- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BÁO CÁO BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG THCS được soạn dưới dạng file word gồm 23 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
viết năm 22-23,
I. THÔNG TIN CHUNG:
1. Tên biện pháp: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Sinh học ở trường THCS
2. Lĩnh vực áp dụng biện pháp: Phương pháp giáo dục.
3. Tác giả:
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Hùng Vương
- Tỷ lệ đóng góp tạo ra biện pháp: 100%
4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền biện pháp. Thủ trưởng đơn vị nơi tác giả biện pháp công tác hoặc đang áp dụng biện pháp cam kết những thông tin nêu theo báo cáo này là sự thật.
Trảng Bom, ngày 15 tháng 9 năm 2022
I. Lý do chọn biện pháp.
Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong tiến trình hội nhập và đổi mới đã và đang đặt ra những nhiệm vụ to lớn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.Yêu cầu về nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện tại và tương lai ngày càng khắt khe và đòi hỏi cao hơn. Xã hội ngày nay không những đòi hỏi người lao động “vừa hồng vừa chuyên” mà còn phải thật năng động, nhạy bén và giao tiếp tốt. Đó là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo cho sự hội nhập với cộng đồng thế giới và thích ứng tốt với cuộc sống hiện đại.
Trong giáo dục nhà trường, bộ môn Sinh Học đóng một vai trò quan trọng giúp học sinh tìm hiểu thế giới quan xung quanh. Thế nhưng học sinh ngày nay dường như không thích học Sinh học, các em thích học những môn tự nhiên khác hơn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các em có hứng thú khi học Sinh học. Đối với các bộ môn khác nói chung và môn Sinh học nói riêng, thì việc tổ chức hoạt động tạo hứng thú cho học sinh là hết sức cần thiết và quan trọng.
Học sinh THCS là lứa tuổi rất hiếu động, nhạy cảm, sáng tạo, thích thể hiện bản thân, chính vì thế mà hoạt động tạo hứng thú giúp kích thích nhu cầu học tập, nâng cao hiệu quả học tập. Nên tôi đã quyết định chọn đề tài “ Tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Sinh học ở trường THCS”
II. Phạm vi và đối tượng thực hiện.
- Đối tượng thực hiện: HS trường THCS
- Phạm vi thực hiện: Giảng dạy môn Sinh học ở trường THCS
III. Mục đích của biện pháp.
Đối với các bộ môn khác nói chung và môn Sinh học nói riêng, thì các câu hỏi để học sinh tạo hứng thú khi học những kiến thức lí thuyết là hết sức cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, các dạng câu hỏi, bài tập thường gây cho học sinh cảm giác lo lắng, sợ sệt, mệt mỏi. Vì vậy, làm thế nào để học sinh hứng thú, say mê khi tiến hành làm các bài tập? Khổng Tử đã nói “biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học”,do đó một trong những cách tạo sự say mê học tập cho học sinh là thiết kế những hoạt động dạy học sinh động, vui vẻ dưới dạng những trò chơi để kích thích được sự hứng thú, tích cực học tập của học sinh. Vì vậy, tôi tìm hiểu nghiên cứu xây dựng các hoạt động dạy học một cách sinh động, vui vẻ, tạo hứng thú cho học sinh vào từng dạng bài Sinh học cho phù hợp.
I. Nội dung giải pháp:
1. Tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng các trò chơi thi đua “ Đóng vai” theo nhóm, tổ.
1.1. Mục đích tổ chức:
Trò chơi “ Đóng vai” có tác dụng giúp học sinh ứng dụng những kiến thức Sinh học một cách sinh động, hứng thú, đồng thời tạo không khí học tập thi đua sôi nổi, rèn luyện nhiều kĩ năng sống cho học sinh.
1.2. Hình thức tổ chức:
“Đóng vai” có thể áp dụng cho HS tìm hiểu nội dung bài mới GV có thể tổ chức cho từng tổ hay nhóm HS thực hiện, các nhóm được giao các nội dung cụ thể, các em tự tìm kiếm tài liệu, thảo luận nhóm để hoàn chỉnh bài.
“Đóng vai” cũng có thể thực hiện khi tổng kết nội dung bài học vừa tìm hiểu. GV cho HS đóng vai một đối tượng trong bài vừa tìm hiểu để tổng kết nội dung bài học.
Trò chơi “ Đóng vai” có thể áp dụng rộng rãi một số bài học Sinh học như: Chim bồ câu, đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim, đa dạng của lớp thú bộ thú huyệt, động vật, thực vật,….
1.3. Một số hoạt động cụ thể:
a. VD1: Bài “Lớp thú: bộ dơi và bộ cá voi”
Trong hoạt động tìm hiểu bài mới có thể tổ chức cho HS hoạt động thi đua theo nhóm, tổ sinh động , vui vẻ bằng cách tổ chức trò chơi “ Đóng vai”.
+ Chia lớp thành 4 đội (4 tổ).
+ Giáo viên giao nhiệm vụ cho các tổ xây dựng tình huống để tìm hiểu nội dung đặc điểm của dơi thích nghi với đời sống bay lượn. và chọn ra nhóm có kịch bản hay nhất để đóng vai.
+ 3 tổ còn lại sẽ có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi của tổ bạn để thu nhận kiến thức.
+ 3 đội cùng thi, đội trả lời được nhiều câu hỏi của đội bạn nhất sẽ giành chiến thắng.
VD: HS1 ( bồ câu), HS2 ( dơi)
Bồ câu: Chào bạn dơi!
Dơi: Chào bạn bồ câu!
Bồ câu: Dơi ơi! Bạn cũng là chim bay lượn trên không giống mình sao mình thấy hình dạng bạn khác mình nhiều quá.
Dơi: Bồ câu thấy mình khác bạn ở những điểm nào ?
Bồ câu: Cánh của bạn nhìn chẳng giống cánh mình chút nào.
Dơi: Theo các bạn cánh của mình có gì khác so với cánh của bồ câu?
HS: quan sát hình ảnh do dơi cung cấp trả lời.
- Cánh chim bồ câu: được bao phủ bởi lông vũ.
- Cánh dơi: là màng da rộng phủ lông mao thưa nối liền cánh tay, ống tay, bàn tay, ngón tay.
Bồ câu: Eo ơi bạn có bộ răng nhọn quá.
Dơi: Bồ câu biết mình dùng bộ răng nhọn này để làm gì không?
Bồ câu: Các bạn trả lời giúp mình bộ răng nhọn của dơi để làm gì đi.
HS nghiên cứu thông tin sách giáo khoa trả lời nhờ có bộ răng nhọn giúp dơi dễ dàng phá vỏ kitin của sâu bọ.
Bồ câu: à mình biết rồi. Dơi à mà sao họ hàng nhà bạn cứ thích treo ngược cơ thể trên cành cây vậy ?
Dơi: vì chi sau của chúng mình yếu nên phải treo ngược cơ thể như vậy đó bồ câu à.
Bồ câu: Vậy theo các bạn thì dơi sẽ cất cánh bay như thế nào ?
HS: Khi bay dơi chỉ cần rời vật bám.
Dơi: cung cấp hình ảnh mô tả lại động tác bay cho bạn bồ câu.
Bồ câu ơi! Tuy mình thích nghi với đời sống bay lượn như bạn nhưng mình không thuộc lớp chim mà mình được xếp vào lớp thú. ( cung cấp hình ảnh)
Dựa vào hình ảnh cho biết vì sao dơi được xếp vào lớp thú ?
Trong hoạt động luyện tập có thể tổ chức giữa luyện tập củng cố bài và cho HS hoạt động đóng vai kết hợp với trò chơi bốc thăm trúng thưởng nhằm tạo không khí sinh động , vui vẻ, vừa học vừa chơi.
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi bốc thăm trúng thưởng, trong thùng quà sẽ có các lựa chọn nếu bốc trúng hình ảnh thì gắn vào cụm từ có nội dung phù hợp với hình ảnh. Còn nếu HS bốc được phần quà thì sẽ đóng vai mình là một nhà khoa học giới thiệu cho mọi người biết một số đại diện của các nhóm động vật có xương sống và các nhóm động vật không xương sống. Việc tổ chức bốc thăm trúng thưởng sẽ tạo cho HS tâm lí hồi hộp, chờ mong và vui mừng khi bốc thăm trúng phần thưởng.
Bài tập ban đầu.
Các hình ảnh có trong thùng quà.
Bài tập sau khi hoàn thành.
2. Tổ chức trò chơi thông qua các hoạt động thi đua cá nhân bằng cách sử dụng câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với các cuộc phiêu lưu, tham quan, tìm tòi:
viết năm 22-23,
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BÁO CÁO BIỆN PHÁP
Kính gửi: Hội đồng công nhận biện pháp cơ sở
I. THÔNG TIN CHUNG:
1. Tên biện pháp: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Sinh học ở trường THCS
2. Lĩnh vực áp dụng biện pháp: Phương pháp giáo dục.
3. Tác giả:
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Hùng Vương
- Tỷ lệ đóng góp tạo ra biện pháp: 100%
4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền biện pháp. Thủ trưởng đơn vị nơi tác giả biện pháp công tác hoặc đang áp dụng biện pháp cam kết những thông tin nêu theo báo cáo này là sự thật.
Trảng Bom, ngày 15 tháng 9 năm 2022
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NƠI TÁC GIẢ BIỆN PHÁP CÔNG TÁC/ÁP DỤNG BIỆN PHÁP (Xác nhận) (Ký tên, đóng dấu) | TÁC GIẢ BIỆN PHÁP (Ký, ghi rõ họ tên) |
Hà Hoàng Uyên
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn biện pháp.
Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong tiến trình hội nhập và đổi mới đã và đang đặt ra những nhiệm vụ to lớn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.Yêu cầu về nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện tại và tương lai ngày càng khắt khe và đòi hỏi cao hơn. Xã hội ngày nay không những đòi hỏi người lao động “vừa hồng vừa chuyên” mà còn phải thật năng động, nhạy bén và giao tiếp tốt. Đó là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo cho sự hội nhập với cộng đồng thế giới và thích ứng tốt với cuộc sống hiện đại.
Trong giáo dục nhà trường, bộ môn Sinh Học đóng một vai trò quan trọng giúp học sinh tìm hiểu thế giới quan xung quanh. Thế nhưng học sinh ngày nay dường như không thích học Sinh học, các em thích học những môn tự nhiên khác hơn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các em có hứng thú khi học Sinh học. Đối với các bộ môn khác nói chung và môn Sinh học nói riêng, thì việc tổ chức hoạt động tạo hứng thú cho học sinh là hết sức cần thiết và quan trọng.
Học sinh THCS là lứa tuổi rất hiếu động, nhạy cảm, sáng tạo, thích thể hiện bản thân, chính vì thế mà hoạt động tạo hứng thú giúp kích thích nhu cầu học tập, nâng cao hiệu quả học tập. Nên tôi đã quyết định chọn đề tài “ Tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Sinh học ở trường THCS”
II. Phạm vi và đối tượng thực hiện.
- Đối tượng thực hiện: HS trường THCS
- Phạm vi thực hiện: Giảng dạy môn Sinh học ở trường THCS
III. Mục đích của biện pháp.
Đối với các bộ môn khác nói chung và môn Sinh học nói riêng, thì các câu hỏi để học sinh tạo hứng thú khi học những kiến thức lí thuyết là hết sức cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, các dạng câu hỏi, bài tập thường gây cho học sinh cảm giác lo lắng, sợ sệt, mệt mỏi. Vì vậy, làm thế nào để học sinh hứng thú, say mê khi tiến hành làm các bài tập? Khổng Tử đã nói “biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học”,do đó một trong những cách tạo sự say mê học tập cho học sinh là thiết kế những hoạt động dạy học sinh động, vui vẻ dưới dạng những trò chơi để kích thích được sự hứng thú, tích cực học tập của học sinh. Vì vậy, tôi tìm hiểu nghiên cứu xây dựng các hoạt động dạy học một cách sinh động, vui vẻ, tạo hứng thú cho học sinh vào từng dạng bài Sinh học cho phù hợp.
PHẦN NỘI DUNG
I. Nội dung giải pháp:
1. Tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng các trò chơi thi đua “ Đóng vai” theo nhóm, tổ.
1.1. Mục đích tổ chức:
Trò chơi “ Đóng vai” có tác dụng giúp học sinh ứng dụng những kiến thức Sinh học một cách sinh động, hứng thú, đồng thời tạo không khí học tập thi đua sôi nổi, rèn luyện nhiều kĩ năng sống cho học sinh.
1.2. Hình thức tổ chức:
“Đóng vai” có thể áp dụng cho HS tìm hiểu nội dung bài mới GV có thể tổ chức cho từng tổ hay nhóm HS thực hiện, các nhóm được giao các nội dung cụ thể, các em tự tìm kiếm tài liệu, thảo luận nhóm để hoàn chỉnh bài.
“Đóng vai” cũng có thể thực hiện khi tổng kết nội dung bài học vừa tìm hiểu. GV cho HS đóng vai một đối tượng trong bài vừa tìm hiểu để tổng kết nội dung bài học.
Trò chơi “ Đóng vai” có thể áp dụng rộng rãi một số bài học Sinh học như: Chim bồ câu, đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim, đa dạng của lớp thú bộ thú huyệt, động vật, thực vật,….
1.3. Một số hoạt động cụ thể:
a. VD1: Bài “Lớp thú: bộ dơi và bộ cá voi”
Trong hoạt động tìm hiểu bài mới có thể tổ chức cho HS hoạt động thi đua theo nhóm, tổ sinh động , vui vẻ bằng cách tổ chức trò chơi “ Đóng vai”.
+ Chia lớp thành 4 đội (4 tổ).
+ Giáo viên giao nhiệm vụ cho các tổ xây dựng tình huống để tìm hiểu nội dung đặc điểm của dơi thích nghi với đời sống bay lượn. và chọn ra nhóm có kịch bản hay nhất để đóng vai.
+ 3 tổ còn lại sẽ có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi của tổ bạn để thu nhận kiến thức.
+ 3 đội cùng thi, đội trả lời được nhiều câu hỏi của đội bạn nhất sẽ giành chiến thắng.
VD: HS1 ( bồ câu), HS2 ( dơi)
Bồ câu: Chào bạn dơi!
Dơi: Chào bạn bồ câu!
Bồ câu: Dơi ơi! Bạn cũng là chim bay lượn trên không giống mình sao mình thấy hình dạng bạn khác mình nhiều quá.
Dơi: Bồ câu thấy mình khác bạn ở những điểm nào ?
Bồ câu: Cánh của bạn nhìn chẳng giống cánh mình chút nào.
Dơi: Theo các bạn cánh của mình có gì khác so với cánh của bồ câu?
HS: quan sát hình ảnh do dơi cung cấp trả lời.
- Cánh chim bồ câu: được bao phủ bởi lông vũ.
- Cánh dơi: là màng da rộng phủ lông mao thưa nối liền cánh tay, ống tay, bàn tay, ngón tay.
Bồ câu: Eo ơi bạn có bộ răng nhọn quá.
Dơi: Bồ câu biết mình dùng bộ răng nhọn này để làm gì không?
Bồ câu: Các bạn trả lời giúp mình bộ răng nhọn của dơi để làm gì đi.
HS nghiên cứu thông tin sách giáo khoa trả lời nhờ có bộ răng nhọn giúp dơi dễ dàng phá vỏ kitin của sâu bọ.
Bồ câu: à mình biết rồi. Dơi à mà sao họ hàng nhà bạn cứ thích treo ngược cơ thể trên cành cây vậy ?
Dơi: vì chi sau của chúng mình yếu nên phải treo ngược cơ thể như vậy đó bồ câu à.
Bồ câu: Vậy theo các bạn thì dơi sẽ cất cánh bay như thế nào ?
HS: Khi bay dơi chỉ cần rời vật bám.
Dơi: cung cấp hình ảnh mô tả lại động tác bay cho bạn bồ câu.
Bồ câu ơi! Tuy mình thích nghi với đời sống bay lượn như bạn nhưng mình không thuộc lớp chim mà mình được xếp vào lớp thú. ( cung cấp hình ảnh)
Dựa vào hình ảnh cho biết vì sao dơi được xếp vào lớp thú ?
- HS dựa vào hình ảnh trả lời: dơi có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.
Trong hoạt động luyện tập có thể tổ chức giữa luyện tập củng cố bài và cho HS hoạt động đóng vai kết hợp với trò chơi bốc thăm trúng thưởng nhằm tạo không khí sinh động , vui vẻ, vừa học vừa chơi.
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi bốc thăm trúng thưởng, trong thùng quà sẽ có các lựa chọn nếu bốc trúng hình ảnh thì gắn vào cụm từ có nội dung phù hợp với hình ảnh. Còn nếu HS bốc được phần quà thì sẽ đóng vai mình là một nhà khoa học giới thiệu cho mọi người biết một số đại diện của các nhóm động vật có xương sống và các nhóm động vật không xương sống. Việc tổ chức bốc thăm trúng thưởng sẽ tạo cho HS tâm lí hồi hộp, chờ mong và vui mừng khi bốc thăm trúng phần thưởng.
Bài tập ban đầu.
Các hình ảnh có trong thùng quà.
Bài tập sau khi hoàn thành.
2. Tổ chức trò chơi thông qua các hoạt động thi đua cá nhân bằng cách sử dụng câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với các cuộc phiêu lưu, tham quan, tìm tòi: