- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI NĂM 2022: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG PHÒNG CHỐNG COVID CHO HỌC SINH LỚP 1/4 TRƯỜNG PTDTBT TH TRÀ BUI.
PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG PTDTBT TH TRÀ BUI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG PHÒNG CHỐNG COVID CHO HỌC SINH LỚP 1/4 TRƯỜNG PTDTBT TH TRÀ BUI.
1.Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết có sức khoẻ là có tất cả, mọi hoạt động của học sinh tham gia có tốt hay không, đều nhờ đến yếu tố sức khỏe. Chính vì vậy đảm bảo sức khỏe cho học sinh, giúp học sinh phát triển khỏe mạnh là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến lĩnh vực giáo dục khác như: lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phất triển thẩm mĩ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội…Muốn vậy giáo viên cần xây dựng một môi trường an toàn, lành mạnh và đặc biệt chú trọng đến sức khỏe của học sinh như: phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức đề kháng cho học sinh, trang bị các kĩ năng cần thiết để học sinh tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Hiện nay trong điều kiện cuộc sống hiện đại, môi trường ô nhiễm vì khói bụi, hóa chất… con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, với vi khuẩn, vi rút. Đặc biệt là sự bùng nổ của dịch bệnh Covid-19 ở khắp nơi trên thế giới và ở Việt Nam rất nguy hiểm.Trước tình hình dịch bệnh lây lan nhanh như hiện nay, thì tất cả các cấp, các ngành từ Trung Ương đến địa phương đề ra nhiều phương án, công văn chỉ thị về cách phòng chống dịch bệnh Covid - 19. Người lớn thì có ý thức hơn trong việc nhận thức rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh Covid ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội, từ đó người lớn biết tìm cách để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, chống chọi với dịch bệnh nhằm một phần nào ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Nhưng với học sinh thì các con chưa biết cách phòng chống dịch bệnh cho bản thân. Mà sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người. Chăm sóc chu đáo, đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh trong mùa dịch luôn là mục tiêu của toàn Đảng, toàn dân được Bộ Y Tế đặt ra cho các cơ sở giáo dục. Bởi vậy, công tác y tế học đường là một khâu hết sức quan trọng nhằm hỗ trợ và đáp ứng mọi sự an toàn về thể chất và tinh thần của học sinh, những thế hệ tương lai của đất nước.
Trong năm học 2021 – 2022 tôi được nhà trường phân công nhiệm vụ làm giáo viên chủ nhiệm lớp 1/4. Tôi nhận thấy với học sinh lớp 1, việc phòng chống dịch bệnh Covid 19 của các con còn hạn chế, bởi học sinh còn chưa tự ý thức được sự nguy hiểm cũng như cách phòng chống dịch bệnh. Việc đảm bảo an toàn cho học sinh cũng như phòng chống dịch bệnh Covid 19 hiệu quả là biện pháp hữu hiệu trong công tác chăm sóc học sinh toàn diện, nhất là học sinh ở lứa tuổi tiểu học cơ thể còn non nớt, sức đề kháng của cơ thể còn yếu kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm đặc biệt các bệnh về đường hô hấp.
a. Thuận lợi:
- Lớp được trang bị đầy đủ các thiết bị nước sát khuẩn, khăn lau tay, chậu nước...đầy đủ cho lớp tạo điều kiện thuận lợi cho việc phòng tránh dịch bệnh covid -19 cho học sinh.
- Lớp học có đầy đủ hệ thống đèn chiếu sáng, quạt mát, thoáng mái về mùa hè.
Một số phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ trong mọi hoạt động của lớp, trao đổi tình hình học tập và sức khỏe của học sinh ở trên lớp.
- Công nghệ thông tin phát triển nên thông tin trao đổi 2 chiều giữa giáo viên và phụ huynh được cập nhật thường xuyên.
b. Tồn tại:
- Giáo viên chưa có biện pháp tối ưu trong giáo dục kỹ năng vệ sinh cá nhân và phòng chống dịch bệnh cho học sinh. Chưa mạnh dạn tự tin, còn ôm đồm trong việc rèn các kỹ năng cho học sinh.
- Việc phối kết hợp với phụ huynh trong việc rèn các kỹ năng phòng chống dịch bệnh viên đường hô hấp do chủng mới của virus Covid 19 (Corona) cho học sinh còn hạn chế.
- Học sinh chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể như: Thường xuyên cho tay lên mắt, mũi, miệng, chưa biết tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Học sinh còn hiếu động nên thích đến những nơi đông người.
Nhận thức được việc phòng chống dịch bệnh cho học sinh là việc làm quan trọng, cần thiết và là vấn đề cấp bách trong thời điểm hiện nay. Bản thân tôi suy nghĩ tìm tòi và lựa chọn “Một số biện pháp nâng cao kĩ năng phòng chống Covid cho học sinh lớp 1/4 trường PTDTBT TH Trà Bui” nhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid -19 ở nhà trường đạt kết quả tốt hơn nữa.
2. Các biện pháp thực hiện:
Để giúp các em học sinh có được kĩ năng phòng chống dịch Covid – 19, tôi đã thực hiện một số biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Tạo môi trường an toàn trong và ngoài lớp học; trang bị các đồ dùng phòng tránh dịch.
Môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của học sinh. Hàng ngày học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường trong lớp và khuôn viên trong trường. Môi trường học tập của học sinh có sạch sẽ thì các con mới có thể phát triển khỏe mạnh. Do vậy việc vệ sinh trường lớp là vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh cũng như đối phó với dịch bệnh. Đây cũng là việc quan trọng, giáo viên cần tiến hành đầu tiên để nêu gương trước học sinh, giúp các con có ý thức giữ gìn vệ sinh xung quanh mình.
Một số các hoạt động vệ sinh tại trường cụ thể như sau:
+ Vệ sinh lớp học: Đảm bảo không khí thông thoáng: bật quạt vừa phải mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
+ Đảm bảo đủ ánh sáng: Thường xuyên kiểm tra hệ thống đèn điện, mở hết của sổ khi học sinh hoạt động và học tập.
+ Tổng vệ sinh chung: Môi trường xung quanh: Trồng cây hoa tạo cảnh quan môi trường sư phạm, không để cây cối mọc thành bụi rậm tạo điều kiện cho virut, vi khuẩn sinh sôi và phát triển… Thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực trong và ngoài trường.
Về mặt các thiết bị, đồ dùng chống dịch: Trước khi vào trường, các con cũng đã được thầy cô tiến hành đo thân nhiệt bằng dụng cụ đo phù hợp. Trước mỗi lớp đã trang bị đầy đủ các đồ dùng như: Chậu nước, khăn lau, nước sát khuẩn, nước rửa tay.
Qua những công việc trên thì lớp học của các con vẫn sạch sẽ đảm bảo vệ sinh và có đầy đủ các đồ dùng, thiết bị để khử khuẩn, tránh dịch. Đồng thời giúp giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường để phòng tránh dịch bệnh.
Biện pháp 2: Giáo dục cho học sinh nâng cao nhận thức và ý thức phòng tránh dịch bệnh Covid -19.
a. Giáo viên truyền tải thông tin về tình hình dịch bệnh Covid -19 cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục:
- Trang trí lớp học bằng các hình ảnh về băng rôn tuyên truyền, cổ động việc phòng tránh dịch Covid.
-Vận động và tuyên truyền phụ huynh cùng học sinh ủng hộ khu cách ly tại xã.
có gì ủng hộ đó…. (rau, củ, gạo)
- Trò chuyện, trao đổi cùng các con về sự nguy hại và cách phòng tránh Covid vào các buổi chào cờ, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt lớp:
+ Triệu chứng của Covid – 19: từ nhẹ đến nặng có thể bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Tới thời điểm khởi phát, Covid - 19 gây sốt và có thể làm tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi và nhiều cơ quan khác trong cơ thể khiến bệnh nhân tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền.
+ Các biện pháp phòng chống COVID – 19 chung của cộng đồng:
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 02 mét khi tiếp xúc.
Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên.
Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.
Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
- Giáo dục cho các con về thông điệp 5K: “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế” thông qua hình ảnh, cho các con xem video các thầy cô trong trường nhảy tuyên truyền bài “Vũ điệu 5K”.
b. Thông qua hoạt động học tập, giáo dục ý thức về phòng chống dịch Covid - 19 cho học sinh.
Thông qua các hoạt động học tập, tôi còn lồng ghép giáo dục về Covid thông qua các trò chơi như “Tiêu diệt vi – rút”, “Đánh tan Covid”, các con vừa chơi vừa học, nắm được kiến thức môn học và đồng thời có ý thức giữ gìn sức khỏe, phòng chống dịch bênh. Trong các tiết Hoạt động trải nghiệm, tôi còn lồng ghép trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”: Chơi gắn số đúng quy trình 6 bước rửa tay, trò chơi “Bé khỏe, bé ngoan”: sắp xếp tranh những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh Covid-19.
Vào đầu các tiết học hoặc thư giãn giữa giờ, tôi cũng tập cho các con nhảy một số bài hát về Covid như “Vũ điệu rửa tay”. “Vũ điệu 5K” hoặc nghe bài hát “Ghen Covi”, “Việt Nam ơi! Đánh bay Covid”. Những ca khúc với nhạc điệu vui tươi, động tác dễ tập, tạo được hứng thú cho học sinh, học sinh sẽ yêu thích và ghi nhớ nhanh hơn.
Qua các giờ học, các hoạt động giáo dục và các trò chơi nêu trên, học sinh sẽ có thêm những kiến thức về dịch bệnh, biết những triệu chứng khi mắc bệnh, biết được sự nguy hiểm của dịch bệnh để có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của bản thân. Các con biết việc phòng chống dịch bệnh là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, bảo vệ tính mạng cho bản thân và cho mọi người, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Biện pháp 3: Rèn cho học sinh một số kĩ năng phòng tránh dịch bệnh Covid - 19.
Vào đầu năm học và trong các tiết sinh hoạt lớp của những tuần đầu, tôi tiến hành rèn cho học sinh một số kĩ năng phòng chống dịch Covid - 19 như sau:
a. Kĩ năng súc miệng bằng nước muối. Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày giúp loại bỏ hết vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, amidan, họng. Các bước súc miệng bằng nước muối:
- Chuẩn bị : Nước muối tự pha hoặc nước muối trong chai, khăn, giấy lau, ca cốc, nước sát khuẩn hoặc xà phòng.
+ Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn.
+ Bước 2: Rót nước vào ca.
+ Bước 3: Tiến hành súc miệng. (Mím chặt môi đẩy nước muối làm sạch khoang miệng trong khoảng 30 giây)
+ Bước 4: Súc vòm họng. (Ngửa cổ ra sau khoảng 30o , khép chặt cuống họng, cho nước muối chạm thành họng, dùng hơi đẩy nước muối ra tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn trong khoảng 30 giây)
+ Bước 5: Nhổ nước muối (vào bồn rửa mặt, hoặc vào bô có nắp đậy).
+ Bước 6: Lấy khăn hoặc giấy rồi lau miệng.
Trong quá trình rèn cho học sinh kĩ năng súc miệng tôi sẽ giáo dục cho học sinh biết tác dụng của việc súc miệng bằng nước muối và luôn thực hiện đều đặn vào các thời điểm như sau khi ăn trưa, trước và khi ngủ dậy, sau khi ăn quà chiều…ở nhà cũng như ở lớp. Qua đó học sinh có ý thức súc miệng hàng ngày, để nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân hơn nữa cô giáo dục học sinh súc miệng và kết hợp với việc đánh răng hàng ngày khi học sinh ở nhà.
b. Kĩ năng rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô.
Học sinh lớp 1 hoạt động liên tục trong ngày, các con thường xuyên tiếp xúc với các đồ dùng, dụng cụ học tập, hay môi trường xung quanh. Các tác nhân trên vô tình khiến bàn tay học sinh bị bẩn. Học sinh lớp 1 còn nhỏ nên nhiều khi các con đưa tay lên mắt, mũi, miệng khi đang hoạt động, điều này cũng có thế khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của học sinh. Do vậy việc rửa tay thường xuyên sau khi hoạt động hay trước khi ăn là vô cùng cần thiết đối với học sinh. Rửa tay đúng cách là biện pháp đơn giản, hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe. Trong thời gian dịch bệnh việc rửa tay là vô cùng cần thiết không chỉ rửa tay bằng nước mà còn có cách rửa tay không cần dùng nước. Đó là rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hay còn gọi là rửa tay khô. Chúng ta có thể rửa tay mọi lúc, mọi nơi khi chúng ta đi ra ngoài mà không có nước. Khi sử dụng loại sản phẩm này thì các con không cần rửa tay lại bằng nước. Rửa tay trước và sau khi ăn, trước và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi, tiếp xúc với các bề mặt nơi công cộng…
Các bước rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô:
- Chuẩn bị : Dung dịch sát khuẩn hay còn gọi là nước rửa tay khô.
+ Bước 1 : Ấn vòi hoặc nhỏ chai nước sát khuẩn (khoảng 1-2 giọt) vào lòng bàn tay.
+ Bước 2: Chà sát 2 bàn tay vào nhau, bao phủ cả bề mặt của 2 lòng bàn tay.
+ Bước 3 : Chà lòng bàn tay này xoa đều lên mu bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 4: Xoay đều các ngón tay của 2 bàn tay.
+ Bước 5: Chà các kẻ ngón tay của 2 bàn tay.
+ Bước 6: Chụm đều các đầu ngón tay của bàn tay này xoay đều vào lòng của bàn tay kia và ngược lại.
c. Kĩ năng đeo khẩu trang đúng cách.
Đeo khẩu trang là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng đối với mỗi con người nói chung và đối với học sinh nói riêng. Đeo khẩu trang không chỉ giúp chúng ta tránh khói bụi mà còn giúp chúng ta phòng tránh được nhiều bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt là căn bệnh viên đường hô hấp cấp do chủng mới Covid - 19 gây ra thì việc đeo khẩu trang sẽ giúp ngăn ngừa giọt bắn hô hấp khi tiếp xúc gần, đeo khẩu trang có thể ngăn ngừa dịch bệnh đối với cộng đồng…Vậy đeo khẩu trang như thế nào là đúng cách? Đầu tiên cô cần hướng dẫn học sinh đeo khẩu trang vào những thời điểm nào (khi ra khỏi nhà, khi đến chỗ đông người, khi tiếp xúc với những người có biểu hiện bệnh,…) Tiếp theo cô hướng dẫn học sinh cách đeo khẩu trang.
- Đầu tiên cô cần hướng dẫn học sinh đeo khẩu trang vào những thời điểm nào (khi ra khỏi nhà, khi đến chỗ đông người, khi tiếp xúc với những người có biểu hiện bệnh,…)
- Tiếp theo cô hướng dẫn học sinh cách đeo khẩu trang:
+ Chuẩn bị : Dung dịch nước sát khuẩn (dung dịch rửa tay khô) hoặc xà bông, khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải.
+ Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay nước sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn trước khi đeo khẩu trang.
+ Bước 2:Xác định phần phía trên phía dưới khẩu trang (có gọng hay không gọng đối với khẩu trang y tế).
+ Bước 3 : Xác định mặt trong mặt ngoài theo màu sắc, đường may hoặc phần lồi lõm (khẩu trang vải).
+ Bước 4: Cầm 2 quai khẩu trang bằng 2 tay sau đó đeo 2 quai vào 2 tai.
+ Bước 5:Chỉnh khẩu trang mép phía dưới sao cho ôm trọn cằm.
+ Bước 6 : Bóp phần gọng sắt ở phía trên làm sao cho ôm trọn sống mũi.
* Lưu ý: Không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang trong suốt quá trình sử dụng. Nếu chạm vào phải rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.
- Sau khi sử dụng khẩu trang cô hướng dẫn học sinh cách tháo khẩu trang:
+ Bước 1: Khi tháo khẩu trang chỉ cầm phần dây đeo sau tai (không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang).
+ Bước 2: Bỏ khẩu trang vào túi kín (nếu có) và/hoặc bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín đối với khẩu trang dùng 1 lần.
+ Bước 3: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.
* Lưu ý: Thay hoặc thải bỏ khẩu trang sau: mỗi lần sử dụng hoặc khi bị bẩn. Tuyệt đối không dùng lại đối với khẩu trang dùng 1 lần. Giặt bằng tay, giặt riêng, phơi tự nhiên, sấy hoặc là khô.
d. Dạy học sinh một số kĩ năng khác:
Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Dạy học sinh có thói quen tốt, giữ gìn vệ sinh dạy cho học sinh mọi lúc, mọi nơi (ví dụ: Không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định…).
Qua những việc làm trên giúp học sinh biết cách giữ gìn vệ sinh bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho mọi người. Giáo dục học sinh kĩ năng nên tránh đụng vào các bề mặt tại nơi công cộng. Và việc cần thiết phải rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh, hoặc đi từ nơi công cộng về nhà. Qua đó, học sinh đã hình thành các thói quen, các kĩ năng trong cuộc sống như súc miệng bằng nước muối, đeo và tháo khẩu trang đúng cách, rửa tay bằng nước sát khuẩn, che miệng khi ho hắt hơi sổ mũi…. Học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và giữ gìn môi trường an toàn, tránh các bệnh lây nhiễm.
Biện pháp 4: Thường xuyên phối hợp với phụ huynh trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid - 19.
Bệnh dịch có ảnh hưởng lớn đến tính mạng con người và cả cộng đồng, đặc biệt là học sinh lớp 1, sức đề kháng còn rất yếu nên dễ mắc. Trong trường học số người tập trung đông, nhiều thành phần phức tạp do đó việc tuyên truyền giáo dục ý thức phòng bệnh là cần thiết. Đặc biệt là với phụ huynh học sinh vì cha mẹ là tấm gương cho học sinh noi theo.
Tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh, thông qua trang nhóm lớp như zalo, mesenger, gọi điện trực tiếp:
- Tuyên truyền facebook cá nhân của phụ huynh dùng facebook về các công tác phòng chống dịch bệnh. Ví dụ: Công tác vệ sinh của nhà trường trong thời gian dịch bệnh như: Thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực trong và ngoài trường, lớp tiến hành vệ sinh khu vực đã được nhà trường phân công. Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, xử lý rác hàng ngày….
- Vào đầu buổi học và khi học sinh đi học về tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với cha mẹ học sinh về kiến thức phòng tránh dịch bệnh, các biện pháp mà cô và học sinh đang thực hiện trên lớp. Giúp cha mẹ tiếp tục giáo dục con em mình có thói quen tốt, giữ gìn vệ sinh, mọi lúc, mọi nơi..
- Tôi cũng đã trao đổi với cha mẹ cần có niềm tin và giao cho học sinh những công việc lao động tự phục vụ phù hợp với khả năng của học sinh như: Mặc quần áo, 19 đánh răng, rửa mặt, cất gọn đồ dùng, ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường…
- Bên cạnh đó, tôi lập một nhóm zalo, facebook của riêng lớp mình, mọi thông tin tuyên truyền phòng chống dịch bệnh tôi đều thông báo trên nhóm để phụ huynh, học sinh được biết. Tôi tư vấn giúp đỡ cha mẹ học sinh việc khai báo y tế là việc cấp thiết phải làm ngay.
- Các bậc phụ huynh đã tương tác với cô bằng cách như: Hỏi cô các bước để hướng dẫn học sinh làm theo, rèn cho học sinh thói quen thường xuyên tập thể dục buổi sáng. Một số phụ huynh đã quay lại video học sinh đã rèn ở nhà như thế nào và gửi lại cho cô để cô đăng lên nhóm cho các bạn cùng xem.
- Tích cực tuyên truyền Thông điệp 5K của Bộ Y Tế “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế” đến từng phụ huynh để mỗi người dân đều có ý thức hơn trong việc phòng chống dịch Covid 19.
Phối hợp với phụ huynh là một biện pháp vô cùng quan trọng đối với mỗi giáo viên và với mỗi nhà trường. Trong lớp tôi nhờ làm tốt công tác tuyên truyền mà trường và lớp tôi đã rất thành công trong việc phòng chống dịch bệnh nói chung và phòng chống dịch bệnh Covid-19 nói riêng.
sáng tạo hơn trong việc dạy kĩ năng phòng tránh dịch bệnh nói chung và dịch
bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (Covid 19) cho học sinh - Biết phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường, phụ huynh tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng vệ sinh cá nhân cho học sinh để nâng cao sức khỏe và tránh được mọi dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
- Hình thành thói quen thường xuyên vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học sạch sẽ, an toàn.
- Tạo được uy tín đối với phụ huynh và với học sinh, được phụ huynh tín nhiệm trong công tác chăm sóc và giáo dục học sinh.
* Với phụ huynh:
- Phụ huynh đã biết coi trọng học sinh và bản thân phụ huynh cũng đã tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục của học sinh ở nhà trường.
- Phụ huynh đã có nhận thức đúng đắn trong việc tạo điều kiện cho học sinh hoạt động, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy học sinh các kĩ năng vệ sinh cá nhân cho học sinh, trao đổi tình hình súc khỏe học sinh với giáo viên bằng nhiều hình thức và đặc biệt hơn cả là trao đổi qua fanpage của trường, lớp phụ huynh rất quan tâm.
- Mối quan hệ giao tiếp giữa cha mẹ và con cái thêm gắn bó, gần gũi. Cha mẹ biết lắng nghe và trao đổi thường xuyên với học sinh về các kĩ năng vệ sinh cá nhân, biết hướng dẫn học sinh tự làm những công việc phục vụ bản thân như: Học sinh tự tắm, tự đánh răng rửa mặt, tự súc miệng bằng nước muối sau khi ăn xong, tự rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn...hoặc những công việc tự phục vụ bản thân tại gia đình
- Cha mẹ cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được.
*. Điểm mới của đề tài: Bản thân tôi lựa chọn đề tài này vì nó đã:
+ Đánh giá đúng thực trạng của công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch bệnh Covid 19 cho học sinh ở lớp tôi nói riêng và học sinh toàn trường nói chung..
+ Tìm ra các giải pháp có hiệu quả phòng tránh dịch Covid 19 cho học sinh.
+ Sáng kiến đã góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh về dịch bệnh Covid – 19 ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội như thế nào, và giáo dục học sinh biết trang bị các kỹ năng phòng tránh dịch bệnh Covid 19 đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng lúc đúng yêu cầu, tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
+ Đề tài này đã góp phần cùng nhà trường xây dựng tốt kế hoạch phòng chống Covid 19, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cô và học sinh.
4. Kết luận, kiến nghị.
4.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao kĩ năng phòng chống Covid cho học sinh lớp 1/4 trường PTDTBT TH Trà Bui” tôi nhận thấy sáng kiến kinh nghiệm này đã mang lại nhiều hiệu quả và ý nghĩa đó là:
- Nhà trường, lớp học luôn luôn chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ của
học sinh, đặt sức khỏe của học sinh lên mục tiêu hàng đầu trong công tác chăm sóc giáo dục
tại nhà trường.
- Việc giáo dục cho học sinh về nâng cao nhận thức và ý thức phòng tránh dịch bệnh covid -19; dạy học sinh kiến thức về dịch bệnh covid 19 và việc rèn luyện một số kỹ năng phòng chống dịch bệnh ở trường tiểu học đã hình thành cho học sinh kiến thức và kỹ năng ban đầu về phòng chống dịch bệnh covid 19, cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân và bảo vệ sức khỏe cho mọi người, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân khi ở lớp cũng như ở nhà. Đặc biệt hơn cả là biết giữ vệ sinh nơi công cộng bảo vệ sức khỏe cho cả cộng đồng.
- Các bậc cha mẹ học sinh quan tâm, đã biết phối hợp chặt chẽ với giáo viên, nhà trường trong việc giáo dục, dạy học sinh kỹ năng phòng tránh dịch bệnh covid -19 phù hợp với độ tuổi của học sinh.
- Bản thân tôi và giáo viên trong nhà trường nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của việc dạy học sinh một số kỹ năng phòng tránh dịch bênh covid -19 trong trường tiểu học. Từ đó tôi luôn cố gắng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, để có nhiều phương pháp và kinh nghiệm dạy kỹ năng phòng tránh dịch bệnh covid 19 cho học sinh một cách tích cực và hiệu quả nhất trong tình hình dịch bệnh lây lan nhanh chống như hiện nay.
4.2. Kiến nghị, đề xuất:
* Đối với Phòng giáo dục và đào tạo:
- Tổ chức các buổi tập huấn, chuyên đề về phòng chống dịch bệnh đặc biệt là dịch bệnh covid 19 cho học sinh tiểu học để giáo viên được nâng cao kiến thức và kĩ năng phòng chống dịch bệnh cho học sinh.
* Đối với các cấp lãnh đạo địa phương:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đề cao cảnh giác, hạn chế sự đi lại của
người dân đến những vùng có dịch. Có hình thức phạt hay nhắc nhở những người
không đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Đề nghị mọi người nâng cao ý thức khai
báo y tế với những thông tin chính xác.
* Đối với nhà trường:
- Cần trang bị đầy đủ hơn những trang thiết bị y tế như: máy đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, nước súc miệng, khẩu trang y tế...Cần có bài tuyên truyền cụ thể để hàng ngày thông báo trên loa của trường ra trong giờ đón và trả học sinh nhằm nhắc nhở phụ huynh có ý thức hơn trong công tác phòng chống dịch bệnh covid 19.
* Đối với phụ huynh:
- Tích cực ủng hộ cho trường, lớp, kinh phí, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn...để nhà trường làm tốt hơn nữa công tác phòng chống dịch bệnh và phục vụ cho công tác chăm sóc và giáo dục học sinh.
PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG PTDTBT TH TRÀ BUI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trà Bui, ngày 24 tháng 11 năm 2021
BÁO CÁO
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG PHÒNG CHỐNG COVID CHO HỌC SINH LỚP 1/4 TRƯỜNG PTDTBT TH TRÀ BUI.
1.Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết có sức khoẻ là có tất cả, mọi hoạt động của học sinh tham gia có tốt hay không, đều nhờ đến yếu tố sức khỏe. Chính vì vậy đảm bảo sức khỏe cho học sinh, giúp học sinh phát triển khỏe mạnh là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến lĩnh vực giáo dục khác như: lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phất triển thẩm mĩ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội…Muốn vậy giáo viên cần xây dựng một môi trường an toàn, lành mạnh và đặc biệt chú trọng đến sức khỏe của học sinh như: phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức đề kháng cho học sinh, trang bị các kĩ năng cần thiết để học sinh tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Hiện nay trong điều kiện cuộc sống hiện đại, môi trường ô nhiễm vì khói bụi, hóa chất… con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, với vi khuẩn, vi rút. Đặc biệt là sự bùng nổ của dịch bệnh Covid-19 ở khắp nơi trên thế giới và ở Việt Nam rất nguy hiểm.Trước tình hình dịch bệnh lây lan nhanh như hiện nay, thì tất cả các cấp, các ngành từ Trung Ương đến địa phương đề ra nhiều phương án, công văn chỉ thị về cách phòng chống dịch bệnh Covid - 19. Người lớn thì có ý thức hơn trong việc nhận thức rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh Covid ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội, từ đó người lớn biết tìm cách để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, chống chọi với dịch bệnh nhằm một phần nào ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Nhưng với học sinh thì các con chưa biết cách phòng chống dịch bệnh cho bản thân. Mà sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người. Chăm sóc chu đáo, đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh trong mùa dịch luôn là mục tiêu của toàn Đảng, toàn dân được Bộ Y Tế đặt ra cho các cơ sở giáo dục. Bởi vậy, công tác y tế học đường là một khâu hết sức quan trọng nhằm hỗ trợ và đáp ứng mọi sự an toàn về thể chất và tinh thần của học sinh, những thế hệ tương lai của đất nước.
Trong năm học 2021 – 2022 tôi được nhà trường phân công nhiệm vụ làm giáo viên chủ nhiệm lớp 1/4. Tôi nhận thấy với học sinh lớp 1, việc phòng chống dịch bệnh Covid 19 của các con còn hạn chế, bởi học sinh còn chưa tự ý thức được sự nguy hiểm cũng như cách phòng chống dịch bệnh. Việc đảm bảo an toàn cho học sinh cũng như phòng chống dịch bệnh Covid 19 hiệu quả là biện pháp hữu hiệu trong công tác chăm sóc học sinh toàn diện, nhất là học sinh ở lứa tuổi tiểu học cơ thể còn non nớt, sức đề kháng của cơ thể còn yếu kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm đặc biệt các bệnh về đường hô hấp.
a. Thuận lợi:
- Lớp được trang bị đầy đủ các thiết bị nước sát khuẩn, khăn lau tay, chậu nước...đầy đủ cho lớp tạo điều kiện thuận lợi cho việc phòng tránh dịch bệnh covid -19 cho học sinh.
- Lớp học có đầy đủ hệ thống đèn chiếu sáng, quạt mát, thoáng mái về mùa hè.
Một số phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ trong mọi hoạt động của lớp, trao đổi tình hình học tập và sức khỏe của học sinh ở trên lớp.
- Công nghệ thông tin phát triển nên thông tin trao đổi 2 chiều giữa giáo viên và phụ huynh được cập nhật thường xuyên.
b. Tồn tại:
- Giáo viên chưa có biện pháp tối ưu trong giáo dục kỹ năng vệ sinh cá nhân và phòng chống dịch bệnh cho học sinh. Chưa mạnh dạn tự tin, còn ôm đồm trong việc rèn các kỹ năng cho học sinh.
- Việc phối kết hợp với phụ huynh trong việc rèn các kỹ năng phòng chống dịch bệnh viên đường hô hấp do chủng mới của virus Covid 19 (Corona) cho học sinh còn hạn chế.
- Học sinh chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể như: Thường xuyên cho tay lên mắt, mũi, miệng, chưa biết tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Học sinh còn hiếu động nên thích đến những nơi đông người.
Nhận thức được việc phòng chống dịch bệnh cho học sinh là việc làm quan trọng, cần thiết và là vấn đề cấp bách trong thời điểm hiện nay. Bản thân tôi suy nghĩ tìm tòi và lựa chọn “Một số biện pháp nâng cao kĩ năng phòng chống Covid cho học sinh lớp 1/4 trường PTDTBT TH Trà Bui” nhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid -19 ở nhà trường đạt kết quả tốt hơn nữa.
2. Các biện pháp thực hiện:
Để giúp các em học sinh có được kĩ năng phòng chống dịch Covid – 19, tôi đã thực hiện một số biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Tạo môi trường an toàn trong và ngoài lớp học; trang bị các đồ dùng phòng tránh dịch.
Môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của học sinh. Hàng ngày học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường trong lớp và khuôn viên trong trường. Môi trường học tập của học sinh có sạch sẽ thì các con mới có thể phát triển khỏe mạnh. Do vậy việc vệ sinh trường lớp là vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh cũng như đối phó với dịch bệnh. Đây cũng là việc quan trọng, giáo viên cần tiến hành đầu tiên để nêu gương trước học sinh, giúp các con có ý thức giữ gìn vệ sinh xung quanh mình.
Một số các hoạt động vệ sinh tại trường cụ thể như sau:
+ Vệ sinh lớp học: Đảm bảo không khí thông thoáng: bật quạt vừa phải mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
+ Đảm bảo đủ ánh sáng: Thường xuyên kiểm tra hệ thống đèn điện, mở hết của sổ khi học sinh hoạt động và học tập.
+ Tổng vệ sinh chung: Môi trường xung quanh: Trồng cây hoa tạo cảnh quan môi trường sư phạm, không để cây cối mọc thành bụi rậm tạo điều kiện cho virut, vi khuẩn sinh sôi và phát triển… Thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực trong và ngoài trường.
Về mặt các thiết bị, đồ dùng chống dịch: Trước khi vào trường, các con cũng đã được thầy cô tiến hành đo thân nhiệt bằng dụng cụ đo phù hợp. Trước mỗi lớp đã trang bị đầy đủ các đồ dùng như: Chậu nước, khăn lau, nước sát khuẩn, nước rửa tay.
Qua những công việc trên thì lớp học của các con vẫn sạch sẽ đảm bảo vệ sinh và có đầy đủ các đồ dùng, thiết bị để khử khuẩn, tránh dịch. Đồng thời giúp giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường để phòng tránh dịch bệnh.
Biện pháp 2: Giáo dục cho học sinh nâng cao nhận thức và ý thức phòng tránh dịch bệnh Covid -19.
a. Giáo viên truyền tải thông tin về tình hình dịch bệnh Covid -19 cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục:
- Trang trí lớp học bằng các hình ảnh về băng rôn tuyên truyền, cổ động việc phòng tránh dịch Covid.
-Vận động và tuyên truyền phụ huynh cùng học sinh ủng hộ khu cách ly tại xã.
có gì ủng hộ đó…. (rau, củ, gạo)
- Trò chuyện, trao đổi cùng các con về sự nguy hại và cách phòng tránh Covid vào các buổi chào cờ, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt lớp:
+ Triệu chứng của Covid – 19: từ nhẹ đến nặng có thể bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Tới thời điểm khởi phát, Covid - 19 gây sốt và có thể làm tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi và nhiều cơ quan khác trong cơ thể khiến bệnh nhân tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền.
+ Các biện pháp phòng chống COVID – 19 chung của cộng đồng:
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 02 mét khi tiếp xúc.
Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên.
Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.
Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
- Giáo dục cho các con về thông điệp 5K: “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế” thông qua hình ảnh, cho các con xem video các thầy cô trong trường nhảy tuyên truyền bài “Vũ điệu 5K”.
b. Thông qua hoạt động học tập, giáo dục ý thức về phòng chống dịch Covid - 19 cho học sinh.
Thông qua các hoạt động học tập, tôi còn lồng ghép giáo dục về Covid thông qua các trò chơi như “Tiêu diệt vi – rút”, “Đánh tan Covid”, các con vừa chơi vừa học, nắm được kiến thức môn học và đồng thời có ý thức giữ gìn sức khỏe, phòng chống dịch bênh. Trong các tiết Hoạt động trải nghiệm, tôi còn lồng ghép trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”: Chơi gắn số đúng quy trình 6 bước rửa tay, trò chơi “Bé khỏe, bé ngoan”: sắp xếp tranh những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh Covid-19.
Vào đầu các tiết học hoặc thư giãn giữa giờ, tôi cũng tập cho các con nhảy một số bài hát về Covid như “Vũ điệu rửa tay”. “Vũ điệu 5K” hoặc nghe bài hát “Ghen Covi”, “Việt Nam ơi! Đánh bay Covid”. Những ca khúc với nhạc điệu vui tươi, động tác dễ tập, tạo được hứng thú cho học sinh, học sinh sẽ yêu thích và ghi nhớ nhanh hơn.
Qua các giờ học, các hoạt động giáo dục và các trò chơi nêu trên, học sinh sẽ có thêm những kiến thức về dịch bệnh, biết những triệu chứng khi mắc bệnh, biết được sự nguy hiểm của dịch bệnh để có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của bản thân. Các con biết việc phòng chống dịch bệnh là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, bảo vệ tính mạng cho bản thân và cho mọi người, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Biện pháp 3: Rèn cho học sinh một số kĩ năng phòng tránh dịch bệnh Covid - 19.
Vào đầu năm học và trong các tiết sinh hoạt lớp của những tuần đầu, tôi tiến hành rèn cho học sinh một số kĩ năng phòng chống dịch Covid - 19 như sau:
a. Kĩ năng súc miệng bằng nước muối. Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày giúp loại bỏ hết vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, amidan, họng. Các bước súc miệng bằng nước muối:
- Chuẩn bị : Nước muối tự pha hoặc nước muối trong chai, khăn, giấy lau, ca cốc, nước sát khuẩn hoặc xà phòng.
+ Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn.
+ Bước 2: Rót nước vào ca.
+ Bước 3: Tiến hành súc miệng. (Mím chặt môi đẩy nước muối làm sạch khoang miệng trong khoảng 30 giây)
+ Bước 4: Súc vòm họng. (Ngửa cổ ra sau khoảng 30o , khép chặt cuống họng, cho nước muối chạm thành họng, dùng hơi đẩy nước muối ra tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn trong khoảng 30 giây)
+ Bước 5: Nhổ nước muối (vào bồn rửa mặt, hoặc vào bô có nắp đậy).
+ Bước 6: Lấy khăn hoặc giấy rồi lau miệng.
Trong quá trình rèn cho học sinh kĩ năng súc miệng tôi sẽ giáo dục cho học sinh biết tác dụng của việc súc miệng bằng nước muối và luôn thực hiện đều đặn vào các thời điểm như sau khi ăn trưa, trước và khi ngủ dậy, sau khi ăn quà chiều…ở nhà cũng như ở lớp. Qua đó học sinh có ý thức súc miệng hàng ngày, để nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân hơn nữa cô giáo dục học sinh súc miệng và kết hợp với việc đánh răng hàng ngày khi học sinh ở nhà.
b. Kĩ năng rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô.
Học sinh lớp 1 hoạt động liên tục trong ngày, các con thường xuyên tiếp xúc với các đồ dùng, dụng cụ học tập, hay môi trường xung quanh. Các tác nhân trên vô tình khiến bàn tay học sinh bị bẩn. Học sinh lớp 1 còn nhỏ nên nhiều khi các con đưa tay lên mắt, mũi, miệng khi đang hoạt động, điều này cũng có thế khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của học sinh. Do vậy việc rửa tay thường xuyên sau khi hoạt động hay trước khi ăn là vô cùng cần thiết đối với học sinh. Rửa tay đúng cách là biện pháp đơn giản, hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe. Trong thời gian dịch bệnh việc rửa tay là vô cùng cần thiết không chỉ rửa tay bằng nước mà còn có cách rửa tay không cần dùng nước. Đó là rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hay còn gọi là rửa tay khô. Chúng ta có thể rửa tay mọi lúc, mọi nơi khi chúng ta đi ra ngoài mà không có nước. Khi sử dụng loại sản phẩm này thì các con không cần rửa tay lại bằng nước. Rửa tay trước và sau khi ăn, trước và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi, tiếp xúc với các bề mặt nơi công cộng…
Các bước rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô:
- Chuẩn bị : Dung dịch sát khuẩn hay còn gọi là nước rửa tay khô.
+ Bước 1 : Ấn vòi hoặc nhỏ chai nước sát khuẩn (khoảng 1-2 giọt) vào lòng bàn tay.
+ Bước 2: Chà sát 2 bàn tay vào nhau, bao phủ cả bề mặt của 2 lòng bàn tay.
+ Bước 3 : Chà lòng bàn tay này xoa đều lên mu bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 4: Xoay đều các ngón tay của 2 bàn tay.
+ Bước 5: Chà các kẻ ngón tay của 2 bàn tay.
+ Bước 6: Chụm đều các đầu ngón tay của bàn tay này xoay đều vào lòng của bàn tay kia và ngược lại.
c. Kĩ năng đeo khẩu trang đúng cách.
Đeo khẩu trang là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng đối với mỗi con người nói chung và đối với học sinh nói riêng. Đeo khẩu trang không chỉ giúp chúng ta tránh khói bụi mà còn giúp chúng ta phòng tránh được nhiều bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt là căn bệnh viên đường hô hấp cấp do chủng mới Covid - 19 gây ra thì việc đeo khẩu trang sẽ giúp ngăn ngừa giọt bắn hô hấp khi tiếp xúc gần, đeo khẩu trang có thể ngăn ngừa dịch bệnh đối với cộng đồng…Vậy đeo khẩu trang như thế nào là đúng cách? Đầu tiên cô cần hướng dẫn học sinh đeo khẩu trang vào những thời điểm nào (khi ra khỏi nhà, khi đến chỗ đông người, khi tiếp xúc với những người có biểu hiện bệnh,…) Tiếp theo cô hướng dẫn học sinh cách đeo khẩu trang.
- Đầu tiên cô cần hướng dẫn học sinh đeo khẩu trang vào những thời điểm nào (khi ra khỏi nhà, khi đến chỗ đông người, khi tiếp xúc với những người có biểu hiện bệnh,…)
- Tiếp theo cô hướng dẫn học sinh cách đeo khẩu trang:
+ Chuẩn bị : Dung dịch nước sát khuẩn (dung dịch rửa tay khô) hoặc xà bông, khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải.
+ Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay nước sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn trước khi đeo khẩu trang.
+ Bước 2:Xác định phần phía trên phía dưới khẩu trang (có gọng hay không gọng đối với khẩu trang y tế).
+ Bước 3 : Xác định mặt trong mặt ngoài theo màu sắc, đường may hoặc phần lồi lõm (khẩu trang vải).
+ Bước 4: Cầm 2 quai khẩu trang bằng 2 tay sau đó đeo 2 quai vào 2 tai.
+ Bước 5:Chỉnh khẩu trang mép phía dưới sao cho ôm trọn cằm.
+ Bước 6 : Bóp phần gọng sắt ở phía trên làm sao cho ôm trọn sống mũi.
* Lưu ý: Không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang trong suốt quá trình sử dụng. Nếu chạm vào phải rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.
- Sau khi sử dụng khẩu trang cô hướng dẫn học sinh cách tháo khẩu trang:
+ Bước 1: Khi tháo khẩu trang chỉ cầm phần dây đeo sau tai (không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang).
+ Bước 2: Bỏ khẩu trang vào túi kín (nếu có) và/hoặc bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín đối với khẩu trang dùng 1 lần.
+ Bước 3: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.
* Lưu ý: Thay hoặc thải bỏ khẩu trang sau: mỗi lần sử dụng hoặc khi bị bẩn. Tuyệt đối không dùng lại đối với khẩu trang dùng 1 lần. Giặt bằng tay, giặt riêng, phơi tự nhiên, sấy hoặc là khô.
d. Dạy học sinh một số kĩ năng khác:
Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Dạy học sinh có thói quen tốt, giữ gìn vệ sinh dạy cho học sinh mọi lúc, mọi nơi (ví dụ: Không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định…).
Qua những việc làm trên giúp học sinh biết cách giữ gìn vệ sinh bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho mọi người. Giáo dục học sinh kĩ năng nên tránh đụng vào các bề mặt tại nơi công cộng. Và việc cần thiết phải rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh, hoặc đi từ nơi công cộng về nhà. Qua đó, học sinh đã hình thành các thói quen, các kĩ năng trong cuộc sống như súc miệng bằng nước muối, đeo và tháo khẩu trang đúng cách, rửa tay bằng nước sát khuẩn, che miệng khi ho hắt hơi sổ mũi…. Học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và giữ gìn môi trường an toàn, tránh các bệnh lây nhiễm.
Biện pháp 4: Thường xuyên phối hợp với phụ huynh trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid - 19.
Bệnh dịch có ảnh hưởng lớn đến tính mạng con người và cả cộng đồng, đặc biệt là học sinh lớp 1, sức đề kháng còn rất yếu nên dễ mắc. Trong trường học số người tập trung đông, nhiều thành phần phức tạp do đó việc tuyên truyền giáo dục ý thức phòng bệnh là cần thiết. Đặc biệt là với phụ huynh học sinh vì cha mẹ là tấm gương cho học sinh noi theo.
Tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh, thông qua trang nhóm lớp như zalo, mesenger, gọi điện trực tiếp:
- Tuyên truyền facebook cá nhân của phụ huynh dùng facebook về các công tác phòng chống dịch bệnh. Ví dụ: Công tác vệ sinh của nhà trường trong thời gian dịch bệnh như: Thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực trong và ngoài trường, lớp tiến hành vệ sinh khu vực đã được nhà trường phân công. Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, xử lý rác hàng ngày….
- Vào đầu buổi học và khi học sinh đi học về tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với cha mẹ học sinh về kiến thức phòng tránh dịch bệnh, các biện pháp mà cô và học sinh đang thực hiện trên lớp. Giúp cha mẹ tiếp tục giáo dục con em mình có thói quen tốt, giữ gìn vệ sinh, mọi lúc, mọi nơi..
- Tôi cũng đã trao đổi với cha mẹ cần có niềm tin và giao cho học sinh những công việc lao động tự phục vụ phù hợp với khả năng của học sinh như: Mặc quần áo, 19 đánh răng, rửa mặt, cất gọn đồ dùng, ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường…
- Bên cạnh đó, tôi lập một nhóm zalo, facebook của riêng lớp mình, mọi thông tin tuyên truyền phòng chống dịch bệnh tôi đều thông báo trên nhóm để phụ huynh, học sinh được biết. Tôi tư vấn giúp đỡ cha mẹ học sinh việc khai báo y tế là việc cấp thiết phải làm ngay.
- Các bậc phụ huynh đã tương tác với cô bằng cách như: Hỏi cô các bước để hướng dẫn học sinh làm theo, rèn cho học sinh thói quen thường xuyên tập thể dục buổi sáng. Một số phụ huynh đã quay lại video học sinh đã rèn ở nhà như thế nào và gửi lại cho cô để cô đăng lên nhóm cho các bạn cùng xem.
- Tích cực tuyên truyền Thông điệp 5K của Bộ Y Tế “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế” đến từng phụ huynh để mỗi người dân đều có ý thức hơn trong việc phòng chống dịch Covid 19.
Phối hợp với phụ huynh là một biện pháp vô cùng quan trọng đối với mỗi giáo viên và với mỗi nhà trường. Trong lớp tôi nhờ làm tốt công tác tuyên truyền mà trường và lớp tôi đã rất thành công trong việc phòng chống dịch bệnh nói chung và phòng chống dịch bệnh Covid-19 nói riêng.
- 3. Kết quả thực hiện các biện pháp.
- Trước khi tiến hành các biện pháp, tôi đã tiến hành khảo sát ở lớp và nhận được một số thông tin như sau:
Trước khi áp dụng các biện pháp
Số HSKS | Kết quả | |||
HS có hiểu biết về tác hại của Covid - 19 | HS biết súc miệng bằng nước muối | HS biết rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn | HS biết cách đeo khẩu trang đúng cách | |
23 (100%) | 20% | 10% | 40% | 50% |
Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp được 3 tháng
Số HSKS | Kết quả | |||
HS có hiểu biết về tác hại của Covid - 19 | HS biết súc miệng bằng nước muối | HS biết rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn | HS biết cách đeo khẩu trang đúng cách | |
23 (100%) | 50% | 60% | 60% | 70% |
- - 50% học sinh có nhận thức về tác hại của dịch Covid 19 đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, bên cạnh đó học sinh có ý thức chung tay với cộng đồng phòng tránh dịch bệnh Covid -19 rất tốt.
- - Rèn cho học sinh một số kĩ năng phòng tránh dịch bệnh Covid -19:
- + 50% học sinh được rèn luyện kĩ năng rửa tay. Chủ động rửa tay khi tham gia xong các hoạt động, luôn có ý thức bảo vệ giữ gìn đôi bàn tay sạch sẽ.
- + 60% học sinh được rèn luyện kĩ năng ho hắt hơi biết che miệng biết chủ động lấy tay che miệng khi sắp hắt hơi, khi hắt hơi xong biết đi rửa tay sạch sẽ để phòng chống sự lây lan của dịch Covid - 19.
- + 60% học sinh có thói quen đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài, đeo
khẩu trang khi tới chỗ đông người, khi tiếp xúc với người có nguy cơ mặc bệnh. - +70% học sinh có kĩ năng súc miệng bằng nước muối, biết việc súc miệng thường xuyên là bảo vệ khoang miệng, hầu, họng...tránh được các bệnh về viêm đường hô hấp.
- - Qua đánh giá số liệu trên tôi nhận thấy rằng học sinh lớp tôi đã biết trong việc rèn các kĩ năng phòng chống dịch bệnh nói chung và dịch bệnh Covid – 19 tương đối nói riêng. Học sinh lớp tôi chủ động trong các kĩ năng vệ sinh cơ thể như: Biết rửa tay; đeo khẩu trang; súc miệng bằng nước muối; biết lấy tay hoặc khăn che miệng khi ho hoặc hắt hơi; không tiếp xúc gần với bề mặt cầu thang nơi... và thực hiện một số kĩ năng khác mà không cần đến sự nhắc nhở hay sự giúp đỡ của cô. Bên cạnh đó, học sinh còn biết cùng với cô tuyên truyền đến ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình và những người xung quanh học sinh phòng dịch bệnh Covid - 19.
- Ngoài kết quả đạt được trên học sinh thì đối với giáo viên và phụ huynh cũng đã thu được một số kết quả sau:
- * Với giáo viên:
sáng tạo hơn trong việc dạy kĩ năng phòng tránh dịch bệnh nói chung và dịch
bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (Covid 19) cho học sinh - Biết phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường, phụ huynh tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng vệ sinh cá nhân cho học sinh để nâng cao sức khỏe và tránh được mọi dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
- Hình thành thói quen thường xuyên vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học sạch sẽ, an toàn.
- Tạo được uy tín đối với phụ huynh và với học sinh, được phụ huynh tín nhiệm trong công tác chăm sóc và giáo dục học sinh.
* Với phụ huynh:
- Phụ huynh đã biết coi trọng học sinh và bản thân phụ huynh cũng đã tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục của học sinh ở nhà trường.
- Phụ huynh đã có nhận thức đúng đắn trong việc tạo điều kiện cho học sinh hoạt động, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy học sinh các kĩ năng vệ sinh cá nhân cho học sinh, trao đổi tình hình súc khỏe học sinh với giáo viên bằng nhiều hình thức và đặc biệt hơn cả là trao đổi qua fanpage của trường, lớp phụ huynh rất quan tâm.
- Mối quan hệ giao tiếp giữa cha mẹ và con cái thêm gắn bó, gần gũi. Cha mẹ biết lắng nghe và trao đổi thường xuyên với học sinh về các kĩ năng vệ sinh cá nhân, biết hướng dẫn học sinh tự làm những công việc phục vụ bản thân như: Học sinh tự tắm, tự đánh răng rửa mặt, tự súc miệng bằng nước muối sau khi ăn xong, tự rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn...hoặc những công việc tự phục vụ bản thân tại gia đình
- Cha mẹ cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được.
*. Điểm mới của đề tài: Bản thân tôi lựa chọn đề tài này vì nó đã:
+ Đánh giá đúng thực trạng của công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch bệnh Covid 19 cho học sinh ở lớp tôi nói riêng và học sinh toàn trường nói chung..
+ Tìm ra các giải pháp có hiệu quả phòng tránh dịch Covid 19 cho học sinh.
+ Sáng kiến đã góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh về dịch bệnh Covid – 19 ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội như thế nào, và giáo dục học sinh biết trang bị các kỹ năng phòng tránh dịch bệnh Covid 19 đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng lúc đúng yêu cầu, tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
+ Đề tài này đã góp phần cùng nhà trường xây dựng tốt kế hoạch phòng chống Covid 19, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cô và học sinh.
4. Kết luận, kiến nghị.
4.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao kĩ năng phòng chống Covid cho học sinh lớp 1/4 trường PTDTBT TH Trà Bui” tôi nhận thấy sáng kiến kinh nghiệm này đã mang lại nhiều hiệu quả và ý nghĩa đó là:
- Nhà trường, lớp học luôn luôn chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ của
học sinh, đặt sức khỏe của học sinh lên mục tiêu hàng đầu trong công tác chăm sóc giáo dục
tại nhà trường.
- Việc giáo dục cho học sinh về nâng cao nhận thức và ý thức phòng tránh dịch bệnh covid -19; dạy học sinh kiến thức về dịch bệnh covid 19 và việc rèn luyện một số kỹ năng phòng chống dịch bệnh ở trường tiểu học đã hình thành cho học sinh kiến thức và kỹ năng ban đầu về phòng chống dịch bệnh covid 19, cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân và bảo vệ sức khỏe cho mọi người, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân khi ở lớp cũng như ở nhà. Đặc biệt hơn cả là biết giữ vệ sinh nơi công cộng bảo vệ sức khỏe cho cả cộng đồng.
- Các bậc cha mẹ học sinh quan tâm, đã biết phối hợp chặt chẽ với giáo viên, nhà trường trong việc giáo dục, dạy học sinh kỹ năng phòng tránh dịch bệnh covid -19 phù hợp với độ tuổi của học sinh.
- Bản thân tôi và giáo viên trong nhà trường nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của việc dạy học sinh một số kỹ năng phòng tránh dịch bênh covid -19 trong trường tiểu học. Từ đó tôi luôn cố gắng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, để có nhiều phương pháp và kinh nghiệm dạy kỹ năng phòng tránh dịch bệnh covid 19 cho học sinh một cách tích cực và hiệu quả nhất trong tình hình dịch bệnh lây lan nhanh chống như hiện nay.
4.2. Kiến nghị, đề xuất:
* Đối với Phòng giáo dục và đào tạo:
- Tổ chức các buổi tập huấn, chuyên đề về phòng chống dịch bệnh đặc biệt là dịch bệnh covid 19 cho học sinh tiểu học để giáo viên được nâng cao kiến thức và kĩ năng phòng chống dịch bệnh cho học sinh.
* Đối với các cấp lãnh đạo địa phương:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đề cao cảnh giác, hạn chế sự đi lại của
người dân đến những vùng có dịch. Có hình thức phạt hay nhắc nhở những người
không đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Đề nghị mọi người nâng cao ý thức khai
báo y tế với những thông tin chính xác.
* Đối với nhà trường:
- Cần trang bị đầy đủ hơn những trang thiết bị y tế như: máy đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, nước súc miệng, khẩu trang y tế...Cần có bài tuyên truyền cụ thể để hàng ngày thông báo trên loa của trường ra trong giờ đón và trả học sinh nhằm nhắc nhở phụ huynh có ý thức hơn trong công tác phòng chống dịch bệnh covid 19.
* Đối với phụ huynh:
- Tích cực ủng hộ cho trường, lớp, kinh phí, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn...để nhà trường làm tốt hơn nữa công tác phòng chống dịch bệnh và phục vụ cho công tác chăm sóc và giáo dục học sinh.