- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ÂM NHẠC THCS “GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TỤC NGỮ, CA DAO, DÂN CA CHO HỌC SINH THCS Ở HUYỆN NHO QUAN” được soạn dưới dạng file word gồm 24 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Đề tài tập trung nghiên cứu việc: “Giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường cho học sinh THCS ở huyện Nho Quan ”
IV. Mô tả bản chất của sáng kiến.
1. Nội dung sáng kiến
Nếu diện mạo kinh tế ví như chiếc áo nhiều màu sắc, thì bản sắc văn hóa lại được xem như những sợi tơ bền mịn dệt thành chất vải. Bản sắc văn hóa được các nhà nghiên cứu đánh giá là một khái niệm với những giá trị đặc trưng mang tính bền vững và trừu tượng. Song, suy cho cùng thì bản sắc văn hóa chính là nhân tố cốt lõi làm nên văn hóa dân tộc. Để rồi, gương mặt văn hóa – với các giá trị ở tầm cao và chiều sâu của bản sắc – đã định danh hay phân biệt một quốc gia - dân tộc giữa hàng trăm gương mặt văn hóa khác.
Là dân tộc ngàn năm văn hiến, nên cái phần bản sắc lấp lánh cũng được thể hiện dưới những hình thức và giá trị vô cùng phong phú. Trước hết, nó được biểu hiện qua một hệ thống tín hiệu đa dạng của lễ hội, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống, văn chương, ngôn ngữ... Ngoài ra, nó được thấm sâu thành lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, tính cộng đồng, lòng nhân ái, khả năng thích ứng, hài hòa giữa môi trường xã hội và môi trường tự nhiên. Đặc biệt, giá trị nhân văn tốt đẹp nhất của văn hóa Việt Nam được kết tinh thành tình yêu thương, sự tôn trọng và bảo vệ các giá trị con người.
Nho Quan là vùng đất phía Tây Bắc tỉnh Ninh Bình, mảnh đất núi non hùng vĩ với nhiều cảnh đẹp, người dân nơi đây theo chiều dài lịch sử đất nước trải qua nhiều thăng trầm; cuộc sống lam lũ, mộc mạc, giản dị có những bản sắc riêng về lối sống, phong tục tập quán, ngôn ngữ đã sản sinh ra nhiều nét đẹp văn hóa trong đó phải kể đến tục ngữ, ca dao, dân ca người Mường. Trên nền bức họa văn hóa dân tộc - được điểm tô bằng những gam màu vừa tinh tế, hàm súc, vừa mộc mạc, chất phác – văn hóa người Mường ở huyện Nho Quan có những nét tương đồng và có cả “màu” khác biệt.
Hiện nay, huyện Nho Quan có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó có hai dân tộc chiếm số đông là: Dân tộc Kinh và dân tộc Mường. Theo ông Nguyễn Đức Khánh - Chi cục trưởng Chi cục thống kê huyện Nho Quan cho biết: tính đến 0h ngày 01/04/2019 trên địa bàn huyện dân tộc Kinh là 123.113 người chiếm 82,17%, dân tộc Mường là 25.953 người chiếm 17,29%, các dân tộc khác có 814 người chiếm 0,54%. Dân tộc Mường sinh sống thành làng, bản, tập trung ở các xã Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long và rải rác ở các xã khác như Quảng Lạc, Thạch Bình, Văn Phương, Yên Quang, Xích Thổ… Trải dài theo chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, bà con nơi đây đã gìn giữ và hun đúc nên nhiều nét đẹp văn hóa đặc trưng, một trong nét đẹp ấy chính là văn hóa dân gian trong đó có tục ngữ, ca dao, dân ca. Người Mường xưa coi đó như là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Tục ngữ, ca dao, dân ca là cầu nối gắn kết cộng đồng được duy trì qua nhiều thế hệ.
Tuy nhiên do sự phát triển của nền kinh tế xã hội, sự giao thoa văn hóa của các dân tộc, sự thay đổi trong nếp sống và đặc biết là sự ảnh hưởng của công nghệ thông tin ( internet, zalo, facebook ) nên vốn tục ngữ, ca dao, dân ca của dân tộc Mường đã chịu tác động, bị ảnh hưởng. Vì vậy vốn tục ngữ, ca dao, dân ca của dân tộc Mường ở quê em ngày càng bị mai một, mà việc giữ gìn chưa được quan tâm đúng mức.
“Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 581/QĐ-TTg, ngày 6-5-2009, đã nhấn mạnh đến vai trò và việc giữ gìn bản sắc văn hóa: “Bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề trọng đại, sống còn của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, văn hóa là một lĩnh vực dễ bị tổn thương, trong đó bản sắc văn hóa, văn hóa truyền thống dễ bị tổn thương hơn cả”! Cho nên, đặt vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa, hay phát huy các giá trị truyền thống đã định hình nên diện mạo văn hóa và tinh thần dân tộc, là tối cần thiết.
Là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trên địa bàn huyện , trước thực trạng trên chúng tôi nhận thấy rằng cần phải làm thế nào để gìn giữ vốn tục ngữ, ca dao, dân ca của dân tộc Mường trên quê hương Nho Quan. Do vậy khi nhà trường triển khai kế hoạch viết sáng kiến kinh nghiệm thì chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường cho học sinh THCS ở huyện Nho Quan ” với mong muốn được góp phần nhỏ bé để giữ gìn và phát huy vốn tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường của quê hương Nho Quan.
Chúng tôi đã tiến hành một số nội dung, giải pháp giúp học sinh các trường THCS có học sinh dân tộc Mường thực hiện tốt việc giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường cho học sinh THCS ở huyện Nho Quan
Nội dung thứ nhất: Đánh giá thực trạng hoạt động giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường cho học sinh THCS ở huyện Nho Quan
Nội dung thứ hai: Đề xuất một số giải pháp tổ chức các hoạt động dạy học nhằm giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường cho học sinh THCS ở huyện Nho Quan
1.1. Giải pháp cũ thường làm
1.1.1. Nội dung giải pháp
- Tuyên truyền, vận động giáo dục học sinh giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường cho học sinh THCS ở huyện Nho Quan thông qua các hoạt động lễ hội, hoạt động tập thể, hoặc thực hiện các tập tục quen thuộc trong cộng đồng dân cư – nơi các em sinh sống.
- Lồng ghép chương trình giáo dục giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường cho học sinh THCS ở huyện Nho Quan qua một số bài học giáo dục địa phương các môn thuộc lĩnh vực Ngữ văn, Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật…
1.1.2. Ưu điểm của giải pháp cũ.
- Việc tuyên truyền, vận động giáo dục học sinh giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường cho học sinh THCS ở huyện Nho Quan không mất nhiều thời gian, công sức bởi chủ yếu chỉ thực hiện trong các buổi chào cờ, hoặc nói chuyện với các vị khách mời, hoặc các em tự giác tham gia các hoạt động chung ở khu vực dân cư nơi các em sinh sống.
- Việc lồng ghép chương trình giáo dục giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường cho học sinh THCS ở huyện Nho Quan qua một số bài học giáo dục địa phương các môn thuộc lĩnh vực Ngữ văn, Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật cũng không mất nhiều thời gian. Không gian cũng chỉ giới hạn trong một phòng học chỉ với không quá 45 học sinh cũng là thuận lợi cho giải pháp cũ thường làm.
- Phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học sẵn có với các phương tiện nghe nhìn như máy chiếu, Ti vi, đài… phục vụ trong quá trình giảng dạy.
1.1.3. Hạn chế của giải pháp cũ:
- Hình thức tuyên truyền, vận động đơn điệu, khô khan chưa gây được hứng thú cho học sinh.
- Việc tuyên truyền, vận động chủ yếu vẫn chỉ là hình thức thuyết giảng một chiều nên chưa tác động tích cực tới học sinh.
- Các bài giảng lồng ghép giáo dục cũng còn mang tính hình thức, chưa có sự đào sâu, tìm tòi, sáng tạo nên hiệu quả giáo dục cũng chưa cao. Việc lồng ghép, tích hợp kiến thức của nhiều môn học với nội dung phù hợp cũng gặp nhiều khó khăn dẫn đến các tiết học trở nên tẻ nhạt, học sinh thu động tiếp nhận kiến thức chay từ phía giáo viên.
- Không gian, thời gian tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương cũng hạn chế theo kế hoạch chung vì vậy chưa thu hút được học sinh.
- Tư liệu dạy học ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên như tranh ảnh, tài liệu... trên mạng Internet cũng còn mang tính hình thức chỉ nhằm mục đích minh họa làm sinh động hơn cho nội dung bài giảng của thày cô, chứ các em học sinh chưa được quan sát thực tế, chưa có cơ hội thảo luận, hợp tác, phát huy tính tích cực, không được hòa nhập vào cộng đồng, trải nghiệm thực tế, không chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức từ thực tế… …
1.2. Giải pháp mới cải tiến
1.2.1. Đánh giá thực trạng việc giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường cho học sinh THCS ở huyện Nho Quan.
Để tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc giữ gìn và phát huy vốn tục ngữ ca dao, dân ca dân tộc Mường ở huyện Nho Quan, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các trường THCS trên địa bàn các xã: Phú Long, Quảng Lạc, Kỳ Phú, Cúc Phương, Thạch Bình, Yên Quang vào tháng 10/2019 (theo 04 nội dung, với tỉ lệ 20% số học sinh dân tộc Mường của mỗi trường, có phiếu khảo sát đính kèm ở phần phụ lục) và thu được số liệu sau:
Qua khảo sát đối với học sinh là người dân tộc Mường tại các trường có tỉ lệ học sinh dân tộc Mường cao, kết qủa thu được thể hiện ở bảng số liệu trên cho thấy:
Tỉ lệ học sinh dân tộc Mường có biết về tục ngữ, cao dao, dân ca dân tộc Mường chỉ chiếm 10.1%; có tới 89.9% học sinh dân tộc Mường không biết về tục ngữ, cao dao, dân ca dân tộc mình.
Tỉ lệ học sinh dân tộc Mường có tìm hiểu về tục ngữ, cao dao, dân ca dân tộc Mường chỉ chiếm 11.96%; có tới 88.04% học sinh dân tộc Mường chưa từng tìm hiểu về tục ngữ, cao dao, dân ca dân tộc mình.
Tỉ lệ học sinh dân tộc Mường có tình cảm yêu mến về tục ngữ, cao dao, dân ca dân tộc Mường chỉ chiếm 24.53%; có tới 75.47% học sinh dân tộc Mường không yêu mến về tục ngữ, cao dao, dân ca dân tộc mình.
Tuy nhiên vẫn có nhiều học sinh muốn giữ gìn tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường, chiếm 38% số học sinh dân tộc Mường được khảo sát.
Chúng tôi cũng đã phỏng vấn và được biết những em biết về về tục ngữ, ca dao, dân ca Mường chỉ tập trung ở một số em có ông bà, bố mẹ phụ trách công việc của làng, bản hay là thành viên của các câu lạc bộ như câu lạc bộ hát giao duyên tiếng Mường ở xã Cúc Phương hay câu lạc bộ hát xắc bùa ở xã Kỳ Phú… Một số em còn không biết tên của các nghệ nhân hay nhà sưu tầm. nghiên cứu mặc dù các cô, chú ấy sống ngay trên địa bàn xã mình, bản mình.
Đánh giá chung:
Những thống kê trên cho thấy hiểu biết của các em học sinh trường THCS về tục ngữ, ca dao, dân ca của dân tộc Mường ở huyện Nho Quan là rất hạn chế; những hoạt động của nhà trường nhằm tạo môi trường cho các em học sinh tham gia giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường rất ít.
Thực tiễn ấy cho thấy, việc gìn giữ và phát huy vốn tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường trong học sinh THCS ở huyện Nho Quan là đòi hỏi cấp thiết và phù hợp với mong muốn của các em học sinh.
Xuất phát từ những thực trạng trên, được sự hưởng ứng tích cực của các bậc phụ huynh và các em học sinh, nhóm chúng tôi đã xây dựng một số giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm gìn giữ và phát huy vốn tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường trong học sinh THCS ở huyện Nho Quan.
1.2.2. Một số giải pháp nhằm gìn giữ và phát huy vốn tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường trong học sinh THCS ở huyện Nho Quan.
1.2.2.1. Tuyên truyền nâng cao hiểu biết của học sinh về tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường
Tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường ở huyện Nho Quan từ đó khơi dậy lòng tự hào về dân tộc mình; tự tin sử dụng tục ngữ, ca dao, dân ca trong nhà trường, trong đời sống hằng ngày.
Hoạt động thứ nhất: Tuyên truyền qua các trang Westside, facebook, zalo trên Internet để giới thiệu tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường với học sinh và bạn bè các dân tộc khác.
Đăng tải các hoạt động giữ gìn tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường trên Westside, facebook, zalo của nhà trường để giới thiệu đến đông đảo bạn bè qua mạng xã hội.
Hiện nay, huyện Nho Quan có trang facebook “Hội những người nói tiếng Mường” do bác Đinh Văn Xuân chủ tịch ủy ban nhân dân xã Cúc Phương là cố vấn nội dung cho hội. Qua trang facebook này các bạn được các nghệ nhân dạy học hát các làn điệu dân ca dân tộc Mường. Qua thông kê cho thấy có rất nhiều người đã theo dõi, bày tỏ cảm xúc và phản hồi tích cực.
Tính đến tháng 10/2020, Westside trường THCS Yên Quang đã được hàng trăm người theo dõi; fanbage Yên Quang đã đạt số người theo dõi 560; facebook Mường Yên Quang đã có 831 người theo dõi…chúng tôi coi đây như một động lực mới cho đề tài có thể tiếp tục áp dụng rộng hơn trong tất cả các trường THCS không chỉ của huyện Nho Quan mà có thể xa hơn nữa nếu đề tài được lựa chọn và quan tâm đúng mức.
Hoạt động thứ hai: Tuyên truyền qua các hoạt động của Đội
Để tiến hành tuyên truyền cho các bạn học sinh về tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường, mỗi tháng Liên Đội xây dựng một bài tuyên truyền, trong đó giới thiệu những câu tục ngữ ca dao, dân ca dân tộc Mường đặc sắc.
Tổ chức tuyên truyền bằng cách cử phát thanh viên của Đội TNTP Hồ Chí Minh tuyền truyền trong giờ chào cờ, đọc bài tuyên truyền trong các buổi phát thanh măng non, dán bài viết tuyên truyền trên bảng tin công tác Đội hằng tháng. Những hình thức này vừa nhẹ nhàng vừa dễ thực hiện
Hoạt động thứ ba: Tuyên truyền qua hoạt động ngoại khóa (ở các môn học như Ngữ văn, Âm nhạc..)
Trong kế hoạch giáo dục của các môn học ngành khoa học xã hội như môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí có kế hoạch, thời lượng cho hoạt động ngoại khóa. Để tuyên truyền cho học sinh về tục ngữ ca dao, dân ca dân tộc Mường, có thể biên soạn hệ thống câu hỏi tìm hiểu về tục ngữ ca dao, dân ca dân tộc Mường,
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Đề tài tập trung nghiên cứu việc: “Giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường cho học sinh THCS ở huyện Nho Quan ”
IV. Mô tả bản chất của sáng kiến.
1. Nội dung sáng kiến
Nếu diện mạo kinh tế ví như chiếc áo nhiều màu sắc, thì bản sắc văn hóa lại được xem như những sợi tơ bền mịn dệt thành chất vải. Bản sắc văn hóa được các nhà nghiên cứu đánh giá là một khái niệm với những giá trị đặc trưng mang tính bền vững và trừu tượng. Song, suy cho cùng thì bản sắc văn hóa chính là nhân tố cốt lõi làm nên văn hóa dân tộc. Để rồi, gương mặt văn hóa – với các giá trị ở tầm cao và chiều sâu của bản sắc – đã định danh hay phân biệt một quốc gia - dân tộc giữa hàng trăm gương mặt văn hóa khác.
Là dân tộc ngàn năm văn hiến, nên cái phần bản sắc lấp lánh cũng được thể hiện dưới những hình thức và giá trị vô cùng phong phú. Trước hết, nó được biểu hiện qua một hệ thống tín hiệu đa dạng của lễ hội, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống, văn chương, ngôn ngữ... Ngoài ra, nó được thấm sâu thành lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, tính cộng đồng, lòng nhân ái, khả năng thích ứng, hài hòa giữa môi trường xã hội và môi trường tự nhiên. Đặc biệt, giá trị nhân văn tốt đẹp nhất của văn hóa Việt Nam được kết tinh thành tình yêu thương, sự tôn trọng và bảo vệ các giá trị con người.
Nho Quan là vùng đất phía Tây Bắc tỉnh Ninh Bình, mảnh đất núi non hùng vĩ với nhiều cảnh đẹp, người dân nơi đây theo chiều dài lịch sử đất nước trải qua nhiều thăng trầm; cuộc sống lam lũ, mộc mạc, giản dị có những bản sắc riêng về lối sống, phong tục tập quán, ngôn ngữ đã sản sinh ra nhiều nét đẹp văn hóa trong đó phải kể đến tục ngữ, ca dao, dân ca người Mường. Trên nền bức họa văn hóa dân tộc - được điểm tô bằng những gam màu vừa tinh tế, hàm súc, vừa mộc mạc, chất phác – văn hóa người Mường ở huyện Nho Quan có những nét tương đồng và có cả “màu” khác biệt.
Hiện nay, huyện Nho Quan có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó có hai dân tộc chiếm số đông là: Dân tộc Kinh và dân tộc Mường. Theo ông Nguyễn Đức Khánh - Chi cục trưởng Chi cục thống kê huyện Nho Quan cho biết: tính đến 0h ngày 01/04/2019 trên địa bàn huyện dân tộc Kinh là 123.113 người chiếm 82,17%, dân tộc Mường là 25.953 người chiếm 17,29%, các dân tộc khác có 814 người chiếm 0,54%. Dân tộc Mường sinh sống thành làng, bản, tập trung ở các xã Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long và rải rác ở các xã khác như Quảng Lạc, Thạch Bình, Văn Phương, Yên Quang, Xích Thổ… Trải dài theo chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, bà con nơi đây đã gìn giữ và hun đúc nên nhiều nét đẹp văn hóa đặc trưng, một trong nét đẹp ấy chính là văn hóa dân gian trong đó có tục ngữ, ca dao, dân ca. Người Mường xưa coi đó như là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Tục ngữ, ca dao, dân ca là cầu nối gắn kết cộng đồng được duy trì qua nhiều thế hệ.
Tuy nhiên do sự phát triển của nền kinh tế xã hội, sự giao thoa văn hóa của các dân tộc, sự thay đổi trong nếp sống và đặc biết là sự ảnh hưởng của công nghệ thông tin ( internet, zalo, facebook ) nên vốn tục ngữ, ca dao, dân ca của dân tộc Mường đã chịu tác động, bị ảnh hưởng. Vì vậy vốn tục ngữ, ca dao, dân ca của dân tộc Mường ở quê em ngày càng bị mai một, mà việc giữ gìn chưa được quan tâm đúng mức.
“Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 581/QĐ-TTg, ngày 6-5-2009, đã nhấn mạnh đến vai trò và việc giữ gìn bản sắc văn hóa: “Bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề trọng đại, sống còn của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, văn hóa là một lĩnh vực dễ bị tổn thương, trong đó bản sắc văn hóa, văn hóa truyền thống dễ bị tổn thương hơn cả”! Cho nên, đặt vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa, hay phát huy các giá trị truyền thống đã định hình nên diện mạo văn hóa và tinh thần dân tộc, là tối cần thiết.
Là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trên địa bàn huyện , trước thực trạng trên chúng tôi nhận thấy rằng cần phải làm thế nào để gìn giữ vốn tục ngữ, ca dao, dân ca của dân tộc Mường trên quê hương Nho Quan. Do vậy khi nhà trường triển khai kế hoạch viết sáng kiến kinh nghiệm thì chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường cho học sinh THCS ở huyện Nho Quan ” với mong muốn được góp phần nhỏ bé để giữ gìn và phát huy vốn tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường của quê hương Nho Quan.
Chúng tôi đã tiến hành một số nội dung, giải pháp giúp học sinh các trường THCS có học sinh dân tộc Mường thực hiện tốt việc giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường cho học sinh THCS ở huyện Nho Quan
Nội dung thứ nhất: Đánh giá thực trạng hoạt động giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường cho học sinh THCS ở huyện Nho Quan
Nội dung thứ hai: Đề xuất một số giải pháp tổ chức các hoạt động dạy học nhằm giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường cho học sinh THCS ở huyện Nho Quan
1.1. Giải pháp cũ thường làm
1.1.1. Nội dung giải pháp
- Tuyên truyền, vận động giáo dục học sinh giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường cho học sinh THCS ở huyện Nho Quan thông qua các hoạt động lễ hội, hoạt động tập thể, hoặc thực hiện các tập tục quen thuộc trong cộng đồng dân cư – nơi các em sinh sống.
- Lồng ghép chương trình giáo dục giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường cho học sinh THCS ở huyện Nho Quan qua một số bài học giáo dục địa phương các môn thuộc lĩnh vực Ngữ văn, Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật…
1.1.2. Ưu điểm của giải pháp cũ.
- Việc tuyên truyền, vận động giáo dục học sinh giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường cho học sinh THCS ở huyện Nho Quan không mất nhiều thời gian, công sức bởi chủ yếu chỉ thực hiện trong các buổi chào cờ, hoặc nói chuyện với các vị khách mời, hoặc các em tự giác tham gia các hoạt động chung ở khu vực dân cư nơi các em sinh sống.
- Việc lồng ghép chương trình giáo dục giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường cho học sinh THCS ở huyện Nho Quan qua một số bài học giáo dục địa phương các môn thuộc lĩnh vực Ngữ văn, Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật cũng không mất nhiều thời gian. Không gian cũng chỉ giới hạn trong một phòng học chỉ với không quá 45 học sinh cũng là thuận lợi cho giải pháp cũ thường làm.
- Phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học sẵn có với các phương tiện nghe nhìn như máy chiếu, Ti vi, đài… phục vụ trong quá trình giảng dạy.
1.1.3. Hạn chế của giải pháp cũ:
- Hình thức tuyên truyền, vận động đơn điệu, khô khan chưa gây được hứng thú cho học sinh.
- Việc tuyên truyền, vận động chủ yếu vẫn chỉ là hình thức thuyết giảng một chiều nên chưa tác động tích cực tới học sinh.
- Các bài giảng lồng ghép giáo dục cũng còn mang tính hình thức, chưa có sự đào sâu, tìm tòi, sáng tạo nên hiệu quả giáo dục cũng chưa cao. Việc lồng ghép, tích hợp kiến thức của nhiều môn học với nội dung phù hợp cũng gặp nhiều khó khăn dẫn đến các tiết học trở nên tẻ nhạt, học sinh thu động tiếp nhận kiến thức chay từ phía giáo viên.
- Không gian, thời gian tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương cũng hạn chế theo kế hoạch chung vì vậy chưa thu hút được học sinh.
- Tư liệu dạy học ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên như tranh ảnh, tài liệu... trên mạng Internet cũng còn mang tính hình thức chỉ nhằm mục đích minh họa làm sinh động hơn cho nội dung bài giảng của thày cô, chứ các em học sinh chưa được quan sát thực tế, chưa có cơ hội thảo luận, hợp tác, phát huy tính tích cực, không được hòa nhập vào cộng đồng, trải nghiệm thực tế, không chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức từ thực tế… …
1.2. Giải pháp mới cải tiến
1.2.1. Đánh giá thực trạng việc giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường cho học sinh THCS ở huyện Nho Quan.
Để tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc giữ gìn và phát huy vốn tục ngữ ca dao, dân ca dân tộc Mường ở huyện Nho Quan, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các trường THCS trên địa bàn các xã: Phú Long, Quảng Lạc, Kỳ Phú, Cúc Phương, Thạch Bình, Yên Quang vào tháng 10/2019 (theo 04 nội dung, với tỉ lệ 20% số học sinh dân tộc Mường của mỗi trường, có phiếu khảo sát đính kèm ở phần phụ lục) và thu được số liệu sau:
Trường THCS được khảo sát | Số học sinh dân tộc Mường | Học sinh dân tộc Mường được khảo sát | Tỉ lệ HS biết tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường. | Tỉ lệ HS có tìm hiểu tục ngữ, ca dao,dân ca dân tộc Mường. | Tỉ lệ HS yêu mến đối với tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường | Tỉ lệ HS muốn giữ gìn tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường | |||||
Tỉ lệ | SL | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
Quảng Lạc | 303 | 20% | 60 | 6 | 10.0 | 7 | 11.7 | 12 | 20.0 | 18 | 30.0 |
Yên Quang | 312 | 20% | 62 | 5 | 8.1 | 6 | 9.7 | 14 | 22.6 | 22 | 35.5 |
Thạch Bình | 387 | 20% | 77 | 5 | 6.5 | 6 | 7.8 | 18 | 23.4 | 29 | 37.7 |
Kỳ Phú | 248 | 20% | 50 | 6 | 12.0 | 7 | 14.0 | 13 | 20.0 | 20 | 40.0 |
Cúc Phương | 158 | 20% | 32 | 5 | 15.6 | 6 | 18.8 | 10 | 31.3 | 15 | 46.9 |
Phú Long | 223 | 20% | 45 | 6 | 13.3 | 7 | 15.6 | 13 | 28.9 | 20 | 44.4 |
Tổng | 1631 | 20% | 326 | 33 | 10.1 | 39 | 11.96 | 80 | 24.53 | 124 | 38.0 |
(Số liệu khảo sát thời điểm tháng 10/2019)
Qua khảo sát đối với học sinh là người dân tộc Mường tại các trường có tỉ lệ học sinh dân tộc Mường cao, kết qủa thu được thể hiện ở bảng số liệu trên cho thấy:
Tỉ lệ học sinh dân tộc Mường có biết về tục ngữ, cao dao, dân ca dân tộc Mường chỉ chiếm 10.1%; có tới 89.9% học sinh dân tộc Mường không biết về tục ngữ, cao dao, dân ca dân tộc mình.
Tỉ lệ học sinh dân tộc Mường có tìm hiểu về tục ngữ, cao dao, dân ca dân tộc Mường chỉ chiếm 11.96%; có tới 88.04% học sinh dân tộc Mường chưa từng tìm hiểu về tục ngữ, cao dao, dân ca dân tộc mình.
Tỉ lệ học sinh dân tộc Mường có tình cảm yêu mến về tục ngữ, cao dao, dân ca dân tộc Mường chỉ chiếm 24.53%; có tới 75.47% học sinh dân tộc Mường không yêu mến về tục ngữ, cao dao, dân ca dân tộc mình.
Tuy nhiên vẫn có nhiều học sinh muốn giữ gìn tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường, chiếm 38% số học sinh dân tộc Mường được khảo sát.
Chúng tôi cũng đã phỏng vấn và được biết những em biết về về tục ngữ, ca dao, dân ca Mường chỉ tập trung ở một số em có ông bà, bố mẹ phụ trách công việc của làng, bản hay là thành viên của các câu lạc bộ như câu lạc bộ hát giao duyên tiếng Mường ở xã Cúc Phương hay câu lạc bộ hát xắc bùa ở xã Kỳ Phú… Một số em còn không biết tên của các nghệ nhân hay nhà sưu tầm. nghiên cứu mặc dù các cô, chú ấy sống ngay trên địa bàn xã mình, bản mình.
Đánh giá chung:
Những thống kê trên cho thấy hiểu biết của các em học sinh trường THCS về tục ngữ, ca dao, dân ca của dân tộc Mường ở huyện Nho Quan là rất hạn chế; những hoạt động của nhà trường nhằm tạo môi trường cho các em học sinh tham gia giữ gìn và phát huy tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường rất ít.
Thực tiễn ấy cho thấy, việc gìn giữ và phát huy vốn tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường trong học sinh THCS ở huyện Nho Quan là đòi hỏi cấp thiết và phù hợp với mong muốn của các em học sinh.
Xuất phát từ những thực trạng trên, được sự hưởng ứng tích cực của các bậc phụ huynh và các em học sinh, nhóm chúng tôi đã xây dựng một số giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm gìn giữ và phát huy vốn tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường trong học sinh THCS ở huyện Nho Quan.
1.2.2. Một số giải pháp nhằm gìn giữ và phát huy vốn tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường trong học sinh THCS ở huyện Nho Quan.
1.2.2.1. Tuyên truyền nâng cao hiểu biết của học sinh về tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường
Tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường ở huyện Nho Quan từ đó khơi dậy lòng tự hào về dân tộc mình; tự tin sử dụng tục ngữ, ca dao, dân ca trong nhà trường, trong đời sống hằng ngày.
Hoạt động thứ nhất: Tuyên truyền qua các trang Westside, facebook, zalo trên Internet để giới thiệu tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường với học sinh và bạn bè các dân tộc khác.
Đăng tải các hoạt động giữ gìn tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường trên Westside, facebook, zalo của nhà trường để giới thiệu đến đông đảo bạn bè qua mạng xã hội.
Hiện nay, huyện Nho Quan có trang facebook “Hội những người nói tiếng Mường” do bác Đinh Văn Xuân chủ tịch ủy ban nhân dân xã Cúc Phương là cố vấn nội dung cho hội. Qua trang facebook này các bạn được các nghệ nhân dạy học hát các làn điệu dân ca dân tộc Mường. Qua thông kê cho thấy có rất nhiều người đã theo dõi, bày tỏ cảm xúc và phản hồi tích cực.
Tính đến tháng 10/2020, Westside trường THCS Yên Quang đã được hàng trăm người theo dõi; fanbage Yên Quang đã đạt số người theo dõi 560; facebook Mường Yên Quang đã có 831 người theo dõi…chúng tôi coi đây như một động lực mới cho đề tài có thể tiếp tục áp dụng rộng hơn trong tất cả các trường THCS không chỉ của huyện Nho Quan mà có thể xa hơn nữa nếu đề tài được lựa chọn và quan tâm đúng mức.
Hoạt động thứ hai: Tuyên truyền qua các hoạt động của Đội
Để tiến hành tuyên truyền cho các bạn học sinh về tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Mường, mỗi tháng Liên Đội xây dựng một bài tuyên truyền, trong đó giới thiệu những câu tục ngữ ca dao, dân ca dân tộc Mường đặc sắc.
Tổ chức tuyên truyền bằng cách cử phát thanh viên của Đội TNTP Hồ Chí Minh tuyền truyền trong giờ chào cờ, đọc bài tuyên truyền trong các buổi phát thanh măng non, dán bài viết tuyên truyền trên bảng tin công tác Đội hằng tháng. Những hình thức này vừa nhẹ nhàng vừa dễ thực hiện
Hoạt động thứ ba: Tuyên truyền qua hoạt động ngoại khóa (ở các môn học như Ngữ văn, Âm nhạc..)
Trong kế hoạch giáo dục của các môn học ngành khoa học xã hội như môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí có kế hoạch, thời lượng cho hoạt động ngoại khóa. Để tuyên truyền cho học sinh về tục ngữ ca dao, dân ca dân tộc Mường, có thể biên soạn hệ thống câu hỏi tìm hiểu về tục ngữ ca dao, dân ca dân tộc Mường,
THẦY CÔ TẢI NHÉ!