điều đầu tiên mà học sinh cần lên kế hoạch phải làm là đọc sách giáo khoa và
các tài liệu tham khảo khác. Các em cần luyện kỹ năng đọc nhanh, rút ngắn thời gian
đọc sách và đọc hiệu quả hơn.
a/. Đọc phần tóm tắt trước
Với việc đọc phần tóm tắc trước, HS có một
khái niệm rõ ràng hơn, một cái nhìn tổng quan về các
ý chính và các đơn vị kiến thức. Sau đó, khi đọc vào
nội dung chi tiết, các em có thể lĩnh hội và nắm bài
được tốt hơn.
b/. Đọc câu hỏi trước
Các em cần đọc câu hỏi trước khi đọc nội dung.
Khi biết câu hỏi trước HS có mục tiêu rõ ràng hơn khi
đọc sách và có khái niệm sơ bộ về những thông tin
chính cần nắm. Cách thức này sẽ gia tăng khả năng
hiểu bài của người đọc lên đáng kể.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 17
c/. Đọc với cây bút dẫn đường
Đọc sách với cây bút dẫn đường cho ánh mắt người đọc qua từng dòng chữ,
điều đó sẽ hiệu quả hơn trong việc nắm các ý chính.
d/. Đọc một lúc từng cụm 5-7 từ
Mắt người có khả năng đọc được 5-7 từ trong một lúc. Làm cách này HS có
thể đọc sách với tốc độ tăng từ 5-7 lần (khoảng 1500 từ/ phút). Giúp cho việc học
của các em có hiệu quả hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian.
Bước 5: Lọc ra thông tinh chính
Khi đọc sách chúng ta không cần phải nhớ tất
cả các từ có trong bài, điều quan trọng là các em cần
xác định và thu tập những từ khóa có trong một đoạn
văn. Chỉ có khoảng 20% từ khóa chứa đựng thông tin
cần thiết để đạt điểm 10, nhờ vậy thời gian học và ôn
bài giảm xuống đáng kể.
Bước 6: Ghi chú bằng cả não bộ
Chúng ta dùng cả não bộ vào việc sắp xếp các
từ khóa và thông tin vào bảng ghi chú để ôn bài và ghi
nhớ nhanh chóng. Bằng việc sử dụng cách ghi chú: sơ
đồ tư duy, đồ thị phát triển, sơ đồ khái niện, bảng tóm
tắt chương….
Bước 7: Kĩ thuật ghi nhớ
Để ghi nhớ tốt bài học hoặc các công thức một cách chính xác, đầy đủ và lâu
dài thì cần gắn các bài học hay các công thức bằng các câu chuyện, bài thơ, hay kí
hiệu hay hình ảnh minh họa hay một cái tên viết tắc nào đó…
VD: Khi HS ghi nhớ các kí hiệu hóa học trong dãy hoạt động điện hóa gồm
các kí tự: K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, N, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au
Để nhớ được dãy hoạt động này một cách chính xác và đầy đủ rất khó vì vậy HS nhớ
bằng cách gán các nguyên tố trên tương ứng với các từ có vần điệu như sau:
Khi Nào Cần May Áo giáp(Zn) sắt (Fe) Nhìn Sang Phố Huế CỬa Hàng Á Phi Âu.
VD: công thức tính chu kì và tần số của con lắc lò xo được tính2 m
T k
và1
2
k
f m
việc nhớ hai công thức này các em hay nhầm lẫn là m/k
hay k/m. Để ghi nhớ chính xác thì HS nhớ chu kì gắn với chuột Micky nghĩ là m/k
Bược 8: Ứng dụng kiến thức lí thuyết để giải các bài tập, câu hỏi
Hiếm khi nào những câu hỏi và đề thi ra giống hệt trong sách hoặc chỉ cần bê
nguyên si những kiến thức trong bài học vào làm là đạt điểm 10. Vì thế những HS
học vẹt chẳng mấy khi đạt điểm tuyệt đối. Chúng ta cũng biết rằng mỗi đơn vị kiến
thức có một số dạng câu hỏi và bài tập nhất định. Các em phải là quen với tất cả các
dạng câu hỏi và bài tập có thể ra thi (từ các đề thi cũ) và các bước để đưa câu trả lời
tốt nhất có thể.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 18
Bước 9: Ôn bài
Các nghiên cứu khoa học cho thấy não bộ con người có khuynh hướng quên
đi 80% những gì được học trong vòng 24 giờ. Vì vậy ông bà ta thường có câu “văn
ôn võ luyện” nghĩa là chúng ta phải ôn luyện thường xuyên nhưng việc ôn luyện
phải có phương pháp (bằng các bảng tóm tắc và sơ đồ như hướng dẫn bước 7), chứ
không phải đợi đến ngày mai thi thì hôm nay mới mang vở ra ôn thì quá muộn rồi.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 19
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 20
Bước 10: Kĩ năng thi
Những HS học hành hiệu quả biết cách thư giãn trước giờ thi (vì bộ não chúng
ta cũng cần nghĩ ngơi khi đó khả năng tư duy và tái hiện được tốt hơn).
Khi làm bài thi chúng ta cần đọc kĩ đề thi, gạch chân những từ khóa quan
trọng của câu hỏi, biết cách trình bày bài ngắn gọn, xúc tích và quản lí thời gian
hiệu quả để hoàn thành bài thi tốt nhất.
1.2.2. HS mất căn bản ở lớp dưới, vẫn được lên lớp.
Tôi xin nêu ra một trường hợp của HS An.
Học sinh An được chuyển từ Trường THPT Hùng Vương TPHCM về trường
THPT Trị An học lớp 11A1, em luôn ở
trạng thái không muốn học, đối với nhiều
môn học em không làm bài tập về nhà và
bị điểm kém. Bằng nhiều lí do khác nhau
em thường hay nghỉ học, trốn học, cúp
tiết có thái độ không tốt đối với giáo
viên.
Qua tìm hiểu nguyên nhân thì tôi
được biết ở lớp 9 em vẫn học tốt nhưng
khi vào đầu HK I của lớp 10 An bị ốm
một thời gian dài nên An đã không tự
mình lấp được lỗ hỏng và giáo viên buộc
lòng phải để em học lại 1 năm.
Năm học sau, khi đến lớp An đã
không phải là một học sinh ngoan ngoãn
và ham hiểu biết như trước nữa: Em vi
phạm kỉ luật, có thái độ thô lỗ với bạn bè,
vô lễ với giáo viên, bỏ giờ bỏ lớp không
có lí do chính đáng. Ngay từ những ngày đầu năm học, các giáo viên đã bỏ qua điều
chủ yếu mà đáng ra phải yêu cầu em thực hiện là: lấp lỗ hỏng trong kiến thức của
năm trước. rất ngượng ngạo họ đã cho em lên lớp 11. Những lỗ hỏng trong kiến thức
càng bộc lộ rõ. Khi nhận được những điểm kém thoạt đầu chủ yếu là môn toán, cô
gái giàu lòng tự ái này dần dần đã lơ là các môn học khác. Những thất bại trong học
tập đã làm em không tin vào sức lực của mình nữa. Khi được gọi lên bảng, em
thường tuyên bố với giáo viên “em không biết gì hết”.
Với vai trò GVCN tôi đã lập một kế hoạch cùng kết hợp với giáo viên bộ môn
xây dựng một hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, các bài tập căn bản cùng hệ thống
các công thức, đồng thời các GV bộ môn đã tận tình hướng dẫn cho em ôn tập lại
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 21
các kiến thức và giải bài tập vào các buổi học phụ đạo ở trường. Ở nhà cha mẹ cũng
nổ lực để hướng dẫn động viên giúp em học tập để lấy lại căn bản.
Cùng với sự nổ lực của nhà trường, gia đình và chính bản thân HS nên dần dần các
lỗ hỏng trong kiến thức của em đã được lấp dần, giúp cho em lấy lại được niền tin
vào khả năng của mình. Trong kì I của lớp 12 An đã là một HS khá.
Việc GVCN không là công tác cá biệt ngay từ đầu và việc đưa em từ lớp này
lên lớp khác mà không có những kiến thức và kỉ năng cần thiết đã làm kìm hãm sự
phát triển của HS và gây ra nhiều khó khăn trong công tác dạy học.
Tóm lại, điều quan trọng là phải nghiên cứu và phân tích đầy đủ, kịp thời, đặc
điểm của từng khó khăn trong việc dạy và giáo dục những HS yếu, kém và xây dựng
cho được kế hoạch công tác cá biệt với từng em. Đối với những em này cần tiến
hành công tác cá biệt lâu dài, cần giao cho các em những bài tập riêng.
Trên cơ sở quan sát những hiện tượng tương tự, và công tác làm chủ nhiệm
trong nhiều năm, tôi đã đi đến một kết luận đúng đắn là lòng hăng say học tập
thường bị mất đi trước hết là do những thất bại đầu tiên, do những khó khăn không
khuất phục nỗi trong khi lĩnh hội các môn học. Nếu như người giáo viên không nhận
thấy kịp thời, bỏ qua những thời điểm này, thì những sai sót sẽ tích lũy đến mức độ
trầm trọng, khi đó HS mất niềm tin vào khả năng nắm được môn học khó đối với họ.
Vì vậy cần nghiên cứu kỉ những lỗ hỏng trong kiến thức HS, tạo cho các em niềm tin
vào bản thân và sức lực của mình, giúp các em khắc phục những khó khăn gặp phải.
Trong trường hợp cần phải tiến hành với các em những cuộc tọa đàm nhằm phát
triển lòng ham thích đối với kiến thức, đối với học tập và thu hút các em vào các
nhóm nghiên cứu của các môn học.
1.3. HS ham chơi game bỏ bê công việc học tập.
1.3.1. Thực trạng
Có thể nói một trong những
vấn đề bức xúc và gây đau đầu nhất
hiện nay là hiện tượng nghiện game
trong giới trẻ, trong quá trình công tác
chủ nhiệm tôi đã không ít lần gặp
phải những HS nghiện game bỏ bê
công việc học hành, cúp tiết trốn
học….. Vậy chúng ta phải tìm hiểu vì
sao con trẻ nghiện chơi game.
Dù trò chơi điện từ đã xuất hiện
hơn hai thập kỉ trước, nhưng thế hệ
7X và đầu 8X không có nhiều người trở thành con nghiện.
Thuở ấy chúng ta có thể thả diều, đá bóng hay cùng bạn bè chơi các trò chơi
dân gian như bắn bi, đá dế, chọi trâu, chơi u, nhảy dây, thảy ngáo….các trò chơi đó
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 22
đều có giá trị tinh thần cao và nhìn chung không hội đủ những yếu tố “gây nghiện”.
Vậy thì game hiện đại là như thế nào? Nó có cái gì khiến bọn trẻ say sưa đến thế?
Game tạo ảo giác về việc làm chủ cuộc sống
Với những đòi hỏi ngày càng cao từ trường học, gia đình và xã hội, thiếu niên
ngày càng không khỏi có cảm giác mất đi khả năng làm chủ những gì xảy ra xung
quanh và trong chính bản thân chúng. Chỉ khi ngồi trước màn hình vi tính, chúng
mới có cảm giác dành lại khả năng kiểm soát mọi thứ trên đời. vẫn biết rằng đó chỉ
là thế giới ảo, nhưng những cảm xúc mà chúng có khi say sưa bấm nút hoặc di
chuyển con trỏ là thật, vì các trò chơi ngày nay được các “phù thủy game” thiết kế
sống động như thật, thậm chí đối những bộ óc non nớt thì nó còn thật hơn cả cuộc
sống ngoài kia, vì những nhà thiết kế đã khái quát hóa đời sống, phóng chiếu nó với
một độ rõ nét và sinh động cực lớn. Cuộc sống trong các trò chơi mang lại cảm giác
mạnh, “ rất đã ” khiến đứa trẻ, một khi rời màn hình, chỉ thấy cuộc sống xung quanh
mình tẻ nhạt, đáng chán.
Chẳng phải vậy sao, chỉ cần chạm vào bàn phím, bạn có thể điều khiển nhân
vật trong trò chơi theo ý muốn và trí tưởng tượng của mình. Bạn cũng có thể điều
chỉnh kết quả trò chơi bằng cách lựa chọn hành động một cách thỏa mái. Cảm giác
làm chủ giả tạo này có sức hấp dẫn cực lớn, bạn có thể “sống” trong thế giới tự tạo
ra cho mình, nơi mà bạn có được cây đèn thần của Aladin, bắt thần đèn làm cho
mình bất cứ điều gì. Các trò chơi loại này đánh trúng vào một điểm: con người nói
chung thích cảm giác được làm chủ và cảm giác thấy bất lực nếu mọi việc không
theo ý mình.
Một lí do khác khiến đa số thiếu niên
thích trò chơi điện tử là vì nó mang lại kết quả
tức thì. Chỉ trong một thời gian ngắn và chỉ
một chút cố gắng không thấm vào đâu so với
cuộc sống thật chúng có thể trở thành một
người “quan trọng” hơn, “thành công” hơn và
được nhiều game thủ khác nể sợ hơn. Một
trong những tác hại của trò chơi điện tử mà
nhiều người chưa nhìn ra: nếu nghiện game
trong một thời gian dài, hệ thống thần kinh
của bạn có thể chỉ phản ứng lại với những
phần thưởng tức thì, dễ dãi. Điều này có thể
giúp lí giải tại sao nhà trường và phụ huynh
ngày nay gặp khó khăn trong việc động viên
học sinh học tập; vì khác với trò chơi học tập
là một việc nhọc nhằn, đòi hỏi một quá trình
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 23
phấn đấu và nổ lực dài hơn trước khi đạt được phần thưởng.
Game giúp chúng ta “thoát li” thực tế
Game đặc biệt có sức hấp dẫn với những HS có cảm giác lạc lõng trong một lớp học,
thiếu sự quan tâm yêu thương của cha mẹ hoạc bị bạn bè trong trường bắt nạt, hoặc
trong lớp ít bạn chơi chung, hay các bạn trong lớp hay chọc ghẹo xem thường làm
tổn thương về tinh thần và thể xác đối với HS. Trò chơi trong thế giới ảo, trong khi
đó mang lại cho những HS nạn nhân này cảm giác chúng là người hùng thật sự,
không những không để ai bắt nạt mà còn oai phong “cho đo ván” những nhân vất
“khét tiếng” khác.
Trong cuộc trò chuyện với HS Đoàn Nam Thành một HS mà tôi chủ nhiệm lớp
10A13. HS Thành thú nhận em rất buồn vì không có bạn cùng chơi ở nhà cũng như
ở lớp. Nhà em ở trong rẫy cách xa nhà những bạn khác nên từ nhỏ em cứ ở nhà chơi
một mình và khi lớn lên cũng thế, bố mẹ thường hay đi làm rẫy cả ngày. Khi đến lớp
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 24
các bạn không ai chơi với em và thường hay bị bạn bè trêu đùa, bắt nạt, em rất buồn.
Chỉ khi chìm đắm vào thế giới game với những trò chơi hấp dẫn, biến hóa em mới
có cảm giác tự do tự tại, có thể trở thành người mà em muốn và làm chuyện mà em
thích. Em có thể “giết” bất cứ đối thủ nào nên được các game thủ khác nể sợ. Trong
các tiệm game em có nhiều bạn bè cùng chơi, có nhiều bạn hâm mộ và có thể ra oai,
thể hiện đẳng cấp với các bạn khác, rất nhiều bạn muốn được chơi với em để được
chỉ các tuyệt chiêu...
Ngày càng có nhiều HS như
Thành đi tìm niềm vui và sự khuây
khỏa trong thế giới game, vì chỉ có ở
đó, chúng mới tạo được danh tính
riêng, được đánh giá cao là những điều
mà những HS này không có được trong
gia đình hoặc nhà trường. Một hiện
tượng đáng lo ngại khác là ở một
phương diện nào đó, một số trò chơi
kích thích tính hung hăng thiếu kiểm
soát của trẻ và là tác nhân gián tiếp gây
ra các hành vi bạo lực ở trẻ vị thành
niên.
1.3.2. Biện pháp khắc phục
Để khắc phục các HS thoát khỏi
“nghiện” game thì cần phải tạo cho HS
có nhiều sân chơi, có nhiều bạn cùng
trang lứa cùng luyện tập và trao đổi.
Với vai trò là GVCN tôi cần phối
hợp với đoàn trường, GV dạy bộ môn
TD, cùng gia đình HS để tìm giải pháp
khắc phục. Tôi đưa HS Thành tham gia
vào đội tuyển bóng đá của lớp, vào
những lúc rãnh ngoài giờ học tôi yêu
cầu gia đình đưa em thành ra sân TD
của trường để tập bóng đá cùng các bạn
cùng lớp. Việc làm này giúp em Thành
lấp đầy các khoảng thời gian rãnh rỗi,
giúp cho em có thêm bạn cùng chơi,
cùng trò chuyện, luyện tập, vui chơi
vận động về thể chất và tinh thần, đồng
thời giúp em tiếp cận nhiều với thực tế
hơn và dần đẩy lùi thế giới ảo trong
game. Việc là này cũng giúp gia đình
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 25
và nhà trường kiểm soát được thời gian học tập nà rèn luyện của HS Thành.
Sau hơn hai tháng, dưới sự tích cực của
thầy giáo bộ TD dạy bóng đá, gia đình, các bạn
cùng lớp, cùng khối và sự động viên an ủi từ phía
GVCN, gia đình và giáo viên bộ môn, với sự nổ
lực của bản thân em Thành đã hòa nhập tốt vào
nhóm bạn cùng khối lớp, em đã đều đặn tham gia
tập bóng và tư tưởng “nghiện” game của em đã
được đẩy lùi. Giờ đây hàng ngày Thành có nhiều
việc phải làm ngoài giờ học em phải luyện tập
cho giải đá bóng cấp trường sắp đến, tinh thần
phấn khởi em tập trung nhiều hơn vào việc rèn
luyện và học tập. Kết quả học tập của em từ đó
cũng được cải thiện rõ rệt, mỗi khi đến lớp em có
nhiểu bạn cùng học tập trao đổi về những bài
học, bài toán, những trận đá bóng của cả
đội…..giúp em có nhiều động lực trong học tập. Học kì II của lớp 10 em Thành đặt
mục tiêu phải đạt được HS khá và quyết tâm luyện tập cùng các bạn để được chọn
vào đội tuyển bóng đá khối 11 của trường.
* Việc nghiên cứu các nguyên nhân học kém là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối
với người giáo viên chủ nhiệm. Để giảm nhẹ cho công việc thu thập tài liệu về HS
học yếu, kém chúng ta cần phải có những chương trình đặc biệt. Trong chương trình
này có điểm ra những điều cần biết về HS. Chương trình cần nghiên cứu đầy đủ toàn
diện về HS bao gồm: nghiên cứu hoạt động nhận thức, lĩnh vực tình cảm, ý chí, hành
vi và tình hình thể lực của các em. Căn cứ vào các dữ liệu như: trạng thái xúc cảm, lí
trí hành vi và tình trạng thể lực, trạng thái chú ý và trí nhớ hoặc chức năng tâm lí
riêng biệt nào đó của các em HS.
Khi bắt tay vào nghiên cứu HS yếu, kém người GVCN cần thiết lập mối quan
hệ cần thiết với em HS. Điều này sẽ giúp cho việc tìm hiểu được tốt hơn những đặc
điểm cá nhân của HS. Nhằm mục đích này tôi thường thăm các giờ học, thăm gia
đình, tham dự vào các hoạt động ngoại khóa, tham gia trò chuyện cùng HS.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 26
Một số hoạt động tập thể - ngoại khóa
Cắm trại chào mừng ngày thàng lập đoàn 26/3
Thi kéo co
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 27
Du lịch sinh thái – suối đá dựng
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 28
Hoạt động câu lạc bộ xanh – khu bảo tồn thiên nhiên – Vĩnh cửu
Tham quan trung ương cục miền nam
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 29
Tập thể lớp 11A1
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 30
2/. GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM CÔNG TÁC VỚI GIA ĐÌNH
VÀ PHỤ HUYNH HỌC SINH.
2.1/. Cơ sở lý luận
Hiện nay ngành giáo dục đang thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện
những biện pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng kiến thức của HS và phát triển
toàn diện kiến thức đó thì GVCN và gia đình HS cần phải có cộng tác chặt chẽ với
nhau trong công tác giáo dục. Gia đình và các đoàn thể xã hội cần phải giúp đỡ tích
cực cho nhà trường trong việc phải
thực hiện quy chế giáo dục THPT
trong việc tổ chức thời gian nhàn rỗi
của HS, tổ chức hoạt động của các
em trong thời gian ngoài giờ học và
trong việc giáo dục HS theo địa cư.
Gia đình có thể có những tác động
tốt hoặc xấu đối với HS. Với tư cách
người làm cha làm mẹ, hiểu rõ động
lực trong học tập có một tầm quan
trọng như thế nào đối với HS. Nó
giúp các em hiểu rõ đích đi tới, hoàn
thành từng mục tiêu đề ra và nhờ thế
thành công trong con đường học tập.
Vấn đề là ở chỗ đối với một
số bậc phụ huynh những kí ức và
kinh nghiệm về thời thơ ấu của
chúng ta, cùng với cách dạy bảo của
cha mẹ ta hình như không liên quan,
và càng không thể áp dụng vào việc
dạy con trong bối cảnh xã hội đang thay đổi từng ngày như hiện nay. Điều này càng
trở nên khó hơn với những bậc phụ huynh trong độ tuổi 40, họ chẳng còn nhớ ngày
xưa mình ngoan ngoãn nghe lời người lớn, dùi mài đèn sách và luôn hiếu kính với
cha mẹ ra sao.Thế mà giờ đây, khi cũng làm cha làm mẹ, họ hoang mang không biết
phải làm gì với những đứa con cứ muốn tách rời hoặc cưỡng lại lời cha mẹ.
Các cuộc khảo sát cho thấy các bậc cha mẹ áp dụng nhiều phương pháp dạy
dỗ con cái khác nhau, từ các phương pháp truyền thống được truyền lại từ đời trước,
cho đến các phương pháp “thế hệ mới” của các chuyên gia trong lĩnh vực nuôi dạy
con. Một số phương pháp mang lại hiệu quả, trong khi các phương pháp khác hoàn
toàn vô ích.
Những thiếu sót và khuyết điểm của việc giáo dục gia đình là kết quả của cha
mẹ không hiểu được những cơ sở của giáo dục học gia đình và không tích cực, kiên
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 31
trì trong việc giáo dục con em mình. Đáng tiếc là hãy còn đó những bậc cha mẹ thiếu
trách nhiệm trong việc hình thành nhân cách cho con em mình, họ phó mặc mọi việc
cho nhà trường.
Các nhà tâm lý học nói, có hàng triệu những cặp cha mẹ trên đời nhưng tựu
chung chỉ có bốn dạng chín:
+ Bậc cha mẹ tiêu cực
Gọi họ là cha mẹ tiêu cực bởi vì họ dạy dỗ con bằng những biện pháp “tiêu
cực”, phương châm của họ là “cha mẹ nói cái gì cũng
đúng” và con cái phải nhất thiết nghe theo lời họ mặc
dù con cái của họ đã lớn và có cái nhìn nhận vấn đề
riêng theo cách nghĩ của mình. Họ dùng roi vọt, hay
những lời chửi mắng thậm tệ đối với con cái khi
chúng mắc lỗi, hay học tập bị điểm kém bằng những
từ như “lười biếng”, “ngu đần”, “vô tích sự”,…
Những học sinh này thường có tính chai lì vì
thường xuyên, và hàng ngày phải nghe những lời la
mắng từ cha mẹ, các em không có nổ lực phấn đấu
không tự tin vào bản thân, xa lánh gia đình và dành
nhiều thời gian hơn cho bạn bè vì chỉ có bạn bè mới
hiểu được mình, chấp nhận và tôn trọng chính cậu ta.
Những điều mà cậu ta không tìm thấy trong gia đình
mình, cậu ta thích ở bên bạn bè càng nhiều càng tốt,
cùng họ xem những bộ phim, chơi những trò chơi ưa
thích và không muốn nghĩ những điều gì xa hơn nữa.
+ Bậc cha mẹ thích sự hoàn hảo.
Họ thương yêu con cái hết lòng, đặt nhiều kỳ vọng và niềm tin vào con cái hy vọng
những đứa con thực hiện được những ước mơ và hoài bảo của chính họ. Ngay từ nhỏ
họ đã cho con học rất nhiều thứ cùng một lúc (học nhạc, ngoại ngữ, võ… và nhiều
thứ khác) họ đã lên kế hoạch tương lai cho con mình và kiểm soát mọi việc từ học
hành đến nghỉ ngơi của con mình. Vì vậy những học sinh này mất dần khả năng hòa
nhập với bạn bè, chúng thường có cảm giác cô đơn, lạc lõng vì luôn gặp khó khăn
trong giao tiếp với các bạn và khắc sâu cảm giác lạc loài cô đơn giữa mọi người.
+ Bậc cha mẹ nuông chiều con hết mực.
Cha mẹ bao giờ cũng cố hết sức để đáp ứng mọi thứ mà con cái vòi vĩnh (như mua
xe máy, điện thoại…). Họ muốn con họ luôn được sống trong sung sướng và đầy đủ
và ước muốn ngày kia con họ sẽ hiểu được công lao cha mẹ. Ngược lại con cái họ
thì lại lười biếng, thích hưởng thụ, ham chơi, bỏ bê công việc học hành hay cúp học,
hút thuốc và thường quậy phá trong trường. Thay vì nghiêm khắc nhắc nhở con họ
lại đứng ra bao che cho những hành động trên của con mình trước nhà trường.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 32
+ Bậc cha mẹ theo chủ nghĩa vật chất.
Họ là những người làm ăn kinh doanh có tiếng tăm, có địa vị và được trọng vọng
trong xã hội. Họ thường dành thời gian rãnh để giải khuây theo sở thích riêng của
mình hơn là giành thời gian chăm lo việc học hành cho con cái nhưng để bù đắp lại
họ không tiếc tiền đổ ra cho con cái như mua quần áo hàng hiệu, máy tính, điện
thoại, xe máy … vì vậy con cái họ có cảm giác “ sành điệu”, “dân chơi”,
Một điều quan trọng là phải làm sao để mỗi gia đình phải trở thành người bạn
đồng minh của nhà trường, của giáo viên, của GVCN lớp trong việc giáo dục HS.
Nhà trường có trách nhiệm tổ chức công việc này “Chúng ta không thể nói rằng, gia
đình có thể giáo dục con tùy theo họ muốn”. Chúng ta phải tổ chức việc giáo dục gia
đình và nhà trường với tư cách là đại diện của nền giáo dục quốc gia.
Qua quá trình công tác và tìm hiểu đồng nghiệp, cũng như nghiên cứu một số
tài liệu tôi nhận thấy một số GV chưa làm được tốt và chưa nhiệt tình đối với những
nguyên lí giáo dục gia đình, không theo dõi những sách báo giáo dục viết về đề tài
này, cũng như chưa nắm được các hình thức công tác với PHHS
2.2. Nội dung biện pháp thục hiện
Để làm tốt điều này người GVCN là người thực hiện chương trình dạy học và
giáo dục rộng lớn đến các bậc phụ huynh để hoàn thành nhiệm vụ của ngành giáo
dục.
Với vai trò là GVCN lớp tôi đã tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi giữa nhà
trường và phụ huynh nhằm đề ra các biện pháp giáo dục HS.
Tôi đã tổng hợp một số ý kiến của một số học sinh như sau: “Đối với cha mẹ
em là những người có uy tín, họ là những người ngay thẳng, đứng đắn và công bằng.
Cha mẹ là người dạy cho chúng tôi lao động và căn dặn chúng tôi không được coi
thường bất cứ công việc nào”. Một học sinh khác viết “Em muốn trở thành người
như cha mẹ em, em đã nhận thấy nhiều điều tốt đẹp ở trong họ. Cha mẹ luôn giúp đỡ
bạn bè, luôn khắt khe với bản thân mình, đối với các cử chỉ và hành vi của mình, còn
một đặc điểm về tính cách rất quan trọng của cha mẹ tôi là rất tích cực trong việc
giáo dục con cái và yêu lao động, yêu đất đai.”
Qua những ý kiến trên cho thầy hoàn cảnh sống trong gia đình, nếp sống tốt
đẹp của gia đình, mối quan hệ qua lại với hàng xóm và bạn bè.. Tất cả những điều
này đã để lại dấu vết sâu sắc và phản ánh đầy đủ trong việc hình thành tính cách và ý
thức học tập rèn luyện của HS.
Trong các buổi họp PHHS đầu năm với vai trò là GVCN tôi đã nêu ra việc cần
phải phối hợp công tác giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục HS.
Về sự tham gia của phụ huynh vào công tác của nhà trường về mối quan hệ tương hỗ
giữa GV và PHHS và các hình thức quan hệ giữa GVCN và gia đình học sinh, trong
đó tôi đã nêu ra các vấn đề sau:
- Nhiệm vụ của nhà trường và gia đình trong việc giáo dục HS.
- Hệ thống công tác của nhà trường, của người GVCN với gia đình.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 33
- Xây dựng các bài giảng cho phụ huynh (bài nói chuyện của các nhà giáo dục
bằng powerpoint), các phụ huynh trao đổi thảo luận một vấn đề nhằm tìm ra các giải
pháp tối ưu cho việc giáo dục HS. Giới thiệu sách, báo để phụ huynh cùng tìm đọc.
- Các hình thức liên hệ giữa GVCN và gia đình như: Qua mạng internet lớp đã
xây dựng một trang wep của lớp với mục đích
Tổ chức các cuộc trao đổi giũa PHHS và GVCN, giữa hội cha mẹ HS
Thăm gia đình HS
Mời cha mẹ HS đến trường để trao đổi
- Tổ chức công tác của Ban chấp hành Hội phụ huynh lớp.
- Thông báo hàng ngày đến PHHS thông qua tin nhắn của phần mềm viêtteo
về sự chuyên cần học tập của HS.
* Để làm được điều này, GVCN cần phải nắm được kế hoạch của nhà trường và từ
đó GVCN cần có kế hoạch riêng trong công tác với PHHS. Tôi tin rằng với lòng
nhiệt huyết, sự năng động cùng với các biện pháp đã nêu trên sẽ giúp cho người
GVCN nắm được các kỹ năng, kĩ xảo làm công tác với PHHS.
IV/. KẾT LUẬN
Trong những năm làm công tác chủ nhiệm với lòng nhiệt huyết hăng say, tận tâm
trong công việc, sự năng động của tuổi trẻ, niềm thương mến HS vô tận, quyết tâm
giúp đỡ các em vượt qua khó khăn trong học tập. Tôi đã thu được nhiều kết quả khả
quan. Nhiều HS đã không còn học lực yếu kém, lấy lại niềm tin trong học tập và
luôn có ý thức vươn lên. Một số HS lười biếng, hay cúp tiết bỏ học, hay ỷ lại nay đã
trở thành những HS ngoan và đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Kết quả các năm tôi đã công tác chủ nhiệm
- Năm 2007-2008 lớp 10A13 có thành tích học tập đứng đầu trong khối 10
ban CB với 2 HS giỏi và 17 HS tiên tiến, 100% HS được lên lớp
- Năm 2008-2009 lớp 10A1 với thành tích học tập đạt: 10 HS giỏi, 23 HS
khá, 41 HS có HK tốt, 3 HS có HK khá, 1 HS trung bình. 100% HS lên
lớp
Giải nhất đá banh khối 10
Giải nhất báo tường chào mừng 20/11
Lớp được chọn xây dựng câu lạc bộ xanh của trường THPT Trị An
- Năm 2009-2010 lớp 11A1 với thành tích học tập đạt: 9 HS giỏi, 32 HS
tiên tiến, 4 HS trung bình, đứng đầu khối 11 về thành tích học tập
- Giải nhất đá banh toàn khối 11
Nhiều HS được chọn tham gia công diễn văn nghệ chào mừng ngày 20-11,
kỉ niệm ngày thành lập trường
- Tham gia an toàn giao thông
- Tham gia cuôc thi DS/SKSS VTN năm 2010
Điều quan trọng là các HS trong tập thể lớp đã thể hiện được
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 34
- Tính đoàn kết và hợp tác
- Tính tôn trọng và yêu thương
- Tính kỉ luât trong tổ chức
- Tính vượt khó trong học tập
- Tính trung thực
- Tính sáng tạo
- Tinh thần trách nhiệm và niềm mơ ước hoài bảo
Các bậc phụ huynh yên tâm và tin tưởng vào nền giáo dục quốc gia, tin tưởng vào
nhà trường, họ tích cực, hết lòng giúp đỡ, dóng góp ý kiến, đề ra các biện pháp tích
cực cùng với nhà trường chung tay giáo dục con em mình trở thành con ngoan trò
giỏi
Bài viết được thực hiện trong khoảng thời gian rất ngắn, chắc chắn có nhiều
điều cần bổ xung, điều chỉnh, rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Hội đồng
xét duyệt SKKN cùng các đồng nghiệp.
Xin trân trọng cám ơn Hội đồng và các bạn đồng nghiệp đã dành thời gian để
đọc bài viết này của tôi!
Trị an, ngày 25 tháng 5 năm 2012
Người viết
Hồ Anh Dũng
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Wedsite :
2. Giáo trình giáo dục học phổ thông – Lưu hành nội bộ - TS Trần Thị Hương (chủ
biên)
3. Tôi tài giỏi, bạn cũng thế - ADAM KHOO – dịch giả: Trần Đăng Khoa, Uông
Xuân Vy – Nhà xb Phụ Nữ - 2011
4. Con Cái Chúng Ta Đều Giỏi - ADAM KHOO – dịch giả: Trần Đăng Khoa, Uông
Xuân Vy – Nhà xb Phụ Nữ - 2011
5. Công Tác Giáo Dục Ở Trường Phổ Thông - PTS. Nguyễn Đình Chỉnh – nhà xb
Giáo Dục 1980
6. Chương trình tập về công tác chủ nhiệm năm 2011 của Sở GD&ĐT Đồng Nai
7. Giao tiếp sư phạm – Hà Nội 1995 - PTS. Hoàng Anh – PTS. Vũ Kim Thanh
8. Giáo dục học đại cương II - Hà Nội 1996 - GS. Đặng Vũ Hoạt.
9. Thực hành về giáo dục học - Hà Nội 1995 - PTS. Nguyễn Đình Chỉnh.
10. Điều lệ trường trung học - Bộ GD & ĐT.
11. Thông tư 23/29 v/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh THPT - Bộ GD & ĐT.
12. Luật GD 2005 - Bộ GD & ĐT.
13. Pháp lệnh cán bộ công chức - Bộ GD & ĐT.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 36
MỤC LỤC
trang
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II/. THỰC TRẠNG 2
1/. Thuận lợi 2
2/. Khó khăn 3
III/. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 4
1/. GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM CÔNG TÁC GIÁO
DỤC HỌC SINH HỌC YẾU, KÉM 4
1.1/. NGHIÊN CỨU TÂM LÍ-GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HS YẾU, KÉM 4
1.2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 10
1.2.1. Tạo niềm tin đối với HS. 10
1.2.1.1. Chuyển hóa ý nghĩ tiêu cực thành ý nghĩa tích cực. 10
1.2.1.2. Mười bước thành công trong học tập 15
1.2.2. HS mất căn bản ở lớp dưới, vẫn được lên lớp. 20
1.3. HS ham chơi game bỏ bê công việc học tập. 21
1.3.1. Thực trạng 21
1.3.2. Biện pháp khắc phục 24
2/. GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM CÔNG TÁC VỚI
GIA ĐÌNH VÀ PHỤ HUYNH HỌC SINH. 30
2.1/. Cơ sở lý luận 30
2.2. Nội dung biện pháp thục hiện 32
IV/. KẾT LUẬN 33
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 1
CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG & QUẢN LÍ LỚP TRONG
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH
HỌC YẾU, KÉM
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM CÔNG TÁC VỚI GIA ĐÌNH VÀ PHỤ
HUYNH HỌC SINH.
******
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong các năm qua, tôi đã nghiên cứu rất nhiều tài liệu, đọc một số sách báo
về các phương pháp học tập hiệu quả và phát triển bản thân trong thanh thiếu niên,
học sinh nhằm giúp các em thành công cả trong học đường lẫn cuộc sống. Nhờ thế
mà tôi có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều học sinh với những thái độ và cách hành xử
khác nhau.
Một số em sống lạc quan, tự tin và đầy quyết tâm trong học tập nên đạt những
thành tích tốt về các mặt trong học tập, thể thao, văn nghệ. Trong khi đó, có những
em hoàn toàn dửng dưng với việc học, luôn sống trong tâm trạng sợ hãi, có thái độ
tiêu cực, nổi loạn và không màng đến
tương lai. Từ những điều mắt thấy tai
nghe hàng ngày, trong tôi luôn trăn
trở một câu hỏi lớn, sao lại có sự khác
biệt to lớn đến như thế. Có phải đó là
những tính cách khác nhau được hình
thành từ lúc cha sinh mẹ đẻ? Hay so
tác động của bạn bè xung quanh? Vì
những ngôi trường khác nhau mà các
em đang học? Do ảnh hưởng của thầy
cô trong trường? Hay chỉ đơn giản là
do chế độ dinh dưỡng hàng ngày của
các em? Hoặc rộng hơn, do hoàn cảnh
kinh tế xã hội?...
Mặc dù tất cả các yếu tố trên
đều ít nhiều ảnh hưởng đến mỗi cá
nhân trong một chừng mực nào đó, tôi
phát hiện ra rằng, yếu tố lớn nhất và
quan trọng nhất hình thành thái độ,
hành vi, và do đó tương lai của một
đứa trẻ chính là cách dạy dỗ của cha
mẹ đối với con cái, do ý thức của HS,
phương pháp giáo dục và lòng nhiệt tình của các giáo viên bộ môn cũng như GVCN.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 2
Tôi cũng khám phá ra rằng, nếu cha mẹ có cách nghĩ tích cực và dành thời gian để
bảo ban, trò chuyện và nâng đỡ con em thì chúng sẽ tin tưởng vào bản thân hơn, có
động lực mạnh mẽ hơn và thành công hơn. Điều này cũng đúng với những HS sinh
trưởng trong gia đình nghèo, học ở “trường làng”, và thậm chí kể cả khi sống trong
một môi trường không tốt. Thêm một phát hiện nữa, những đứa trẻ có nhiều biến
chuyển tích cực nhất và thành công nhất sau các khóa đào tạo đều là con của những
người cha người mẹ thật sự cảm thông và tích cực hỗ trợ con cái trên con đường học
tập.
Quá trình tìm tòi để giải đáp cho nỗi băn khoăn trên là lý do để tôi viết đề tài “Các
Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Trong Công Tác Chủ Nhiệm”. trong đề tài này
tôi xin trình bày hai nội dung chính sau đây
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH HỌC
YẾU, KÉM
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM CÔNG TÁC VỚI GIA ĐÌNH VÀ PHỤ
HUYNH HỌC SINH.
Đối tượng mà tôi muốn trao đổi, trò chuyện, tranh luận và cuối cùng truyền đi cảm
hứng cho một sự thay đổi lớn chính là các bậc cha mẹ hết lòng quan tâm đến con cái,
là các em học sinh và các đồng nghiệp. Đó là niềm tự hào chính đáng của người làm
cha mẹ có những đứa con khỏe mạnh, vui tươi, lanh lợi, thành công trong trường học
và mai này sẽ thành công trong bất cứ cương vị xã hội hay nghề nghiệp nào mà
chúng lựa chọn, là sản phẩm của người thầy qua bao năm miệt mài đèn sách vì sự
nghiệp trồng người.
II/. THỰC TRẠNG
1/. Thuận lợi
Làm GVCN ai cũng đã từng gặp phải trong lớp mình có những HS cá biệt
như: Học lực yếu, hay cùng trốn tiết, trốn học, ngủ trong giờ học, vô lễ với GV…
tóm lại những HS này không có niềm tin và động lực để học tập…khi GVCN mời
PHHS thì PH cũng bó tay, than phiền nhờ thầy cô giúp đỡ….
Phấn đấu để đạt được kết quả học tập cao cho tất cả học sinh trong các điều kiện của
nền giáo dục THPT là nhiệm vụ phức tạp và rất quan trọng. nhưng kinh nghiệm của
các trường và của các giáo viên giàu kinh nghiệm đã khẳng định rằng, nhiệm vụ này
có thể hoàn toàn thực hiện được. Nhiều trường phổ thông và nhiều giáo viên không
có một học sinh lưu ban nào trong quá trình nhiều năm công tác.
Cuộc đấu tranh vì chất lượng kiến thức cao, việc ngăn ngừa tình trạng học
kém và lưu ban là một vấn đề giáo dục quam trọng nhất đòi hỏi không chỉ áp dụng
các phương pháp dạy học hợp lí nhất và hoàn thiện quá trình học tập, mà nó còn có
liên quan điến việc hình thành đạo đức của học sinh đang thường xuyên phát triển,
đến việc giáo dục các phẩm chất đạo đức như lòng tôn trọng nghĩa vụ, tinh thần
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 3
trách nhiệm, tính tổ chức, sự cần mẫn, sự bền bỉ và ý thức tập thể …Vì thế nên kết
quả học tập của học sinh không chỉ phụ thuộc vào hoạt động dạy học của các giáo
viên bộ môn mà ở một mức độ đáng kể còn phụ thuộc vào công tác giáo dục khéo
léo và có mục đích của giào viên chủ nhiệm và vào mối quan hệ của họ với gia đình
học sinh. Vì vậy trong
công tác chủ nhiệm
người giáo viên cần
chuẩn bị cho mình những
kiến thức, kỉ năng, kỉ xảo
cần thiết cho công tác
với học sinh yếu, kém.
Cần phải chỉ ra
rằng, rất đáng tiếc là
trong sách báo sư phạm
hiện nay có rất ít công
trình đề cập một cách
đặc biết đến đề tài này,
đặc biệt ít có tài liệu nói
cụ thể về công tác giáo
dục với hoc sinh học
kém.
2/. Khó khăn
Một điều khó
khăng lớn là đối tượng
HS nghiên cứu có địa
bàn phân bố rộng, có
những gia đình HS ở
cách xa trường vài chục
cây số, dường đến trường
lầy lội, không có điện
thoại liên lạc, khinh tế
gia đình khó khăn…..Khả năng nhận thức tư duy của các em không đồng đều và
thường không ổn định, sở thích nhu cầu có nhiều khác biệt, động cơ học tập và hứng
thú cũng khác biệt nhau rất nhiều, số lượng HS trong một lớp đông.
Tuy nhiên động lực lớn nhất đối với mỗi giáo viên chúng tôi là được sự động
viên an ủi, tin tưởng của nhà trường, của các đồng nghiệp, PHHS và các cấp chính
quyền địa phương.
Vì vậy với những kinh nghiệm trong nhiều năm công tác chủ nhiệm tôi xin
trình bày một số các biện pháp mà tôi đã thực hiện trong những năm qua và mang lại
nhiều khả quan.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 4
III/. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1/. GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC
SINH HỌC YẾU, KÉM
1.1/. NGHIÊN CỨU TÂM LÍ-GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HS YẾU, KÉM
Qua khảo sát tìm hiểu đối nhiều HS của nhiều thế hệ mà tôi đà công tác giảng
dạy và làm chủ nhiệm thì nhiều HS cho rằng có rất nhiều vấn đề khó khăn khiến họ
gặp thất bại trong học tập. Và họ nghĩ các HS giỏi không bao giờ gặp phải những
vấn đề như thế. Một kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các HS đều có chung 16
vấn đề khó khăn phổ biến sau đây.
16 vấn đề khó khăn thường gặp
của các HS
Trí nhớ kém
Thích trì hoãn công việc
Lười biếng
Nghiện trò chơi điện tử, xem
tivi, internet
Gặp khó khăn trong việc hiểu
bài giảng
Dễ dàng bị sao lãng
Khả năng tập trung ngắn hạn
Mơ màng trong lớp học
Sợ thi cử
Hay phạm lỗi do bất cẩn
Chịu áp lực từ gia đình
Có quá nhiều thứ để học và quá
ít thời gian
Không có động lực học
Dễ dàng bỏ cuộc
Thầy cô dạy không lôi cuốn
Không có hứng thú đối với
môn học
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 5
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH ĐẦU NĂM
1. Họ tên học sinh: …………………………………………Nam/ Nữ:………….…
2. Ngày tháng năm sinh:……………… Nơi sinh:…………………………………..
3. Quê quán:……………………………………………………………..…………..
4. Dân tộc:…………………………………….Tôn giáo:………….…….………….
5. Đoàn viên/Đội viên:………………………Ngày vào Đoàn:……….…….………
6. Chỗ ở hiện nay (Số nhà, tổ, ấp/khu phố, xã/ thị trấn, huyện, tỉnh):………………
…………………………………………………………………………….…………
7. Địa chỉ, số điện thoại nơi ở trọ (nếu có):…………………………………………
……………………………………………………………………………….………
8. Phương tiện đi học:………………………………………………………………
9. Kết quả học tập năm trước: + Học tập:……………………..+ Hạnh kiểm:……..
+ Các môn học tốt nhất:……………………………………………………………
+ Môn học chưa tốt:………………………………………………………………..
10. Chức vụ đã làm những năm học trước:…………………………………………
11. Năng lực, sở trường của bản thân:………………………………………………
………………………………………………………………………………………
12. Sở thích cá nhân:……………………………………………………………..…
………………………………………………………………………………………
13. Ước mơ nghề nghiệp:……………………………………………………………
14. Khó khăn của bản thân hiện nay:…………………………………………..……
……………………………………………………………………………….………
15.Tự đánh giá hạn chế của bản thân:…………………………………….…………
…………………………………………………………………………….…………
16. Người bạn thân nhất (Họ tên, học lớp nào, trường nào/đang làm gì, số điện
thoại):…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
17. Họ tên cha:………………………… Năm sinh:………. Nghề nghiệp:…………
18. Họ tên mẹ:………………………….Năm sinh:………..Nghề nghiệp:…….…...
19. Địa chỉ, số điện thoại liên lạc với PHHS:………………………………..………
………………………………………………………………………………..………
20. Họ tên, nghề nghiệp, số điện thoại của anh, chị, em ruột:………….……………
………………………………………………………………………….……………
……………………………………………………………………….………………
21. Thuộc diện con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình CCCM:………………
22. Gia đình thuộc diện đói, nghèo, cận nghèo:…………………………………..…
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 6
Nội dung tìm hiểu HS
Nội dung nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu
NHỮNG HIỂU BIẾTCHUNG VỀ HỌC SINH
Lớp
Họ và tên:……………………..
Ngày thánh năm sinh…………
Kết quả học tập qua từng năm học (có
lưu bang hay không lớp mấy)
Nghiên cứu sổ sách kết quả học tập của
các em trong những năm trước đây
PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
Tính hình sức khỏe của HS: chiều
cao…., cân nặng…..
Có bệnh tật, chấn thương gì ảnh hưởng
đến quá trình học tập. Sự mệt mỏi
Quan sát tọa đàm, nghiên cứu tài liệu y
tế
GIA ĐÌNH HỌC SINH
Thành phần gia đính, sức khỏe cha mẹ.
điều kiện sống về vật chất, công việc
của cha mẹ. Quan hệ qua lại giữa các
thành viên tronh gia đình. Mối quan hệ
của các thành viên trong gia đình đối
vối HS đó. Điều kiện giáo dục, chế độ
khen thưởng, kỉ luật, thời gian biểu cho
HS. Nghĩa vụ lao động của em trong gia
đình.
Quan sát trong trường, ở gia đình, ngoài
giờ học. Tọa đàm với học sinh. Nghiên
cứu các bài viết của HS.
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HS
Trạng thái làm việc của các cơ quan
cảm giác, thính giác, thị giác….
Những hứng thú nhận thức
Tính ham hiểu biết
Đặc điểm của sự cú ý. Tập trung. Phân
phối, di chuyển, khối lượng chú ý
Đặc điểm của trí nhớ, kiểu loại trí nhớ
(thị giác, thính giác, vận động và hỗn
hợp), độ nhanh và độ bền cuả trí nhớ.
Cái gì sẽ được nhất tốt nhất trong số:
con số, sự kiện, từ ngữ, công thức toán
học, sự hồi tưởng như thế nào.
Đặc điểm của tri giác, lĩnh hội và suy
nghĩ.có hiểu được cái chủ yếu trong cái
nhận biết được hay không. Có biết so
sánh và xác định sự giống nhau và khác
Tọa đàm với phụ huynh, nghiên cứu tài
liệu y tế
Tọa đàm với học sinh, quan sát trong và
ngoài giờ học.
Quan sát trong giờ học
Tọa đàm với học sinh
Thực nghiệm chuyên biệt.
Quan sát trong trường, ở gia đình. Nói
chuyện trao đổi với HS, với phụ huynh
về các em. Nghiên cứu tài liệu giáo dục:
bảng nhận xét, các việc làm của HS
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 7
nhau hay không. Kỉ năng phân loại đối
tượng và xây dựng kết luận đơn giản. có
biết thiết lập mối quan hệ nhân quả hay
không.
Kỉ năng lĩnh hôi các tài liệu đã được
lĩnh hội, chọn lựa các ví dụ riêng cho
các quy tắc nghiên cứu. những khó khăn
trong việc nắm vững các tài lệu mới.
Thái độ đối với từng môn học.
Những đặc điểm của ngôn ngữ.
Những thiếu sót trong trong sự hiểu biết
ngôn ngữ( giải thích chỉ dẫn). sự hiểu
biết ngôn ngữ viết, vốn ngôn ngữ, cấu
trúc ngữ pháp của ngôn ngữ, vẽ đẹp xúc
cảm của ngôn ngữ…
Quan sát trong trường, ở gia đình, ngoài
giò học, tọa đàm với học sinh. Nghiên
cứu các bài viết của HS
PHẠM VI CẢM XÚC Ý CHÍ
TÍNH ỨC CHẾ, TÍNH XÚC CẢM VÀ
Tính cân bằng.
Tâm thế trội của HS, khả năng nổ lực ý
chí
Quan sát HS trong giờ học, ngoài giờ
học và qua các hoạt động ngoại khóa
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH
Thực hiện các quy tắc sử sự, HS làm
chủ mình trong các hoạt động học tập,
vui chơi và lao động như thế nào.
Mối quan hệ tương hổ với tập thể
Quan sát HS trong các hoạt động khác
nhau, tọa đàm với các giáo viên. Nghiên
cức tài liệu giáo dục(nhận xét về công
tác sáng tạo của HS).
Việc quan sát phải lâu dài và có hệ thống để sao cho các kết luận rút ra từ các
sự kiện quan sát được không phải là những kết luận tình cờ và hời hợt, chúng phải
phản ánh được những đặc điểm cá nhân đáng kể của HS, cho phép theo dõi em HS
trong sự phát triển của em đó, việc quan sát cần phải sâu sắc, nó bao gồm không chỉ
một sự ghi chép chính xác và đầy đủ các sự kiện và hiện tượng về hành vi của HS
mà còn giải thích đúng đắn các sự kiện và hiện tượng này, vì rằng việc quan sát
không chỉ nhằm mô tả các hành động bên ngoài của HS mà còn phải tìm ra các động
cơ và nguyên nhân của những hành động này. Đây cũng là mục đích cơ bản của sự
quan sát: xuất phát từ những sự kiện bên ngoài của việc quan sát phải vạch ra được
những đặc điểm cá nhân của HS và những đặc điểm đặc thù về nhân cách của em đó.
Hiệu quả của các cuộc trò chuyện phụ thuộc vào sự suy nghĩ kĩ càng về
phương pháp tiến hành chúng, tùy thuộc vào kĩ năng, nghệ thuật và sự lịch thiệp cùa
giáo viên. Các thủ thuật tiến hành phải được cá biệt hóa tối đa và chúng phải nhất
thiết thay đổi tùy theo hoàn cảnh và điều kiện cụ thể , tùy theo cá tính của em học
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 8
sinh cần nghiên cứu. Khi tiến hành các cuộc trò chuyện cần phải lưu ý không chỉ tới
nội dung các câu trả lời của HS, mà cần phải tới cả cách thể hiện bên ngoài của HS
trong khi trả lời, tới tính cách giọng nói và cách diễn đạt ngôn ngữ.
Những cái mà HS đã làm như bài làm văn, bài báo tường, sổ nhật kí, bức
tranh vẽ, hình vẽ, vở HS, các mô hình…sẽ cho ta nhiều điều quý báu nêu lên được
đặc điểm của HS. Tất cả những dạng sáng tạo này của các em sẽ giúp ta tìm ra được
những đặc điểm cá nhân của các em chỉ trong trường hợp nếu như sự phân tích
những sản phẩm này là khách quan, và những cứ liệu thu nhận được sẽ được đối
chiếu với những sự kiện khác nhận được bằng các thủ pháp khác về mặt phương
pháp. Quy tắc này còn có liên quan đến việc sử dụng các bài tập thực nghiệm trong
khi nghiên cứu các quá trình tâm lí riêng biệt của HS.
Một trong những yêu cầu quan trọng đối với công tác nghiên cứu HS học kém
là việc tiến hành ghi chép có hệ thống các sự kiện quan sát trong một cuốn sổ tay
dành riêng cho mục đích này.
Trong quá trình nghiên cứu HS, sổ tay được sử dụng theo một hệ thống nhất
định và có kế hoạch, nó cho phép ta nhìn thấy sự phát triển và vận động của HS, lập
được kế hoạch đúng đắn cho toàn bộ công tác giáo dục và giảng dạy HS.
Khi tìm hiểu các nguyên nhân học kém của em HS này hay em HS khác, giáo
viên cần xác định sơ bộ các cách là công tác cá biệt với em học sinh nhằm khắc phục
sự chậm tiến.
Trong thời gian làm công tác chủ nhiệm khi tiến hành làm công tác cá biệt với
HS kém như trường hợp của HS Nam học lớp 11A1 năm học 2009 - 2010. Trong
những năm trước Nam học kém và em phải thi lại khi lên lớp, trong các giờ học em
không chăm chú. Khi trong lớp tiến hành kiểm tra, em cảm thấy mình không được tự
tin, tất cả sự chú ý của em đều nhằm vào việc làm sao để có thể chép bài của bạn mà
thầy giáo không thấy. Phần lớn các giáo viên bộ môn đều cho rằng HS Nam không
có năng lực mà lại lười biếng. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm khi quan sát tôi
thấy Nam có năng lực bình thường và có sự phát triển chung không phải là kém.
Điều này được thể hiện qua cách nói có văn hóa của em, qua sự hứng thú của em đối
với nghệ thuật và đối với việc đọc sách báo ở thư viện. Nhưng Nam chưa có thái độ
đúng đắn đối với việc học tập, em thiếu các kỹ năng và kỹ xảo lao động độc lập, sự
chú ý có chủ định ở em chưa được phát triển cũng như thiếu một vài phẩm chất cần
thiết cho hoạt động lao động.
Khi đến thăm gia đình Nam, tôi càng tin tưởng vào sự đúng đắn về những kết luận
của mình hơn. Nam là đứa con trai độc nhất nên rất được chiều chuộng trong gia
đình. Cha hoặc mẹ đã làm tất cả, Nam không tự lực làm cái gì cả. Từ những ngày
đầu học tập, cha mẹ đã giúp em trong những khó khăn nhỏ nhặt nhất. Một sự bảo trợ
quá ư tỉ mỉ như vậy đã làm giảm ý chí, năng lực và sáng kiến của em và chẳng bao
lâu em đã không để ý đến việc lúc nào cần phải ngồi chuẩn bị bài vở, vì rằng tất cả
những cái đó đã được mẹ em làm hộ.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 9
Tôi đã phải làm việc nhiều để thay đổi một cách căn bản hệ thống giáo dục
Nam trong gia đình. Trước hết cần phải thuyết phục cha mẹ về sự sai lầm của các
hành động của họ, sau đó cùng với họ xác định các biện pháp giáo dục tiếp tục Nam.
Họ đã xây dựng hệ thống giáo dục cho Nam những thói quen, kỹ năng, động cơ và
tình cảm cần thiết cho việc học tập. Ví dụ, tôi và cha mẹ
đã đòi hỏi Nam phải hoàn toàn tự lực thực hiện tốt các
bài tập về nhà. Khi bài có thiếu sót nhỏ, hoặc làm cẩu
thả, hoặc chưa hoàn thiện, họ động viên em phải làm lại
hoặc sửa đúng. Mỗi một bài làm tốt đều được thưởng, và
điều này gây cho em lòng tin tưởng vào sức lực của mình
và tạo ra cảm xúc tốt. Việc tổ chức các bài tập bổ sung
nằm mục đích dạy cho em các học đã có ảnh hưởng lớn
lao đến việc hành thành các kỹ năng, kỹ xảo, đến việc
giáo dục nhiều phẩm chất cần thiết để học tập tốt. Kết
quả của công việc rất tinh tế, bền bỉ và hết sức chú ý của
tôi và của gia đình đã làm cho em Nam có được sự hào
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 10
hứng học tập và thích thú lao động nói chung và kết quả học tập về các bộ môn đã
được nâng lên một cách rõ rệt.
Từ kết quả của nhiều công trình nghiên cứu, tôi đã đi đến kết luận rằng, công
tác với học sinh kém đòi hỏi mỗi thầy giáo, giáo viên chủ nhiệm phải có nghệ thuật
sư phạm và trong mỗi trường hợp cụ thể phải biết cách đi đến học sinh để giúp các
em học tập tốt hơn và góp phần phát triển những tính cách tốt cần thiết cho cuộc
sống và lao động. Kết quả của công tác cá biệt với học sinh học kém tùy thuộc vào
việc sử dụng khéo léo sức mạnh giáo dục của tập thể, của tổ chức đoàn và đội, của
phụ huynh và giáo viên.
1.2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1.2.1. Tạo niềm tin đối với HS.
1.2.1.1. Chuyển hóa ý nghĩ tiêu cực thành ý nghĩa tích cực.
Đối với những HS yếu, kém khi làm bài kiểm tra hay bài tập bị điểm kém thì
luôn có nhiều lý do biện hộ cho điểm kém đó, đại loại như sau:
- Khi giáo viên hỏi: Vì sao em không học bài cũ ở nhà?
- Thì câu trả lời của HS như sau:
+ Em có học bài ở nhà nhưng khi thầy đặt câu hỏi, em quên nên không trả lời được.
+ Em có học bài ở nhà nhưng câu hỏi của thầy không nằm trong phần nội dung em
học, nên em không trả lời được.
+ Em có học bài ở nhà nhưng thầy, cô nêu câu hỏi khó nên em không trả lời được…
- GVCN hỏi: Vì sao em không làm bài tập về nhà ở SGK?
- HS trả lời:
+ Bài tập ở SGK khó, em làm không được.
+ Ở nhà em có làm nhưng khi lên bảng em quên công thức nên không làm được.
+ Thầy dạy em không hiểu nên không làm được bài tập ở nhà…
- GVCN hỏi: Vì sao em không thích học môn Toán?
- HS trả lời:
+ Môn toán khó, em không làm được nên em ghét nó.
+ Con ghét thầy toán, giọng thầy giảng khó nghe, khi lên bảng thầy toàn tra những
bài tập khó…
+ Em không biết học toán để làm gì? Nó chẳng liên quan gì đến cuộc sống của em.
+ Em không biết gì về môn Toán cả, nhìn vào em rối tung rối mù lên em chẳng biết
gì cả, em ghét nó, học chỉ mất thời gian thôi.
- Khi phụ huynh hỏi vì sao con bị điểm kiểm tra bài miệng kém, hoặc điểm kiểm tra
bài 45 phút kém.
- Học sinh trả lời:
+ Thầy giảng bài con không hiểu nên con trả lời không được, giọng thầy nói khó
nghe.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 11
+ Con có học bài nhưng do thầy ghét con nên nêu câu hỏi khó, con không trả lời
được…
- Phụ huynh thế còn bài kiểm tra 45 phút bị điểm kém.
+ HS: Con có ôn bài nhưng đề thầy ra khó nên con không làm được…
* HS sẽ tìm ra hàng trăm lí do để biện hộ cho các điểm kém của mình khi GVCN
hay PH hỏi đến.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 12
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 13
* Vậy làm sao để tạo cho các
em một niềm tin trong học
tập, để làm được điều đó, thì
người GVCN hay PH phải
chuyển hóa những ý nghĩ tiêu
cực của HS song ý nghĩa tích
cực như:
- Em đã làm bài tập xong
chưa, thầy biết thầy bộ môn
đã cho em nhiều bài tập; mới
đầu em làm sẽ gặp nhiều khó
khăn, nhưng nhiều lần, quen
dần em sẽ làm tốt hơn và
nhanh hơn, thầy tin nếu cố
gắng em sẽ làm được…
- “Thầy toàn ra đề bài kiểm
tra cực khó”.
- GVCN: Thầy đồng ý là bài
kiểm tra thầy bộ môn ra khá
phức tạp vì đó là để cho tất cả
những câu hỏi trong kỳ thi học kỳ sẽ dễ dàng hơn đối với em.
- “Em ghét thầy toán, thầy cứ đặt câu hỏi khó cho em”.
- GVCN: Thầy biết là em không ưa thầy toán vì thầy đưa ra nhiều bài tập và câu hỏi
khó cho em. Rất có thể đó là vì thầy nghĩ em có tiềm năng học tốt và tiến bộ nhanh
hơn một số bạn khác.
Hay khi phụ huynh hỏi vì sao điểm môn Toán còn kém. HS “ Học Toán để làm gì?
Nó chẳng liên quan gì đến cuộc sống của con.”, “ Bố đồng ý là đa số những công
thức toán học thì không hữu ích lắm. Bên cạnh đó việc học môn toán sẽ giúp não bộ
được rèn luyện để trở nên nhạy bén hơn và thông minh hơn, giúp con giải quyết
được vấn đề trong cuộc sống”.
- “Học với hành, chỉ phí thời gian.”, “Bố đồng ý là việc học phí thời gian nếu con
không biết tại sao con phải học, hay nếu con học chỉ vì bố mẹ. Đồng thời, nếu con
đạt được mục tiêu vươn tới thành công, việc học sẽ mang lại cơ hội giúp con có
được những gì con muốn”.
- “Việc học thật nhàm chán”. “Bố đồng ý và việc học nhàm chán và đó là lí do tại
sao chúng ta phải tìm cách làm việc học trở nên vui vẻ và thú vị”.
* Thừa nhận ý kiến của các em là tiêu đề cho bước chuyển hóa ý nghĩa tích cực. Khi
chúng ta công nhận quan điểm của con cái, chúng sẽ ở trong tâm thế thoải mái và để
chấp nhận đề nghị của chúng ta hơn.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 14
* Tôi hy vọng phương pháp chuyển hóa ý nghĩa tích cực là một công cụ hiệu quả mà
mỗi giáo viên hay phụ huynh chúng ta vận dụng để tác động một cách tích cực đến
suy nghĩ của HS hay con cái của chúng ta.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 15
1.2.1.2. Mười bước thành công trong học tập
Bước 1: Niềm tin tích cực
Điểm gặp gỡ đầu tiên của tất cả học sinh xuất
sắc là chúng có một cơ sở niềm tin tích cực. Chúng tin
rằng chúng có thể và xứng đáng đạt được điểm tuyệt
đối. niềm tin tích cực truyền cảm hứng mạnh mẽ cho
chúng trong học tập. Nếu giả sử chúng có sơ xuất hay
không đạt được những gì đề ra, chúng không bỏ cuộc
mà trái lại sẽ học hỏi từ sai lầm của mình và làm lại
cho đến khi thành công.
Bước 2: Đề ra mục tiêu phấn đấu cụ thể, rõ ràng
Yếu tố thứ hai phân biệt những học sinh giỏi
này với những em còn lại là chúng hướng đến các
mục tiêu cụ thể, rõ ràng và trên tất cả, chúng biết
Niềm tin tích cực
Đặt mục tiêu cụ thể rõ ràng
Quản lý thời gian tốt
Đọc
Nhanh
Lọc ra
thông tin
chính
Ghi chú bằng
cả não bộ
Kỹ thuật
ghi nhớ
Ôn bài
Kỹ năng thi
Ứng dụng lý
thuyết vào làm bài
tập
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 16
mình muốn gì trong cuộc sống. Các mục tiêu trong tương lai của chúng mang lại cho
chúng nguồng động lực lớn thúc đẩy bản thân chúng có tinh thần và thái độ học tập
chăm chỉ, trong khi những em khác bị phân tán vào những việc khác ngoài chuyện
học tập. Chúng đặt ra những mốc cụ thể như đạt toàn điểm 10 trong kỳ thi và làm
hết sức mình để đạt được điều đó. Chúng coi điểm số cao như một phương tiện giúp
mình đạt được mong muốn trong cuộc sống.
Trong khi đó, những học sinh trung bình dễ dàng bị phân tâm và thiếu hẳn
động lực vươn lên, đơn giản vì chúng không có hướng đi cụ thể trong cuộc sống.
Chúng không biết rằng mình học để làm gì. Đa số những em này học vì bị cha mẹ và
thầy cô ép buộc phải học. Trả lời cho câu hỏi chúng muốn đạt kết quả như thế nào,
chúng thường đáp rằng “Tôi không biết”, “Điều đó phụ thuộc vào mức độ khó của
bài thi” hay “Tôi chỉ hy vọng mình thi đậu”.
Bước 3: Quản lý thời gian
Bước cần thiết tiếp theo là mà một học sinh
“Điểm 10” thực hiện tốt là biết cách ưu tiên cho
những việc quan trọng và quản lý thời gian tốt để
hoàn thành những nhiệm vụ đề ra. Nếu không nắm
được kỹ năng quản lý thời gian, chúng sẽ bối rối
không biết cách phân bổ thời gian cho những yêu cầu
trong học tập, hoạt động ngoại khóa, gia đình và giải
trí. Chúng sẽ thường rơi vào trạng thái hoang mang không biết phải làm cái gì trước
cái gì sau, hoặc để nước đến chân mới nhảy. Câu cửa miệng của những em này
thường là “Mình sẽ làm việc đó khi có thời gian” hay “Thôi cứ để đến mai hẵng
hay”.
Bước 4: Đọc nhanh
Điều đầu tiên mà học sinh cần lên kế hoạch phải làm là đọc sách giáo khoa và
các tài liệu tham khảo khác. Các em cần luyện kỹ năng đọc nhanh, rút ngắn thời gian
đọc sách và đọc hiệu quả hơn.
a/. Đọc phần tóm tắt trước
Với việc đọc phần tóm tắc trước, HS có một
khái niệm rõ ràng hơn, một cái nhìn tổng quan về các
ý chính và các đơn vị kiến thức. Sau đó, khi đọc vào
nội dung chi tiết, các em có thể lĩnh hội và nắm bài
được tốt hơn.
b/. Đọc câu hỏi trước
Các em cần đọc câu hỏi trước khi đọc nội dung.
Khi biết câu hỏi trước HS có mục tiêu rõ ràng hơn khi
đọc sách và có khái niệm sơ bộ về những thông tin
chính cần nắm. Cách thức này sẽ gia tăng khả năng
hiểu bài của người đọc lên đáng kể.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 17
c/. Đọc với cây bút dẫn đường
Đọc sách với cây bút dẫn đường cho ánh mắt người đọc qua từng dòng chữ,
điều đó sẽ hiệu quả hơn trong việc nắm các ý chính.
d/. Đọc một lúc từng cụm 5-7 từ
Mắt người có khả năng đọc được 5-7 từ trong một lúc. Làm cách này HS có
thể đọc sách với tốc độ tăng từ 5-7 lần (khoảng 1500 từ/ phút). Giúp cho việc học
của các em có hiệu quả hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian.
Bước 5: Lọc ra thông tinh chính
Khi đọc sách chúng ta không cần phải nhớ tất
cả các từ có trong bài, điều quan trọng là các em cần
xác định và thu tập những từ khóa có trong một đoạn
văn. Chỉ có khoảng 20% từ khóa chứa đựng thông tin
cần thiết để đạt điểm 10, nhờ vậy thời gian học và ôn
bài giảm xuống đáng kể.
Bước 6: Ghi chú bằng cả não bộ
Chúng ta dùng cả não bộ vào việc sắp xếp các
từ khóa và thông tin vào bảng ghi chú để ôn bài và ghi
nhớ nhanh chóng. Bằng việc sử dụng cách ghi chú: sơ
đồ tư duy, đồ thị phát triển, sơ đồ khái niện, bảng tóm
tắt chương….
Bước 7: Kĩ thuật ghi nhớ
Để ghi nhớ tốt bài học hoặc các công thức một cách chính xác, đầy đủ và lâu
dài thì cần gắn các bài học hay các công thức bằng các câu chuyện, bài thơ, hay kí
hiệu hay hình ảnh minh họa hay một cái tên viết tắc nào đó…
VD: Khi HS ghi nhớ các kí hiệu hóa học trong dãy hoạt động điện hóa gồm
các kí tự: K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, N, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au
Để nhớ được dãy hoạt động này một cách chính xác và đầy đủ rất khó vì vậy HS nhớ
bằng cách gán các nguyên tố trên tương ứng với các từ có vần điệu như sau:
Khi Nào Cần May Áo giáp(Zn) sắt (Fe) Nhìn Sang Phố Huế CỬa Hàng Á Phi Âu.
VD: công thức tính chu kì và tần số của con lắc lò xo được tính2 m
T k
và1
2
k
f m
việc nhớ hai công thức này các em hay nhầm lẫn là m/k
hay k/m. Để ghi nhớ chính xác thì HS nhớ chu kì gắn với chuột Micky nghĩ là m/k
Bược 8: Ứng dụng kiến thức lí thuyết để giải các bài tập, câu hỏi
Hiếm khi nào những câu hỏi và đề thi ra giống hệt trong sách hoặc chỉ cần bê
nguyên si những kiến thức trong bài học vào làm là đạt điểm 10. Vì thế những HS
học vẹt chẳng mấy khi đạt điểm tuyệt đối. Chúng ta cũng biết rằng mỗi đơn vị kiến
thức có một số dạng câu hỏi và bài tập nhất định. Các em phải là quen với tất cả các
dạng câu hỏi và bài tập có thể ra thi (từ các đề thi cũ) và các bước để đưa câu trả lời
tốt nhất có thể.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 18
Bước 9: Ôn bài
Các nghiên cứu khoa học cho thấy não bộ con người có khuynh hướng quên
đi 80% những gì được học trong vòng 24 giờ. Vì vậy ông bà ta thường có câu “văn
ôn võ luyện” nghĩa là chúng ta phải ôn luyện thường xuyên nhưng việc ôn luyện
phải có phương pháp (bằng các bảng tóm tắc và sơ đồ như hướng dẫn bước 7), chứ
không phải đợi đến ngày mai thi thì hôm nay mới mang vở ra ôn thì quá muộn rồi.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 19
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 20
Bước 10: Kĩ năng thi
Những HS học hành hiệu quả biết cách thư giãn trước giờ thi (vì bộ não chúng
ta cũng cần nghĩ ngơi khi đó khả năng tư duy và tái hiện được tốt hơn).
Khi làm bài thi chúng ta cần đọc kĩ đề thi, gạch chân những từ khóa quan
trọng của câu hỏi, biết cách trình bày bài ngắn gọn, xúc tích và quản lí thời gian
hiệu quả để hoàn thành bài thi tốt nhất.
1.2.2. HS mất căn bản ở lớp dưới, vẫn được lên lớp.
Tôi xin nêu ra một trường hợp của HS An.
Học sinh An được chuyển từ Trường THPT Hùng Vương TPHCM về trường
THPT Trị An học lớp 11A1, em luôn ở
trạng thái không muốn học, đối với nhiều
môn học em không làm bài tập về nhà và
bị điểm kém. Bằng nhiều lí do khác nhau
em thường hay nghỉ học, trốn học, cúp
tiết có thái độ không tốt đối với giáo
viên.
Qua tìm hiểu nguyên nhân thì tôi
được biết ở lớp 9 em vẫn học tốt nhưng
khi vào đầu HK I của lớp 10 An bị ốm
một thời gian dài nên An đã không tự
mình lấp được lỗ hỏng và giáo viên buộc
lòng phải để em học lại 1 năm.
Năm học sau, khi đến lớp An đã
không phải là một học sinh ngoan ngoãn
và ham hiểu biết như trước nữa: Em vi
phạm kỉ luật, có thái độ thô lỗ với bạn bè,
vô lễ với giáo viên, bỏ giờ bỏ lớp không
có lí do chính đáng. Ngay từ những ngày đầu năm học, các giáo viên đã bỏ qua điều
chủ yếu mà đáng ra phải yêu cầu em thực hiện là: lấp lỗ hỏng trong kiến thức của
năm trước. rất ngượng ngạo họ đã cho em lên lớp 11. Những lỗ hỏng trong kiến thức
càng bộc lộ rõ. Khi nhận được những điểm kém thoạt đầu chủ yếu là môn toán, cô
gái giàu lòng tự ái này dần dần đã lơ là các môn học khác. Những thất bại trong học
tập đã làm em không tin vào sức lực của mình nữa. Khi được gọi lên bảng, em
thường tuyên bố với giáo viên “em không biết gì hết”.
Với vai trò GVCN tôi đã lập một kế hoạch cùng kết hợp với giáo viên bộ môn
xây dựng một hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, các bài tập căn bản cùng hệ thống
các công thức, đồng thời các GV bộ môn đã tận tình hướng dẫn cho em ôn tập lại
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 21
các kiến thức và giải bài tập vào các buổi học phụ đạo ở trường. Ở nhà cha mẹ cũng
nổ lực để hướng dẫn động viên giúp em học tập để lấy lại căn bản.
Cùng với sự nổ lực của nhà trường, gia đình và chính bản thân HS nên dần dần các
lỗ hỏng trong kiến thức của em đã được lấp dần, giúp cho em lấy lại được niền tin
vào khả năng của mình. Trong kì I của lớp 12 An đã là một HS khá.
Việc GVCN không là công tác cá biệt ngay từ đầu và việc đưa em từ lớp này
lên lớp khác mà không có những kiến thức và kỉ năng cần thiết đã làm kìm hãm sự
phát triển của HS và gây ra nhiều khó khăn trong công tác dạy học.
Tóm lại, điều quan trọng là phải nghiên cứu và phân tích đầy đủ, kịp thời, đặc
điểm của từng khó khăn trong việc dạy và giáo dục những HS yếu, kém và xây dựng
cho được kế hoạch công tác cá biệt với từng em. Đối với những em này cần tiến
hành công tác cá biệt lâu dài, cần giao cho các em những bài tập riêng.
Trên cơ sở quan sát những hiện tượng tương tự, và công tác làm chủ nhiệm
trong nhiều năm, tôi đã đi đến một kết luận đúng đắn là lòng hăng say học tập
thường bị mất đi trước hết là do những thất bại đầu tiên, do những khó khăn không
khuất phục nỗi trong khi lĩnh hội các môn học. Nếu như người giáo viên không nhận
thấy kịp thời, bỏ qua những thời điểm này, thì những sai sót sẽ tích lũy đến mức độ
trầm trọng, khi đó HS mất niềm tin vào khả năng nắm được môn học khó đối với họ.
Vì vậy cần nghiên cứu kỉ những lỗ hỏng trong kiến thức HS, tạo cho các em niềm tin
vào bản thân và sức lực của mình, giúp các em khắc phục những khó khăn gặp phải.
Trong trường hợp cần phải tiến hành với các em những cuộc tọa đàm nhằm phát
triển lòng ham thích đối với kiến thức, đối với học tập và thu hút các em vào các
nhóm nghiên cứu của các môn học.
1.3. HS ham chơi game bỏ bê công việc học tập.
1.3.1. Thực trạng
Có thể nói một trong những
vấn đề bức xúc và gây đau đầu nhất
hiện nay là hiện tượng nghiện game
trong giới trẻ, trong quá trình công tác
chủ nhiệm tôi đã không ít lần gặp
phải những HS nghiện game bỏ bê
công việc học hành, cúp tiết trốn
học….. Vậy chúng ta phải tìm hiểu vì
sao con trẻ nghiện chơi game.
Dù trò chơi điện từ đã xuất hiện
hơn hai thập kỉ trước, nhưng thế hệ
7X và đầu 8X không có nhiều người trở thành con nghiện.
Thuở ấy chúng ta có thể thả diều, đá bóng hay cùng bạn bè chơi các trò chơi
dân gian như bắn bi, đá dế, chọi trâu, chơi u, nhảy dây, thảy ngáo….các trò chơi đó
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 22
đều có giá trị tinh thần cao và nhìn chung không hội đủ những yếu tố “gây nghiện”.
Vậy thì game hiện đại là như thế nào? Nó có cái gì khiến bọn trẻ say sưa đến thế?
Game tạo ảo giác về việc làm chủ cuộc sống
Với những đòi hỏi ngày càng cao từ trường học, gia đình và xã hội, thiếu niên
ngày càng không khỏi có cảm giác mất đi khả năng làm chủ những gì xảy ra xung
quanh và trong chính bản thân chúng. Chỉ khi ngồi trước màn hình vi tính, chúng
mới có cảm giác dành lại khả năng kiểm soát mọi thứ trên đời. vẫn biết rằng đó chỉ
là thế giới ảo, nhưng những cảm xúc mà chúng có khi say sưa bấm nút hoặc di
chuyển con trỏ là thật, vì các trò chơi ngày nay được các “phù thủy game” thiết kế
sống động như thật, thậm chí đối những bộ óc non nớt thì nó còn thật hơn cả cuộc
sống ngoài kia, vì những nhà thiết kế đã khái quát hóa đời sống, phóng chiếu nó với
một độ rõ nét và sinh động cực lớn. Cuộc sống trong các trò chơi mang lại cảm giác
mạnh, “ rất đã ” khiến đứa trẻ, một khi rời màn hình, chỉ thấy cuộc sống xung quanh
mình tẻ nhạt, đáng chán.
Chẳng phải vậy sao, chỉ cần chạm vào bàn phím, bạn có thể điều khiển nhân
vật trong trò chơi theo ý muốn và trí tưởng tượng của mình. Bạn cũng có thể điều
chỉnh kết quả trò chơi bằng cách lựa chọn hành động một cách thỏa mái. Cảm giác
làm chủ giả tạo này có sức hấp dẫn cực lớn, bạn có thể “sống” trong thế giới tự tạo
ra cho mình, nơi mà bạn có được cây đèn thần của Aladin, bắt thần đèn làm cho
mình bất cứ điều gì. Các trò chơi loại này đánh trúng vào một điểm: con người nói
chung thích cảm giác được làm chủ và cảm giác thấy bất lực nếu mọi việc không
theo ý mình.
Một lí do khác khiến đa số thiếu niên
thích trò chơi điện tử là vì nó mang lại kết quả
tức thì. Chỉ trong một thời gian ngắn và chỉ
một chút cố gắng không thấm vào đâu so với
cuộc sống thật chúng có thể trở thành một
người “quan trọng” hơn, “thành công” hơn và
được nhiều game thủ khác nể sợ hơn. Một
trong những tác hại của trò chơi điện tử mà
nhiều người chưa nhìn ra: nếu nghiện game
trong một thời gian dài, hệ thống thần kinh
của bạn có thể chỉ phản ứng lại với những
phần thưởng tức thì, dễ dãi. Điều này có thể
giúp lí giải tại sao nhà trường và phụ huynh
ngày nay gặp khó khăn trong việc động viên
học sinh học tập; vì khác với trò chơi học tập
là một việc nhọc nhằn, đòi hỏi một quá trình
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 23
phấn đấu và nổ lực dài hơn trước khi đạt được phần thưởng.
Game giúp chúng ta “thoát li” thực tế
Game đặc biệt có sức hấp dẫn với những HS có cảm giác lạc lõng trong một lớp học,
thiếu sự quan tâm yêu thương của cha mẹ hoạc bị bạn bè trong trường bắt nạt, hoặc
trong lớp ít bạn chơi chung, hay các bạn trong lớp hay chọc ghẹo xem thường làm
tổn thương về tinh thần và thể xác đối với HS. Trò chơi trong thế giới ảo, trong khi
đó mang lại cho những HS nạn nhân này cảm giác chúng là người hùng thật sự,
không những không để ai bắt nạt mà còn oai phong “cho đo ván” những nhân vất
“khét tiếng” khác.
Trong cuộc trò chuyện với HS Đoàn Nam Thành một HS mà tôi chủ nhiệm lớp
10A13. HS Thành thú nhận em rất buồn vì không có bạn cùng chơi ở nhà cũng như
ở lớp. Nhà em ở trong rẫy cách xa nhà những bạn khác nên từ nhỏ em cứ ở nhà chơi
một mình và khi lớn lên cũng thế, bố mẹ thường hay đi làm rẫy cả ngày. Khi đến lớp
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 24
các bạn không ai chơi với em và thường hay bị bạn bè trêu đùa, bắt nạt, em rất buồn.
Chỉ khi chìm đắm vào thế giới game với những trò chơi hấp dẫn, biến hóa em mới
có cảm giác tự do tự tại, có thể trở thành người mà em muốn và làm chuyện mà em
thích. Em có thể “giết” bất cứ đối thủ nào nên được các game thủ khác nể sợ. Trong
các tiệm game em có nhiều bạn bè cùng chơi, có nhiều bạn hâm mộ và có thể ra oai,
thể hiện đẳng cấp với các bạn khác, rất nhiều bạn muốn được chơi với em để được
chỉ các tuyệt chiêu...
Ngày càng có nhiều HS như
Thành đi tìm niềm vui và sự khuây
khỏa trong thế giới game, vì chỉ có ở
đó, chúng mới tạo được danh tính
riêng, được đánh giá cao là những điều
mà những HS này không có được trong
gia đình hoặc nhà trường. Một hiện
tượng đáng lo ngại khác là ở một
phương diện nào đó, một số trò chơi
kích thích tính hung hăng thiếu kiểm
soát của trẻ và là tác nhân gián tiếp gây
ra các hành vi bạo lực ở trẻ vị thành
niên.
1.3.2. Biện pháp khắc phục
Để khắc phục các HS thoát khỏi
“nghiện” game thì cần phải tạo cho HS
có nhiều sân chơi, có nhiều bạn cùng
trang lứa cùng luyện tập và trao đổi.
Với vai trò là GVCN tôi cần phối
hợp với đoàn trường, GV dạy bộ môn
TD, cùng gia đình HS để tìm giải pháp
khắc phục. Tôi đưa HS Thành tham gia
vào đội tuyển bóng đá của lớp, vào
những lúc rãnh ngoài giờ học tôi yêu
cầu gia đình đưa em thành ra sân TD
của trường để tập bóng đá cùng các bạn
cùng lớp. Việc làm này giúp em Thành
lấp đầy các khoảng thời gian rãnh rỗi,
giúp cho em có thêm bạn cùng chơi,
cùng trò chuyện, luyện tập, vui chơi
vận động về thể chất và tinh thần, đồng
thời giúp em tiếp cận nhiều với thực tế
hơn và dần đẩy lùi thế giới ảo trong
game. Việc là này cũng giúp gia đình
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 25
và nhà trường kiểm soát được thời gian học tập nà rèn luyện của HS Thành.
Sau hơn hai tháng, dưới sự tích cực của
thầy giáo bộ TD dạy bóng đá, gia đình, các bạn
cùng lớp, cùng khối và sự động viên an ủi từ phía
GVCN, gia đình và giáo viên bộ môn, với sự nổ
lực của bản thân em Thành đã hòa nhập tốt vào
nhóm bạn cùng khối lớp, em đã đều đặn tham gia
tập bóng và tư tưởng “nghiện” game của em đã
được đẩy lùi. Giờ đây hàng ngày Thành có nhiều
việc phải làm ngoài giờ học em phải luyện tập
cho giải đá bóng cấp trường sắp đến, tinh thần
phấn khởi em tập trung nhiều hơn vào việc rèn
luyện và học tập. Kết quả học tập của em từ đó
cũng được cải thiện rõ rệt, mỗi khi đến lớp em có
nhiểu bạn cùng học tập trao đổi về những bài
học, bài toán, những trận đá bóng của cả
đội…..giúp em có nhiều động lực trong học tập. Học kì II của lớp 10 em Thành đặt
mục tiêu phải đạt được HS khá và quyết tâm luyện tập cùng các bạn để được chọn
vào đội tuyển bóng đá khối 11 của trường.
* Việc nghiên cứu các nguyên nhân học kém là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối
với người giáo viên chủ nhiệm. Để giảm nhẹ cho công việc thu thập tài liệu về HS
học yếu, kém chúng ta cần phải có những chương trình đặc biệt. Trong chương trình
này có điểm ra những điều cần biết về HS. Chương trình cần nghiên cứu đầy đủ toàn
diện về HS bao gồm: nghiên cứu hoạt động nhận thức, lĩnh vực tình cảm, ý chí, hành
vi và tình hình thể lực của các em. Căn cứ vào các dữ liệu như: trạng thái xúc cảm, lí
trí hành vi và tình trạng thể lực, trạng thái chú ý và trí nhớ hoặc chức năng tâm lí
riêng biệt nào đó của các em HS.
Khi bắt tay vào nghiên cứu HS yếu, kém người GVCN cần thiết lập mối quan
hệ cần thiết với em HS. Điều này sẽ giúp cho việc tìm hiểu được tốt hơn những đặc
điểm cá nhân của HS. Nhằm mục đích này tôi thường thăm các giờ học, thăm gia
đình, tham dự vào các hoạt động ngoại khóa, tham gia trò chuyện cùng HS.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 26
Một số hoạt động tập thể - ngoại khóa
Cắm trại chào mừng ngày thàng lập đoàn 26/3
Thi kéo co
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 27
Du lịch sinh thái – suối đá dựng
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 28
Hoạt động câu lạc bộ xanh – khu bảo tồn thiên nhiên – Vĩnh cửu
Tham quan trung ương cục miền nam
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 29
Tập thể lớp 11A1
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 30
2/. GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM CÔNG TÁC VỚI GIA ĐÌNH
VÀ PHỤ HUYNH HỌC SINH.
2.1/. Cơ sở lý luận
Hiện nay ngành giáo dục đang thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện
những biện pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng kiến thức của HS và phát triển
toàn diện kiến thức đó thì GVCN và gia đình HS cần phải có cộng tác chặt chẽ với
nhau trong công tác giáo dục. Gia đình và các đoàn thể xã hội cần phải giúp đỡ tích
cực cho nhà trường trong việc phải
thực hiện quy chế giáo dục THPT
trong việc tổ chức thời gian nhàn rỗi
của HS, tổ chức hoạt động của các
em trong thời gian ngoài giờ học và
trong việc giáo dục HS theo địa cư.
Gia đình có thể có những tác động
tốt hoặc xấu đối với HS. Với tư cách
người làm cha làm mẹ, hiểu rõ động
lực trong học tập có một tầm quan
trọng như thế nào đối với HS. Nó
giúp các em hiểu rõ đích đi tới, hoàn
thành từng mục tiêu đề ra và nhờ thế
thành công trong con đường học tập.
Vấn đề là ở chỗ đối với một
số bậc phụ huynh những kí ức và
kinh nghiệm về thời thơ ấu của
chúng ta, cùng với cách dạy bảo của
cha mẹ ta hình như không liên quan,
và càng không thể áp dụng vào việc
dạy con trong bối cảnh xã hội đang thay đổi từng ngày như hiện nay. Điều này càng
trở nên khó hơn với những bậc phụ huynh trong độ tuổi 40, họ chẳng còn nhớ ngày
xưa mình ngoan ngoãn nghe lời người lớn, dùi mài đèn sách và luôn hiếu kính với
cha mẹ ra sao.Thế mà giờ đây, khi cũng làm cha làm mẹ, họ hoang mang không biết
phải làm gì với những đứa con cứ muốn tách rời hoặc cưỡng lại lời cha mẹ.
Các cuộc khảo sát cho thấy các bậc cha mẹ áp dụng nhiều phương pháp dạy
dỗ con cái khác nhau, từ các phương pháp truyền thống được truyền lại từ đời trước,
cho đến các phương pháp “thế hệ mới” của các chuyên gia trong lĩnh vực nuôi dạy
con. Một số phương pháp mang lại hiệu quả, trong khi các phương pháp khác hoàn
toàn vô ích.
Những thiếu sót và khuyết điểm của việc giáo dục gia đình là kết quả của cha
mẹ không hiểu được những cơ sở của giáo dục học gia đình và không tích cực, kiên
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 31
trì trong việc giáo dục con em mình. Đáng tiếc là hãy còn đó những bậc cha mẹ thiếu
trách nhiệm trong việc hình thành nhân cách cho con em mình, họ phó mặc mọi việc
cho nhà trường.
Các nhà tâm lý học nói, có hàng triệu những cặp cha mẹ trên đời nhưng tựu
chung chỉ có bốn dạng chín:
+ Bậc cha mẹ tiêu cực
Gọi họ là cha mẹ tiêu cực bởi vì họ dạy dỗ con bằng những biện pháp “tiêu
cực”, phương châm của họ là “cha mẹ nói cái gì cũng
đúng” và con cái phải nhất thiết nghe theo lời họ mặc
dù con cái của họ đã lớn và có cái nhìn nhận vấn đề
riêng theo cách nghĩ của mình. Họ dùng roi vọt, hay
những lời chửi mắng thậm tệ đối với con cái khi
chúng mắc lỗi, hay học tập bị điểm kém bằng những
từ như “lười biếng”, “ngu đần”, “vô tích sự”,…
Những học sinh này thường có tính chai lì vì
thường xuyên, và hàng ngày phải nghe những lời la
mắng từ cha mẹ, các em không có nổ lực phấn đấu
không tự tin vào bản thân, xa lánh gia đình và dành
nhiều thời gian hơn cho bạn bè vì chỉ có bạn bè mới
hiểu được mình, chấp nhận và tôn trọng chính cậu ta.
Những điều mà cậu ta không tìm thấy trong gia đình
mình, cậu ta thích ở bên bạn bè càng nhiều càng tốt,
cùng họ xem những bộ phim, chơi những trò chơi ưa
thích và không muốn nghĩ những điều gì xa hơn nữa.
+ Bậc cha mẹ thích sự hoàn hảo.
Họ thương yêu con cái hết lòng, đặt nhiều kỳ vọng và niềm tin vào con cái hy vọng
những đứa con thực hiện được những ước mơ và hoài bảo của chính họ. Ngay từ nhỏ
họ đã cho con học rất nhiều thứ cùng một lúc (học nhạc, ngoại ngữ, võ… và nhiều
thứ khác) họ đã lên kế hoạch tương lai cho con mình và kiểm soát mọi việc từ học
hành đến nghỉ ngơi của con mình. Vì vậy những học sinh này mất dần khả năng hòa
nhập với bạn bè, chúng thường có cảm giác cô đơn, lạc lõng vì luôn gặp khó khăn
trong giao tiếp với các bạn và khắc sâu cảm giác lạc loài cô đơn giữa mọi người.
+ Bậc cha mẹ nuông chiều con hết mực.
Cha mẹ bao giờ cũng cố hết sức để đáp ứng mọi thứ mà con cái vòi vĩnh (như mua
xe máy, điện thoại…). Họ muốn con họ luôn được sống trong sung sướng và đầy đủ
và ước muốn ngày kia con họ sẽ hiểu được công lao cha mẹ. Ngược lại con cái họ
thì lại lười biếng, thích hưởng thụ, ham chơi, bỏ bê công việc học hành hay cúp học,
hút thuốc và thường quậy phá trong trường. Thay vì nghiêm khắc nhắc nhở con họ
lại đứng ra bao che cho những hành động trên của con mình trước nhà trường.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 32
+ Bậc cha mẹ theo chủ nghĩa vật chất.
Họ là những người làm ăn kinh doanh có tiếng tăm, có địa vị và được trọng vọng
trong xã hội. Họ thường dành thời gian rãnh để giải khuây theo sở thích riêng của
mình hơn là giành thời gian chăm lo việc học hành cho con cái nhưng để bù đắp lại
họ không tiếc tiền đổ ra cho con cái như mua quần áo hàng hiệu, máy tính, điện
thoại, xe máy … vì vậy con cái họ có cảm giác “ sành điệu”, “dân chơi”,
Một điều quan trọng là phải làm sao để mỗi gia đình phải trở thành người bạn
đồng minh của nhà trường, của giáo viên, của GVCN lớp trong việc giáo dục HS.
Nhà trường có trách nhiệm tổ chức công việc này “Chúng ta không thể nói rằng, gia
đình có thể giáo dục con tùy theo họ muốn”. Chúng ta phải tổ chức việc giáo dục gia
đình và nhà trường với tư cách là đại diện của nền giáo dục quốc gia.
Qua quá trình công tác và tìm hiểu đồng nghiệp, cũng như nghiên cứu một số
tài liệu tôi nhận thấy một số GV chưa làm được tốt và chưa nhiệt tình đối với những
nguyên lí giáo dục gia đình, không theo dõi những sách báo giáo dục viết về đề tài
này, cũng như chưa nắm được các hình thức công tác với PHHS
2.2. Nội dung biện pháp thục hiện
Để làm tốt điều này người GVCN là người thực hiện chương trình dạy học và
giáo dục rộng lớn đến các bậc phụ huynh để hoàn thành nhiệm vụ của ngành giáo
dục.
Với vai trò là GVCN lớp tôi đã tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi giữa nhà
trường và phụ huynh nhằm đề ra các biện pháp giáo dục HS.
Tôi đã tổng hợp một số ý kiến của một số học sinh như sau: “Đối với cha mẹ
em là những người có uy tín, họ là những người ngay thẳng, đứng đắn và công bằng.
Cha mẹ là người dạy cho chúng tôi lao động và căn dặn chúng tôi không được coi
thường bất cứ công việc nào”. Một học sinh khác viết “Em muốn trở thành người
như cha mẹ em, em đã nhận thấy nhiều điều tốt đẹp ở trong họ. Cha mẹ luôn giúp đỡ
bạn bè, luôn khắt khe với bản thân mình, đối với các cử chỉ và hành vi của mình, còn
một đặc điểm về tính cách rất quan trọng của cha mẹ tôi là rất tích cực trong việc
giáo dục con cái và yêu lao động, yêu đất đai.”
Qua những ý kiến trên cho thầy hoàn cảnh sống trong gia đình, nếp sống tốt
đẹp của gia đình, mối quan hệ qua lại với hàng xóm và bạn bè.. Tất cả những điều
này đã để lại dấu vết sâu sắc và phản ánh đầy đủ trong việc hình thành tính cách và ý
thức học tập rèn luyện của HS.
Trong các buổi họp PHHS đầu năm với vai trò là GVCN tôi đã nêu ra việc cần
phải phối hợp công tác giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục HS.
Về sự tham gia của phụ huynh vào công tác của nhà trường về mối quan hệ tương hỗ
giữa GV và PHHS và các hình thức quan hệ giữa GVCN và gia đình học sinh, trong
đó tôi đã nêu ra các vấn đề sau:
- Nhiệm vụ của nhà trường và gia đình trong việc giáo dục HS.
- Hệ thống công tác của nhà trường, của người GVCN với gia đình.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 33
- Xây dựng các bài giảng cho phụ huynh (bài nói chuyện của các nhà giáo dục
bằng powerpoint), các phụ huynh trao đổi thảo luận một vấn đề nhằm tìm ra các giải
pháp tối ưu cho việc giáo dục HS. Giới thiệu sách, báo để phụ huynh cùng tìm đọc.
- Các hình thức liên hệ giữa GVCN và gia đình như: Qua mạng internet lớp đã
xây dựng một trang wep của lớp với mục đích
Tổ chức các cuộc trao đổi giũa PHHS và GVCN, giữa hội cha mẹ HS
Thăm gia đình HS
Mời cha mẹ HS đến trường để trao đổi
- Tổ chức công tác của Ban chấp hành Hội phụ huynh lớp.
- Thông báo hàng ngày đến PHHS thông qua tin nhắn của phần mềm viêtteo
về sự chuyên cần học tập của HS.
* Để làm được điều này, GVCN cần phải nắm được kế hoạch của nhà trường và từ
đó GVCN cần có kế hoạch riêng trong công tác với PHHS. Tôi tin rằng với lòng
nhiệt huyết, sự năng động cùng với các biện pháp đã nêu trên sẽ giúp cho người
GVCN nắm được các kỹ năng, kĩ xảo làm công tác với PHHS.
IV/. KẾT LUẬN
Trong những năm làm công tác chủ nhiệm với lòng nhiệt huyết hăng say, tận tâm
trong công việc, sự năng động của tuổi trẻ, niềm thương mến HS vô tận, quyết tâm
giúp đỡ các em vượt qua khó khăn trong học tập. Tôi đã thu được nhiều kết quả khả
quan. Nhiều HS đã không còn học lực yếu kém, lấy lại niềm tin trong học tập và
luôn có ý thức vươn lên. Một số HS lười biếng, hay cúp tiết bỏ học, hay ỷ lại nay đã
trở thành những HS ngoan và đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Kết quả các năm tôi đã công tác chủ nhiệm
- Năm 2007-2008 lớp 10A13 có thành tích học tập đứng đầu trong khối 10
ban CB với 2 HS giỏi và 17 HS tiên tiến, 100% HS được lên lớp
- Năm 2008-2009 lớp 10A1 với thành tích học tập đạt: 10 HS giỏi, 23 HS
khá, 41 HS có HK tốt, 3 HS có HK khá, 1 HS trung bình. 100% HS lên
lớp
Giải nhất đá banh khối 10
Giải nhất báo tường chào mừng 20/11
Lớp được chọn xây dựng câu lạc bộ xanh của trường THPT Trị An
- Năm 2009-2010 lớp 11A1 với thành tích học tập đạt: 9 HS giỏi, 32 HS
tiên tiến, 4 HS trung bình, đứng đầu khối 11 về thành tích học tập
- Giải nhất đá banh toàn khối 11
Nhiều HS được chọn tham gia công diễn văn nghệ chào mừng ngày 20-11,
kỉ niệm ngày thành lập trường
- Tham gia an toàn giao thông
- Tham gia cuôc thi DS/SKSS VTN năm 2010
Điều quan trọng là các HS trong tập thể lớp đã thể hiện được
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 34
- Tính đoàn kết và hợp tác
- Tính tôn trọng và yêu thương
- Tính kỉ luât trong tổ chức
- Tính vượt khó trong học tập
- Tính trung thực
- Tính sáng tạo
- Tinh thần trách nhiệm và niềm mơ ước hoài bảo
Các bậc phụ huynh yên tâm và tin tưởng vào nền giáo dục quốc gia, tin tưởng vào
nhà trường, họ tích cực, hết lòng giúp đỡ, dóng góp ý kiến, đề ra các biện pháp tích
cực cùng với nhà trường chung tay giáo dục con em mình trở thành con ngoan trò
giỏi
Bài viết được thực hiện trong khoảng thời gian rất ngắn, chắc chắn có nhiều
điều cần bổ xung, điều chỉnh, rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Hội đồng
xét duyệt SKKN cùng các đồng nghiệp.
Xin trân trọng cám ơn Hội đồng và các bạn đồng nghiệp đã dành thời gian để
đọc bài viết này của tôi!
Trị an, ngày 25 tháng 5 năm 2012
Người viết
Hồ Anh Dũng
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Wedsite :
Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo
www.moet.gov.vn
biên)
3. Tôi tài giỏi, bạn cũng thế - ADAM KHOO – dịch giả: Trần Đăng Khoa, Uông
Xuân Vy – Nhà xb Phụ Nữ - 2011
4. Con Cái Chúng Ta Đều Giỏi - ADAM KHOO – dịch giả: Trần Đăng Khoa, Uông
Xuân Vy – Nhà xb Phụ Nữ - 2011
5. Công Tác Giáo Dục Ở Trường Phổ Thông - PTS. Nguyễn Đình Chỉnh – nhà xb
Giáo Dục 1980
6. Chương trình tập về công tác chủ nhiệm năm 2011 của Sở GD&ĐT Đồng Nai
7. Giao tiếp sư phạm – Hà Nội 1995 - PTS. Hoàng Anh – PTS. Vũ Kim Thanh
8. Giáo dục học đại cương II - Hà Nội 1996 - GS. Đặng Vũ Hoạt.
9. Thực hành về giáo dục học - Hà Nội 1995 - PTS. Nguyễn Đình Chỉnh.
10. Điều lệ trường trung học - Bộ GD & ĐT.
11. Thông tư 23/29 v/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh THPT - Bộ GD & ĐT.
12. Luật GD 2005 - Bộ GD & ĐT.
13. Pháp lệnh cán bộ công chức - Bộ GD & ĐT.
Các Giải Pháp Xây Dựng & Quản Lí Lớp Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Trang 36
MỤC LỤC
trang
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II/. THỰC TRẠNG 2
1/. Thuận lợi 2
2/. Khó khăn 3
III/. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 4
1/. GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM CÔNG TÁC GIÁO
DỤC HỌC SINH HỌC YẾU, KÉM 4
1.1/. NGHIÊN CỨU TÂM LÍ-GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HS YẾU, KÉM 4
1.2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 10
1.2.1. Tạo niềm tin đối với HS. 10
1.2.1.1. Chuyển hóa ý nghĩ tiêu cực thành ý nghĩa tích cực. 10
1.2.1.2. Mười bước thành công trong học tập 15
1.2.2. HS mất căn bản ở lớp dưới, vẫn được lên lớp. 20
1.3. HS ham chơi game bỏ bê công việc học tập. 21
1.3.1. Thực trạng 21
1.3.2. Biện pháp khắc phục 24
2/. GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM CÔNG TÁC VỚI
GIA ĐÌNH VÀ PHỤ HUYNH HỌC SINH. 30
2.1/. Cơ sở lý luận 30
2.2. Nội dung biện pháp thục hiện 32
IV/. KẾT LUẬN 33