- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng sáng tạo để học tốt môn Mĩ thuật lớp 3 năm 2023 theo CTGDPT 2018 được soạn dưới dạng file word gồm 31 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Tên sáng kiến: “Biện pháp giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng sáng tạo để học tốt môn Mĩ thuật lớp 3”.
2. Mô tả bản chất của sáng kiến:
2.1. Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:
Môn Mĩ thuật là môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Dạy Mĩ thuật trong trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng không phải đào tạo học sinh trở thành họa sĩ mà chính là bước đầu hình thành, phát triển năng lực Mĩ thuật thông qua các hoạt động trải nghiệm, góp phần hình thành các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Để từ đó giúp các em có khả năng cảm thụ cái đẹp, biết cách rèn luyện đôi bàn tay, khối óc của mình tạo ra cái đẹp và vận dụng cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày.
Hiện nay, qua các đợt tập huấn do PGD&ĐT tổ chức, đại đa số giáo viên nắm được các bước thực hiện quy trình dạy Mĩ thuật theo CTGDPT 2018. Lãnh đạo nhà trường luôn tạo điều kiện về thời gian, phối kết hợp với các thầy, cô trong đơn vị để có thể dự giờ lẫn nhau giúp GV có thể trải nghiệm các phương pháp mới cùng đồng nghiệp. Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất khang trang, phòng học sạch đẹp, thiết bị dạy học phục vụ tốt cho môn Mĩ thuật nói chung và Mĩ thuật khối 3 nói riêng. Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập môn Mĩ thuật.
Các hoạt động của mỗi chủ đề thường là 3-4 tiết, làm cho học sinh luôn cảm thấy hào hứng khi được khám phá, tự do sáng tạo với nhiều trải nghiệm. Mặt khác, các em được thỏa thích với những sáng tạo, được trao đổi, học hỏi từ bạn rất nhiều. Thông qua hoạt động Mĩ thuật thực tế, học sinh tự mình làm tích lũy được cách biểu đạt, phân tích, đánh giá
Với chương trình Mĩ thuật lớp Ba mới, học sinh lớp Ba như được giải phóng khỏi khuôn mẫu, các em được học mà chơi, chơi mà học, các em được thỏa sức sáng tạo, không bị gò bó, không sợ mình không biết vẽ. Học sinh có thể tự mình xé, dán, nặn, vẽ, tạo hình 2D, 3D… từ những vật tìm được để sáng tạo ra sản phẩm Mĩ thuật.
Tuy nhiên từ thực tế giảng dạy Mĩ thuật cho học sinh lớp Ba, tôi thấy thực trạng để các em có thể tạo ra một sản phẩm thì rất khó. Bởi các em còn thụ động, nhận thức theo cảm tính, bước đầu làm quen với phương pháp học mới sẽ bỡ ngỡ khi vẽ hình, bố cục trống trải, không tự tin khi thể hiện. Mặt khác do chất liệu bút chì dễ tẩy xóa nên nhiều học sinh quá lạm dụng tẩy, làm cho bài vẽ bị bẩn, thường bị rách giấy, hình vẽ thiếu tự nhiên. Các bài vẽ, các sản phẩm của học sinh còn mang tính sao chép, na ná giống nhau, chưa có nhiều sáng tạo hay ý tưởng đột phá. Khi vẽ màu thường đơn điệu, không có đậm, nhạt, vẽ màu không gọn, các em vẽ thường bị gò bó, công thức đôi khi rập khuôn, các sản phẩm còn rời rạc. Việc tạo hình bằng đất nặn, xé dán hình, tạo hình 2D, 3D chưa phong phú dẫn đến sản phẩm không đẹp mắt, khó biểu đạt nội dung chủ đề. Một số em thiếu thích thú đối với môn học này
Là giáo viên dạy Mĩ thuật, tôi rất trăn trở làm thế nào để học sinh lớp Ba học tốt môn học này. Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài: “ Biện pháp giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng sáng tạo để học tốt môn Mĩ thuật lớp 3” với mục đích góp phần nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Mĩ thuật của học sinh lớp Ba trong các trường tiểu học nói chung và trường tiểu học .............. nói riêng.
Để thực hiện hiệu quả các biện pháp trên tôi đã tiến hành qua các bước như sau:
Bước 1: Thu thập các thông tin lí luận để xây dựng đề tài.
+ Tìm hoàn cảnh gia đình của học sinh.
+ Đưa ra những nhận định của bản thân về thực trạng của vấn đề và mong muốn khắc phục những lỗi mà học sinh thường mắc phải.
Bước 2: Thu thập thông tin thực tiễn để xây dựng đề tài.
+ Điều tra thu thập kết quả thực tế học sinh khối lớp 3 .
+ Tổng hợp kinh nghiệm của bản thân trong công tác giảng dạy Mĩ Thuật nhiều năm.
+ Chia sẻ kinh nghiệm ở tổ chuyên môn, lấy ý kiến của các thành viên trong tổ.
Bước 3: Lập kế hoạch triển khai áp dụng các giải pháp.
+ Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải nắm được đặc điểm mỗi cá nhân học sinh và gia đình của từng học sinh.
- Theo dõi học sinh thường xuyên, sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề, hết lòng vì thế hệ tương lai, giáo dục cho học sinh ý thức thường xuyên.
- Xây dựng các biện pháp thực hiện.
- Hướng dẫn thực hiện.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm.
+ Đối với học sinh:
Tự xây dựng ý thức, nền nếp học tập.
Bước 4: Thu thập và xử lí thông tin:
+ Thu thập kết quả tiến bộ của học sinh và điều chỉnh biện pháp đã áp dụng.
+ So sánh đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng giải pháp.
+ Hệ thống giải pháp đã thực hiện.
+ Phân tích nguyên nhân, tìm quy luật và rút ra bài học kinh nghiệm.
Sau khi nắm bắt tình hình chung của học sinh Tiểu học, cũng như đặc điểm, trình độ tiếp thu của từng học sinh khối lớp 3, tôi đã đề ra những biện pháp cụ thể như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, tạo hứng thú học tập cho học sinh
Nhằm tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Học sinh cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động tập thể. Muốn xây dựng môi trường học tập thân trước hết giáo viên cần thể hiện phong cách giao tiếp thực sự tôn trọng học sinh mọi cử chỉ, điệu bộ, thái độ, ngôn ngữ đều phải thể hiện được sự thân thiện, luôn giao tiếp thân thiện với học sinh trong mọi tình huống.
Đặc biệt môn Mĩ thuật là một bộ môn phụ thuộc nhiều vào năng khiếu của từng cá nhân, do đó giáo viên không nên đòi hỏi quá nhiều ở các em. Học sinh hoàn thành sản phẩm đúng theo nội dung chủ đề, qua mỗi giờ học các em có thể nhận xét, đánh giá cái đẹp, cái chưa đẹp mỗi lời động viên, khích lệ dù rất nhỏ của giáo viên cũng có thể là một động lực lớn để các em cố gắng.
Độc lập-Tự do -Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Biện pháp giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng sáng tạo để học tốt môn Mĩ thuật lớp 3”.
2. Mô tả bản chất của sáng kiến:
2.1. Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:
Môn Mĩ thuật là môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Dạy Mĩ thuật trong trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng không phải đào tạo học sinh trở thành họa sĩ mà chính là bước đầu hình thành, phát triển năng lực Mĩ thuật thông qua các hoạt động trải nghiệm, góp phần hình thành các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Để từ đó giúp các em có khả năng cảm thụ cái đẹp, biết cách rèn luyện đôi bàn tay, khối óc của mình tạo ra cái đẹp và vận dụng cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày.
Hiện nay, qua các đợt tập huấn do PGD&ĐT tổ chức, đại đa số giáo viên nắm được các bước thực hiện quy trình dạy Mĩ thuật theo CTGDPT 2018. Lãnh đạo nhà trường luôn tạo điều kiện về thời gian, phối kết hợp với các thầy, cô trong đơn vị để có thể dự giờ lẫn nhau giúp GV có thể trải nghiệm các phương pháp mới cùng đồng nghiệp. Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất khang trang, phòng học sạch đẹp, thiết bị dạy học phục vụ tốt cho môn Mĩ thuật nói chung và Mĩ thuật khối 3 nói riêng. Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập môn Mĩ thuật.
Các hoạt động của mỗi chủ đề thường là 3-4 tiết, làm cho học sinh luôn cảm thấy hào hứng khi được khám phá, tự do sáng tạo với nhiều trải nghiệm. Mặt khác, các em được thỏa thích với những sáng tạo, được trao đổi, học hỏi từ bạn rất nhiều. Thông qua hoạt động Mĩ thuật thực tế, học sinh tự mình làm tích lũy được cách biểu đạt, phân tích, đánh giá
Với chương trình Mĩ thuật lớp Ba mới, học sinh lớp Ba như được giải phóng khỏi khuôn mẫu, các em được học mà chơi, chơi mà học, các em được thỏa sức sáng tạo, không bị gò bó, không sợ mình không biết vẽ. Học sinh có thể tự mình xé, dán, nặn, vẽ, tạo hình 2D, 3D… từ những vật tìm được để sáng tạo ra sản phẩm Mĩ thuật.
Tuy nhiên từ thực tế giảng dạy Mĩ thuật cho học sinh lớp Ba, tôi thấy thực trạng để các em có thể tạo ra một sản phẩm thì rất khó. Bởi các em còn thụ động, nhận thức theo cảm tính, bước đầu làm quen với phương pháp học mới sẽ bỡ ngỡ khi vẽ hình, bố cục trống trải, không tự tin khi thể hiện. Mặt khác do chất liệu bút chì dễ tẩy xóa nên nhiều học sinh quá lạm dụng tẩy, làm cho bài vẽ bị bẩn, thường bị rách giấy, hình vẽ thiếu tự nhiên. Các bài vẽ, các sản phẩm của học sinh còn mang tính sao chép, na ná giống nhau, chưa có nhiều sáng tạo hay ý tưởng đột phá. Khi vẽ màu thường đơn điệu, không có đậm, nhạt, vẽ màu không gọn, các em vẽ thường bị gò bó, công thức đôi khi rập khuôn, các sản phẩm còn rời rạc. Việc tạo hình bằng đất nặn, xé dán hình, tạo hình 2D, 3D chưa phong phú dẫn đến sản phẩm không đẹp mắt, khó biểu đạt nội dung chủ đề. Một số em thiếu thích thú đối với môn học này
Là giáo viên dạy Mĩ thuật, tôi rất trăn trở làm thế nào để học sinh lớp Ba học tốt môn học này. Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài: “ Biện pháp giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng sáng tạo để học tốt môn Mĩ thuật lớp 3” với mục đích góp phần nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Mĩ thuật của học sinh lớp Ba trong các trường tiểu học nói chung và trường tiểu học .............. nói riêng.
Để thực hiện hiệu quả các biện pháp trên tôi đã tiến hành qua các bước như sau:
Bước 1: Thu thập các thông tin lí luận để xây dựng đề tài.
+ Tìm hoàn cảnh gia đình của học sinh.
+ Đưa ra những nhận định của bản thân về thực trạng của vấn đề và mong muốn khắc phục những lỗi mà học sinh thường mắc phải.
Bước 2: Thu thập thông tin thực tiễn để xây dựng đề tài.
+ Điều tra thu thập kết quả thực tế học sinh khối lớp 3 .
+ Tổng hợp kinh nghiệm của bản thân trong công tác giảng dạy Mĩ Thuật nhiều năm.
+ Chia sẻ kinh nghiệm ở tổ chuyên môn, lấy ý kiến của các thành viên trong tổ.
Bước 3: Lập kế hoạch triển khai áp dụng các giải pháp.
+ Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải nắm được đặc điểm mỗi cá nhân học sinh và gia đình của từng học sinh.
- Theo dõi học sinh thường xuyên, sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề, hết lòng vì thế hệ tương lai, giáo dục cho học sinh ý thức thường xuyên.
- Xây dựng các biện pháp thực hiện.
- Hướng dẫn thực hiện.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm.
+ Đối với học sinh:
Tự xây dựng ý thức, nền nếp học tập.
Bước 4: Thu thập và xử lí thông tin:
+ Thu thập kết quả tiến bộ của học sinh và điều chỉnh biện pháp đã áp dụng.
+ So sánh đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng giải pháp.
+ Hệ thống giải pháp đã thực hiện.
+ Phân tích nguyên nhân, tìm quy luật và rút ra bài học kinh nghiệm.
Sau khi nắm bắt tình hình chung của học sinh Tiểu học, cũng như đặc điểm, trình độ tiếp thu của từng học sinh khối lớp 3, tôi đã đề ra những biện pháp cụ thể như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, tạo hứng thú học tập cho học sinh
Nhằm tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Học sinh cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động tập thể. Muốn xây dựng môi trường học tập thân trước hết giáo viên cần thể hiện phong cách giao tiếp thực sự tôn trọng học sinh mọi cử chỉ, điệu bộ, thái độ, ngôn ngữ đều phải thể hiện được sự thân thiện, luôn giao tiếp thân thiện với học sinh trong mọi tình huống.
Đặc biệt môn Mĩ thuật là một bộ môn phụ thuộc nhiều vào năng khiếu của từng cá nhân, do đó giáo viên không nên đòi hỏi quá nhiều ở các em. Học sinh hoàn thành sản phẩm đúng theo nội dung chủ đề, qua mỗi giờ học các em có thể nhận xét, đánh giá cái đẹp, cái chưa đẹp mỗi lời động viên, khích lệ dù rất nhỏ của giáo viên cũng có thể là một động lực lớn để các em cố gắng.