- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến giáo viên chủ nhiệm THCS: Đổi mới căn bản và toàn diện để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục được soạn dưới dạng file word gồm 20 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
“Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những phong trào thi đua mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động trong toàn ngành, nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và hiệu quả. Từ đó, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội. Muốn đạt được điều này, ta không thể bỏ qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Bên cạnh công tác giảng dạy, chủ nhiệm là một nhiệm vụ quan trọng mà hầu hết giáo viên đều được đảm nhận (nhất là giáo viên trẻ). Có thể nói đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, quan trọng nhưng cũng mạng lại cho chúng ta nhiều niềm vui nổi buồn, để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời nhà giáo rất nghèo nàn.
Quan trọng: Vì chúng ta phải chịu trách nhiệm về 40 - 50 em học sinh mà nhà trường và phụ huynh đã tin tưởng giao cho chúng ta.
Khó khăn: Vì lúc nào người giáo viên chủ nhiệm cũng phải đưa lớp mình hoà vào khí thế của nhà trường trong các phong trào của Đoàn, Đội, lại phải giáo dục các em thành những con người tốt, động viên các em học tập để đạt kết quả cao vào cuối năm.
Nhưng bù lại, tình cảm thầy trò gắn bó, niềm thương yêu kính trọng của các em dành cho chúng ta là nguồn động viên lớn lao để ta vững bước mà bám nghề trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay.
Điều kiện không thể thiếu đối với một giáo viên chủ nhiệm để làm tốt công tác này là “tình thương” và “trách nhiệm” để ghép các em vào “kỉ cương”. Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó, chắc chắn chúng ta không thể nào hoàn thành được nhiệm vụ mà nhà trường đã giao phó. Đặc biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh, là một việc làm hết sức thiết thực và có tác dụng hình thành cho các em nhân sinh quan và thế giới quan xã hội chủ nghĩa. Từ xa xưa ông cha ta đã khẳng định: “Tiên học lễ, hậu học văn” đến nay vẫn còn giá trị.
Tiếp tục hưởng ứng chủ trương “Mỗi cán bộ quản lí, giáo viên thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lí”. Nhằm thực hiện chủ đề năm học 2019 - 2020 “Đổi mới căn bản và toàn diện để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục”. Từ thực tiễn làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân rút ra một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường trung học cơ sở.
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những phong trào thi đua mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động trong toàn ngành, nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và hiệu quả. Từ đó, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội. Muốn đạt được điều này, ta không thể bỏ qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Bên cạnh công tác giảng dạy, chủ nhiệm là một nhiệm vụ quan trọng mà hầu hết giáo viên đều được đảm nhận (nhất là giáo viên trẻ). Có thể nói đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, quan trọng nhưng cũng mạng lại cho chúng ta nhiều niềm vui nổi buồn, để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời nhà giáo rất nghèo nàn.
Quan trọng: Vì chúng ta phải chịu trách nhiệm về 40 - 50 em học sinh mà nhà trường và phụ huynh đã tin tưởng giao cho chúng ta.
Khó khăn: Vì lúc nào người giáo viên chủ nhiệm cũng phải đưa lớp mình hoà vào khí thế của nhà trường trong các phong trào của Đoàn, Đội, lại phải giáo dục các em thành những con người tốt, động viên các em học tập để đạt kết quả cao vào cuối năm.
Nhưng bù lại, tình cảm thầy trò gắn bó, niềm thương yêu kính trọng của các em dành cho chúng ta là nguồn động viên lớn lao để ta vững bước mà bám nghề trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay.
Điều kiện không thể thiếu đối với một giáo viên chủ nhiệm để làm tốt công tác này là “tình thương” và “trách nhiệm” để ghép các em vào “kỉ cương”. Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó, chắc chắn chúng ta không thể nào hoàn thành được nhiệm vụ mà nhà trường đã giao phó. Đặc biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh, là một việc làm hết sức thiết thực và có tác dụng hình thành cho các em nhân sinh quan và thế giới quan xã hội chủ nghĩa. Từ xa xưa ông cha ta đã khẳng định: “Tiên học lễ, hậu học văn” đến nay vẫn còn giá trị.
Tiếp tục hưởng ứng chủ trương “Mỗi cán bộ quản lí, giáo viên thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lí”. Nhằm thực hiện chủ đề năm học 2019 - 2020 “Đổi mới căn bản và toàn diện để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục”. Từ thực tiễn làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân rút ra một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường trung học cơ sở.