Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,007
Điểm
113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm an toàn giao thông: Một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông cho học sinh Trường THCS được soạn dưới dạng file word gồm 28 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay An toàn giao thông là một trong những vấn đề nóng đang được toàn xã hội quan tâm. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trong năm 2021, toàn quốc xảy ra 14.510 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.700 người, bị thương 10.804 người. Trong đó có nhiều vụ tai nạn thương tâm, mà nạn nhân là những em học sinh vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của một số người chưa nghiêm túc. Chính vì vậy, việc giáo dục ý thức tự giác thực hiện an toàn giao thông cho mọi người là hết sức cần thiết.

Đối với học sinh nói chung và học sinh THCS Hạnh Thiết nói riêng, phương tiện đến trường hiện nay của các em không đơn giản chỉ là những chiếc xe đạp bình thường, mà tỉ lệ học sinh được cha mẹ, người thân chở đến trường bằng xe máy hoặc tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện ngày càng gia tăng. Bên cạnh những học sinh có ý thức chấp hành luật giao thông thì vẫn còn những học sinh chưa tự giác chấp hành Luật ATGT trong việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện tham gia giao thông; tập trung đông trước cổng trường, hàng quán gây cản trở giao thông, đi xe đạp điện, xe máy điện dàn hàng ba, chở quá số người quy định; đùa giỡn, lạng lách đánh võng trên đường…

Hiện nay trường THCS đã thực hiện giáo dục an toàn giao thông trong nhiều năm học. Cùng với những thông tin về an toàn giao thông thì việc giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh THCS là một việc thiết thực và có thể thực hiện được. Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THCS là một nội dung giáo dục tuy có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy cho học sinh thuộc lòng những điều luật quy định mà phải làm cho các em hiểu, nhớ và quan trọng hơn cả là có hành vi đúng khi tham gia giao thông. Như chúng ta đã biết hằng ngày các em đi học hay đi chơi trên các con đường có rất nhiều các loại xe, không chỉ riêng ở thành phố mà miền núi chúng ta trên đường đi hiện nay người và xe đi lại khá đông đúc.Thật là nguy hiểm nếu không biết cách đi đường cho đúng, các em sẽ rất dễ bị tai nạn hoặc gây tai nạn cho người khác. Điều đó thật là đáng tiếc vì nó sẽ đem lại nỗi bất hạnh rất lớn cho bản thân các em, cho gia đinh và xã hội.

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người, các em cần có hiểu biết về luật giao thông đường bộ, tức là chúng ta làm sao cho các em biết cách đi đường theo đúng quy định, như vậy sẽ tránh được tai nạn xảy ra. Làm thay đổi ý thức và nhận thức của người tham gia giao thông phải coi việc giảm thiểu tai nạn giao thông và đảm bảo an toàn giao thông là trách nhiệm của mình và của toàn xã hội. Xây dựng góp phần hình thành văn hóa giao thông cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì những vấn đề đó tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông cho học sinh Trường THCS Hạnh Thiết”.

PHẦN II: NỘI DUNG

1.Cơ sở lý luận:

Trong nhà trường phổ thông hiện nay, bên cạnh công tác trọng tâm là giáo dục đạo đức, văn hoá cho học sinh thì việc giảng dạy các chương trình lồng ghép để giáo dục toàn diện cho học sinh như: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục di sản, giáo dục trật tự an toàn giao thông, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cũng là một nội dung quan trọng, cần thiết. Đặc biệt là công tác giáo dục trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của các trường học nói chung và các trường THCS nói riêng. Trong những năm gần đây Chính phủ liên tiếp đưa ra các chỉ thị, nghị định nhằm hạn chế tối đa tình trạng tai nạn giao thông trong toàn quốc như: Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2019 về tăng cường bảo đảm trật tự An toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2022; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Công văn số 2749/BGDĐT-GDCTHSSV về việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) đầu năm học mới 2021 - 2022 cho học sinh, sinh viên; Kế hoạch số 417/KH-BGDĐT ngày 17/5/2019 về việc tăng cường công tác giáo dục ATGT trong trường học giao đoạn 2019 - 2022;

Công văn số 385/PGDĐT-THCS ngày 24/9/2021 của Phòng GD-ĐT huyện Quỳ Châu về việc triển khai công tác giáo dục ATGT cho cấp THCS năm học 2021 - 2022. Để thực hiện được trọng trách lớn lao đó, ngành giáo dục nói chung và tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường nói riêng đã góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông trong các em đội viên thiếu niên nhi đồng.

2.Cơ sở thực tiễn.

“An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” - Thông điệp đó đã nhắc nhở mỗi chúng ta phải có ý thức cẩn trọng khi tham gia giao thông. Vậy mà hiện nay cùng với các tệ nạn xã hội, các đại dịch mang tính chất nóng bỏng toàn cầu như ma tuý, HIV/AIDS, Covid- 19 thì tai nạn giao thông cũng là một vấn đề bức xúc của xã hội và trở thành vấn đề toàn cầu. Nó đe dọa sự bình yên của bất cứ quốc gia nào. Theo một số nhà nghiên cứu đã nhận định: “Sau chiến tranh và thiên tai thì tai nạn giao thông là thảm họa thứ 3 gây ra cái chết và thương vong cho loài người”. Đúng như vậy, qua các phương tiện thông tin đại chúng thì tình trạng tai nạn giao thông trên cả nước đang ngày càng gia tăng. Nó gây ra biết bao hậu quả nghiêm trọng, cướp đi bao sinh mạng và cuộc sống của bao gia đình, làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Tai nạn giao thông đã trở thành nguyên nhân chính trong việc tăng số người tàn tật ở Việt Nam. Trong thời gian qua, các bệnh viện hàng ngày quá tải do phải tiếp nhận hàng trăm ca cấp cứu do tai nạn giao thông gây ra. Ngoài số những ca tử vong không ít trường hợp đã để lại những dị tật vĩnh viễn do chấn thương quá nặng: hình ảnh những em bé mất đi những cánh tay, cẳng chân hay những cái chết thương tâm của các em trên đường đi học về đã trở thành nỗi ám ảnh trong bao người.

Tai nạn giao thông thực sự là một thảm hoạ ở nước ta. Đó là chưa tính đến sự thiệt hại to lớn về vật chất và để lại những hậu quả lâu dài cho xã hội, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển con người.

Trước thực trạng báo động đó, việc giáo dục trật tự an toàn giao thông cho mọi người tham gia giao thông nói chung và các em đội viên nói riêng đã trở thành vấn đề quan trọng cấp thiết. Vậy làm thế nào để giáo dục học sinh ý thức chấp hành luật lệ giao thông và giảm thiểu tối đa tình trạng tai nạn giao thông như hiện nay?

Qua 2 năm thực hiện và triển khai đề tài này tôi rút ra một số kinh nghiệm và biện pháp để giáo dục về trật tự an toàn giao thông trong đội viên góp phần nâng cao chương trình rèn luyện đội viên xin được trình bày để các bạn đồng nghiệp tham khảo và góp ý.

3. Thực trạng về ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh Trường THCS Hạnh Thiết.

a. Thuận lợi.


Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện về mọi mặt của Phòng giáo dục, Hội đồng Đội các cấp, UBND thị, đặc biệt là sự ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh cho các hoạt động của Đội.

Công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng luôn được nhà trường quan tâm. Thể hiện ở chỗ giáo dục toàn diện cho các em thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp, hoạt động đoàn thể: Bảo vệ môi trường, An toàn giao thông, giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống tai nạn thương tích, tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực...

Liên Đội có Ban chỉ huy Liên Đội năng động, sáng tạo, có nghiệp vụ công tác Đội tốt. Bản thân tôi là tổng phụ trách Đội rất nhiệt tình với phong trào của nhà trường, say sưa với hoạt động Đội, luôn sáng tạo và cải tiến hình thức sinh hoạt Đội, thu hút được nhiều đối tượng học sinh tham gia vào tổ chức Đội.

b.Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên, Liên đội cũng gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và điều hành. Trường có 20 lớp với tổng số học sinh 788 học sinh, đa số các em học sinh là dân tộc thiểu số, sống rải rác trên địa bàn dân cư, đường xá đi lại gặp nhiều khó khăn, học sinh muốn đến trường phải đi qua trục đường 48, là đoạn đường có nhiều xe container, xe Hogo và xe tải trọng lượng lớn chạy nên tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông là rất cao.

- Một số phụ huynh còn chưa thực sự phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục ý thức tham gia giao thông của con em mình.

- Học sinh THCS đang ở lứa tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý nên có nhiều hành vi tự phát để khẳng định cái tôi cá nhân.

- Một số học sinh chấp hành giao luật thông chưa tốt, chưa có ý thức trong việc tham gia giao thông.

c. Thực trạng về ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của học sinh Trường THCS Hạnh Thiết.

Trường THCS Hạnh Thiết đóng trên địa bàn thị trấn Tân Lạc, là địa bàn trung tâm về Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội của huyện Quỳ Châu. Gần nhiều trường học: Mầm non thị trấn, Tiểu học thị trấn, THPT Quỳ Châu, gần chợ...nên phương tiện giao thông đi lại rất đông và phức tạp, học sinh muốn đến trường phải đi qua trục đường 48 nên có ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại và đảm bảo ATGT cho học sinh.

Trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục bậc THCS cho học sinh của hai địa bàn Thị trấn Tân Lạc và xã Châu Hạnh - Xã lân cận và bao quanh thị trấn. Vì thế số học sinh nhà xa tham gia giao thông khá đông , tỉ lệ học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện khi đi học tăng và nó trở thành phương tiện chủ yếu. Trong khi các em đang ở lứa tuổi vị thành niên, những hiểu biết về luật giao thông chưa đầy đủ. Nhiều em chưa đủ tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng để điều khiển xe máy điện...Bên cạnh đó nhiều học sinh có ý thức chấp hành luật giao thông thì vẫn còn những học sinh chưa tự giác chấp hành Luật an toàn giao thông trong việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện tham gia giao thông; đi xe đạp, xe máy điện dàn hàng ba, chở quá số người quy định; lạng lách đánh võng trên đường…trở thành một thách thức với nhà trường về việc đảm bảo và giáo dục ATGT cho các em.

Do điều kiện kinh tế trong những năm gần đây có những bước tiến đáng kể, các phương tiện giao thông ngày càng nhiều đặc biệt là xe hơi của người lớn và xe đạp điện, máy điện của học sinh. Qua khảo sát tại các trường nhận thấy xe đạp điện, máy điện đang trở thành một phương tiện chủ yếu của học sinh.

TT
Trường
Tổng số học sinh
Xe đạp
Xe đạp, máy điện
Xe máy
Phương tiện khác
1​
THCS Hạnh Thiết​
788​
285​
116​
30​
0​
2​
THPT Quỳ Châu​
1486​
89​
348​
40​
0​
Như vậy, tỉ lệ học sinh đi xe máy điện khi đi học trong những năm gần đây tăng nhiều và trở thành phương tiện chủ yếu...













Thực trạng học sinh tham gia giao thông trên địa bàn thị trấn Tân Lạc



Hình ảnh học sinh ra về trước cổng trường

Thực tế trong những năm học trước đã có những vụ tai nạn giao thông xảy ra với các em học sinh khi tham gia giao thông, tuy chưa để lại hậu quả nghiêm trọng nhưng cũng đã phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập. Cụ thể năm học 2017 - 2018, 2018 - 2019 tôi đã thống kê được những sai phạm của học sinh khi tham gia giao thông như sau: đi bộ không đúng làn đường, đi xe đạp, xe máy điện dàn hàng ba, chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; lạng lách đánh võng trên đường, tạt ngang, cắt đầu xe khác…Từ thực tế đó đã có những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra do xe máy, ô tô va quệt, do chưa biết cách làm chủ tốc độ khi đi đường.

Năm học 2019 - 2021 do va chạm khi tham gia giao thông nên bị gãy tay như em Vi Văn Đương ở chi đội 8A4.

Gần đây nhất sau giờ tan học trên đường về nhà có em Hà Văn Quân ở chi đội 9A5 bị tai nạn xe máy gãy xương cẳng chân.

Chính vì vậy trong nhiều năm gần đây vấn đề An toàn giao thông luôn được Ban giám hiệu và hội đồng giáo dục nhà trường luôn quan tâm trăn trở: Làm thế nào để giáo dục học sinh hạn chế tối đa tai nạn giao thông cho chính bản thân các em khi tham gia giao thông? Làm thế nào để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đối với bản thân mỗi học sinh và cả phụ huynh học sinh. Và đặc biệt là tất cả chúng ta không còn phải lo lắng vì những điều đáng tiếc có thể xảy ra trên đường đi học của học sinh.

4. Nguyên nhân

- Ba nguyên nhân hàng đầu góp phần gây ra tai nạn giao thông học sinh bao gồm:

+ Đi sai phần đường, vi phạm tốc độ và thiếu quan sát.

+ Ngoài ra, học sinh còn vi phạm một số quy định cơ bản khi tham gia giao thông: xe máy, xe đạp điện không có gương chiếu hậu. Tỷ lệ tai nạn giao thông của nhóm đi xe đạp điện, xe máy điện và xe máy là cao nhất,

+ Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là ý thức tham gia giao thông ở lứa tuổi này còn rất kém, trong khi sự thay đổi phương tiện từ đi bộ, đi xe đạp sang xe điện và xe máy càng góp phần gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông ở các đối tượng này.

Để giảm thiểu tai nạn giao thông đã có nhiều biện pháp tuyên truyền được áp dụng. Việc lồng ghép phổ biến luật giao thông vào các hoạt động cộng đồng, văn hóa văn nghệ của học sinh, làm cho nội dung tuyên truyền trở nên dễ hiểu và gần gũi.

1695056737262.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---SKKN ATGT - HIỀN TRẦN 2022.docx
    3.8 MB · Lượt tải : 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    an toàn giao thông ảnh sáng kiến an toàn giao thông sáng kiến kinh nghiệm an toàn giao thông sáng kiến kinh nghiệm an toàn giao thông cho trẻ mầm non sáng kiến kinh nghiệm an toàn giao thông tiểu học sáng kiến kinh nghiệm công nghệ thông tin sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên sáng kiến kinh nghiệm excel sáng kiến kinh nghiệm giáo dục an toàn giao thông sáng kiến kinh nghiệm giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non sáng kiến kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống sáng kiến kinh nghiệm giao thông sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống sáng kiến kinh nghiệm làm bài giảng e learning sáng kiến kinh nghiệm lịch sử thpt sáng kiến kinh nghiệm mầm non về an toàn giao thông sáng kiến kinh nghiệm ngành thống kê sáng kiến kinh nghiệm ngành y tế sáng kiến kinh nghiệm phổ biến giáo dục pháp luật sáng kiến kinh nghiệm powerpoint sáng kiến kinh nghiệm quản lý giáo dục thcs sáng kiến kinh nghiệm quản lý thcs sáng kiến kinh nghiệm thi gvcn giỏi sáng kiến kinh nghiệm thiết kế bài giảng e-learning sáng kiến kinh nghiệm trong xét xử sáng kiến kinh nghiệm ubnd cấp xã sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến sáng kiến kinh nghiệm về an toàn giao thông sáng kiến kinh nghiệm về an toàn giao thông violet sáng kiến kinh nghiệm về an toàn trường học sáng kiến kinh nghiệm về công nghệ thông tin sáng kiến kinh nghiệm về kỹ năng giao tiếp sáng kiến kinh nghiệm về quản lý giáo dục sáng kiến kinh nghiệm về y tế trường học sáng kiến kinh nghiệm y tế học đường sáng kiến kinh nghiệm y tế học đường thcs sáng kiến kinh nghiệm y tế trường học sáng kiến kinh nghiệm địa lí thcs sáng kiến kinh nghiệm địa lí thpt sáng kiến kinh nghiệm địa lý thpt sáng kiến về an toàn giao thông
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top